Những thách thức đối với cuộc hôn nhân khác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Việc tín đồ Công giáo kết hôn với tín đồ tôn giáo khác là điều không còn xa lạ.
Tuy nhiên, điều này gần như không được khuyến khích, nếu có thì trở thành mối bận tâm,
lo lắng chung cho cả hai phía. Thực tế, hôn nhân giữa người Công giáo và người tôn
giáo khác gặp nhiều khó khăn bởi sự khác biệt giữa Công giáo và ngoài Công giáo trong
vấn đề hôn nhân; bởi thái độ e dè của những người thân. Đời sống gia đình của họ đứng
trước nguy cơ của sự xung đột giữa những niềm tin tôn giáo khác nhau và tương lai gia
đình gặp nhiều bất trắc. Tuy nhiên, hạnh phúc có hay không, chính là ở tình yêu chân
thành, sự cảm thông, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau chứ không chỉ vì lý do tôn giáo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Những thách thức đối với cuộc hôn nhân khác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những thách thức đối với cuộc hôn nhân khác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
a” và “lúc nào gần cưới rồi tính” khiến cho nhiều đôi bạn trẻ không có sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần trước khi quyết định lấy nhau. Ngay cả khi hai bạn đã có sự thảo luận và nhất trí với nhau về vấn đề tôn giáo thì để đi tiếp, các bạn cần vượt qua bức bức tường thành kiên cố được dựng lên bởi hai bên nội ngoại. Lấy người đồng đạo là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất mà các cha mẹ Công giáo đặt ra đối với con cái mình. Một thực tế là, các bạn trẻ Công giáo thường vấp phải sự phản đối của phụ huynh khi có ý muốn kết hôn với người ngoại đạo. Mặc dù ngày nay giáo luật cho phép người Công giáo được kết hôn với người khác tôn giáo theo nguyên tắc đạo ai người đó giữ, nhưng việc này vẫn bị xem là “cấm kỵ” đối với đa số người Công giáo, nhất là ở các miền quê. Có nhiều lý do khiến họ lo lắng: Thứ nhất, những người Công giáo lớn tuổi luôn lo lắng về những thách thức đối với tương lai gia đình con cái họ khi kết hôn với người ngoại đạo; thứ hai, tâm lý sợ mất đạo, nhạt đạo khi con mình lấy người ngoại đạo, đó chẳng khác nào một canh bạc lớn; thứ ba, sợ “mất mặt” với họ hàng, làng xóm rằng gia đình mình không đạo đức, nề nếp. Để “tự vệ” trước áp đặt này, thông thường những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác, hoặc không tôn giáo cũng không nhân nhượng trong hôn nhân, nếu bên kia có những thái độ, hành vi không tôn trọng tôn giáo tín ngưỡng của mình. Trong một bộ phận người ngoài Công giáo hiện nay ít nhiều vẫn mang những mặc cảm nào đó với người Công giáo, nhất là cho rằng Công giáo không thờ cúng tổ tiên trong khi điều này chỉ còn là quá khứ. Người ta sợ con cái họ sẽ phải khổ sở vì những luật lệ của Công giáo. Đối với những người theo một tôn giáo khác, người ta cũng sợ mất đạo của họ. Nói vậy để thấy, tương lai của đôi uyên ương lúc này được đặt cả trong tay những bậc làm cha mẹ - những tín đồ tôn giáo lâu năm. Vấn đề tôn giáo được người ta rất coi trọng, 76 TRNG I HC TH H NI dường như lấn át các vấn đề khác. Tất nhiên, đôi bạn trẻ luôn timd mọi cách để lay chuyển ý chí sắt đá của cha mẹ mình. Khi ấy sẽ có mấy trường hợp xảy ra: 1) Người yêu ngoại đạo đồng ý theo Công giáo, đôi bạn được làm lễ cưới ở nhà thờ; 2) Người yêu ngoại đạo không đồng ý theo Công giáo nhưng hai gia đình thống nhất được với nhau “đạo ai nấy giữ”; 3) Hai gia đình nghiêm cấm, hai bạn trẻ chia tay trong đau khổ. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, trước đây “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nhưng ngày nay, cha mẹ ngày càng ít có khả năng can thiệp vào chuyện việc hôn nhân của con cái. “Trời không chịu đất, đất phải chịu trời” là kết quả thường thấy của “cuộc chiến” giữa cha mẹ và con cái. Khi ấy, trường hợp thứ nhất là kết quả đáng mong đợi nhất mà “hai bên cùng có lợi”. 2.1.3. Những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục, lễ nghi tôn giáo Khi trường hợp may mắn nhất xảy ra, người yêu ngoại đạo đồng ý theo đạo Công giáo, thì họ phải hoàn tất thêm những thủ tục để được làm lễ cưới tại nhà thờ. Mà đối với người Công giáo, được làm lễ cưới ở nhà thờ là một điều vinh dự và thiêng liêng. Việc đầu tiên là người kia phải trải qua một lớp giáo lý dành cho người mới nhập đạo, gọi là giáo lý tân tòng. Song song với đó, hai người được học qua lớp giáo lý hôn nhân và gia đình; ở đó họ được dạy về giá trị, ý nghĩa của đời sống hôn nhân gia đình, về những bổn phận của vợ chồng, đặc biệt là việc sinh sản và giáo dục con cái... Đối với những người Công giáo, những tín điều giáo lý được truyền dạy từ nhỏ; còn đối với những người mới bước chân vào đạo, việc học giáo lý gặp không ít khó khăn: “Em cũng rất hứng thú với việc học đạo. Chúng em được trang bị nhiều kiến thức về đời sống hôn nhân gia đình, cả việc tránh thai thế nào cho đúng. Nhưng vì là lần đầu tiếp xúc nên em thấy hơi khó, chắc em phải thêm thời gian mới hiểu được” (nữ, 26 tuổi, đang học giáo lý tân tòng). Thực ra, khi đồng ý theo Công giáo, người ngoại đạo không gặp bất kỳ khó khăn gì trừ việc phải học giáo lý Công giáo. Tuy nhiên, đây cũng chính là trăn trở đầu tiên khi các bạn trẻ nghĩ đến việc yêu và lấy một người có đạo. 2.2. Những thách thức trong đời sống hôn nhân - gia đình 2.2.1. Sự “va chạm” giữa các niềm tin tôn giáo trong đời sống gia đình Thực tế, ban đầu một đôi nam nữ khác tôn giáo yêu nhau, họ ít bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài, song dần dà khi đi đến hôn nhân, các quan niệm từ gia đình và xã hội bắt đầu xâm chiếm và làm suy giảm những nhiệt tình hôn nhân ban đầu. Không ít người khi phải đối mặt với vấn đề hôn nhân khác tôn giáo thường tự an ủi “đạo nào cũng tốt, cũng dạy con người ăn ngay ở lành...”. Nhưng sau khi về chung sống với nhau thì mâu thuẫn niềm tin tôn giáo xuất hiện. TP CH KHOA HC − S 17/2017 77 Về bản chất, tôn giáo cũng là một dạng ý thức hệ trong khi phần lớn cuộc chiến tranh trên thế giới này đều có nguyên nhân từ vấn đề xung đột ý thức hệ. Tác giả Samuel Hungtington đã phân tích rất rõ điều này trong tác phẩm Sự va chạm của các nền văn minh. Cuộc sống gia đình cũng thế, khi tình đang hồng, cuộc sống đang êm ả thì các vấn đề tôn giáo dường như lắng xuống. Nhưng khi cuộc sống khó khăn, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng nên hai trái tim, hoặc khi phải giải quyết những công việc quan trọng của gia đình thì lúc này vấn đề khác biệt tôn giáo - chính là khác biệt về ý thức hệ - trở thành ngòi nổ cho nhiều cuộc xung đột trong gia đình, thậm chí gây nên cảnh tan đàn xẻ nghé. Thực tế, với những người theo tôn giáo, không ai muốn mình là người yếu thế trong niềm tin, nên cả hai đều muốn chứng tỏ rằng đạo của mình là tốt. Càng là tín đồ nhiệt thành thì họ càng khó chấp nhận về quan niệm sống hay những điều chân lý của tôn giáo khác. Đó cũng là điều hết sức bình thường trong tâm lý của một người được học và thực hành giáo lý tôn giáo. Điều thứ hai, đạo Công giáo có rất nhiều cấm kỵ, nhất là cấm thờ cúng những thần thánh ngoài Công giáo như thần tài, thổ công, thổ địa... và tín đồ của họ thường tuân thủ nghiêm ngặt những điều này. Nhưng người vợ/ chồng không Công giáo của họ thì không có chung cảm thức như vậy. Người Việt vốn dĩ là đa thần, “đất có thổ công, sông có hà bá”, cho nên hàng tháng, hàng năm vào những ngày mồng một, ngày rằm... người ta thường có tục cúng bái, lễ tế các vị thần ấy. Nhất là khi gia đình có chuyện đại sự như làm nhà, cưới xin, ma chay thì các tín ngưỡng dân gian càng có dịp bùng nổ. Trong những dịp ấy, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì rất dễ xảy ra cãi vã, công việc đổ bể. Trong thực tế có rất nhiều gia đình bất hòa chỉ vì chuyện có làm mâm cúng khi động thổ làm nhà hay không. Gia đình anh Dương chuẩn bị làm nhà, chị vợ vốn là người trở lại đạo; với niềm tin dân gian, chị dự định hôm động thổ sẽ làm mâm cúng; biết tin đó bố anh Dương ở quê nói với mẹ anh với thái độ không vừa lòng: “Bà gọi điện bảo nó đừng có mời thầy về cúng bái gì. Nếu mà cúng bái là tôi không lên đâu”. Như thế, rõ ràng xung đột lúc này không còn là giữa những cá nhân mà là giữa những niềm tin tôn giáo khác nhau. Điều này chắc chắn không xảy ra khi hai người có chung niềm tin. 2.2.2. Khó khăn trong việc chọn lựa niềm tin cho con cái Như trên đã đề cập, hôn nhân Công giáo rất đề cao việc sinh sản và giáo dục con cái. Cho dù có thể chấp nhận “đạo ai người đó giữ”, nhưng luật đạo bắt buộc con cái trong cuộc hôn nhân phải theo đạo Công giáo, và phải được học hành giáo lý, giáo luật của đạo Công giáo từ nhỏ. Nhưng con là con chung chứ không của riêng ai. Ai mộ đạo thì cũng muốn con mình theo đạo truyền thống của ông bà cha mẹ mình, phải tranh thủ hướng đạo cho con ngay từ nhỏ. Khi ấy, việc quyết định cho con theo tôn giáo nào là vấn đề hệ trọng. 78 TRNG I HC TH H NI Nếu người Công giáo không kéo con về phía mình được thì không tránh khỏi day dứt lương tâm; đó là chưa kể đến sức ép từ phía hai bên gia đình nội ngoại. Quyết định của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến việc thực hành tôn giáo của con cái. Một khảo sát năm 2006 tại Mỹ cho thấy, hôn nhân khác đạo cũng gây hậu quả đối với trẻ em: 37% trẻ em được cha mẹ khác tôn giáo nuôi dưỡng đưa đi tham dự nghi lễ tôn giáo hằng tuần so với 42% những trẻ có cha mẹ cùng tôn giáo nuôi dạy [2]. Điều đó cho thấy, nếu cha mẹ có cùng niềm tin tôn giáo thì trẻ được thực hành đức tin của chúng nhiều hơn. 2.2.3. Những khó khăn trong việc thực hành niềm tin tôn giáo Đối với nhiều bạn trẻ Công giáo, nhất là cha mẹ họ, việc kết hôn với một người ngoại đạo là một canh bạc lớn đánh đổi cả niềm tin của cha ông. Người Công giáo dễ có nguy cơ đối mặt nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực như day dứt lương tâm, dễ trở nên nguội lạnh về niềm tin và đi đến bỏ đạo... Điều này càng dễ xảy ra đối với những cô gái Công giáo lấy chồng ngoại đạo. Dân gian có câu “Thuyền theo lái, gái theo chồng” nên họ có giữ được niềm tin của mình hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, việc ở chung hay ở riêng với gia đình chồng ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin tôn giáo của cô gái. Khi ấy, việc thực hành niềm tin tôn giáo của người đi làm dâu phụ thuộc lớn vào lối sống và sự cởi mở của từng gia đình nhà chồng. Thực sự, người làm dâu trong nhà (nhất là dâu cả) không thể đứng ngoài công việc giỗ chạp, cúng lễ của gia đình chồng; do đó cô gái rất dễ bị “cải đạo”. Thứ hai, phụ thuộc vào sự độc lập về tài chính cũng như sự khẳng định vị thế của người nữ trong gia đình. Thứ ba, phụ thuộc rất nhiều vào người bạn đời của họ. Nếu người bạn đời chia sẻ niềm tin với họ thì họ sẽ có cơ hội để đi lễ, nhà thờ; ngược lại nếu người kia ngăn cản hay đơn giản tỏ thái độ không hài lòng thì để được thuận hòa, nhiều người đã đơn giản dừng việc thực hành các nghi thức trong tôn giáo của họ. Trong cuốn sách có tựa đề Đến lúc Đức tin thực hiện phần của chúng ta: Hôn nhân khác đạo biến đổi nước Mỹ như thế nào (Báo Đại học Oxford), tác giả Naomi Schaefer Riley đã nghiên cứu những ảnh hưởng mà hôn nhân khác tôn giáo gây ra, cả về hôn nhân và thực hành tôn giáo. Bà chỉ ra rằng: “Thực vậy, những người kết hôn với người ngoài tôn giáo của họ có chiều hướng xem nhẹ tôn giáo hoặc hoàn toàn đánh mất đức tin của mình” [2]. Ngoài ra, việc người bạn đời của tín đồ Công giáo có thực hiện đúng những những cam kết khi nhập đạo hay không cũng là một vấn đề. Nhiều người Công giáo thường xuyên phàn nàn về việc người bạn đời của họ sau khi cưới thì không còn cầu nguyện, không đi lễ nữa hoặc nếu có đi lễ thì cũng chỉ cho có lệ để vừa lòng bạn đời mình. Một chị chia sẻ: “Cứ mỗi lần nhắc đến vấn đề tôn giáo là chúng tôi lại giận nhau, tôi yêu cầu anh ấy theo đạo nghiêm túc, anh ấy trả lời: nếu anh theo mà miễn cưỡng như vậy thì không thật lòng. TP CH KHOA HC − S 17/2017 79 Hiện nay nếu không nhắc đến vấn đề tôn giáo thì chúng tôi rất hạnh phúc, nhưng cứ nhắc đến lại giận nhau mấy ngày nên nhiều khi tôi muốn buông xuôi mọi chuyện...” (nữ, 32 tuổi, người Công giáo, có chồng là người trở lại đạo). Về vấn đề này, trong dân gian vẫn loan truyền câu ca: “Sấp mình lạy Chúa Ba Ngôi; Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ” để chê bai những người theo đạo chỉ để lấy được vợ/chồng chứ không phải vì niềm tin. 2.3. Tương lai của một gia đình đa tôn giáo Dựa trên nhiều khảo sát và thẩm vấn khác nhau, tác giả Riley lưu ý rằng, mặt tích cực của hôn nhân khác đạo chính là những tín ngưỡng và các nhóm di dân khác nhau trở thành một phần của xã hội Mỹ, góp phần làm phong phú nền văn hóa. Về mặt tiêu cực, những dữ liệu bà tìm được chỉ ra rằng hôn nhân khác đạo thường không được hạnh phúc lắm và cũng kém ổn định hơn [2]. Cũng trong tác phẩm của mình, tác giả Riley kết luận rằng các cuộc hôn nhân khác tôn giáo có nhiều nguy cơ hơn dẫn đến ly hôn. Trong khi người Công giáo bị ràng buộc bởi sự “bất khả phân ly” trong hôn nhân thì người ngoài Công giáo có thái độ thoáng hơn nhiều. Một khảo sát năm 2001 với 35.000 người trả lời cho thấy rằng những người có cuộc hôn nhân khác tôn giáo có nguy cơ ly dị hoặc chia tay cao gấp 3 lần so với những người có cuộc hôn nhân cùng tôn giáo [2]. Không ai muốn và cũng không ai không đau khổ khi hôn nhân tan vỡ, nhưng trong nhiều trường hợp, người Công giáo sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn bởi theo luật Công giáo, họ không thể cưới người khác, trừ khi họ không màng đến những quy định của Giáo hội. Vậy nên, khả năng hòa hợp các thành viên trong một gia đình đa tôn giáo cũng rất cần quan tâm, tính đến trong bối cảnh cuộc đấu tranh vì nhân quyền, vì sự tiến bộ xã hội đang phát triển mạnh mẽ hiện nay. 3. KẾT LUẬN Niềm tin tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến khả năng kết hôn giữa những người khác đạo và có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống hôn nhân và gia đình của họ. Thế nên trong nhiều vùng giáo miền Bắc hiện nay vẫn truyền câu ca như lời than thở của những đôi lứa yêu nhau nhưng bị ngăn trở vì đạo: “Bao giờ Đức Phật Thích Ca / Lấy được Đức Bà mà đặng yêu em”. Nói như thế không có nghĩa là những người khác đạo lấy nhau sẽ là thảm họa. Công giáo ngày nay đã có nhiều điểm cởi mở hơn trong hôn nhân. Việc bắt buộc theo đạo đã chuyển sang trạng thái là khuyến khích, đồng thời cho phép những cuộc hôn nhân được thực hiện theo hướng “đạo ai người nấy giữ”. Tuy nhiên, vẫn có những ràng buộc rất chặt chẽ bắt buộc phải thực hiện mà các bạn trẻ cần biết rõ để có những thỏa thuận thống nhất tránh việc tranh cãi sau này. 80 TRNG I HC TH H NI Cần nói thêm rằng, trên thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi trở thành người Công giáo, người chồng cùng vợ sốt sắng sống tốt đời, đẹp đạo và tạo lập một gia đình hạnh phúc. Họ cảm nghiệm được điều mà mình tìm kiếm và hạnh phúc với chọn lựa của mình. Bên cạnh đó, cũng không ít người có cùng tôn giáo nhưng cuộc sống gia đình vẫn như “địa ngục trần gian”. Có thể nói, thiếu tôn trọng niềm tin của nhau, không điều hòa được mâu thuẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đổ vỡ hôn nhân chứ không chỉ vì lý do khác đạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ủy ban Giáo lý - Đức tin, Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Giáo lý Hôn nhân & Gia đình, in tại Thành phố Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ. 2. Vũ Văn Kích, “Hậu quả của việc kết hôn khác tôn giáo”, truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017. CHALLENGES OF INTER-RELIGIOUS MARRIAGES IN VIET NAM NOWADAYS Abstract: Marriages between Catholics and other religious followers are quite common today. However, this is not recommended, if any, becomes a common concern for both sides. In fact, marriages between Catholics and other religious people are difficult because of differences between Catholic and non-Catholic in the issue of marriage; because opposition of relatives. Their family life is at risk of conflict between different religious beliefs and the family's future is uncertain. Happiness, however, is in sincere love, sympathy, understanding and respect for one another, not just for religious reasons. Keywords: Catholic marriage, inter-religious marriage, religious conflict.
File đính kèm:
- nhung_thach_thuc_doi_voi_cuoc_hon_nhan_khac_ton_giao_o_viet.pdf