Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam

bài viết tập trung luận giải những vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về : bản chất

của nhà nước, chuyên chính vô sản, về nhà nước xã hội chủ nghĩa, quan điểm tổ chức thực hiện

quyền lực nhà nước và sự vận dụng vào điều kiện Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử thông qua

phân tích các quy định Hiến pháp và thực tiễn.

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam

Những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và vận dụng ở Việt Nam
chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước, về chủ 
nghĩa xã hội một cách máy móc, giáo điều, khi 
chưa có đầy đủ điều kiện, tiền đề kinh tế bảo đảm 
cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực 
tiễn minh chứng rằng, không thể xây dựng chủ 
nghĩa xã hội với „ mo cơm nắm, quả cà“ với tấm 
lòng cộng sản mà đi lên chủ nghĩa xã hội. 
Trước tình trạng đó, để khắc phục những bất 
cập của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, đưa 
đất nước khỏi khủng hoảng kinh tế, sửa chữa 
những sai lệch trong vận dụng quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước, về xã hội 
chủ nghĩa, trên cơ sở quan điểm đổi mới của 
Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ sáu 
đề ra, Hiến pháp năm 1992 được ban hành thay 
thế cho Hiến pháp năm 1980, vốn được quan 
niệm là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội. Về bản chất nhà nước vẫn trên cơ 
sở kế thừa quan điểm của các Hiến pháp trước 
đó, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định 
„Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân 
dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân 
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân 
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức“ „ 
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai 
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành 
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê 
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh 
đạo Nhà nước và xã hội“, nhưng về chế độ kinh 
tế có những thay đổi căn bản, Nhà nước phát 
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo 
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh 
tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản 
xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu 
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong 
đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng“. 
Nhờ những đổi mới về chế độ kinh tế đã giải 
phóng được lực lượng sản xuất xã hội làm thay 
đổi dần mọi mặt đời sống xã hội. Từ những quy 
định của Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 
năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) 
có thể khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội là 
đinh hướng, là tất yếu của cách mạng Việt Nam, 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 9 
nhưng tính giáo điều, máy móc về chủ nghĩa 
xã hội đã dần được khắc phục, đây là điểm mốc 
quan trọng đánh dấu sự sáng tạo trong vận 
dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin của Đảng và Nhà 
nước ta. 
Trước những thay đổi của tình hình trong 
nước, khu vực và quốc tế, Hiến pháp năm 1992, 
tuy đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng nhiều nội 
dung trở nên không còn phù hợp. Trước đòi hỏi 
đó, Hiến pháp năm 2013 đã được ban hành với 
nhiều nội dung mới, thể hiện tư duy mới đã vận 
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều 
kiện hiện nay. Về bản chất của nhà nước vẫn 
được khẳng định như các Hiến pháp trước đây, 
nhưng về hình thức thực hiện quyền lực nhân dân 
có sự thay đổi căn bản, thể hiện sự phát triển 
những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - 
Lê nin về dân chủ xã hội chủ nghĩa. Điều 6 Hiến 
pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện 
quyền lực nhà nước bằng các biện pháp dân chủ 
trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, 
Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước 
khác”. Quy định này của Hiến pháp năm 2013 
thể hiện sự tiến bộ rõ ràng của tư duy lập hiến 
Việt Nam. Tất cả các Hiến pháp trước đó, trừ 
Hiến pháp 1946, chỉ mới quy định các hình thức 
dân chủ đại diện, còn Hiến pháp năm 2013 đã 
quy định đầy đủ hai hình thức dân chủ trực tiếp 
và dân chủ đại diện trong Hiến pháp. 
Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của nhà 
nước còn được thể hiện ở chế độ kinh tế - cơ sở 
kinh tế của nhà nước, Hiến pháp 2013 quy định: 
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức 
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà 
nước giữ vai trò chủ đạo. Đây là sự sáng tạo chưa 
từng có trong lịch sử xây dựng xã hội chủ nghĩa 
của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Những 
thay đổi về chế độ kinh tế trong Hiến pháp là cơ 
sở hiến định cho những thay đổi chính sách, thể 
chế kinh tế, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển 
kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày một 
được nâng cao, gia nhập ngày càng sâu, rộng vào 
các quan hệ quốc tế, vị thế của Nhà nước ta ngày 
càng được khẳng định, nâng cao. 
Hai là, về phương thức thực hiện quyền lực 
nhà nước 
Về phương thức tổ chức quyền lực thực hiện 
quyền lực nhà nước, trên cơ sở quan của Chủ 
nghĩa Mác - Lê nin về tổ chức thực hiện quyền 
lực nhà nước, trước hết ở quan điểm về sự thống 
nhất của quyền lực, nhưng mỗi Hiến pháp có 
cách tiếp cận, giải quyết vấn đề này một cách 
khác nhau. Hiến pháp năm 1946, có cách tiếp cận 
khá lý thú, toàn diện cả về khía cạnh chính trị, xã 
hội và khía cạnh kỹ thuật tổ chức. Hiến pháp quy 
định: Điều 22 Hiến pháp năm 1946 quy định: 
"Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao 
nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa", đến 
điều 43 quy định: Cơ quan hành chính (hành 
pháp) cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt 
Nam dân chủ cộng hòa, Điều 63 " Cơ quan tư 
pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm 
có: Tòa án tối cao, các toà án phúc thẩm, các tòa 
án đệ nhị cấp và sơ cấp. Như vậy, trong cơ cấu 
quyền lực gồm các quyền lập pháp, hành pháp 
và tư pháp, mỗi nhánh quyền lực do một loại 
thiết chế nhà nước thực hiện. Như vậy, ở đây đã 
có sự phân biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư 
pháp, đồng thời khẳng định sự độc lập giữa các 
thiết chế quyền lực nhà nước. Thêm vào đó, cơ 
chế "cân bằng quyền lực" được hình thành trong 
Hiến pháp khi quy định định thẩm quyền cụ thể 
của các cơ quan cao nhất của nhà nước Hiến 
pháp đã tạo nên cơ chế cơ chế " kiềm chế quyền 
lực" giữa các nhánh quyền lực nhà nước, đặc biệt 
là giữa lập pháp và hành pháp. Hiến pháp quy 
định "Chủ tịch nước không phải chịu một trách 
nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc"; "Mỗi 
khi truy tố Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay một nhân 
viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập 
một toà án đặc biệt để xét xử" Điều 51. Hiến 
pháp 1946 không quy định trách nhiệm của Chủ 
tịch nước trước nghị viện nhân dân. Trong quan 
hệ với Nghị viện, Điều 31 quy định" Những luật 
đã đựơc Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước 
Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau 
khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, 
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo 
luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn 
được Nghị viện ưng thuận thì bắt buộc Chủ tịch 
phải ban bố". Nghị viện có quyền biểu quyết tín 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 10 
nhiệm Nội các, nhưng trong hạn 24 giờ sau... 
Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra 
nghị viện thảo luận lại... nếu Nội các mất tín 
nhiệm phải từ chức". 
Hiến pháp 1959, về tổ chức để thực hiện 
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng có 
những thay đổi so với Hiến pháp 1946, thể hiện 
ở những quy định Hiến pháp " Quốc hội là cơ 
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt 
Nam dân chủ cộng hòa" " Quốc hội là cơ quan 
duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa", " Uỷ ban thường vụ Quốc hội 
là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội 
bầu ra". Chủ tịch nước tách ra thành một định 
chế độc lập, không còn là người đứng đầu nhánh 
quyền lực hành pháp như quy định trong Hiến 
pháp 1946. Theo quy định Hiến pháp Chủ tịch 
nước có những quyền mang tính biểu tượng nhà 
nước như những người đứng đầu nhà nước của 
các quốc gia khác "thay mặt cho nước Việt Nam 
dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại" 
và những quyền khác quy định tại các điều 63, 
64. Quyền hạn thực quyền của Chủ tịch nước 
gồm quyền " thống lĩnh lực lượng vũ trang toàn 
quốc, giữa chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc 
phòng" quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính 
trị đặc biệt". Còn Hội đồng Chính phủ được xác 
định là " Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền 
lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính 
nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ 
cộng hòa".Từ những quy định này có thể nhận 
thấy, bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959 đã hình 
thành cơ chế tập trung quyền lực nhà nước vào 
Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, 
còn Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành của 
Quốc hội, về mặt hành chính thì Hội đồng Chính 
phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. 
Những quy định này của Hiến pháp, như là sự 
tiếp thu những luận điểm cơ bản của C.Mác về 
tổ chức các cơ quan nhà nước theo mô hình Công 
xã Pari; theo mô hình chính quyền Xô viết do 
V.I. Lê nin khởi xướng và áp dụng ở nước Nga 
Xô viết. Theo quy định Hiến pháp quyền xét xử 
do Toà án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân 
địa phương và Tòa án đặc biệt do Quốc hội thành 
lập để thực hiện. 
Hiến pháp 1980 bên cạnh những kế thừa về 
quyền lực nhân dân ở các Hiến pháp trước, Hiến 
pháp năm 1980 đi theo hướng tập trung quyền 
lực vào cơ quan quyền lực nhà nước. Điều này 
thể hiện ở quy định: Quốc hội là cơ quan quyền 
lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng Bộ trưởng 
là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam là cơ quan chấp hành và hành chính 
nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất. Như vậy, Chính phủ chỉ là cơ 
quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc 
hội, chứ không phải cơ quan hành chính cao nhất 
của nước. Quan điểm tập quyền, tập trung quyền 
lực vào Quốc hội được thể hiện càng rõ với quy 
định: Quốc hội có thể đặt cho mình những nhiệm 
vụ, quyền hạn mới" và khi cần Quốc hội có thể 
trao cho Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ 
trưởng những nhiệm vụ, quyền hạn mới. Với cơ 
chế này có thể dẫn đến nhận thức là: quyền lực 
của Quốc hội không bị hạn chế bởi Hiến pháp, 
bởi pháp luật. Với mô hình này, có thể liên tưởng 
đến quan điểm “ tất cả quyền lực” tập trung vào 
các Xô viết. Với cơ chế như vậy, việc phân công 
lao động quyền lực không rõ ràng, chế độ trách 
nhiệm tập thể được đề cao, còn trách nhiệm của 
cá nhân bị “mờ nhạt dần”, cũng là nguyên nhân 
dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động của toàn bộ 
máy nhà nước. 
Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung 
năm 2001) bắt đầu có xu hướng giảm tính tập 
quyền, tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc 
hội, thể hiện qua quan điểm “quyền lực nhà nước 
là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các 
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền 
lập pháp, hành pháp, tư pháp”, nhưng vẫn giữ 
quan điểm “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất, còn Chính phủ vừa là cơ quan 
chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính 
nhà nước cao nhất”, nhưng những quy định về “ 
đặc quyền” tự quyết định của Quốc hội không 
còn được quyết định như Hiến pháp năm 1980. 
Hiến pháp năm 2013, thì sự phân công quyền 
lực được thể hiện rõ ràng hơn bởi quy định 
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân 
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà 
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, 
hành pháp, tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu 
P.H. Thai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 1-11 11 
cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà 
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập 
hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan 
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với 
hoạt động của Nhà nước”Chính phủ là cơ quan 
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng 
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền 
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội 
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện 
quyền tư pháp”. 
Từ những quy định của Hiến pháp, có thể 
khẳng định rằng, việc vận dụng quan điểm của 
chủ nghĩa Mác - Lê nin về tổ chức quyền lực nhà 
nước, ở khía cạnh chính trị, xã hội trong các Hiến 
pháp luôn khẳng định sự thống nhất của quyền 
lực nhà nước, nhưng về sự phân công quyền lực 
giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có những 
thay đổi: sự phân công rõ nét nhất được thể hiện 
trong Hiến pháp 1946, bị mờ dẫn đi trong Hiến 
pháp 1959, đặc biệt là Hiến pháp 1980, đến Hiến 
pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) thì tư 
tưởng về “sự phân công quyền lực” bắt đầu được 
thể hiện, và được thể hiện rõ hơn trong Hiến 
pháp năm 2013 và được bổ sung thêm cơ chế 
“kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc 
thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp”. 
Tóm lại: những luận điểm căn bản của chủ 
nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước bao gồm rất 
nhiều nội dung: về bản chất giai cấp, bản chất xã 
hội của nhà nước, về đấu tranh giành chính 
quyền, lý thuyết đập tan bộ mày nhà nước cũ, về 
chuyên chính vô sản, sự lãnh đạo của Đảng cộng 
sản, của giai cấp công nhân trong xây dựng chủ 
nghĩa xã hội, về sự tiêu vong của nhà nước và 
nhiều vấn đề cốt lõi khác. Trong quá trình vận 
dụng những quan điểm này ở Việt Nam từ năm 
1945 tới nay được thể hiện rõ nét nhất qua các 
bản Hiến pháp, được vận dụng trong thực tiễn 
cách mạng Việt Nam với những mức độ khác 
nhau, trong những chính sách, quyết sách đôi khi 
còn máy móc, giáo điều ít sáng tạo đã dẫn đến 
những hệ quả tiêu cực nhất định. Ngày nay trong 
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh 
tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu 
rộng, đòi hỏi cần phải vận dụng những luận điểm 
của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhà nước một 
sách sáng tạo, không ngừng bổ sung những luận 
điểm đó với những nội dung mới, phù hợp với 
điều kiện mới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr, 255. 
[2] V.I. Lê nin, Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, 
Matxcơva,1976,tr.110. 
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.585. 
[4] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,33, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1981, tr 303 
[5] V.I.Lê-nin:Sđd,t37,tr.122 
[6] V.I. Lê nin, Toàn tập, t, 39, Nxb, Tiến bộ, 
Matxcơva,1977,tr.76 . 
[7] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,34, Nxb Tiến bộ, Mát- 
xcơ- va, 1976, tr 52 
[8] V.I. Lê-nin: Toàn tập, t,21, Nxb Tiến bộ, Mát- 
xcơ- va, 1980, tr 150 
[9] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.20, Nxb Chính 
trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 1994, tr.253. 
[10] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, 2006, t,35, tr.384. 
[11] ( 11) (12) (13) V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, 
Mát-xcơ-va, 1976, t 33, tr 101-102,tr. 28, tr.111 
[12] (14 )(15) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, 
Mát-xcơ-va, 1981, t 31, tr 356, tr.356. 
[13] (16).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1978, t 43, tr 380 
[14] (17).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1981, t 31, tr 356. 
[15] (18).V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-
xcơ-va, 1978, t 33, tr 109. 
[16] (19) (20) (21) C. Mác - Ph.Angghen. Tuyển tập. 
T.1. NXB. Sự thật. H. 1980. tr. 315;tr. 407; tr. 405. 
[17] (22)Mác- Ph. ănggen Tuyển tập. NXB. Sự thật. H. 
1970.tr. 627. 
[18] (23) V. I. Lênin. Toàn tập. T. 38. NXB. TB. M. 
1978. tr. 59. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_luan_diem_can_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_ve_nha_nuoc.pdf