Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ngôn ngữ như Ferdinand De Sausure,

Michael Halliday, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương, v.v , câu là một trong những

đơn vị ngôn ngữ cơ bản, trọn vẹn về nghĩa. Vì vậy, tác giả lấy câu làm đối tượng nghiên cứu trong bài

viết này, nhằm đưa đến với người học những kiến thức nền khi tiếp cận với tiếng Anh – ngôn ngữ được

nhiều người sử dụng nhất trên thế giới. Khi nắm bắt được sự tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ

và tiếng Anh, người học sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, cả về văn bản và ngôn bản. Bài viết xuất phát từ

những băn khoăn của các em sinh viên trong quá trình học: Làm thế nào để diễn đạt câu tiếng Anh

cho đúng, không phải là sự chuyển dịch của từ đối từ. Đã có nhiều nghiên cứu về câu trong tiếng Việt

và câu trong tiếng Anh nên tác giả chỉ so sánh và đưa ra kết quả về sự khác biệt của bốn loại câu điển

dạng giữa hai ngôn ngữ: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh trang 1

Trang 1

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh trang 2

Trang 2

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh trang 3

Trang 3

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh trang 4

Trang 4

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5480
Bạn đang xem tài liệu "Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh

Những khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và tiếng Anh
 trên thế giới. Khi nắm bắt được sự tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ 
và tiếng Anh, người học sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, cả về văn bản và ngôn bản. Bài viết xuất phát từ 
những băn khoăn của các em sinh viên trong quá trình học: Làm thế nào để diễn đạt câu tiếng Anh 
cho đúng, không phải là sự chuyển dịch của từ đối từ. Đã có nhiều nghiên cứu về câu trong tiếng Việt 
và câu trong tiếng Anh nên tác giả chỉ so sánh và đưa ra kết quả về sự khác biệt của bốn loại câu điển 
dạng giữa hai ngôn ngữ: Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. 
Từ khóa: Câu cảm thán, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu trần thuật, ngôn bản, văn bản. 
Chỉ số phân loại: 3.4 
Abstract: According to the studies of linguists like Ferdinand De Saussure, Micheal Halliday, Đỗ 
Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương, sentence is one of the basic, meaningful linguistic 
units. Therefore, this research was on “sentence” to provide learners with background knowledge 
when making acquisitions in English, one of the most popular languages in the world. Understanding 
the similarities and differences between the mother tongue and English, learners will feel more 
confident of communicating with others through both writing and speaking. This paper was originated 
from the worries of the students we have been teaching: how to express English sentences correctly 
without translating word for word. There have been many researches on sentences in Vietnamese and 
in English, so we just compared and announced the results of the differences between the four typical 
types of sentences of the two languages: affirmative, interrogative, imperative, and exclamatory 
sentences. 
Keywords: Exclamatory sentences, imperative, interrogative, affirmative, discourse, text. 
Classification number: 3.4 
1. Giới thiệu 
"Câu là một đơn vị thiên về hình thức 
cấu trúc, nên mang đặc tính trừu tượng, khái 
quát, có thể tồn tại ở nhiều hoạt động giao 
tiếp" [5] 
Như vậy, khi nghiên cứu câu, phải đặt 
câu trong quá trình hành chức và không được 
tách rời câu khỏi cơ chế ngữ nghĩa. Về mặt 
hình thức, các kiểu câu trong tiếng Việt và 
tiếng Anh hoàn toàn tương đồng [1] [2] [3] 
[4] [5]. 
Có thể tổng kết lại như sau: 
Câu trần thuật mở đầu bằng chữ cái viết 
hoa, kết thúc bằng một dấu chấm (.). 
Câu nghi vấn có những từ để hỏi và kết 
thúc bằng dấu chấm hỏi (?). 
Câu cầu khiến bắt đầu bằng một động từ 
(không có chủ ngữ) và kết thúc là một dấu 
chấm cảm (!). 
Câu cảm thán bắt đầu bằng những từ 
mang ý nghĩa cảm thán. 
Về mặt ngữ nghĩa, sự tương đồng của 
các kiểu câu trong Tiếng Anh và tiếng Việt 
thể hiện ngay ở tên gọi của chúng. 
Câu trần thuật dùng để trình bày, miêu 
tả, nêu lên nhận định của người nói về một sự 
vật, hiện tượng nào đó. 
Câu nghi vấn dùng để hỏi về điều mà 
người nói chưa biết và mong muốn người 
nghe trả lời. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng 
với nghĩa cầu khiến, thể hiện lời mời, yêu 
cầu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018 
251 
Câu cầu khiến thể hiện mệnh lệnh, yêu 
cầu của người nói và người nghe cần phải 
thực hiện. 
Câu cảm thán thể hiện cảm xúc mạnh 
mẽ của người nói khi đứng trước một sự vật, 
hiện tượng nào đó. 
Trong bài báo này, tác giả sẽ trình bày 
những điểm khác biệt cơ bản về bình diện 
cấu trúc câu giữa hai ngôn ngữ, với mục đích 
đưa đến với người học những kiến thức và kỹ 
năng ban đầu khi tiếp cận với cả ngôn ngữ 
nguồn và ngôn ngữ đích. 
2. Bình diện cấu trúc câu trong tiếng 
Việt và tiếng Anh 
Do sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ, 
tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt 
là ngôn ngữ đơn lập nên cấu trúc câu trong 
hai ngôn ngữ có sự khác biệt khá rõ ràng. 
2.1. Câu trần thuật 
Câu trần thuật là cách gọi lựa chọn 
trong nhiều tên gọi đã được các nhà Việt ngữ 
học công bố, ví dụ như câu khẳng định, câu 
tường thuật, câu trình bày. Trong tiếng Anh 
cũng có nhiều cách gọi tên về đối tượng này 
khác nhau, chẳng hạn như declarative, 
positive, indicative, statement[1] [2] [3] [4] 
[5] Sự khác biệt tiêu biểu và rõ nét nhất về 
mặt cấu trúc câu trần thuật giữa hai ngôn ngữ 
chính là cách chia thì (tense) trong tiếng Anh. 
Tiếng Anh có mười hai thì, tiếng Việt không 
có thì như trong các ngôn ngữ biến hình, thay 
vào đó là những phụ từ dùng để biểu thị ý 
nghĩa thời gian như: đã, đang, sẽ, mới, vừa 
mới 
Ví dụ: 
Sáng mai anh ấy sẽ đi Hà Nội. 
He is travelling to Hà Nội tomorrow 
morning. 
Câu trần thuật có thể là câu đơn, có thể 
là câu phức, cũng có thể là câu thêm thành 
phần [1] [2] [3] [4] [5]. 
Cấu trúc câu thường thấy trong tiếng 
Việt là: Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ - bổ 
ngữ - công cụ [1] 
Ví dụ: 
Lúc sáu giờ chiều hôm đó, các vũ công 
đã có mặt trong phòng hóa trang. 
At six o’clock that evening, the dancers 
were in their dressing - room. [3] 
Với hai câu cụ thể trên đây, chúng ta có 
thể đảo trạng ngữ xuống cuối câu mà không 
làm ý nghĩa của câu thay đổi. 
Đối với câu trần thuật phủ định, yếu tố 
phủ định trong tiếng Việt là những từ như: 
không, không còn, không còn nữa, chưa, vẫn 
chưa v.v, còn yếu tố phủ định trong tiếng 
Anh là từ ‘not’ đi liền sau các động từ đặc 
biệt hoặc các trợ động từ: To be (am, is, are), 
can, could, may, might, will, would, shall, 
should, have, has, had, must; trong trường 
hợp không có những động từ này, chúng ta sẽ 
mượn trợ động từ ‘do, does, did’ tương ứng. 
Ngoài ra, trong tiếng Anh cũng có những từ 
mang nghĩa phủ định như: Nobody, nothing, 
no longer, v.v 
Ví dụ: 
Ở đây không có ai biết tại Việt Nam có 
nhiều người Mỹ. 
Here nobody knows that there are many 
Americans in Vietnam. [3] 
Trong tiếng Việt, câu trần thuật phủ định 
được chia thành các tiểu loại như: Phủ định 
toàn bộ và phủ định bộ phận, phủ định chung 
và phủ định riêng, phủ định miêu tả và phủ 
định bác bỏ. [4] 
Ví dụ: 
Thời gian không quay trở lại. 
Time doesn’t come back. 
Để biểu thị ý nghĩa phủ định, tiếng 
Việt có những từ, tổ hợp từ và cấu trúc cú 
pháp rất đặc trưng (Bảng 1). Những đơn 
vị này thường đứng ở các vị trí khác nhau 
trong câu. 
Bảng 1. Những từ, tổ hợp từ và cấu trúc cú pháp 
biểu thị ý nghĩa phủ định. [3, 4]. 
Phương tiện phủ 
định 
Từ, tổ hợp từ, cấu trúc cú 
pháp 
Phụ từ phủ định Không, chưa, chả, chăng 
Các cặp từ Chẳngđâu, có.đâu, 
chưa.đâu, dễ.chắc 
Từ tình thái phủ định Mà, đâu, gì, bao giờ, sao, 
Các tổ hợp từ Làm gì có, không đời nào, 
không hề, việc gì, cái nỗi 
gì, thèm vào, mặc kệ 
Các từ thông tục Cái con khỉ/tườu, làm cóc 
gì, quái gì,  
2.2. Câu nghi vấn 
252 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018 
Câu nghi vấn là “loại câu mà người nghe 
được yêu cầu cung cấp thông tin về cái gì 
đó.” [2] 
Trong tiếng Việt, để diễn tả câu nghi 
vấn, ngoài các từ để hỏi như ai, gì, sao, nào, 
người ta có thể sử dụng các loại từ khác nữa. 
Đó là những từ được liệt kê trong bảng một. 
Bảng 2. Từ để hỏi trong tiếng Việt [1] [3] [4]. 
Từ tình thái Quan hệ từ Phó từ 
à, ư, nhỉ, nhé, 
ạ, chứ, sao, 
hả, nha, 
chăng, chắc 
hay, hay là chưa, xong 
chưa, phải, có 
phải không, đã 
chưa, có 
không 
Trong câu nghi vấn tiếng Anh, chúng ta 
phải đưa động từ đặc biệt hoặc trợ động từ 
(auxiliary verb), lên trước chủ ngữ. Đó là 
những từ như: am, is, are (to be), can, could, 
may, might, will, would, shall, should, have, 
has, had, must Trong trường hợp không có 
những động từ/trợ động từ này, chúng ta phải 
mượn trợ động từ (do, does hoặc did). 
Trong tiếng Anh, có dạng câu nghi vấn 
không có từ để hỏi. Đó là dạng câu nghi vấn 
mà người nói chỉ đảo ngược trật tự từ giữa 
chủ ngữ và trợ động từ trong câu. 
Khi dẫn lời, chúng ta phải thay đổi trật 
tự từ trong mệnh đề bổ ngữ. Có nghĩa là 
những động từ/trợ động từ như to be (am, is, 
are), have, has, had, must, may, might, can, 
could, will, would, shall, should phải đứng 
sau chủ ngữ. Với các trường hợp mượn trợ 
động từ ‘do, does hoặc did’ trong câu trực 
tiếp, chúng ta phải bỏ những trợ động từ này 
đi trong câu gián tiếp, và động từ chính phải 
trở về nguyên mẫu hoặc chia theo thì cho phù 
hợp. Đối với câu nghi vấn dùng ngữ điệu 
(tiếng Việt) và câu nghi vấn đuôi (tag 
question), chúng ta có một sự khác biệt căn 
bản xuất phát từ sự khác biệt về loại hình 
ngôn ngữ giữa hai thứ tiếng. Đối với phần 
cuối câu trong câu nghi vấn dùng ngữ điệu 
của tiếng Việt, bên cạnh việc nâng cao ngữ 
điệu, chúng ta thường sử dụng những từ, cụm 
từ mang ý nghĩa phủ định như “cókhông”, 
“phải...không”, “đúng vậy không”, v.v 
Ví dụ: 
Cô ấy nói như vậy phải không? 
Hay: Đúng cô ấy nói như vậy không? 
Còn đối với câu nghi vấn đuôi trong 
tiếng Anh, nếu mệnh đề trước là khẳng định, 
phần nghi vấn phía sau phải là phủ định và 
ngược lại, nếu mệnh đề trước là phủ định, 
mệnh đề sau là khẳng định. Điều đặc biệt chú 
ý là trong trường hợp này, người ta chỉ sử 
dụng từ mang ý nghĩa phủ định ‘not’ ở hình 
thức viết tắt ‘n’t). Trong trường hợp câu nghi 
vấn đuôi này, chúng ta phải đảo ngược trật tự 
từ giữa trợ động từ (auxiliary verb) và chủ 
ngữ (subject). Nếu ở hình thức phủ định, 
chúng ta thêm (n’t) vào sau những trợ động 
từ như to be (am, is, are), have, has, had, 
must, can, could, may, might, will, would, 
shall, should, do, does, did. Ví dụ: 
She is very beautiful, isn’t she? 
We didn’t come late, did we? 
Trong tiếng Anh, shall/would còn dùng 
để diễn tả lời đề nghị, lời mời và will/would 
dùng để diễn tả yêu cầu. 
Bên cạnh đó, tiếng Việt có những từ tình 
thái dùng để biểu thị ý nghĩa nghi vấn: à, ư, 
nhỉ, nhé, nha, chắc, chăng, chứ, sao, phỏng, 
ạ, hả ... Đây là một đặc điểm tiêu biểu thể 
hiện sự đa dạng trong các hình thức nghi vấn 
của câu tiếng Việt. 
2.3. Câu cầu khiến 
Dấu hiệu để nhận diện câu cầu khiến 
trong tiếng Việt chính là ngữ điệu khi nói, và 
dấu chấm than (!) khi viết. Ví dụ: 
Tất cả trật tự! 
Chạy mau đi! 
Trong tiếng Việt, câu cầu khiến còn 
được thể hiện qua một số từ tình thái với 
những vị trí khác nhau (Bảng 3) [5]. 
Bảng 3. Từ tình thái trong câu cầu khiến. 
Từ tình thái Vị trí 
Động từ: nên, cần, 
phải 
Trước vị ngữ 
Phụ từ: hãy, chớ, 
đừng 
Đầu câu, hoặc trước bộ 
phận thể hiện ý cầu khiến 
Phụ từ: đi, thôi, nào Cuối câu, hoặc sau bộ 
phận thể hiện ý cầu khiến 
Ví dụ: 
Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất 
cho trẻ em. [3] 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018 
253 
Hoặc: 
Đừng xanh như lá, bạc như vôi 
Thơ Hồ Xuân Hương 
Còn với tiếng Anh, cấu trúc câu cầu 
khiến thường thấy nhất chính là sử dụng 
động từ nguyên mẫu ở đầu câu. 
Ví dụ: 
Turn off the engine! 
Pass me the salt! 
Don’t go near the river! 
Bên cạnh đó, tùy theo mức độ cao thấp 
khác nhau của câu cầu khiến, người ta sử 
dụng ngữ điệu, hoặc những động từ như 
must, have to, should trước động từ chính. 
Ví dụ: 
The government should do more to help 
homeless people. [6] 
You must apologise. [6] 
Đặc biệt, tiếng Anh còn có một số cấu 
trúc câu cầu khiến như sau: 
a) To have sb do sth = to get sb to do sth 
= sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì. 
b) To have/to get sth done = nhờ/thuê 
người khác làm một điều gì đó 
c) To make sb do sth = to force sb to do 
sth = bắt buộc ai phải làm gì 
d) To let sb do sth = to permit/allow sb 
to do sth = để cho, cho phép ai làm gì 
e) To help sb to do sth/do sth = giúp ai 
làm gì 
2.4. Câu cảm thán 
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập nên 
tần suất sử dụng các hư từ để diễn đạt các ý 
nghĩa ngữ pháp rất cao. Vì vậy, chúng ta dễ 
dàng nhận thấy sự xuất hiện của các từ thể 
hiện hành vi cảm thán. 
Bảng 4. Những từ biểu thị cảm thán [4]. 
Từ thể hiện hành vi 
cảm thán 
Mục đích 
a, ôi, ơ, ờ, trời ơi, trời 
đất ơi, ôi chao, a ha 
Thể hiện sự vui mừng, 
sung sướng, thán phục 
Eo ôi, eo, chết cha, 
chết, chết mất 
Biểu thị sự lo lắng, sợ 
hãi, ghê tởm 
Ô, ơ, ô hay/ơ hay, ô 
kìa/ơ kìa, quái lạ 
Thể hiện sự ngạc 
nhiên, không hài lòng 
Ôi, ôi dào, chao ôi Thể hiện sự chán nản, 
Từ thể hiện hành vi 
cảm thán 
Mục đích 
buồn bã, thiếu tin tưởng 
Trời ơi, trời đất ơi, giời 
ôi, giời ơi 
Thể hiện sự đau đớn, khổ 
sở, lo lắng, buồn bực, 
giận dữ 
Khổ, khổ quá, khổ 
thân, tội nghệp 
Thể hiện sự thông cảm, 
thương xót, bực mình 
Ví dụ: 
Trời ơi! Em biết khi mô 
Thân em hết nhục dày vò năm canh 
Thơ Tố Hữu 
Ngược lại trong tiếng Anh, khi thể hiện 
một câu cảm thán, người ta thường sử dùng 
từ ‘what’ và từ ‘how’. 
Từ ‘what’ đặt ở đầu câu khi kết hợp với 
một danh từ, và từ ‘how’ đứng ở đầu câu khi 
kết hợp với một tính từ. 
Ví dụ: 
What a morning! 
How generous you are! [6] 
3. Kết luận 
Có thể nói, sự khác biệt về bình diện cấu 
trúc giữa câu trong tiếng Việt và câu trong 
tiếng Anh là sự khác biệt cơ bản của ngôn 
ngữ đơn lập và ngôn ngữ biến hình. Trong tất 
cả các kiểu câu tiếng Anh, chúng ta phải chia 
động từ cho phù hợp với thì, số (số ít, số 
nhiều). Câu trần thuật phủ định trong tiếng 
Việt sử dụng những từ, cụm từ mang nghĩa 
phủ định như: không, không có, không 
phải, còn câu trần thuật phủ định trong 
tiếng Anh sẽ được thêm ‘not’ vào sau trợ 
động từ to be (am, is, are), have, has, had, 
must, may, might, can, could, will, would, 
shall, should, does, do, did. Đối với câu nghi 
vấn trong tiếng Anh, chúng ta đảo ngược trật 
tự từ giữa chủ ngữ và trợ động từ to be (am, 
is, are), have, has, had, must, may, might, 
can, could, will, would, shall, should, does, 
do, did; còn trong tiếng Việt, chúng ta sử 
dụng những từ để hỏi như ai, gì, đâu, nào, 
mấy, bao giờ, bao lâu. Với câu cầu khiến 
trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng những từ 
chuyên biệt như hãy, đừng, chớ, và với 
tiếng Anh là những động từ nguyên mẫu. 
Nếu như chúng ta sử dụng những từ như 
‘what, how’ trong câu cảm thán của tiếng 
254 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018 
Anh, thì trong tiếng Việt chúng ta sử dụng 
những tiểu từ tình thái như ôi, ơ, ờ, trời ơi, ôi 
chao, eo ôi, ơ hay, quái lạ, ôi dào, trời ơi, tội 
nghiệp 
Nắm vững được sự khác biệt này, người 
học sẽ sử dụng ngôn ngữ dễ dàng hơn, uyển 
chuyển hơn, đồng thời cũng chính xác hơn 
trong các tình huống giao tiếp 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt thực hành, 
Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí 
Minh. 
[2] Nguyễn Thiện Giáp, (2016), Từ điển khái niệm 
Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[3] Nguyễn Chí Hòa, (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực 
hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Nguyễn Thị Lương (2006), Câu tiếng Việt, Nhà 
xuất bản Đại học Sư phạm. 
 [5] Bùi Minh Toán, (2012), Câu trong hoạt động giao 
tiếp tiếng Việt, Công ty cổ phần sách Đại học - 
dạy nghề HEVOBCO. 
[6] Raymond Murphy, (2004), English Grammar In 
Use, Nhà xuất bản Trẻ. 
 Ngày nhận bài: 2/3/2018 
 Ngày chuyển phản biện: 6/3/2018 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 27/3/2018 
 Ngày chấp nhận đăng: 5/4/2018 

File đính kèm:

  • pdfnhung_khac_biet_co_ban_ve_cau_truc_cau_trong_tieng_viet_va_t.pdf