Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam

Tóm tắt

Có nhiều công trình, bài viết của các tác giả có uy tín cả trong nước và quốc tế đã

đề cập khá sâu sắc đến quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc Việt

Nam. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu để hướng tới góp phần làm sâu

sắc thêm những cống hiến nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc

Việ

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 1

Trang 1

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 2

Trang 2

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 3

Trang 3

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 4

Trang 4

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 5

Trang 5

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 6

Trang 6

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 7

Trang 7

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 8

Trang 8

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 9

Trang 9

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6100
Bạn đang xem tài liệu "Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam

Những cống hiến nổi bật của chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam
 kết chặt chẽ với tinh thần quốc tế cộng sản. 
 CNDT đã tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở 
thành phƣơng hƣớng chiến lƣợc, quy luật vận động của cách mạng Việt Nam. Đối với 
 507| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, CNDT chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản thống 
nhất với nhau, trong những điều kiện nhất định, CNDT có thể phát triển thành chủ 
nghĩa quốc tế vô sản. Trong bài “Đông Dương”, đăng trên tạp chí La Revue Communiste, 
số 14, tháng 4/1921, Ngƣời viết: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tƣ bản đã chuẩn bị đất rồi: 
Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng 
nữa thôi” [1; tr.40]. “Chế độ cộng sản có thể áp dụng ở Châu Á nói chung và Đông 
Dƣơng nói riêng hay không?... Bây giờ chúng ta hãy xét những lí do lịch sử cho phép 
chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu” [1; tr.45-47]; 
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhƣng 
lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại... 
Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học 
phƣơng Đông” [1, tr.509-510]. 
 Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, 
“Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản Một chính sách 
mang tính hiện thực tuyệt vời Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm 
rồi, phần lớn thế giới sẽ Xô viết hóa và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến 
thành chủ nghĩa quốc tế. Trong khi chờ đợi, chủ nghĩa dân tộc sẽ quấy rối chủ nghĩa đế 
quốc Pháp và bằng việc làm này, quốc tế cộng sản sẽ đƣợc lợi trực tiếp” [1, tr.513]. 
Kết thúc Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Sự 
nghiệp của ngƣời bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới; mỗi khi 
chủ nghĩa cộng sản giành đƣợc chút ít thắng lợi trong một nƣớc nào đó, nhất là trong 
một quốc gia đế quốc chủ nghĩa (nƣớc Đức chẳng hạn) thì đó càng là thắng lợi cả cho 
ngƣời An Nam” [1, tr. 520]. Theo Hồ Chí Minh: Tinh thần yêu nước chân chính khác 
hẳn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh 
thần quốc tế. Ngƣời giải thích: “Chính do tinh thần yêu nƣớc mà quân đội và nhân dân 
Liên Xô đã đánh tan bọn phát xít Đức - Nhật và giữ vững Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và 
do đó mà giúp đỡ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì do 
tinh thần yêu nƣớc mà quân giải phóng và nhân dân Trung Quốc đã đánh tan bọn bán 
nƣớc là Tƣởng Giới Thạch và đuổi đƣợc bọn đế quốc Mỹ. Chính do tinh thần yêu nƣớc 
mà quân đội và nhân dân Triều Tiên cùng quân tình nguyện Trung Quốc đang đánh cho 
bọn đế quốc Mỹ và phe lũ chạy dài. Chính do tinh thần yêu nƣớc mà quân đội và nhân 
dân ta đã mấy năm trƣờng chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn 
thực dân cƣớp nƣớc và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nƣớc Việt 
Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cƣờng, một nƣớc Việt Nam dân chủ mới” 
[3, tr.39]. Bởi vậy, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc 
|508 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
theo Hồ Chí Minh, hoàn toàn không phải là thứ chủ nghĩa dân tộc phong kiến, tƣ sản 
hay của Quốc tế II, (càng không phải là chủ nghĩa dân tộc cải lƣơng), mà là CNDT 
chân chính, theo lập trƣờng chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với 
giai cấp, hƣớng tới triệt để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con 
ngƣời” [7; tr.91]. Về CNDT trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Charles Fourniau - nhà sử 
học ngƣời Pháp đã viết nhƣ sau: “Việc áp dụng một cách độc đáo chủ nghĩa Mác vào 
điều kiện cụ thể của Việt Nam, chắc chắn đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi 
của Việt Nam, thể hiện một cách chính xác sự thống nhất đã đạt đƣợc của truyền thống 
dân tộc và của cuộc cách mạng sâu xa mà việc áp dụng chủ nghĩa Mác đòi hỏi, cũng là 
sự thống nhất một cuộc cách mạng dân tộc với phong trào cộng sản quốc tế, đó là 
những dấu ấn riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phong trào cách mạng Việt Nam” 
[8; tr.118]. 
 Nhƣ vậy, CNDT mà Hồ Chí Minh dùng ở đây, nói nhƣ C. Mác, không phải nhƣ 
giai cấp tƣ sản đã hiểu, mà là chủ nghĩa yêu nƣớc và tinh thần dân tộc chân chính của 
ngƣời dân bản xứ kết nối, gắn kết chặt chẽ với tinh thần quốc tế cộng sản. Từ đó, tạo ra 
sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - phƣơng hƣớng chiến lƣợc, quy 
luật vận động của cách mạng Việt Nam. 
2.2. Những cống hiến thực tiễn nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa 
dân tộc Việt Nam 
 Hồ Chí Minh là ngƣời phát hiện, tổng kết sức mạnh của tinh thần yêu nƣớc, và từ 
đó đã khơi dậy tinh thần yêu nƣớc của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong thời đại 
ngày nay. Hồ Chí Minh luôn khẳng định tinh thần yêu nƣớc chính là điểm chung, là 
“chìa khóa vàng” để mở ra khối đại đoàn kết toàn dân. Dựa trên tinh thần yêu nƣớc, Hồ 
Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Ngay 
khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong những nhiệm vụ cấp bách 
đƣợc Ngƣời xác định là: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc 
dũng cảm, yêu nƣớc, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nƣớc Việt Nam độc lập” 
[4; tr.7]. Suốt sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền 
chủ nghĩa yêu nƣớc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; yêu nƣớc 
không chỉ ở nhận thức, mà còn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức 
giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nƣớc của tất cả mọi 
ngƣời đều đƣợc thực hành vào công việc yêu nƣớc, công việc kháng chiến” [3; tr.39]. 
Trƣớc khi đi xa, trong Di chúc, Ngƣời mong mỏi: “... đời đời giáo dục tinh thần yêu 
nƣớc cho nhân dân ta”. Hồ Chí Minh từ tinh thần yêu nƣớc đã xây dựng khối đại đoàn 
 509| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
kết toàn dân trên cơ sở đồng thuận và kết quả tất yếu là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn 
kết” và “Thành công, thành công, đại thành công”. 
 Tinh thần yêu nƣớc nồng nàn trở thành sức mạnh to lớn đập tan dã tâm xâm lƣợc 
của mọi kẻ thù hung bạo, mạnh hơn về khí tài quân sự, quân số, tiềm lực kinh tế. Thắng 
lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại đầu tiên 
của cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Với thắng lợi này, nhân dân ta đã 
đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ 
phong kiến nhà Nguyễn, đƣa lại độc lập, thống nhất cho đất nƣớc ta; đƣa nhân dân ta từ 
địa vị nô lệ thành ngƣời làm chủ xã hội; lập nên nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - 
Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; đƣa Đảng ta từ hoạt động bất hợp 
pháp thành đảng cầm quyền trong toàn quốc; khẳng định trong thực tiễn tƣ tƣởng cách 
mạng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc, khởi nghĩa toàn dân của Hồ Chí Minh và đƣờng 
lối cứu nƣớc giải phóng dân tộc của Đảng vạch ra là đúng đắn; nâng cao niềm tự hào 
dân tộc và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Đảng và nhân dân ta; mở ra kỷ 
nguyên phát triển mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ 
nghĩa xã hội. 
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954) có 
ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nƣớc ta và với thế giới. Trong cuộc kháng chiến này 
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sức mạnh của truyền thống yêu 
nƣớc, sức mạnh CNDT Việt Nam. Đêvilers - ngƣời tham gia cuộc chinh phục của Pháp 
tại Việt Nam, đồng thời là một nhà sử học, 1963 viết: “Điều mà lực lƣợng viễn chinh 
Pháp gặp ở nƣớc này thật bất ngờ, một dân tộc duy nhất có tinh thần dân tộc phản 
kháng mạnh mẽ” [9; tr.223]. Paul Mus - một tác giả hiện đại Pháp phát hiện rằng: “Lực 
lƣợng chiếm đóng Pháp trong cuộc đối đầu Pháp-Việt vừa qua chỉ có thể giành đƣợc đất 
chứ không giành đƣợc ngƣời, do đó họ “Có thể chiếm lại đƣợc các vùng đất, nhƣng không 
thể thiết lập đƣợc các công cụ thực hiện quyền lực đối với vùng đất ấy” [9; tr.223]. Nhờ 
đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đã thắng lợi. Đối với nƣớc ta, 
thắng lợi này đã làm sụp đổ hoàn toàn ý chí xâm lƣợc của thực dân Pháp đối với Việt 
Nam; bảo vệ đƣợc độc lập, chủ quyền dân tộc, giữ vững đƣợc chính quyền dân chủ 
nhân dân; giải phóng đƣợc một nửa đất nƣớc là miền Bắc, tạo điều kiện đƣa miền Bắc 
đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa, hậu phƣơng của cả nƣớc để giải phóng 
miền Nam trong giai đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng 
Việt Nam; nâng cao uy tín cho dân tộc và cho Đảng trên trƣờng quốc tế; để lại nhiều 
kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc sau đó... Đối với quốc tế, 
|510 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở 
Đông Dƣơng trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và 
Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành ngƣời đi tiên phong trong việc làm tan rã chủ 
nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức 
chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc; miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng 
đã góp phần tăng cƣờng lực lƣợng và địa bàn cho chủ nghĩa xã hội. 
 Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954 - 1975) 
mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại to lớn. 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
tiếp tục phát huy cao độ sức mạnh của truyền thống yêu nƣớc, sức mạnh CNDT Việt 
Nam. - WilliamĐucker, một chuyên gia lớn về lịch sử Việt Nam ở Trƣờng Đại học 
Tổng hợp Pevnsylviania (Mỹ), 1994 đã viết: “Hàng ngàn năm đấu tranh để sinh tồn 
chống lại sự đô hộ chính trị của văn hóa Trung Quốc đã tạo nên ở Việt Nam một tinh 
thần dân tộc điển hình, hơn so với bất cứ nơi nào khác ở Đông Nam Á” [9; tr.224]. 
Roper Hilsman, cựu trợ lý cho Kennedy, năm 1983 viết: “Tôi nghĩ hầu hết những nhà 
nghiên cứu Việt Nam sâu sắc đều đồng ý cho rằng động lực có tính chất nguyên tắc ở đây 
không phải là chủ nghĩa cộng sản toàn thế giới mà là phong trào dân tộc chủ nghĩa chống 
thực dân, mà những ngƣời lãnh đạo, do một sự oái oăm của lịch sử, lại là đảng viên cộng 
sản” [9; tr.386]. Macramara, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ trong cuốn: Nhìn lại quá khứ, 
tấm thảm kịch, bài học kinh nghiệm ở Việt Nam năm 1995 đã khẳng định: “Nƣớc Mỹ 
đánh giá thấp sức mạnh của CNDT, thúc đẩy Việt Nam đấu tranh và hi sinh cho lý 
tƣởng và các giá trị của nó và sự thiếu hiểu biết cơ bản,... về lịch sử văn hóa và chính 
trị” là những sai lầm nghiêm trọng khi nhìn nhận, đánh giá về đối phƣơng và cố nhiên 
đây là một trong những nguyên nhân đƣa đến thảm bại của nƣớc Mỹ trong cuộc chiến 
tranh Việt Nam” [10, tr.136]. Nhờ đó, cuộc kháng chiến chống chống Mỹ, cứu nƣớc đã 
thắng lợi. Đối với dân tộc ta, thắng lợi này kết thúc hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ, 
30 năm chiến tranh cách mạng, hơn một thế kỷ chống xâm lƣợc nƣớc ngoài, đƣa lại 
độc lập, thống nhất trọn vẹn cho đất nƣớc ta; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống 
nhất Tổ quốc; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nƣớc, đƣa cả nƣớc 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh to lớn về vật chất, tinh thần cho cách 
mạng Việt Nam; nâng cao vị thế quốc tế cho Đảng và dân tộc trên trƣờng quốc tế; để 
lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;... Đối với thế 
giới, thắng lợi này đã góp phần quan trọng làm đảo lộn chiến lƣợc toàn cầu của đế quốc 
Mỹ, tác động sâu sắc đến nội tình nƣớc Mỹ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc dân 
 511| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
chủ của nhân dân thế giới; mở rộng địa bàn và tăng thêm lực lƣợng cho chủ nghĩa xã 
hội và cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: “Lòng yêu nƣớc và sự đoàn kết 
của nhân dân là một lực lƣợng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lƣợng ấy 
mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. 
Nhờ lực lƣợng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành đƣợc độc lập. Nhờ lực 
lƣợng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lƣợng ấy mà quân 
và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một 
lòng đánh tan quân giặc cƣớp nƣớc Nhờ lực lƣợng ấy mà chúng ta sẽ đuổi sạch thực 
dân Pháp ra khỏi đất nƣớc ta, và lấy lại thống nhất và độc lập thật sự” [3; tr.164]. 
 Nhƣ vậy, không chỉ có những cống hiến lý luận sâu sắc, mà Hồ Chí Minh còn có 
cống hiến xuất sắc trên thực tiễn về việc góp phần phát triển CNDT Việt Nam, nâng 
CNDT Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đấu 
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. 
III. KẾT LUẬN 
 Bài viết đã tập trung làm sáng rõ những cống hiến, đóng góp nổi bật của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh về CNDT Việt Nam trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn. Qua đó làm 
sáng rõ những nội dung cốt lõi, những giá trị lý luận và thực tiễn nổi bật của tƣ tƣởng 
Hồ Chí Minh về CNDT Việt Nam. Hy vọng rằng, kết quả bài viết sẽ góp phần tích cực 
vào tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu một trong các nội dung cơ bản, độc đáo, đặc sắc của 
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng của Ngƣời về CNDT Việt Nam. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 5. Đoàn Sỹ Tuấn, Đinh Văn Viễn, Tƣởng Thị Thắm, Lƣu Thị Mai Thanh (Đồng 
 chủ biên) (2017), Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa 
 Mác- Lênin vào Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 6. Viện Lịch sử Đảng, “86 ngày Hồ Chí Minh ở Pari”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 
 5/1996. 
|512 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
7. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường 
 cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
8. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, 
 Hà Nội. 
9. John Lê Văn Hóa (1996), Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng 
 cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội. 
10. Robert Mc Namara, Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học Việt Nam 
 (Ngƣời dịch: Hồ Chính Hạnh - Huy Bình - Thu Thủy - Minh Nga), Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 
11. Nguồn:  
12. Trần Văn Giàu (2007), Tuyển tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - Tôi nhấn mạnh. ĐST. 
13. Trần Định, “Từ lo sợ không có trong tƣ duy quân sự của chúng tôi”, Báo An 
 ninh Thế giới cuối tháng, số 33, tháng 4/2004. 
 513| 

File đính kèm:

  • pdfnhung_cong_hien_noi_bat_cua_chu_tich_ho_chi_minh_voi_chu_ngh.pdf