Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định nhu cầu phân bón NPK cho cây cam Sành được trồng với mật độ dày ở Trà Ôn – Vĩnh Long. Thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (+NPK, -N, -P, -K) với 3 lần lặp lại, mỗi lặp lại là 3 cây. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2019 đến tháng 12/2019 trên vườn trồng cam Sành có độ tuổi 4 năm (đã thu hoạch được 2 năm) với mật độ 5.000 cây/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cam Sành trồng ở Trà Ôn – Vĩnh Long chỉ đạt năng suất cao nhất khi được bón đầy đủ từng loại dưỡng chất gồm N, P và K. Đáp ứng năng suất của cây cam Sành đối với các nghiệm thức phân bón theo thứ tự là: NPK>NP=NK>PK. Hiệu quả thu hồi (%) của phân N, P và K trên cây cam Sành theo thứ tự là: 45-10-40. Công thức phân bón đề xuất cho cây cam Sành được trồng với mật độ dày trong nghiên cứu là: 311 N - 540 P2O5 - 348 K2O (kg/ha)

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 1

Trang 1

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 2

Trang 2

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 3

Trang 3

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 4

Trang 4

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 5

Trang 5

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long

Nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam sành (Citrus nobilis) trồng mật độ dày ở Vĩnh Long
trong trái 
Thu mẫu trái: Tổng số cây trong thí nghiệm là 36 
cây. Thu 3 trái cam Sành có độ đồng đều về kích 
thước và đường kính trên mỗi nghiệm thức. Mẫu trái 
sau khi thu được tách thành 2 phần: (1) phần vỏ bao 
gồm vỏ trái và vỏ múi; (2) phần thịt múi. Phần vỏ 
được đem sấy ở nhiệt độ 700C trong 72 giờ, phần thịt 
múi được đông khô trong 72 giờ bằng máy đông khô. 
Phương pháp xác định hàm lượng N, P, K có trong 
trái cam Sành được trình bày trong bảng 4. 
Bảng 4. Phương pháp xác định N, P, K có trong trái cam Sành 
STT Dưỡng chất Công phá mẫu Phương pháp xác định* 
1 N Chưng cất Kjeldhal 
2 P So màu trên quang phổ 
3 K 
6 g salixilic axít + 18 ml nước khử 
khoáng + 100 ml H2SO4 96%, H2O2 được 
sử dụng để oxy hóa Đo trên máy hấp thu nguyên tử 
Ghi chú: Theo phương pháp của Walsh và Beaton (1973). 
2.2.5. Thu thập năng suất cam Sành 
Thu thập tổng khối lượng trái trên mỗi nghiệm 
thức (do cây được xử lý ra hoa đồng loạt nên khi thu 
hoạch chỉ thu 02 đợt trên năm), sau đó quy về năng 
suất tấn/ha. 
2.2.6. Xác định lượng phân N, P và K cần bón 
cho cây cam Sành 
Căn cứ phương pháp xác định phân bón N, P, K 
cho cây có múi của Srivastava (2012), công thức tính 
lượng phân N, P hoặc K được dựa vào hiệu quả thu 
hồi của phân bón và lượng N, P hoặc K cần để tạo ra 
1 tấn quả. Để tính lượng phân bón N cần bón cho cây 
cam Sành ta dựa vào các công thức sau: 
+ Công thức xác định hiệu quả thu hồi phân N 
REN = (U+N – U-N)/FN (*) 
Trong đó: REN là hiệu quả thu hồi của phân N; 
U+N: là tổng lượng N hấp thu trong trái ở lô có bón 
phân N (năng suất x hàm lượng N có trong trái); U-N: 
là tổng lượng N hấp thu trong trái ở lô không bón 
phân N (năng suất x hàm lượng N có trong trái). FN: 
lượng phân N đã bón ở lô thí nghiệm có bón phân N. 
+ Công thức xác định phân N: 
 FN = (UNT
 – U0N)/REN 
FN là công thức phân N cần bón để đạt được 
năng suất mong muốn. UNT là tổng lượng dưỡng chất 
N hấp thu của năng suất mục tiêu; U0N là tổng lượng 
dưỡng chất N hấp thu ở lô không bón N; REN là hiệu 
quả thu hồi của phân N được xác định từ công thức 
(*). 
Phân P và K được tính tương tự. 
2.2.7. Xử lý và đánh giá số liệu 
Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để 
tổng hợp, tính toán số liệu vẽ đồ thị. Phần mềm SPSS 
được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các giá trị 
trung bình thông qua kiểm định Duncan. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Đặc tính đất ban đầu của vùng nghiên cứu 
Bảng 5. Một số tính chất hóa lý học đất ban đầu của vùng nghiên cứu 
Cation trao đổi trong đất 
(meq/100g) 
Cấp hạt 
(%) 
Độ 
sâu 
(cm) 
pHH2O 
(1:2,5) 
EC 
(mS/cm) 
Chất 
hữu cơ 
(%) 
CEC 
(meq/100g) 
Ca2+ Na+ K+ Mg+ Sét Thịt Cát 
0-20 4,97 0,79 2,90 21,1 4,98 0,35 0,51 4,15 44,6 51,8 3,60 
20-50 5,21 0,68 3,12 20,3 5,36 0,44 0,63 4,33 53,6 44,5 1,90 
Giá trị pHH2O trong đất ở độ sâu 0-20 cm là 4,97 
và độ sâu 20-50 cm là 5,21. Nhìn chung, giá trị pHH2O 
ở tầng mặt thấp hơn so với tầng dưới. Giá trị EC 
trong đất tại điểm thí nghiệm nhỏ hơn 1,0 mS/cm, 
khoảng giá trị này không ảnh hưởng đến sự sinh 
trưởng và phát triển của cây cam Sành. Chất hữu cơ 
trong đất ở cả hai độ sâu khảo sát dao động từ 2,90 – 
3,12%, theo thang đánh giá về hàm lượng chất hữu cơ 
trong đất của Metson (1961) thì hàm lượng chất hữu 
cơ trong đất nghiên cứu ở mức nghèo. Giá trị CEC 
trong đất thí nghiệm dao động từ 20,3 – 21,1 
meq/100 g (Bảng 5). Theo thang đánh giá của 
Landon (1984), CEC của đất vườn canh tác cam Sành 
ở mức trung bình. Các cation trao đổi (Na+, K+, Ca2+, 
Mg2+) của đất nằm trong khoảng biến động của 
nhóm đất phù sa ở ĐBSCL theo kết quả nghiên cứu 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 41 
của Ngô Ngọc Hưng (2009). Dựa vào tam giác sa cấu 
USDA, đất thí nghiệm được xác định thuộc nhóm đất 
sét pha thịt (silty clay). 
3.2. Xác định công thức phân bón N, P, K cho 
cây cam Sành Trà Ôn 
3.2.1. Hàm lượng N, P, K có trong trái cam Sành 
Trà Ôn 
Kết quả phân tích hàm lượng N, P, K có trong 
trái cam Sành được trình bày trong bảng 6. Dựa vào 
độ lệch chuẩn có thể thấy hàm lượng N, P và K 
không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức bón 
phân. Cụ thể, hàm lượng N trung bình trong trái cam 
Sành chiếm khoảng 0,20% và hàm lượng K chiếm 
khoảng 0,29%. Trong khi đó, hàm lượng P trong trái 
cam Sành chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 0,10%. 
Bảng 6. Hàm lượng dưỡng chất có trong trái cam 
Sành 
Hàm lượng dưỡng chất có trong 
trái cam (%) 
Nghiệm 
thức 
N P2O5 K2O 
NPK 0,20±0,05 0,10±0,03 0,29±0,04 
PK 0,20±0,05 0,09±0,02 0,28±0,05 
NK 0,19±0,07 0,10±0,02 0,29±0,04 
NP 0,20±0,04 0,11±0,04 0,30±0,05 
Ghi chú: Các số theo sau dấu ± thể hiện cho độ 
lệch chuẩn (Standard Deviation) 
Hàm lượng N-P-K có trong trái cam Sành theo 
thứ tự là: 0,20 - 0,10 - 0,29% (Bảng 7). Sau khi thu 
hoạch trái, trên mỗi tấn trái cam Sành sẽ lấy đi lượng 
dưỡng chất NPK từ đất và phân bón là: 2,0 – 1,0 – 2,9 
kg, theo thứ tự. Theo kết quả nghiên cứu của Đường 
Hồng Dật (2002), để sản xuất 1 tấn trái, cây cam 
Canh trồng ở Bắc bộ cần lấy đi 1,7 kg N – 0,22 kg P 
và 2,6 kg K. 
Bảng 7. Nhu cầu NPK để sản xuất ra 1 tấn trái (kg) 
Nguyên tố 
Hàm lượng 
trung bình 
(%) 
Nhu cầu lượng N, P, 
K để tạo ra 1 tấn trái 
(kg) 
N 0,20 2,00 
P 0,10 1,00 
K 0,29 2,90 
3.2.2. Năng suất trái cam Sành ở các nghiệm 
thức thí nghiệm 
Hình 1 cho thấy, năng suất trái giữa các nghiệm 
thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 
5%. Nghiệm thức bón phân NPK đưa đến năng suất 
cao khác biệt so với các nghiệm thức còn lại. Ở 
nghiệm thức NK và NP cho năng suất cao hơn so với 
nghiệm thức PK, nhưng thấp hơn có ý nghĩa thống 
kê so với nghiệm thức NPK. Không bón N cho năng 
suất thấp nhất so với bón khuyết các dưỡng chất 
khác. Đáp ứng năng suất của cam Sành với phân N, 
P, K theo thứ tự: N>P=K. Có thể thấy rằng, phân N, 
P, K đóng vai trò quan trọng để gia tăng năng suất 
cây cam Sành. Khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất 
sẽ không đủ để cây cam Sành có thể đạt năng suất 
tối hảo. Do đó, cần phải bón bổ sung thêm phân N, 
P, K cho cây cam Sành trồng với mật độ dày ở Vĩnh 
Long nhằm đạt năng suất tốt nhất và kéo dài thời 
gian thu hoạch của cây. Kết quả nghiên cứu của Ngô 
Ngọc Hưng và ctv (2020) trên cây bưởi Năm Roi cho 
thấy, bón phân N, P, K đã làm gia tăng đường kính 
trái, khối lượng trái, từ đó đưa đến gia tăng năng suất 
trái. 
Hình 1. Năng suất trái cam Sành (tấn/ha) 
3.2.3. Xác định hiệu quả thu hồi phân bón N, P, K 
Kết quả được trình bày trong bảng 8 cho thấy, 
hiệu quả thu hồi của phân bón N, P, K trên cây cam 
Sành theo thứ tự là 45-10-40%. Theo kết quả nghiên 
cứu trên cây có múi trồng ở Ấn Độ của Srivastava 
(2013), hiệu quả thu hồi của phân N, P, K là: 40-10-
50%. So với kết quả nghiên cứu này, hiệu quả thu hồi 
phân N của cây cam Sành cao hơn khoảng 5%, nhưng 
hiệu quả thu hồi phân K lại thấp hơn khoảng 10%. 
Đối với hiệu quả thu hồi của phân P thì chưa có sự 
khác biệt giữa hai nghiên cứu. Hiệu quả thu hồi của 
phân bón P thấp nhất trong ba nguyên tố N, P, K và 
có thể được giải thích là do giá trị pH trong đất thí 
nghiệm khá thấp (<5,0), P sẽ dễ dàng bị cố định bởi 
nguyên tố sắt và nhôm trong đất thành các hợp chất 
khó tan dẫn đến cây trồng khó hấp thu được 
(Sanders et al., 2012). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 42 
Bảng 8. Hiệu quả thu hồi phân bón N, P, K 
Nguyên 
tố 
aTổng lượng hấp thu 
dinh dưỡng ở lô có bón 
phân (kg/ha) 
bTổng hấp thu dinh 
dưỡng ở lô không 
bón phân (kg/ha) 
cLượng phân đã 
bón vào (kg/ha) 
dHiệu quả thu 
hồi của phân 
bón (%) 
N 178 100 173 45 
P 89 66 224 10 
K 258 209 123 40 
Ghi chú: d=(a-b)/c 
3.2.4. Xác định nhu cầu phân N, P, K của cây 
cam Sành Trà Ôn 
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 9 
cho thấy, công thức phân bón N, P, K được xác định 
cho cây cam Sành Trà Ôn trồng mật độ dày là: 311 N 
- 540 P2O5 – 348 K2O (kg/ha). Để xác định được công 
thức phân bón N, P, K của cây cam Sành cần phải có 
số liệu về năng suất mục tiêu của vùng. Theo kết quả 
điều tra về năng suất cam Sành ở Trà Ôn, nhóm năng 
suất chiếm tỷ lệ cao nhất của vùng là 120 tấn/ha 
(Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2020). Dựa vào năng suất 
thu thập từ các nghiệm thức bón khuyết N, P và K; 
cùng với nhu cầu dinh dưỡng để tạo ra 01 tấn trái và 
hiệu quả thu hồi của phân bón N, P, K. Công thức 
phân bón cho cây cam Sành đã được xác định (Bảng 
9). 
So với các khuyến cáo về phân bón N, P, K cho 
cây cam Sành, công thức phân bón được xác định 
trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với các 
nghiên cứu trước đây. Lý do mật độ trồng cam Sành 
hiện nay cao hơn rất nhiều so với trước đây. Hiện nay 
mật độ trồng cam Sành ở Vĩnh Long cao gấp 3 lần so 
với mô hình canh tác truyền thống, khoảng 3.000 
cây/ha (Nguyễn Ngọc Thanh và ctv., 2018). Vì vậy, 
nhu cầu phân bón N, P, K cho cây cam Sành sẽ có sự 
thay đổi rất lớn. 
Bảng 9. Nhu cầu phân NPK của cây cam Sành Trà Ôn 
Năng suất trái cam 
Sành (tấn/ha) 
Tổng hấp thu 
(kg/ha) Nguyên tố 
GYNT GY(0N,0P,0K) 
Nhu cầu NPK 
để tạo ra 1 tấn 
trái (kg) aUNT 
bU0N 
cRE (%) 
dCông thức 
phân bón 
(kg/ha) 
N 50 2,00 240 100 45 311 
P2O5 66 1,00 120 66 10 540 
K2O 
120 
72 2,90 348 209 40 348 
Ghi chú: d=(a-b)/c 
4. KẾT LUẬN 
Năng suất trái của cam Sành trồng ở Trà Ôn – 
Vĩnh Long chỉ đạt cao nhất khi được bón đầy đủ từng 
loại dưỡng chất N, P và K. Đáp ứng năng suất của cây 
cam Sành đối với nghiệm thức phân bón được ghi 
nhận theo thứ tự là NPK>NP=NK>PK. Hiệu quả thu 
hồi (%) của phân N, P và K trên cây cam Sành theo 
thứ tự là: 45-10-40. Công thức phân bón được đề xuất 
cho cây cam Sành trồng với mật độ dày trong nghiên 
cứu là: 311 N - 540 P2O5 – 348 K2O (kg/ha). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh 
Long. Trà Ôn diện tích trồng cam sành tăng nhanh 
qua từng vụ lúa. 
10202016925762. 
2. Das D. K., Maiti D., Phathak H. (2009). Site 
specific nutrient management in rice in Eastern India 
using a modeling approach. Nutrient Cycling in 
Agroecosystems, 83(3): 85-94. 
3. Đặng Kiều Nhân (2014). Báo cáo kết quả dự 
án JICA-SOFRI: “Tăng cường hệ thống khuyến nông 
để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi cho 
nông dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. 51 
trang. 
4. Đường Hồng Dật (2002). Cẩm nang phân bón. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 164 trang. 
5. Ezui K. S., Franke A. C., Mando A., Ahiabor B. 
D. K., Tetteh F. M., Sogbedji J., Janssen B. H., Giller 
K. E. (2016). Fertiliser requirements for balanced 
nutrition of cassava 
across eight locations in West Africa. Field Crops 
Research, 185: 69–78. 
6. Faithfull N. T. (2002). Methods in agricultural 
chemical analysis: A practical handbook CABI, 
Wallingford. pp. 266. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 43 
7. Kumar P., Byju G., Singh B. P., Minhas J. S., 
Dua V. K. (2016). Application of QUEFTS model for 
site-specific nutrient management of NPK in sweet 
potato (Ipomea batatas L.). Communications in Soil 
Science and Plant Analysis, 47:13-14, 1599-1611. 
8. Landon J. R. (1984). Booker Tropical Soil 
Manual. Booker Agriculture International Ltd., 
London, and Longman, Burnt Mill, U.K. 450 pp. 
9. Metson A. J. (1961). Methods of chemical 
analysis of soil survey samples. Govt. Printers, 
Wellington, New Zealand. 207 pages. 
10. Ngô Ngọc Hưng (2009). Tính chất tự nhiên 
và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất 
ĐBSCL. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 471 trang. 
11. Ngô Ngọc Hưng, Đào Hoài Ân, Lê Văn Dang, 
Lê Phước Toàn và Lê Ngọc Quỳnh (2020). Ảnh 
hưởng của bón phân N, P, K đến năng suất trái bưởi 
Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang. Tạp chí Khoa 
học Đất, số chuyên đề: “Hội thảo Khoa học Đất và 
Quản lý đất đai: Thoái hóa đất và giải pháp cải thiện 
tài nguyên đất đai dưới tác động của hạn mặn đến 
phát triển nông nghiệp ĐBSCL” (Số 61. Trang 36-
41). 
12. Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Lê Phước 
Toàn (2020). Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng về 
điều kiện thổ nhưỡng, kỹ thuật canh tác, đáp ứng của 
phân bón trên sinh trưởng và nhu cầu hấp thu dưỡng 
chất của cây cam Sành ở Trà Ôn – Vĩnh Long, thuộc 
dự án: “Phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, cam 
Sành theo chuỗi giá trị với hiệu quả kinh tế cao giai 
đoạn 2017 – 2020”. 50 trang. 
13. Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Võ Thị 
Vân Anh, Nguyễn Văn Lợi và Võ Thị Gương (2018). 
Đánh giá hiện trạng canh tác vườn trồng cam Sành 
tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa 
học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 4(89): 38-
44. 
14. Sanders J. L., Murphy L. S., Noble A., Melgar 
R. J., and Perkins J. (2012). Improving Phosphorus 
use Efficiency with Polymer Technology. Procedia 
Engineering 46: 178 – 184. 
15. Srivastava A. K. (2012). Intergated nutrient 
management in citrus. In: Srivastava A. (eds) 
Advances in Citrus Nutrition. Springer, Dordrecht. 
https://doi.org/10.1007/978-94-007-4171-3_25. 
16. Srivastava A. K. (2013). Site specific nutrient 
management in citrus. Scientific Journal of 
Agricultural. 2(2): 53-67. 
17. Vĩnh Long online ngày 9/8/2016. Trồng cam 
Sành trên đất lúa: Lợi trước mắt, hại lâu dài. 
nghiep/201608/. 
18. Võ Hữu Thoại (2018). Đề xuất quy trình bón 
phân và xây dựng công thức phân N, P, K cho cây 
xoài, nhãn, thanh long và cây có múi. Tài liệu hội 
thảo: Nghiên cứu về dinh dưỡng và xây dựng công 
thức phân bón N, P, K thích hợp cho cây trồng chính 
ở Việt Nam. 
THE N, P, K FERTILIZER REQUIREMENTS OF KING MADARIN (Citrus nobilis) 
CULTIVATED ON HIGH PLANT DENSITY IN VINH LONG PROVINCE 
Huynh Kim Dinh, Nguyen Thanh Tung, 
Le Van Dang, Ngo Ngoc Hung 
Summary 
This study aimed to determine N, P, K fertilizer requirement for king madarin cultivated on high plant 
density in Tra On district – Vinh Long province. The experiment was established in a randomized complete 
block design, four treatments (+NPK, -N, -P, -K) with three replications, each replication including three 
plants. The study has been conducted from february to december 2019. Variety of King madarin trees with 
the age of 4 years and had given fruit for two years. The plant density was 5,000 trees per ha. The results 
show that fruit yield of King Mandarin was highest with full N, P, K application. Yield response of King 
madarin with N, P, K fertilizers was NPK>NP=NK>PK, respectively. The recovery efficiency (%) of N, P, and 
K on King madarin were 45-10-40, respectively. Fertilizer recommendation rate for the King madarin 
cultivated high plant density in this study was 311 N - 540 P2O5 - 348 K2O (kg ha
-1). 
Keywords: High plant densisty, King madarin, recovery efficiency, N, P, K fertilizer, fruit yield. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 9/10/2020 
Ngày thông qua phản biện: 11/11/2020 
Ngày duyệt đăng: 18/11/2020 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_phan_bon_n_p_k_cho_cay_cam_sanh_citrus_nobilis_trong.pdf