Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650
triệu người (khảo sát năm 2007). Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương
đương 7,8% dân số (thống kê của báo điện tử Dân Trí, 20-02-2011). Phần lớn người khuyết
tật tại Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và tham gia học tập ở mức thấp hơn rất nhiều
so với người không khuyết tật. Gần 37% người khuyết tật trưởng thành bị mù chữ so với
tỷ lệ 10% của dân số không khuyết tật (thống kê của USAID, 2009). Người khuyết tật gặp
nhiều khó khăn trong môi trường làm việc, rất ít người có công việc ổn định và thu nhập
thường xuyên. Rất nhiều người khuyết tật không được làm việc ở khối việc làm chính thức.
Nhìn chung, tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp cao hơn khoảng 30%. Với trình độ giáo dục
và đào tạo thấp, hầu hết người khuyết tật phải dựa vào những mối quan hệ gia đình để tìm
việc, gần 33% hộ gia đình có thành viên là người khuyết tật sống dưới mức nghèo (thống
kê của Handicap International, 2009).
Thực tế cho thấy nếu không hòa nhập xã hội, cuộc sống của người khuyết tật sẽ hết
sức khó khăn. Phần lớn xã hội nhìn nhận người khuyết tật là những người không bình
thường và đầy khiếm khuyết, sự kỳ thị này là một trong những lý do lớn để gạt họ ra khỏi
cuộc sống xã hội. Họ không được chăm sóc sức khỏe thỏa đáng, không có bạn bè và thậm
chí không có cơ hội học tập. Do không được tạo điều kiện học tập nên người khuyết tật
thiếu kiến thức và kỹ năng sống, dẫn đến mất cơ hội việc làm và không tham gia vào hoạt
động lao động trong xã hội.
Các nhóm người khuyết tật có nhiều bất cập, thách thức với sự thích ứng trong cuộc
sống do khó khăn về kinh nghiệm sống, về sức khỏe và khả năng thu nhập. Trong khi đó,
sự hòa nhập xã hội là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu giúp người khuyết
tật sống và tồn tại.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Nhu cầu hòa nhập
xã hội của người khuyết tật”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật
trình học phù hợp với người có những khiếm khuyết của bản thân 63 78.8 7 Các tổ chức, công ty tạo điều kiện cho người khuyết tật được làm việc nếu họ đáp ứng được các nhu cầu tuyển dụng đưa ra 62 77.5 “Mong muốn những người xung quanh hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ khi học tập, học nghề” chiếm tỉ lệ cao nhất là 91,2%. Với những người khuyết tật, họ rất cần sự cảm thông sẻ chia, sự giúp đỡ của cộng đồng để có thể hòa nhập với cuộc sống. Người khuyết tật thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, học nghề như nhận thức chậm, cản trở do đặc điểm khiếm khuyết, cơ sở vật chất còn thiếu thốn,... nhưng họ vẫn luôn mong muốn có thể học tốt như người bình thường. Vì vậy sự giúp đỡ, chia sẻ của mọi người xung quanh là động lực rất lớn để người khuyết tật học tập, học nghề tốt. Nhìn chung, tất cả các nhu cầu về học tập, dạy nghề và việc làm ở người khuyết tật đều có tỉ lệ cao (>70%) như mong muốn các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho những người có khiếm khuyết về bản thân được làm việc (90%), mong muốn có được công việc phù hợp với khiếm khuyết của cơ thể để có thu nhập lo cho bản thân (86,2%), mong muốn có những hình thức giáo dục phù hợp với những khiếm khuyết của bản thân (82,5%), Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 203 2.3.2. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh và xây dựng hạnh phúc gia đình Bảng 4: Nhu cầu giao tiếp với bạn bè, những người xung quanh và xây dựng hạnh phúc gia đình STT Nhu cầu Tần số Tỉ lệ (%) 1 Mong được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ 71 88.8 2 Mong muốn có người hiểu, đồng cảm và có thể tiến tới xây dựng cuộc sống gia đình 70 87.5 3 Mong muốn có các phương tiện hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp với những người xung quanh 68 85 4 Mong muốn được tham gia các tổ chức xã hội gắn kết người khuyết tật với nhau và với cộng đồng 61 76.2 5 Mong muốn được mọi người xung quanh đối xử thân thiện hơn 60 75 6 Mong muốn nhận được sự động viên, khuyến khích từ gia đình và xã hội 58 72.5 Nhu cầu được lựa chọn với tỉ lệ cao nhất 88.8% là “mong muốn được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ”. Đây là nhu cầu tiên quyết để người khuyết tật dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết tật thường có rất ít bạn bè, mối quan hệ xã hội cũng hẹp. Họ có nhu cầu được giao lưu, học tập, tạo sự tương tác qua đó tăng thêm cơ hội được thể hiện bản thân, liên kết cùng các cá nhân khác và tự tin chia sẻ những mong muốn, sở thích, tâm tư tình cảm của mình. Người khuyết tật có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng hạnh phúc gia đình khá cao (tất cả đều > 70%): “mong muốn có người hiểu, đồng cảm và có thể tiến tới xây dựng cuộc sống gia đình” (87,5%), “mong muốn có các phương tiện hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp với những người xung quanh”(85%),. Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 204 2.3.3. Nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận, phát huy được khả năng của bản thân Bảng 5: Nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận, phát huy được khả năng của bản thân STT Nhu cầu Tần số Tỉ lệ (%) 1 Mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật 68 85 2 Mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhiều hơn 66 82.5 3 Mong được mọi người xung quanh thừa nhận, tôn trọng 65 81.2 4 Mong muốn được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của bản thân 62 77.5 5 Mong muốn được giúp đỡ để phát triển năng lực của bản thân 58 72.2 Dựa vào bảng thống kê, ta thấy nhu cầu có tỉ lệ lựa chọn cao nhất là “mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật” chiếm 85%. Người khuyết tật có nhu cầu được phát huy các khả năng của bản thân thông qua các chương trình hỗ trợ. Họ rất mong được tiếp cận với các thông tin hỗ trợ này cũng như mong muốn trở thành một phần của chương trình để tham gia giúp đỡ những người khuyết tật khác thực hiện những quyền lợi chính đáng của mình. Nhu cầu được tôn trọng, được thừa nhận, phát huy được khả năng của bản thân người khuyết cũng được thể hiện qua các lựa chọn với tỉ lệ trên 70% như: mong muốn được tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ nhiều hơn (82,5%), mong được mọi người xung quanh thừa nhận, tôn trọng (81,2%), mong muốn được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của bản thân (77,5%), 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội Trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết thì có cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, khi xét đến những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của họ thì có các yếu tố như bảng sau. Bảng 6: Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật STT Yếu tố khách quan Tần số Tỉ lệ (%) 1 Khó có cơ hội để kết hôn, lập gia đình 46 57.5 2 Từ chối không tuyển dụng làm việc dù khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc 41 51.2 3 Không tiếp cận được các cơ hội tự tạo việc làm 40 50 Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 205 4 Ít có cơ hội để học tập, học nghề, nâng cao trình độ bản thân 38 47.5 5 Điều kiện làm việc không công bằng 38 47.5 6 Những người xung quanh coi thường, chọc ghẹo 28 35 7 Môi trường học tập chưa phù hợp với người khuyết tật 27 33.8 8 Không được thừa nhận trong công việc 27 33.8 9 Thường bị áp đặt, không được lắng nghe và tự quyết định các vấn đề của mình 24 30 10 Người thân trong gia đình phân biệt đối xử khi bản thân mình bị khuyết tật 17 21.2 Yếu tố “Khó có cơ hội để kết hôn, lập gia đình” (57.5%) có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu hòa nhập của người khuyết tật. Việc kết hôn và lập gia đình của người khuyết tật gặp rất nhiều rào cản từ gia đình, từ xã hội và từ sự tự ti của chính họ về khiếm khuyết trên cơ thể. Do họ quá nhạy cảm, e ngại nhiều điều như sợ mình không có khả năng sinh con, làm mẹ và đặc biệt là thiếu sự tự tin ở bản thân. Người khuyết tật luôn cảm thấy thiếu cảm giác an toàn cho nên không có sự đảm bảo, không có lòng tin, không dám mạo hiểm đến với tình yêu và xây dựng một gia đình. Người khuyết tật cũng như người bình thường cũng có nhu cầu được yêu thương, được xây dựng hạnh phúc gia đình, tuy nhiên chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra khó khăn cho người khuyết tật trong hôn nhân. Những yếu tố khách quan khác cũng ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật, như: Từ chối không tuyển dụng làm việc dù khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc (51,2%); Không tiếp cận được các cơ hội tự tạo việc làm (50%), điều kiện làm việc không công bằng (47,5%); Những người xung quanh coi thường, chọc ghẹo (35%); Ngoài ra, các yếu tố chủ quan từ chính bản thân họ cũng phần nào làm cản trở nhu cầu hòa nhập của người khuyết tật là: Bảng 7: Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật STT Yếu tố chủ quan Tần số Tỉ lệ (%) 1 Không có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân 48 60 2 Các phương tiện giao tiếp bị hạn chế 41 51.2 3 Nhiều người để ý khi đến nơi công cộng 36 45 4 Trình độ tri thức của bản thân thấp 35 43.8 5 Không có cơ hội giao lưu, kết bạn 31 38.8 6 Tự ti, mặc cảm về bản thân 30 37.5 Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 206 Yếu tố chủ quan cao nhất ảnh hưởng đến nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật là “không có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân” chiếm 60%. Phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện, rất ít người tìm được làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Một mặt, các tổ chức, doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho người khuyết tật trong công việc của bản thân nhưng mặt khác chính bản thân người khuyết tật vẫn chưa nỗ lực để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của công việc. Một số yếu tố khác là trình độ tri thức của bản thân thấp (43,8%), các phương tiện giao tiếp bị hạn chế (51,2%), nhiều người để ý khi đến nơi công cộng, không có cơ hội giao lưu, kết bạn (38,8%), tự ti, mặc cảm về bản thân (37,5%). 2.5. Đề xuất một số giải pháp giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội Bảng 8: Đề xuất giải pháp giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội STT Giải pháp Tần số Tỉ lệ (%) 1 Xã hội cần tạo việc làm hay tạo điều kiện để người khuyết tật tự tạo công việc phù hợp với bản thân 65 81.2 2 Xã hội cần có trung tâm giảng dạy về văn hóa, về nghề nghiệp phù hợp cho người khuyết tật 63 78.8 3 Xã hội cần tạo điều kiện, có những trung tâm cho người khuyết tật giao lưu kết bạn, xây dựng các mối quan hệ hay tiến tới hôn nhân 61 76.2 4 Những người xung quanh cần đối xử công bằng, hòa nhã với người khuyết tật 60 75 5 Thêm nhiều chương trình hướng dẫn các kỹ năng sống, hỗ trợ hòa nhập xã hội cho người khuyết tật 60 75 6 Bản thân cũng phải cố gắng, nỗ lực vượt qua sự tự ti để học tập, làm việc và tạo lập các mối quan hệ 58 72.5 7 Thầy cô, nhà trường tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội nâng cao kiến thức cho bản than 52 65 8 Gia đình gần gũi, hỗ trợ để người khuyết tật được học tập, học nghề 49 61.2 Giải pháp được lựa chọn nhiều nhất là “Xã hội cần tạo việc làm hay tạo điều kiện để người khuyết tật tự tạo công việc phù hợp với bản thân” chiếm 81.2%. Vì bản thân họ có được việc làm tự nuôi sống mình và qua đó khẳng định giá trị của bản thân là một cách rất tốt để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Muốn vậy, bản thân sự nỗ lực của người khuyết tật và gia đình là chưa đủ mà rất cần sự chung tay của xã hội, và đặc biệt là các doanh nghiệp với tư cách những người tiên phong tạo cơ hội, trao niềm tin cho người khuyết tật làm việc chứ không phải tạo một công việc cho có, theo kiểu nhìn nhận đó là việc từ thiện. Việc người khuyết tật tự tạo việc làm, tiếp cận nguồn vốn vay nhằm ổn định Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 207 cuộc sống hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Để giải quyết tình trạng trên, chúng ta cần giảm bớt thủ tục hành chính, giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, qua đó tạo bước đệm để họ từng bước ổn định cuộc sống. Một số giải pháp khác cũng có tỉ lệ lựa chọn cao là: Xã hội cần có trung tâm giảng dạy về văn hóa, về nghề nghiệp phù hợp cho người khuyết tật(78,8%), những người xung quanh cần đối xử công bằng, hòa nhã với người khuyết tật (75,5%), xã hội cần tạo điều kiện, có những trung tâm cho người khuyết tật giao lưu kết bạn, xây dựng các mối quan hệ hay tiến tới hôn nhân (76,5%), KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu cho thấy đa số những khó khăn hay nhu cầu để để hòa nhập xã hội của người khuyết tật đều liên quan đến học nghề và việc làm, cụ thể là khó khăn lớn nhất mà người khuyết tật gặp phải là: “tìm việc làm”(78,8%); “Mong muốn những người xung quanh hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ khi học tập, học nghề” (91,2%); Mong muốn các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho những người có khiếm khuyết về bản thân được làm việc (90%). Một số nhu cầu chiếm tỉ lệ cao như: Mong được hòa nhập, giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh để tạo dựng các mối quan hệ (88.8%); Mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật (85%). Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội của người khuyết tật là: Khó có cơ hội để kết hôn, lập gia đình (57.5%); “không có việc làm ổn định để nuôi sống bản thân” (60%). Chính vì vậy, giải pháp để giúp người khuyết tật hòa nhập tốt hơn là: “Xã hội cần có trung tâm giảng dạy về văn hóa, về nghề nghiệp phù hợp cho người khuyết tật, xã hội cần tạo việc làm hay tạo điều kiện để người khuyết tật tự tạo công việc phù hợp với bản thân, những người xung quanh cần đối xử công bằng, hòa nhã với người khuyết tật, xã hội cần tạo điều kiện, có những trung tâm cho người khuyết tật giao lưu kết bạn, xây dựng các mối quan hệ hay tiến tới hôn nhân. 2. Kiến nghị Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức phi chính phủ để xây dựng các chương trình hỗ trợ người khuyết tật học nghề và tìm việc làm. Thông báo rộng rãi các chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Cộng đồng và xã hội nên thể hiện sự tôn trọng, sự công bằng với người khuyết tật, thay đổi cách nhìn một cách tích cực, đầy thiện chí và quan tâm họ nhiều hơn. Chính bản thân người khuyết tật nên mở lòng để đón nhận sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ của người khác, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ dành cho người khuyết tật để tạo dựng các mối quan hệ và gắn kết với mọi người rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt trên cơ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hội thảo khoa học sinh viên lần IX – năm 2016 Trường Đại học Văn Hiến 208 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quản lý giáo dục hòa nhập, NXB Phụ nữ 2. Vũ Dũng (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay, NXB Từ điển Bách khoa. 3. D. Romer, T.Heller, Social adaptation of mentally retarded adults in community settings: Asocial – ecological approach. 4. Diane Mulligan and Victoria Martin (2007), Sightsavers, Disability and Social Inclusion: Questions and Answers 5. Eleanor Simonsick, Judith Kasper & Caroline Phillips (1997), Physical disability and social interaction : Factors associated with low social contact and home confinement in disabled older women. 7. Employment and social affairs European Commission (2004), Joint report on social inclusion.Đọc từ: _2003_en.pdf 8. Dương Thị Diệu Hoa (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển.NXB Đại học Sư phạm 9. Lê Minh Hằng (2013), Giáo dục hòa nhập – cánh của rộng mở cho trẻ em khuyết tật tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu. 10. Racino. J. (1999). Integration. "Policy, Program Evaluation and Research in Disability: Community Support for All". (pp.8-9). London: Haworth Press 11. Trần Tuấn Lộ (2016), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia TPHCM. 12. PeaceDialogue (02 Jan. 2015), UN News Center. UN 13. Nguyễn Thị Thoa (2011), Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính trên địa bàn tỉnh Đăklăk, đề tài nghiên cứu. 14. Nguyễn Thị Minh Thủy, Trần Trọng Hải (2013) , Nhu cầu trợ giúp trong sinh hoạt và hòa nhập xã hội của người khuyết tật, Tạp chí Y tế công cộng, số 28. 15. Toshiyuki Uwano (2015), Hòa nhập xã hội ở Việt Nam, nhìn từ quan điểm của tiếp cận. 16. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (2006), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật 18. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học quốc qia Hà Nội 19. Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tân tật Việt Nam (NCCD) (2006), Công ước về quyền của người khuyết tật 2006, NXB Lao động - Xã hội.
File đính kèm:
- nhu_cau_hoa_nhap_xa_hoi_cua_nguoi_khuyet_tat.pdf