Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam

Bài viết đưa ra nhận xét ban đầu về chính sách kinh tế của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống

mới giai đoạn 2021 - 2025. Đây là giai đoạn có những điều chỉnh quan trọng theo hướng giảm

thiểu các khác biệt và xung đột giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác. Chính sách này có tác

động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam vì Việt Nam là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ.

Việc đưa ra những nhận xét ban đầu tạo căn cứ để Việt Nam chuẩn bị các chính sách phù hợp

nhằm triệt để khai thác tiềm năng phát triển của hai nước phù hợp với giai đoạn phát triển mới

của hai nước và xu hướng thế giới.

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 8

Trang 8

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 9

Trang 9

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 5020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam

Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021-2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam
át từ quy mô thương mại giữa hai nước có sự gia tăng đáng 
kể về quy mô hoàn toàn phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước sau 26 năm 
bình thường hóa quan hệ. Việt Nam có thể là trường hợp quan trọng để Mỹ điều chỉnh quy định 
pháp luật về thương mại. Điều này có thể đạt được dựa trên nỗ lực Việt Nam tăng cường gặp gỡ, 
trao đổi, vận động, đàm phán với phía Mỹ để tăng cường, mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại 
lên quy mô và phạm vi (tầm cao) mới. Ở mức độ lớn hơn, Việt Nam và Mỹ có thể nâng cấp Hiệp 
định thương mại song phương Việt - Mỹ lên phiên bản mới có nội dung rộng hơn. 
•	 KHẢ NĂNG 3 (XẤU NHẤT): Kịch bản này có khả năng xảy ra rất thấp theo quan 
điểm tác giả vì Biden theo quan điểm Chiến lược đại dương xanh nhiều hơn, giảm thiểu 
tình trạng xung đột, mâu thuẫn không cần thiết, nhưng không có nghĩa là không áp dụng 
khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật Mỹ. Mỹ là nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ và nghiêm 
minh cho nên ý thức tuân thủ quy định pháp luật rất cao. Thứ tự ưu tiên các biện pháp đánh thuế 
hay phòng vệ thương mại khác này có thể ban đầu áp dụng với Trung Quốc là đối tác xuất khẩu 
lớn nhất hàng hóa sang Mỹ. Sau khi áp dụng các biện pháp thành công, khẳng định hiệu năng 
của biện pháp, sẽ áp dụng với các nước khác trong đó có Việt Nam. Nếu Mỹ áp dụng cách đối 
xử với một quốc gia thành viên WTO như thế nào thì cũng áp dụng với các thành viên khác như 
thế, trừ trường hợp đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển. Mỹ gia tăng và áp 
dụng quyết liệt các biện pháp để giảm thâm hụt thương mại với Việt Nam như đánh thuế ít nhất 
25% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, tiến hành điều tra để phòng vệ thương mại, áp dụng 
các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế chống lẫn tránh các biện pháp phòng vệ 
thương mại và gian lận xuất xứ. Mỹ điều tra và cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Bên cạnh 
đó, Mỹ có thể lấy lý do Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường (NME) và thực tế Mỹ chưa 
công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam mặc dù đã có tuyên bố nền kinh tế thị trường 
Việt Nam từ ngày 31/12/2018 – kể từ thời điểm phát sinh vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ đối 
với mặt hàng cá tra của Việt Nam trên thị trường Mỹ năm 2002. Đây là các biện pháp cứng rắn 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
204
có thể làm sụt giảm nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, gây ùn ứ, dư thừa hàng hóa, 
giảm giá hàng trong nước, gây suy giảm việc làm, thậm chí thất nghiệp. Các cuộc giải cứu đối 
với tình trạng hàng hóa ứ động có thể diễn ra như đã tiến hành đối với mặt hàng dưa hấu, thanh 
long, vải thiều đã từng xảy ra. 
3. CÁC BIỆN PHÁP MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VƯỚNG 
MẮC TRONG QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VỚI MỸ
Các biện pháp Việt Nam có thể sử dụng để giải quyết các vướng mắc trong quan hệ kinh tế 
với Mỹ phụ thuộc trực tiếp và chủ yếu vào cách ứng xử của Mỹ. Mỹ là một nước lớn cho nên 
các quyết định của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. Mỹ là 
đối tác nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, trung bình mỗi năm nhập 40 - 50 tỷ đô la Mỹ 
(khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước hàng năm) cho nên bất kỳ biện pháp nào của 
Mỹ áp dụng nhằm làm giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đều có tác động rất lớn 
đến cả nền kinh tế Việt Nam.
Cần dựa vào từng kịch bản trong 3 kịch bản trên đây để đưa ra các giải pháp tương ứng. 
Với khả năng 1 (bình thường): Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang 
Mỹ trên cơ sở đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Mỹ, nhất là các tiểu bang có khả năng tiêu thụ lớn 
hàng Việt Nam như California, New York; kết nối với mạng lưới tiêu thụ với từng tiểu bang, 
tuân thủ các quy định về hàng rào kỹ thuật thương mại, vệ sinh dịch tễ, môi trường; coi trọng 
khai thác nguồn lực Việt kiều tại Mỹ để tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư Việt - Mỹ hiệu 
quả. Trong điều kiện Mỹ thực hiện gói cứu trợ 1.900 tỷ đô la Mỹ, cần có lượng hàng đủ lớn để 
đáp ứng nhu cầu người dân Mỹ khi sử dụng gói giải cứu này. Đây là cơ hội rất lớn, cần nắm bắt 
kịp thời để đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang Mỹ, tăng thu ngoại tệ, giải quyết việc làm và cải thiện 
thu nhập của người lao động, đồng thời có cơ hội đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng 
Mỹ trong đại dịch. Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ luồng hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc 
chuyển tải qua Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ để tránh bị đánh thuế chống lẩn tránh thuế và các 
biện pháp phòng vệ thương mại làm giảm lòng tin trong hiệu năng thể chế thương mại quốc tế 
của Việt Nam.
Với khả năng 2 (tốt nhất): Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với Mỹ với mọi cấp độ cần thiết 
để đàm phán chỉnh sửa một số quy định quá chặt chẽ để không bị cáo buộc như bán phá giá, bán 
trợ cấp tương xứng với quy mô quan hệ thương mại và đầu tư ngày càng tăng lên giữa hai 
nước. Cần có biện pháp đấu tranh ngoại giao, thậm chí là vận động hành lang để nâng cấp Hiệp 
định thương mại song phương gắn với tình hình mới cũng như quy mô thương mại và đầu tư 
đang tăng lên đáng kể. Có thể xúc tiến đàm phán để ký kết hiệp định đầu tư song phương Việt - 
Mỹ. Đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực, chủ động thâm nhập sâu thị trường Mỹ. Việc 
tăng cường và phát triển sâu quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư của hai nước là cách thức để 
tạo lợi ích lớn hơn đối với hai bên theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và khai thác triệt để nhiều 
cơ hội mới đang mở ra giữa hai nước.
Vơi khả năng 3 (xấu nhất): Mặc dù khả năng xảy ra kịch bản này không cao nhưng không 
loại trừ hoàn toàn khả năng xảy ra của nó. Tính chất biến động, khó lường của các quan hệ kinh 
tế quốc tế như là một trạng thái tuyệt đối. Khả năng này xảy ra sau khi Mỹ đã giải quyết gần như 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
205
cơ bản vấn đề căng thẳng thương mại với Trung Quốc và Trung Quốc phải chấp thuận các đề 
xuất của Mỹ. Nghĩa là sau khi xử lý được căng thẳng thương mại với Trung Quốc theo hướng 
duy trì đỉnh cao của đề xuất hay yêu cầu của Mỹ và sau đó giảm dần nếu có cơ hội tốt hơn thay 
thế cho việc đánh thuế theo cách xử lý của kiểu tư duy chiến lược đại dương xanh, Mỹ sẽ quay 
lại với trường hợp của các nước có hành vi thương mại không công bằng mà Việt Nam có thể 
nằm trong danh sách này. Chính vì thế, Việt Nam cần có bộ phận có trình độ chuyên nghiệp rất 
cao và cơ chế cảnh báo sớm về khả năng bán phá giá, bán hàng trợ cấp, lẩn tránh thuế và gian 
lận xuất xứ thông qua bộ phận cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ (Bộ Công Thương). Bộ phận này 
cần thường xuyên theo dõi và cung cấp thông tin cũng như tư vấn chiến lược và chính sách để 
đưa ra cảnh báo sớm nhất có thể nhằm tránh tình trạng bị động. Việt Nam cần chủ động gia tăng 
nhập khẩu quy mô lớn hàng hóa từ Mỹ, nhất là máy móc, thiết bị hiện đại về năng lượng mới, 
công nghệ cao, tinh xảo để hiện đại hóa nền kinh tế. Đồng thời, cần tránh tình trạng để thặng dư 
thương mại quá lớn và lấy chỉ số thặng dư thương mại so với GDP, thặng dư tài khoản vãng lai 
và việc mua ngoại tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở với quy mô lớn bị coi là thao túng tiền 
tệ làm tiêu chuẩn điều chỉnh chính sách. Cần mở rộng quan hệ với các đối tác khác ngoài Mỹ 
nhằm tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ. Việt Nam cần có kế hoạch tìm hiểu quan điểm 
và cách thức để Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, tránh bị coi là nền kinh tế 
phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam cần chủ 
động kết nối với các hiệp hội nghề nghiệp ở Mỹ để hiểu rõ thái độ của họ khi khởi kiện về các 
hành vi bị coi là thương mại không công bằng. Cần tăng cường cơ chế đối thoại, diễn đàn trao 
đổi, giao lưu thông tin, hợp tác toàn diện và cơ chế tham vấn từ nhiều phía như doanh nghiệp, 
người tiêu dùng, hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các đối tượng hữu quan khác 
để có thể nhanh chóng phát hiện vấn đề trước khi bị coi là chạm phải lằn ranh pháp luật (bị tuýt 
còi) của Mỹ. Các hoạt động giao lưu, hỗ trợ người dân Mỹ trong đại dịch cần được thực hiện để 
gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam coi trọng 
nhiều hơn thu hút đầu tư từ Mỹ để tăng lợi ích của giới đầu tư Mỹ tại Việt Nam nhằm giảm bớt 
căng thẳng trong quan hệ thương mại hai chiều khi có tác động hay thay đổi bất lợi. Cần có cách 
tiếp cận nhiều chiều trong xử lý quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ khi Mỹ coi trọng quan hệ 
đa phương. Việt Nam có thể đề xuất Mỹ tham gia CPTPP hoặc các cơ chế đa phương khác như 
RCEP hay mở rộng Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở để tăng 
cường quan hệ nhiều chiều Việt - Mỹ. 
4. KẾT LUẬN
Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ bước sang một giai đoạn mới từ năm 2021. Đây là giai đoạn sắp 
kết thúc đại dịch COVID-19 và cả hai nền kinh tế cùng bước vào giai đoạn phát triển mới. Do đó, 
cần có phương thức hợp tác hiệu quả trong bối cảnh Mỹ có Tổng thống mới và Việt Nam thành 
công trong tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 13. Mỹ là một trong những đối tác lớn của Việt Nam có 
ảnh hưởng đáng kể đến vị thế tổng hợp của Việt Nam trong điều kiện phát triển mới.
Việt Nam và Hoa Kỳ có quan hệ bình thường hóa được 26 năm. Các quan hệ kinh tế thương 
mại, đầu tư, hợp tác khoa học kỹ thuật, dịch vụ phát triển mạnh phù hợp với nhu cầu và lợi ích của 
nhân dân hai nước và thế giới song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Hai nền kinh 
tế có rất nhiều cơ hội để phát triển, vừa bổ sung, vừa cạnh tranh và vừa cũng phát triển bền vững.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
206
Trong nhiệm kỳ mới của Tổng thống Biden, có 3 kịch bản quan hệ kinh tế thương mại hai 
nước. Kịch bản bình thường dễ xảy ra đang ở hiện tại. Kịch bản tốt nhất khi Mỹ có những ưu đãi 
cao hơn với Việt Nam với khả năng không lớn. Kịch bản xấu nhất là Mỹ áp dụng các công cụ 
và biện pháp để giảm thâm hụt thương mại gây bất lợi cho Viêt Nam, cáo buộc thao tính tiền tệ, 
chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thuế, tránh biện pháp chống gian lận xuất xứ và biện 
pháp phòng vệ thương mại. Kịch bản này ít xảy ra vì hậu quả rất nặng nề, nhờ bản chất chiến lược 
ôn hòa (đại dương xanh) của Biden. Xác suất xảy ra kịch bản này không cao, nhưng không có gì 
là không thể trong thế giới bất định. Việt Nam đang trong giai đoạn cất cánh cho nên xuất khẩu 
có thể tăng ngoài kỳ vọng, trong đó có xuất khẩu sang Mỹ. Vì vậy, Việt Nam cần chuẩn bị cảnh 
báo, sẵn sàng các điều kiện để giảm thiểu các biện pháp điều chỉnh thâm hụt thương mại với Việt 
Nam, biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Do đó, 
các giải pháp cảnh báo sớm các mặt hàng xuất khẩu có khả năng vi phạm quy định thương mại 
công bằng của Mỹ, phòng ngừa, ngoại giao, mở rộng quan hệ toàn diện, giảm thâm hụt thương 
mại cho phía Mỹ bằng cách mua hàng từ Mỹ nhiều hơn, cân bằng cán cân thỏa đáng, coi trọng 
đàm phán để loại bỏ quy chế kinh tế phi thị trường, nâng cấp hiệp định hiện có và xúc tiến ký kết 
hiệp định mới, tham gia các diễn đàn đa phương do Mỹ dẫn đầu Nên sử dụng nhiều hơn diễn 
đàn khoa học, nhà khoa học, tư vấn pháp luật và chính sách, áp dụng kinh nghiệm quốc tế để phát 
triển quan hệ Việt - Mỹ và kinh tế thương mại cả về quy mô và phạm vi mới đúng với tiềm năng 
hai nước và nguyện vọng, lợi ích của nhân dân hai quốc gia 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Chính phủ (2021), Bộ Công Thương: Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá tôm với 
một doanh nghiệp Việt Nam, <
khong-ap-thue-chong-ban-pha-gia-tom-voi-1-DN-Viet-Nam/423736.vgp>.
2. Báo Công Thương (2021), Tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu hơn 28 tỷ USD, tăng 55% so 
cùng kỳ, https://congthuong.vn/thang-dau-nam-viet-nam-xuat-khau-hon-28-ti-usd-tang-55-
so-cung-ky-152566.html.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội XIII, <
portal/chinhphu/congdan/layykienveduthaovankiendaihocdang>.
4. Đức Minh (2021), Mỹ, Canada áp thuế chống bán phá giá với hàng hóa Việt Nam, <https://
vnexpress.net/my-canada-ap-thue-chong-ban-pha-gia-voi-hang-hoa-viet-nam-4232514.
html>.
5. Hoa Quỳnh (2021), Bộ Công Thương: Hoan nghênh Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá 
giá tôm xuất khẩu Minh Phú, <https://congthuong.vn/bo-cong-thuong-hoan-nghenh-hoa-ky-
khong-ap-thue-chong-ban-pha-gia-tom-xuat-khau-minh-phu-152526.html>.
6. Insead (2015), Want to Create a Blue Ocean? Avoid These Six Red Ocean Traps, <https://
knowledge.insead.edu/node/4082/pdf>. 
7. Kim, W.C. và Mauborgne, R. (2004), Chiến lược đại dương xanh, <
ximb.ac.in/users/fac/Amar/AmarNayak.nsf/dd5cab6801f1723585256474005327c8/ 
456e5a8383adcf07652576a0004d9ba5/$FILE/Blue%20Ocean%20Strategy.pdf>.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
207
8. Lan Phương (TTXVN/Vietnam+) (2020), Ông Biden: Mỹ vẫn duy trì mức thuế 25% với 
hàng hóa Trung Quốc, <https://www.vietnamplus.vn/ong-biden-my-van-duy-tri-muc-thue-
25-voi-hang-hoa-trung-quoc/680053.vnp>. 
9. Nguyễn Thường Lạng (2021), Kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn vươn tới 
mốc 1.000 tỷ USD, <https://congthuong.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-cua-viet-nam-se-
con-vuon-toi-moc-1000-ty-usd-150695.html>.
10. Nguyễn Thường Lạng (2020), Cáo buộc thao túng tiền tệ: Sự lựa chọn nào của Việt Nam, <https://
vov.vn/kinh-te/cao-buoc-thao-tung-tien-te-su-lua-chon-nao-cua-viet-nam-826367.vov>.
11. NYPost (2021), Phe Dân chủ bối rối ngày cuối luận tội Trump, <https://vnexpress.net/phe-
dan-chu-boi-roi-ngay-cuoi-luan-toi-trump-4235313.html>.
12. Mankiw G. N. (2008), Microeconomics, South - Western Cengage Learning, pp. 79, 168-170.
13. Phạm Lữ (2021), Tân Tổng Giám đốc và cơ hội mới cho WTO, <https://thanhnien.vn/the-
gioi/tan-tong-giam-doc-va-co-hoi-moi-cho-wto-1342617.html>.
14. Porter, M. (1990), Năng lực cạnh tranh quốc gia, Bản dịch của Nhà xuất bản Trẻ.
15. Quang Dũng/VOV-Paris (2021), Hội nghị thượng đỉnh G7 - Cơ hội để phương Tây hàn gắn, 
. 
16. Quốc hội (2020), Chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, <
gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48617&idcm=136>. 
17. Quỹ tiền tệ quốc tế (2021), World Economic Outlook Update, <https://www.imf.org/en/
Publications/WEO/Issues/2021/01/26/2021-world-economic-outlook-update>.
18. Tạp chí Tài chính (2020), Mỹ “đòi” Trung Quốc xoá nợ để bồi thường cho thiệt hại do 
COVID-19, <https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/my-doi-trung-quoc-xoa-no-de-boi-
thuong-cho-thiet-hai-do-covid19-322735.html>.
19. US Congress (2015), Trade facilitation and trade enforcement act of 2015, <https://www.
congress.gov/114/plaws/publ125/PLAW-114publ125.pdf>.
20. WHO (2021), Number at the glance, <https://www.who.int/emergencies/diseases/
novel-coronavirus-2019?gclid=CjwKCAiAmrOBBhA0EiwArn3mfMMK_fq-
8iPrW0Zie6mbHi5Wro_LYq1YxbTCaH8VkXrWv11KLZQbmxoC4CsQAvD_BwE>. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_ban_dau_chinh_sach_kinh_te_hoa_ky_giai_doan_2021_20.pdf