Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch

Kế toán chi phí môi trường đang là một phương phấp hết sức mới mẻ ở

Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Do

đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng kế

toán chi phí môi trường hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày

càng đứng vững trên thương trường và khẳng định vị thế của mình trong

lĩnh vực du lịch - nhà hàng - khách sạn.

Nội dung của bài viết sẽ trình bày các nhân tố khách quan và chủ quan

tác động đến việc vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh

nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch - nhà hàng - khách sạn trên địa bàn thành

phố Bà Rịã.

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch trang 1

Trang 1

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch trang 2

Trang 2

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch trang 3

Trang 3

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch trang 4

Trang 4

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 8600
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch

Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp du lịch
iệc 
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan 
có thẩm quyền đối với hoạt động 
môi trường của đơn vị nhằm đảm 
bảo kinh doanh đúng pháp luật, 
canh tranh lành manh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán chi phí môi
trường trong các doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực kinh doanh du lịch
- nhà hàng - khách sạn trên thành 
phố Bà Rịa. Từ đó, tác giả nghiên 
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
việc vận dụng kế toán chi phí môi 
trường trong các doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực kinh doanh du lịch
- nhà hàng - khách sạn trên thành 
phố Bà Rịa.
5. Phạm vi nghiên cứu
Công tác kế toán tài chính và kế 
toán quản trị tại các doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực kinh doanh du lịch
- nhà hàng - khách sạn trên thành 
phố Bà Rịa.
6. Các nhân tố tác động đến 
việc vận dụng kế toán chi phí môi 
trường
Thứ nhất, nhận thức của nhà 
quản trị doanh nghiệp đối với các 
vẩn đề môi trường: KTCPMT nói 
chung được thiết kế trước hết nhằm 
trợ giúp cho quản lý môi trường và 
quản lý các đối tượng môi trường 
trong DN. Vai ừò của KTCPMT, 
như đã phân tích, ngày càng ừở nên 
quan trọng đối với khu vực sản 
xuất, nhưng không nhận được sự 
quan tâm như nhau ở tất cả các DN. 
Điều này bắt nguồn từ việc các nhà 
quản lý cho rằng chi phí môi 
trường tại đơn vị của họ là không 
đáng kể, đặc biệt là dưới góc độ tài 
chính. Vì vậy, có thể cho rằng, nếu 
như chi phí môi trường được cho là 
không trọng yếu, các quyết định về 
quản lý chi phí môi trường chắc 
chắn sẽ không được thực hiện.
Neu một nhà quản trị không 
nhận thức được các lợi ích do kế 
toán môi trường mang lại thì 
KTCPMT sẽ ít khả năng được ứng 
dụng cho mục tiêu quản lý chi phí 
môi trường. Vì thế, nhận biết tầm 
quan trọng của CPMT trong nội bộ 
tổ chức giữ vai trò quan trọng trong 
việc thúc đẩy áp dụng KTCPMT. 
Đó chính là một nhân tố cơ bản ảnh 
hưởng tới khả năng áp dụng 
KTCPMT trong DN.
Thứ hai, nhân tố hiệu quả tài 
chính: Liên quan đến khả năng áp 
dụng KTCPMT trong DN, cũng có 
những ý kiến cho rằng, các khó 
khăn về tài chính cũng tạo ra những 
áp lực cho các nhà quản lý trong 
việc phải gia tăng lợi nhuận, vì thế 
không khuyến khích họ chú trọng 
tới cải thiện và đo lường hiệu quả 
phi tài chính, trong đó có hiệu quả 
môi trường. Mặc dù KTCPMT có 
khả năng cải thiện hiệu quả tài 
chính và hiệu quả môi trường, 
nhưng nó không được nhấn mạnh 
khi một tổ chức đang phải đối diện 
vói các áp lực tài chính. Vì thế có 
thể nói, các cân nhắc tới hiệu quả 
tài chính cũng là nhân tố tiềm tàng 
có ảnh hưởng tới khả năng áp dụng 
KTCPMT trong DN.
Thứ ba, khả năng thu thập, xử 
lý và cung cấp thông tin: Các cản 
trở về thu thập, xử lý thông tin phát 
sinh chủ yếu từ bản chất của các 
khoản chi phí môi trường. Ngoại 
trừ một số khoản chi phí có thể xác 
định trực tiếp là chi phí môi trường 
hay chi phí cá thế, hầu hết các 
khoản chi phí còn lại khó có thể 
phân loại một cách rõ ràng do xuất 
phát từ bản chất không rõ ràng của 
chi phí môi trường. Vì thế, các khó 
khăn trong quá trình thu thập, xử lý 
thông tin được cho là một nhân tố 
ảnh hưởng tới khả năng áp dụng 
KTCPMT. Việc thiếu vắng các 
phương tiện đo lường và các quy 
định về đo lường liên quan đến các 
khoản chi phí môi trường tại DN, 
sẽ gây không ít khó khăn cho kế 
toán trong thu thập thông tin và 
cung cấp thông tin cụ thể hơn về 
chi phí môi trường. Các thông tin 
đồng bộ phục vụ cho quản lý và 
KTCPMT phải là một hệ thống 
thông tin bao gồm cả các đo lường 
hiện vật và đo lường giá trị.
Các khó khăn trong thu thập, xử 
lý và cung cấp thông tin về CPMT 
có thể khắc phục thông qua việc áp
dụng đồng bộ các phương tiện đo 
lường cần thiết, các cải tiến ừong 
ghi chép kế toán và trong lựa chọn 
tiêu chuẩn phân bổ. Không có các 
kỹ thuật hỗ trợ, việc thu thập các 
thông tin sẽ là một ừong những 
nhân tố cản trở áp dụng KTCPMT 
trong thực tiễn.
Thứ tư, áp lực từ bên ngoài 
doanh nghiệp: Các lý thuyết thể 
chế, hợp pháp và các bên liên 
quan đều chỉ ra rằng, sự thay đổi 
trong môi trường pháp luật (chính 
trị) sẽ tạo ra các áp lực dẫn đến sự 
thay đổi trong khuôn mẫu cũng 
như trong thực hành quản lý của 
một tổ chức, trong đó có kế toán. 
M ặt khác, áp lực từ các bên có 
liên quan như chính phủ, cơ quan 
tài chính, tổ chức môi trường, 
cộng đồng và chính quyền địa 
phương,... buộc các DN phải áp 
dụng KTCPMT ở các mức độ 
khác nhau để đảm bảo tính hợp 
pháp (phù hợp với các chuẩn mực 
và giá trị xã hội) trong hoạt động 
của mình. Các áp lực của luật 
pháp về môi trường đã buộc các 
DN phản ứng lại bằng cách áp 
dụng KTCPMT ở các mức độ 
khác nhau.
Ngược lại, nếu không có các áp 
lực đó, kế toán môi trường có thể 
sẽ không được áp dụng khi mà lợi 
ích từ việc áp dụng KTCPMT chưa 
thực sự rõ ràng. Việc thiếu vắng các 
áp lực thể chế, có thể giải thích vì 
sao KTCPMT không được áp dụng 
ở nhiều DN. Nếu một tổ chức 
không chịu bất kỳ sức ép nào từ 
chính phủ hoặc các cơ quan quản lý 
Nhà nước về việc phải nộp khoản 
tiền phạt tương đối lớn khi không 
công khai các thông tin về môi 
trường, họ sẽ không có động cơ 
thay đổi hệ thống kế toán cũng như 
cách thực hành kế toán hiện tại, vì 
KTCPMT khi đó không trở thành 
một nguyên tắc hoặc chuẩn mực 
trong hoạt động của tổ chức. Các
áp lực này có thể xuất phát từ sự 
cưỡng chế hoặc tự nguyện của DN 
để thực thi các chiến lược môi 
trường phù họp với các chuẩn mực 
và giá trị xã hội. Các tổ chức tiêu 
dùng các nguồn lực xã hội, và xã 
hội sẽ đánh giá giá trị của các tổ 
chức ở khía cạnh tạo ra lợi ích cho 
cộng đồng và phù họp với pháp 
luật. Vì thế, các tổ chức phải nỗ lực 
để đảm bảo sự phù hợp giữa các giá 
trị của xã hội với các giá trị của tổ 
chức và với các chuẩn mực có thể 
chấp nhận.
Sự phù họp giữa các giá trị xã 
hội, giá trị tổ chức và các chuẩn 
mực có thể là cơ sở cho sự tồn tại 
và tiếp tục hoạt động của DN. Các 
DN phải đáp ứng lại kỳ vọng đó, 
bằng cách theo đuổi các chiến lược 
phù họp với các chuẩn mực và giá 
trị của xã hội. Áp lực từ người tiêu 
dùng và áp lực từ người sử dụng 
báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến 
khả năng áp dụng KTCPMT có ảnh 
hưởng thuận chiều tới việc áp dụng 
loại kế toán này. Tóm lại, áp lực từ 
các bên liên quan đối với KTCPMT 
là một trong những nhân tố quan 
trọng ảnh hưởng tới khả năng áp 
dụng KTCPMT trong DN.
Thứ năm, áp lực từ nội bộ 
doanh nghiệp: KTCPMT được 
thực hiện giúp cho DN đạt được 
các mục tiêu về môi trường. Các 
nhân tố từ áp lực nội bộ trong DN 
bao gồm: cơ chế chịu trách nhiệm 
về môi trường; gắn kết các yếu tố 
môi trường ừong hoạch định kế 
hoạch chiến lược; và người khởi 
xướng, lãnh đạo hệ thống kế toán 
và quản lý đang vận hành tại các 
đơn vị đòi hỏi phải có gắn kết trách 
nhiệm của các nhà quản lý đối với 
hiệu quả môi trường của họ. cần có 
một người phụ trách, hoặc đứng 
đầu bộ phận có một khuôn mẫu về 
chiến lược môi trường hoặc dự toán 
môi trường trong các kế hoạch làm 
việc. Vì thế, rất cần có một cơ chế
chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, các 
DN cũng cần có các chiến lược môi 
trường, có sự gắn kết các yếu tố 
môi trường trong hoạch định kế 
hoạch chiến lược. Chiến lược môi 
trường có thể được phân loại theo 
cách thức hành động vì thế được 
đặt dưới 2 dạng: phản ứng hay 
phòng vệ (reactive) và chủ động 
hay tự nguyện (proactive). Các DN 
có thể tự nguyện thiết kế lại quá 
trình hoạt động, quá trình sản xuất, 
hoặc thiết kế lại sản phẩm nhằm 
giảm các tác động môi trường, 
hoặc chuẩn bị cho các quy định 
mới về môi trường. Các hành động 
đó có thể được nhìn nhận như là 
chiến lược chủ động về môi trường 
(proactive strategy). Khi các DN 
lựa chọn chiến lược chủ động, 
nhiều khả năng họ phải điều chỉnh, 
hoặc thay đổi hệ thống kế toán cho 
phù họp với chiến lược mà DN 
đang theo đuổi và vì thế cũng phải 
tổ chức lại cách thức thực hành kế 
toán. Nếu như một DN gắn kết các 
vấn đề môi trường vào chiến lược 
kinh doanh và thực hiện các 
chương trình, hành động để hỗ ừợ 
cho thực thi chiến lược môi trường, 
thì hệ thống kế toán với tư cách là 
một công cụ quản lý cũng sẽ có 
những sự thay đổi để có thể cung 
cấp thông tin một cách thích đáng 
hơn cho chiến lược hoạt động (đã 
thay đổi) của DN.
Tóm lại, môi trường đã trở 
thành vấn đề quan trọng và cấp 
thiết hiện nay, nhiều quốc gia đã 
gắn kết các vấn đề môi trường vào 
hệ thống kế toán truyền thống của 
DN đang được áp dụng. Kế toán 
môi trường tại Việt Nam là một lĩnh 
vực mới, có vai trò quan trọng đối 
với quản trị DN và các đối tượng 
có lợi ích trực tiếp và gián tiếp bên 
ngoài đơn vị trong việc ra quyết 
định. KTCPMT chỉ được phát huy 
tốt nhất khi thông tin KTCPMT 
được cung cấp đầy đủ, kịp thời,
minh bạch, đảm bảo sự tin cậy cho 
người sử dụng. Tính đầy đủ, kịp 
thời, độ tin cậy của thông tin 
KTCPMT phần lớn phụ thuộc vào 
chất lượng, hiệu quả của tổ chức 
công tác KTCPMT. Vì vậy, việc tổ 
chức công tác kế toán chi phí môi 
trường trong doanh nghiệp thuộc 
lĩnh vực kinh doanh du lịch - nhà 
hàng - khách sạn trên thành phố 
Bà Rịa nói riêng và các doanh 
nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch - nhà 
hàng - khách sạn ữên cả nước nói 
chung cần được quan tâm đến.D
Tài liệu tham khảo
[1 ] Hoàng Thụy Diệu Linh, 2013. Ke 
toán tài chính môi trường và định hướng 
áp dụng vào Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. 
Đ ại học kinh tế TP.HỒ Chí Minh.
[2 ] Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017. K e 
toán quản trị chi p h ỉ môi trường trong các 
D N chế biến dầu khỉ thuộc Tập đoàn Dầu 
khí quốc gia Việt Nam. Luận án Iĩến sĩ. 
Đ ại học Thương mại.
[3 ] Lâm Thị Trúc Linh, 2017. K ế toán 
môi trường - Sự cẩn thiết phải áp dụng cho 
các D N nuôi trồng thủy sản. Tạp chí K ể 
toán và Kiểm toán, kỳ tháng 6/2017.
[4 ] Ngô Thị Hoài Nam, 2017. “K ế 
toán quản trị CPMT trong các doanh 
nghiệp chế biến Thủy sản ’’. Luận án Tiến 
sĩ. Đại học Thương mại.
[5 ] Trần Anh Quang (2017), M ột sổ ỷ 
kiến áp dụng kế toán quản trị CPMT trong 
các D N Việt Nam, K ỳ yếu Hội thảo khoa 
học quốc gia: K e toán - kiểm toán và kinh 
tế Việt Nam vcrì Cuộc Cách mạng Công 
nghiệp 4.0, tháng 11/2017.
[6 ] Trần Anh Quang, Bùi Thị Thu 
Hương (2018), K e toán môi trường trong 
các DNSX Việt Nam: Thực trạng và giải 
pháp, K ỷ y ầ i Hội thảo Khoa học quốc tế 
ICYREB 2018: Khởi nghiệp đỗi mới sảng 
tạo quốc gia, HVTC, thảng 11/2018.
[7 ] Trịnh Hiệp Thiện, 2010. Vận dụng 
kế toán quản trị môi trường vào các D N 
sản xuất Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại 
học Kinh tể TP. H ồ Chỉ Minh.
[8 ]  net/tac-dong-tich- 
cuc-va-tỉeu-cuc-cua-nganh-du-lỉch-toỉ- 
moi-truong/ truy cập ngày 15/12/2019.
[9 ] https://www. vietnamplus. vn/du- 
lich-xanh-huong-phat-trien-ben-vung-cua- 
du-lich-viet-nam/615188.vnp, truy cập 
ngày 15/12/2019.
(nếp theo trang 50)
đến đánh giá rủi ro. Các nghiên cứu 
cho thấy sự chuyên nghiệp được hỗ 
trợ bởi kinh nghiệm chuyên ngành.
Qua đó, các biến quan sát của 
thang đo kiến thức của KTV được 
xây dựng gồm 7 biến từ KT1 đến 
KT7 (Bảng 2, trang 50).
Nghiên cứu sử dụng thang đo 
likert 5 mức độ với (5) Rất đồng ý 
(4) Đồng ý (3) Không có ý kiến (2) 
Không đồng ý (1) Hoàn toàn không 
đồng ý.
Kết luận
Bài viết tổng quan các nghiên 
cứu về vai trò kiến thức, kinh 
nghiệm và năng lực của KTV trong 
xét đoán chuyên môn. Từ đó, tác 
giả đề xuất mô hình kiểm định vai 
trò của kiến, kinh nghiệm và năng 
lực đến xét đoán chuyên môn của 
KTV trong các công ty kiểm toán 
Việt Nam. Đây là cơ sở để tác giả 
vận dụng kiểm đinh tại Việt Nam, 
sau khi hoàn thành điều ừa khảo sát 
đối với các KTV tại các công ty 
kiểm toán Việt Nam về vấn đề này. 
Bài viết gợi mở hướng nghiên cứu 
tiếp theo về kiểm định nhân tố ảnh 
hưởng đến xét đoán nghề nghiệp và 
ảnh hưởng của xét đoán chuyên 
môn đến chất lượng kiểm toán của 
các công ty kiểm toán độc lập tại 
Việt Nam trong thời gian tớ i.n
Tài liệu tham khảo
Bộ Tài chính (2012), VSA sổ 200 
Agoglia, C. P , c. Beaudoin, and G. T. 
Tsakumis. 2009. The effect o f documentation 
structure and task-specific experience on au­
ditors’ ability to identify control weaknesses. 
Behavioral Research in Accounting 21 (1): 1— 
17.
Asbahr, K , ãRuhnke, K. (2019). Real ef­
fects o f reporting key audit matters on audi­
tors’ judgment and choice o f action. 
International Journal o f Auditing. 
doi:10.1111/ijau.l2154
Bhattacharjee, s., M. J. Maletta, and K. 
K. Moreno. 2007. The cascading on contrast
effects on auditors’ judgments in multiple 
client audit environments. The Accounting 
Review 82 (5): 1097-117
Bonner, S. E, and B. L. Lewis. 1990. De­
terminants o f auditor expertise. Journal o f 
Accounting Research 28 (3): 1—28.
Frederick, D. M., V. Heiman-Hoffman, 
and R. Libby. 1994. The structure o f auditors ’ 
knowledge o f financial statement errors. Au­
diting: A Journal o f Practice & Theory 13 
(1) : 1-21
Libby, R., and J. Luft. 1993. Determi­
nants o f judgment performance in accounting 
settings: Ability, knowledge, motivation, and 
environment. Accounting, Organizations and 
Society 18 (5): 425-50.
Mala, R., & Chand, P. (2015). Judgment 
and decision-making research in auditing and 
accounting: Future research implications o f 
person, task, and environment perspective. 
Accounting Perspectives, 14(1), 1-50.
Messier, W. F. 1995. Research in and de­
velopment o f audit-decision aids. In Judg­
ment and Decision Making Research in 
Accounting and Auditing, eds. R. H. Ashton 
and A. H. Ashton. Cambridge, MA: Cam­
bridge University Press
Nelson, M. W., and W. R. Kinney Jr, 1997, 
The effect o f ambiguity on loss contingency 
reporting judgements, The Accounting Re­
view 72, 257-274. Nelson, M., andH.-T. Tan, 
2005, Judgment and decision making re­
search in auditing: a task, person, and inter­
personal interaction perspective, Auditing: A 
Journal o f Practice & Theory 24, 41—71.
Hammersley, J. S. 2011. A review and 
model o f auditor judgments in fraud-related 
planning tasks. Auditing: A Journal o f Prac­
tice & Theory 30 (4): 101-128.
Hoffman, V. B., J. R. Joe, and D. V. 
Moser. 2003. The effect o f constrained pro­
cessing on auditors ’judgments. Accounting, 
Organizations and Society 28 (7-8): 699-714.
Hooper, C., and K. T. Trotman. 1996. 
Configural information processing in audit­
ing: Further evidence. Accounting and Busi­
ness Research 26 (2): 125—36.
Stevens, E., Moroney, R., & Webster, J. 
(2019). Professional skepticism: The com­
bined effect o f partner style and team identity 
salience. International Journal o f Auditing, 
23(2), 279-291. doi:10.1111/ijau.l2161
Taylor, M.H. (2000). The effects o f indus­
try specialization on auditors ’inherent risk as­
sessment and confidence judgment. 
Contemporary Accounting Research, 17(4), 
693-712.
Tan, H. T., andR. Libby. 1997. Tacit Man­
agerial versus Technical Knowledge as Deter­
minants o f Audit Expertise in the Field. Journal 
o f Accounting Research 35 (1): 97—113.

File đính kèm:

  • pdfnhan_to_anh_huong_den_van_dung_ke_toan_chi_phi_moi_truong_tr.pdf