Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
Với sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ thông tin, việc ứng
dụng phần mềm vào công tác quản lý điều hành kinh doanh của các
doanh nghiệp được xem là điều cần thiết. Bài viết nghiên cứu về các
nhân tố tác động đến việc quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn TP.HCM, từ đó đưa
ra những kiến nghị giúp cho các DNNVV tại đây có cơ sở lựa chọn hoặc
thay đổi phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, nhằm
nâng cao chất lượng thông tin kế toán được cung cấp và mang lại hiệu
quả cao cho hoạt động kinh doanh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phần mềm kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
ụng. Việc sử dụng phần mềm kế toán đem đến nhiều lợi ích cho DN, không chỉ giúp kế toán viên tiết kiệm được nhiều thời gian và nguồn lực trong việc hạch toán, ghi sổ, lập báo cáo mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng suất hoạt động của DN[9]. Một số lợi ích chủ yếu khi áp dụng phần mềm kế toán chính là: tự động hóa hầu hết các thao tác thủ công thông thường; giúp công tác kế toán đạt được chính xác hơn theo hướng dẫn của khuôn mẫu lý thuyết chung cũng như giúp cho các nhà quản lý có thể theo dõi chặt chẽ lượng hàng tồn kho của từng loại hàng hóa, vật tư và hàng loạt các tài sản khác trong đơn vị một cách rõ ràng cụ thể[10]. Phần mềm áp dụng trong lĩnh vực kế toán nói riêng hay các lĩnh vực khác nói chung đều là những tài sản không có hình thái vật chất một cách rõ ràng. Theo quy định pháp lý hiện hành tại Việt Nam [11], phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị kế toán nhất thiết phải có bốn tiêu chuẩn sau: phải được thiết kế để trích xuất ra báo cáo phù hợp với quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành; có thể nâng cấp và sửa đổi khi có sự thay đổi trong chế độ kế toán mà vẫn đảm bảo không tác động đến dữ liệu sẵn có; có khả năng xử lý các dữ liệu kế toán một cách tự động đồng thời đảm bảo độ chính xác của số liệu; dữ liệu trên phần mềm kế toán được bảo mật an toàn. Từ đó, nghiên cứu đã rút ra một số nhân tố tiêu biểu theo một quy trình nghiên cứu tổng hợp cơ bản [12] trong việc lựa chọn phần mềm kế toán được trình bày theo các nhóm sau đây: Tính năng của phần mềm, yêu cầu của người sử dụng phần mềm kế toán, chi phí sử dụng, khả năng tương thích của phần mềm kế toán với hệ thống của DN, sự hỗ trợ và uy tín của nhà cung cấp phần mềm kế toán và ảnh hưởng của xã hội. Phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của đề tài bao gồm sáu biến độc lập, đó là “chi phí sử dụng phần mềm kế toán”, “tính khả dụng và tính năng của phần mềm kế toán”, “yêu cầu của người sử dụng phần mềm kế toán”, “uy tín của nhà cung cấp phần mềm kế toán”, “dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm kế toán”, “ảnh hưởng của xã hội” và một biến phụ thuộc là “quyết định lựa chọn phần mềm kế toán”. Giả thuyết nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau: H1: Chi phí sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV. H2: Tính khả dụng và tính năng của phần mềm kế toán ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV. H3: Yêu cầu của người sử dụng ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV. H4: Uy tín của nhà cung cấp ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV. H5: Dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các DNNVV. H6: Ảnh hưởng của xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toan của các DNNVV. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua tổng hợp các tài liệu, quy định và nghiên cứu trước đây nhằm xác định những khoảng trống từ các nghiên cứu đã có và tổng hợp các nhóm nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán ở các DN [8]. Sau đó, thực hiện nghiên cứu định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ[13]. Từ đó, tiến hành làm sạch toàn bộ dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS và đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/201938 Nghiên cứu trao đổi Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan tuyến tính, kiểm định các giả thuyết và phân tích hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu [14]. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Sau quá trình xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát thực địa, các tác giả đã thu được 155 mẫu trong tổng số 160 bảng khảo sát đã gửi đi (đạt 96,9% tỷ lệ hồi đáp). Sau khi làm sạch dữ liệu, nghiên cứu tiến hành thống kê thực trạng ứng dụng phần mềm kết toán của 137 mẫu khảo sát hợp lệ, có 122 mẫu đánh chọn "có sử dụng phần mềm kế toán", đạt tỷ lệ 89,1%; đạt tỷ lệ khá cao và cao hơn so với tỷ lệ DNNVV cả nước ứng dụng phần mềm kế toán là 86%. Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cron- bach’s Alpha Sau khi dùng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kết quả thu về được là hệ số Cronbach’s Alpha của từng thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều trên 0,3. Vì vậy, tất cả các thang đo trong nghiên cứu đều đạt được độ tin cậy và được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá (bảng 1). Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) a) Kết quả phân tích biến độc lập Tiếp theo, kết quả phân tích biến độc lập cho thấy, hệ số KMO bằng 0,802 (lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1[15]) và kết quả của kiểm định Bartlett’s là 1603,165 với sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05, cho thấy dữ liệu nghiên cứu để phân tích nhân tố là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, tại mức giá trị Eigenvalues là 1,266 (lớn hơn 1), 24 biến quan sát được phân thành 6 nhóm nhân tố giải thích được 68,055% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả phân nhóm các nhân tố với hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 được trình bày cụ thể trong bảng 2 Ma trận nhân tố xoay. b) Kết quả phân tích biến phụ thuộc Sau khi phân tích biến phụ thuộc, kết quả như sau chỉ số KMO là 0,790 lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1[16], đồng thời kết quả của kiểm định Bartlett’s bằng 208,807 với sig. là 0,000 < 0,05. Bên cạnh đó, tại mức giá trị của Eigenvalues là 2,807 > 1, thì có 1 nhân tố được rút ra và giải thích được 56,149% sự biến thiên dữ liệu của biến phụ thuộc với năm biến quan sát có hệ số tải nhân tố lần lượt là 0,791; 0,833; 0,728; 0,739; 0,641 đảm bảo ý nghĩa thực tiễn. Kết quả phân tích hồi quy đa biến a) Phân tích tương quan Pearson * Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi). **. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi). Sau khi phân tích EFA, phân tích tương quan cho Bảng 1. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Bảng 2. Ma trận nhân tố xoay Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019 39 Nghiên cứu trao đổi thấy biến phụ thuộc “Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán” có tương quan cùng chiều với tất cả biến độc lập trong mô hình nghiên cứu tại sig. là 0,00; trong đó, biến độc lập “yêu cầu của người sử dụng phần mềm kế toán” có tương quan mạnh nhất với biến phụ thuộc. Như vậy, tất cả các biến độc lập này tiếp tục được kiểm định thông qua phân tích hồi quy bội (bảng 3). b) Phân tích hồi quy bội Từ bảng 4 trên, hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình nghiên cứu là 0,683 có nghĩa là 68,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc “quyết định lựa chọn phần mềm kế toán” được giải thích bởi sự biến thiên của 6 biến độc lập của mô hình. Ngoài ra, kết quả của bảng trên còn đưa ra hệ số Durbin - Watson là 2,032 (nằm trong khoảng gần bằng 2), vì vậy, mô hình này không xảy ra sự tự tương quan [17]. Trong bảng 5 phân tích phương sai ANOVA ở trên, giá trị F được trình bày là 49,788 với sig. bằng 0,000 (nhỏ hơn so với 0,05) nên mô hình hồi quy này được xây dựng phù hợp với tổng thể và có thể áp dụng được cho tổng thể. Kết quả của bảng 6 cho thấy, hệ số hồi quy Beta của các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê với sig. bé hơn 0,05. Bên cạnh đó, hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng biến độc lập thấp và đều nhỏ hơn 2 nên mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến [18] hay nói cách khác các biến độc lập trong mô hình không tương quan một cách hoàn toàn với nhau. Qua đó cho thấy, 6 nhân tố đều có tác động dương đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của DNNVV tại TP.HCM (chấp nhận 6 giả thuyết của mô hình nghiên cứu). Nhân tố “yêu cầu của người sử dụng phần mềm kế toán” là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán với hệ số hồi quy là 0,430. Một phần mềm kế toán đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng như phù hợp với quy mô, đặc điểm của DN, các chính sách của Nhà nước và nhu cầu xử lý thông tin kế toán... thì khả năng DN quyết định lựa chọn phần mềm kế toán đó càng cao. Hiện nay, yêu cầu của người sử dụng đối với phần mềm kế toán ngày càng khắt khe và cũng là tiêu chí thiết yếu để họ lựa chọn phần mềm kế toán, do các phần mềm kế toán thường được thiết kế sẵn các biểu mẫu về chứng từ, sổ sách, báo cáo, hệ thống tài khoản và hoá đơn điện tử phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như quá trình hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, việc tích hợp, trích xuất dữ liệu kế toán không những chính xác và kịp thời mà còn tuân thủ chính sách, chế độ kế toán hiện hành ngày càng trở nên quan trọng đối với DN. Nhân tố “Tính khả dụng và tính năng của phần mềm kế toán” có mức độ tác động mạnh thứ hai, với hệ số hồi quy là 0,227. Một phần mềm kế toán có khả năng hỗ trợ các thao tác cho người dùng, đặc biệt là người mới sử dụng, đảm bảo được độ tin cậy, chính xác và bảo mật cao sẽ thúc đẩy các DN quyết định lựa chọn phần mềm kế toán đó Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan Pearson Bảng 4. Kết quả kiểm định sự phù hợp cho phân tích hồi quy Bảng 5. Kết quả kiểm định của ANOVA Bảng 6. Kết quả của phân tích hồi quy bội Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/201940 Nghiên cứu trao đổi để phục vụ công việc của họ. Do vậy, tính khả dụng và tính năng của một phần mềm kế toán ngày càng trở thành một trong những nhân tố quan trọng khi các DN đưa ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán. Tiếp theo chính là nhân tố "chi phí sử dụng phần mềm kế toán", nhân tố này có tác động mạnh xếp thứ ba và gần bằng mức độ tác động của nhân tố "Tính khả dụng và tính năng của phần mềm kế toán", với hệ số hồi quy là 0,216. Thật vậy, phần mềm kế toán là một phần mềm chuyên dùng cho bộ phận kế toán và nó là một bộ phận không thể tách rời cũng như có ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ DN. Việc tối thiểu hóa chi phí sử dụng cũng như giá phí bản quyền của phần mềm kế toán sẽ làm cho quyết định lựa chọn phần mềm đó tăng lên tương ứng. Nhân tố "Dịch vụ hỗ trợ từ nhà cung cấp phần mềm kế toán" có tác động mạnh thứ tư với hệ số hồi quy bằng 0,139. Các DNNVV tại TP.HCM thường chưa phát triển, nên việc tự lắp đặt, sửa chữa cũng như nâng cấp phần mềm kế toán là không khả thi, vì vậy, cần có sự hỗ trợ tích cực và kịp thời của nhà cung cấp phần mềm kế toán. Nếu nhà cung cấp có các chính sách hỗ trợ cho người dùng khi gặp vấn đề trong quá trình lắp đặt và sử dụng thì sẽ nhận được sự lựa chọn cũng như đánh giá tích cực của nhiều DN. Kế đến chính là nhân tố "ảnh hưởng của xã hội", có tác động tương đối đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và đứng thứ năm với hệ số là 0,130. Từ kết quả của các nghiên cứu trước đây cũng như nghiên cứu này, các DN nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến phần mềm và các bài viết đánh giá, so sánh các sản phẩm phần mềm kế toán khi DN đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp; những thông tin tham khảo này thực sự hữu ích đối với các DN mới bắt đầu lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán. Một phần mềm kế toán nhận được sự đánh giá tốt từ các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng và các chuyên gia thì khả năng DN lựa chọn phần mềm đó sẽ tăng lên. Cuối cùng là nhân tố "uy tín của nhà cung cấp”, nhân tố này có mức tác động thấp nhất với hệ số chỉ bằng 0,126. Kết quả này được lý giải là vì các DN thường không đánh giá cao uy tín của nhà cung cấp khi lựa chọn phần mềm kế toán, mà thay vào đó, các DN sẽ chú trọng đến yêu cầu của họ khi sử dụng phần mềm cũng như tính năng mà phần mềm đó cung cấp. Kết luận và kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất kiến nghị để các DN có thể tham khảo và giúp cho những đơn vị có cơ sở lựa chọn một phần mềm mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thay đổi sang phần mềm kế toán khác phù hợp hơn đúng như những tiêu chí mà đơn vị xác định. Cụ thể, DN phải vạch ra chiến lược và mục tiêu cụ thể khi thực hiện áp dụng phần mềm kế toán và lập dự toán chi phí cho việc phát triển hệ thống. DN nên sử dụng phần mềm có tính bảo mật cao và đảm bảo an toàn dữ liệu. Cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia và nhận xét từ những cá nhân, đơn vị đã từng sử dụng phần mềm kế toán để lựa chọn nhà cung cấp uy tín, cũng như có hỗ trợ các khóa đào tạo, cung cấp các phiên bản phần mềm dùng thử miễn phí và có chế độ bảo trì, nâng cấp phần mềm hợp lý. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Phước Bảo Ấn (2017), Tổ chức công tác kế toán DN, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [2] Trần Phước (2007), Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức phần mềm kế toán DN Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, ĐH Kinh tế TP.HCM [3] Elikai et al (2010), “Accounting Software Selection and Satisfaction, A Sur- vey of Accounting Professional”, The CPA Journal. [4] Yu ̈rekli et al (2017), “Evaluation of the Factors Affecting the Purchasing Deci- sions of Accounting Package Programs”, Journal of Internet Applications and Man- agement. [5] Võ Văn Nhị (2014), “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, ĐH Kinh tế TP HCM. [6] Thái Ngọc Trúc Phương (2013), Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DNNVV - Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Kinh tế TP HCM. [7] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập I, II, NXB Hồng Đức, TP HCM. [8] Nguyễn Văn Điệp (2014), “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với DN trong ngành Giao thông vận tải”, Tạp chí Giao thông vận tải 7/2014. [9] Chính phủ (2018) Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 về quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ DNNVV. [10] F.D.Davis (1989), “Perceived Use- fulness, Perceived Ease of Use, and User Ac- ceptance of Information Technology”, MIS Quarterly, 13(1), pp.319-339. [11] Ahmad A & Abu-Musa (2005), “The Determinates of Selecting Accounting Software: A Proposed Model”, The review of Business Information Systems, 9(3), pp.85- 110. [12] Anil S. Jadhav và Rajendra M. Sonar (2009), “Evaluating and selecting software packages: A review”, Information and Software Technology, 51(3), pp.555-563. [13] Nguyễn Thị Thanh Hoa (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TPHCM, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Kinh tế TP HCM. [14] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội. [15] Phạm Thị Tuyết Hường (2016), Ảnh hưởng của chi phí sử dụng PMKT đến quyết định sử dụng phần mềm kế toán ở những DNNVV trên địa bàn Tp.HCM, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP HCM. [16] Bộ Tài chính, 2005. Thông tư 103/2005/TT-BTC ban hành ngày 24/11/2015 về hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019 41 Nghiên cứu trao đổi
File đính kèm:
- nhan_to_anh_huong_den_lua_chon_phan_mem_ke_toan_cua_doanh_ng.pdf