Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc

Trong bài viết, tác giả nghiên cứu, làm rõ vai trò của Nguyễn Ái Quốc trên phương

diện: Nguyễn Ái Quốc là người suy nghiệm sâu sắc những bài học lịch sử, tìm

đường, phác thảo và đưa đường lịch sử dân tộc Việt Nam theo con đường cách

mạng tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản.

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 1

Trang 1

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 2

Trang 2

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 3

Trang 3

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 4

Trang 4

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 5

Trang 5

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 6

Trang 6

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 7

Trang 7

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 8

Trang 8

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 9

Trang 9

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 5460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác-Lênin để xác lập hệ tư tưởng mới cho dân tộc
phải 
có sự lãnh đạo - tổ chức chặt chẽ, có đƣờng đi nƣớc bƣớc,... phải đứng vững trên lập 
trƣờng của giai cấp công nhân, chứ không đƣợc hành động mù quáng... 
Đường Kách mệnh - Những phác thảo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, 
định hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. 
Đƣờng lối cứu nƣớc đã đƣợc Nguyễn Ái Quốc phác thảo từ năm 1921, nhƣng 
đƣợc thể hiện tập trung nhất trong Tập bài giảng ở các lớp huấn luyện chính trị tại 
Quảng Châu. Năm 1927, những bài giảng này đƣợc tập hợp lại in thành tác phẩm Đường 
Kách mệnh với những nội dung cơ bản sau: 
- Vạch trần bản chất của CNTD - CNĐQ, xác định chúng là kẻ thù trực tiếp và 
nguy hiểm nhất của nhân dân Đông Dương, của các dân tộc thuộc địa và của giai cấp 
công nhân, nhân dân lao động trên thế giới. 
Thực dân Pháp nói rằng đến Việt Nam để "khai hóa văn minh" nhƣng kỳ thực là 
đi ăn cƣớp, áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam thành nô lệ. 
Điều đó vạch trần sự dối trá, lừa bịp của chúng và khẳng định chủ nghĩa thực dân Pháp 
"Khai hóa văn minh" cho Việt Nam bằng lƣỡi lê, họng súng và đại bác... 
Đi nhiều nơi đến nhiều nƣớc, chứng kiến sự đói khổ cùng cực của những ngƣời 
lao động, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng: ở đâu trên thế giới, những ngƣời lao động 
cũng bị áp bức bóc lột, ở đâu CNTB - CNĐQ cũng tàn ác, dã man nhƣ nhau. Trên cuộc 
đời này chỉ có hai giống ngƣời: giống ngƣời bị bóc lột và giống ngƣời đi bóc lột, kẻ bị 
trị và bọn thống trị. 
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết với các dân 
tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở các nƣớc chính quốc để đánh đổ CNTB - CNĐQ, 
đánh đổ kẻ áp bức bóc lột mình; đem lại độc lập tự do cho dân tộc, ấm no, hạnh phúc 
cho đồng bào. 
- Chỉ có cách mạng vô sản là triệt để nhất và vì lợi ích của đại đa số nhân dân 
lao động. 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
|126 
Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ cách 
mạng tƣ sản Mỹ (1776) đến cách mạng tƣ sản Pháp (1789); từ Công xã Pari (1871) đến 
cách mạng tháng Mƣời Nga (1917). Sau khi so sánh cách mạng tƣ sản với cách mạng 
vô sản, Ngƣời khẳng định: "Cách mệnh Pháp cũng nhƣ cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách 
mệnh tƣ bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó 
tƣớc lục công nông ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công 
nông Pháp hẵng còn phải mƣu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức". 
Ngƣời khẳng định "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công 
và thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng đƣợc hƣởng cái hạnh phúc, tự 
do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối nhƣ đế quốc Pháp khoe 
khoang bên Việt Nam". 
Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: Việt Nam đã làm cách mạng thì phải làm cho đến 
nơi, phải làm cách mạng giống nhƣ cách mạng Nga đã làm để "làm sao cách mạng rồi 
thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít ngƣời. Thế mới 
khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới đƣợc hạnh phúc". 
Đây là điểm xuất phát và là điển khác nhau cơ bản giữa con đƣờng cứu nƣớc của 
Nguyễn Ái Quốc với những con đƣờng cứu nƣớc trƣớc kia. 
- Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng 
giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Song trước hết phải giải phóng dân tộc, 
đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập tự do. 
Vấn đề thay đổi chế độ áp bức bóc lột bằng một chế độ công bằng bình đẳng 
đƣợc làm rõ khi Nguyễn Ái Quốc chỉ ra rằng: từ xƣa đến nay, từ chiếm hữu nô lệ đến 
phong kiến, từ phong kiến lên TBCN - đó chẳng qua chỉ là sự thay đổi chế độ áp bức 
bóc lột này bằng một chế độ áp bức bóc lột khác mà thôi. Muốn xóa bỏ chế độ ngƣời 
bóc lột ngƣời, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì Việt Nam phải qua hai 
cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Hai cuộc cách 
mạng này có mối quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng giải phóng dân tộc đi trƣớc 
một bƣớc để mở đƣờng, tạo ra những tiền đề cần thiết để tiến hành cách mạng XHCN; 
ngƣợc lại cách mạng XHCN là mục tiêu, là động lực thúc đẩy cách mạng giải phóng 
dân tộc. 
Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc ở chỗ xác định tính chất cách mạng thuộc địa 
là "Dân tộc cách mệnh". Trong khi nhiều nhà cách mạng ở các nƣớc chính quốc và 
Quốc tế cộng sản còn đề cao và đặt vấn đề "giải phóng giai cấp" lên hàng đầu thì 
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
127| 
Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng 
thuộc địa, thực tiễn cách mạng Việt Nam để rồi khẳng định: Đối với cách mạng các 
nƣớc thuộc địa thì vấn đề giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu. 
Đây là cơ sở chắn chắn nhất để Nguyễn Ái Quốc xác định đúng đắn những vấn 
đề khác của cách mạng Việt Nam như: kẻ thù cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, về lực 
lượng, phương pháp và đội tiên phong của cách mạng... 
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trở thành nền tảng, tiêu chuẩn để Nguyễn Ái 
Quốc, Đảng ta sau này hoạch định đƣờng lối cách mạng đúng đắn. Độc lập dân tộc gắn 
liền CNXH trở thành mục tiêu phấn đấu, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng 
Việt Nam. 
- Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc cách mạng, là chủ cách mạng, giai 
cấp công nhân là giai cấp nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Học trò, nhà buôn nhỏ, 
điền chủ nhỏ,... là bầu bạn của công nông. 
Công nhân và nông dân là lực lƣợng bị áp bức bóc lột nặng nề nhất ở Việt Nam, 
họ là những ngƣời căm thù sâu sắc thực dân Pháp, đế quốc, phong kiến. Hơn nữa, ai bị 
áp bức càng nặng thì lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết... cho nên 
công nhân và nông dân là hai lực lƣợng đông đảo nhất, là gốc, là chủ cách mạng. Chỉ 
có giai cấp công nhân là có đầy đủ năng lực và phẩm chất để lãnh đạo cách mạng. Chỉ 
có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với chính đảng của nó mới đảm bảo chắc chắn 
cách mạng giải phóng dân tộc sẽ tiến lên cách mạng XHCN. Giai cấp nông dân tuy 
đông đảo (trên 90% dân số) song không đại diện cho một phƣơng thức sản xuất tiến bộ, 
không có một hệ tƣ tƣởng riêng, ý thức tổ chức kỷ luật non kém,... cho nên không thể 
nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. 
Nguyễn Ái Quốc phê phán những trào lƣu cơ hội chủ nghĩa nịnh dân, coi nông 
dân là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất... Trào lƣu này sẽ 
đi tới chủ nghĩa phiêu lƣu, cực đoan, vô chính phủ và đi đến phản bội chủ nghĩa Lênin. 
Vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá đúng "tình đoàn kết 
nghĩa đồng bào" và truyền thống yêu nƣớc chống quân xâm lƣợc của dân tộc Việt 
Nam; mặt khác xuất phát từ sự phân tích địa vị kinh tế, chính trị và thái độ của các giai 
tầng trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá 
đúng khả năng cách mạng của học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... 
Khả năng phân tích khoa học, giúp Nguyễn Ái Quốc và những thế hệ cách mạng 
đầu tiên xây dựng đƣợc một lực lƣợng cách mạng đông đảo, đồng thời có sách lƣợc 
đúng đắn để cô lập và phân hóa kẻ thù. Đây là điều kiện, là nhân tố quan trọng làm nên 
thắng lợi cuối cùng của cách mạng. 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
|128 
- Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng. 
Giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào là công việc "to tát". Cho nên, "phải 
dùng hết sức", phải "quyết tâm làm thì chắc đƣợc", "thà chết tự do hơn sống làm nô 
lệ"... 
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy phải tuyên truyền giáo dục họ về 
mục đích cách mạng, nhiệm vụ, phƣơng pháp, kẻ thù nguy hiểm của cách mạng; phải 
tập duyệt, rèn luyện cho họ ý chí quyết tâm, bền gan chiến đấu lâu dài, sẵn sàng hy sinh 
mọi thứ vì sự nghiệp cách mạng; làm cho họ ý thức đƣợc rằng: phải đồng tâm hiệp lực 
thì mới mong "đánh đổ cái giai cấp áp bức mình", "giải phóng gông cùm nô lệ cho 
đồng bào mình"... 
Muốn cách mạng thắng lợi thì ngƣời cách mạng phải biết so sánh lực lƣợng, phải 
hiểu biết tình thế, phải biết "mƣu trƣớc", dám bền gan, hy sinh,... phải "biết cách làm 
thì mới chóng". Đồng thời cuộc cách mạng đó phải có tổ chức, có đƣờng lối đúng đắn, 
phải có đƣờng đi nƣớc bƣớc,... chứ không phải là một cuộc nổi loạn, hành động mù 
quáng... Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Một cuộc khởi nghĩa vũ trang có khả năng nổ ra 
và thắng lợi ở Đông Dƣơng. 
Nhƣ vậy, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về phƣơng pháp cách mạng là quan 
điểm cách mạng bạo lực. Ngƣời phê phán thiếu sót của những ngƣời đi trƣớc nhƣ "xúi 
dân bạo động mà không bày cách tổ chức" hoặc "làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên 
tính tự cƣờng",... phải làm sao để "Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng 
không chống lại đƣợc". 
- Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng 
thế giới, cho nên "ai làm cách mạng trên thế giới cũng đều là đồng chí của nhân dân 
An Nam". 
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc thuộc địa và 
cách mạng chính quốc có chung một kẻ thù là CNTB - CNĐQ. Còn CNTB - CNĐQ 
nhƣ một con đỉa có hai cái vòi, một cái vòi bám lấy giai cấp vô sản ở chính quốc, một 
cái vòi hút máu của nhân dân thuộc địa. Cho nên cách mạng vô sản ở chính quốc và 
cách mạng giải phóng dân tộc phải có mối quan hệ khăng khít với nhau nhƣ hai cái 
cánh của cách mạng thời đại, cùng phối hợp nhịp nhàng để giết con vật nguy hiểm ấy. 
Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin khi khẳng định tính 
độc lập, chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc. 
Trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế cộng sản còn cho rằng mối quan hệ 
giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa 
mang tính thụ động một chiều diễn ra theo tuần tự: Cách mạng vô sản chính quốc thắng 
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
129| 
lợi sẽ quyết định sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc,... thì Nguyễn Ái Quốc 
đã vƣợt qua sự hạn chế của lịch sử để khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc có thể 
nổ ra và thắng lợi trƣớc cách mạng vô sản ở chính quốc, nó không lệ thuộc hoàn toàn 
mà còn có tác dụng ngƣợc lại, thúc đẩy cách mạng vô sản chính quốc tiến lên... 
Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc phê phán thái độ trông chờ, ỉ lại vào sự giúp đỡ của 
chính quốc; Ngƣời kêu gọi các dân tộc thuộc địa phải chủ động "đem sức ta mà tự giải 
phóng cho ta", "tự cứu lấy mình trƣớc khi ngƣời cứu"... 
- Cách mạng muốn thành công, trước hết phải có đảng cách mạng. 
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,... là ngƣời tổ chức và lãng đạo 
cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng 
lợi của cách mạng Việt Nam. 
Ngay từ khi tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững quy 
luật "Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng nhƣ ngƣời cầm lái có vững thì 
thuyền mới chạy". Đảng muốn vững phải có lý luận soi đƣờng (Không có lý luận cách 
mạng thì không có cách mạng vận động) Chỉ có theo lý luận cách mạng tiên phong, 
đảng cách mạng mới làm tròn vai trò tiên phong của mình, lý luận ấy là lý luận của chủ 
nghĩa Mác - Lênin. Muốn cho Đảng vững, phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, ai 
cũng theo chủ nghĩa ấy... 
Đƣờng lối cứu nƣớc theo lập trƣờng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã trở thành sự 
lựa chọn của lịch sử dân tộc. Những ngƣời trí thức cộng sản đã góp phần làm cho 
đƣờng lối ấy đi sâu, bám chắc vào quần chúng; loại bỏ sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa cải 
lƣơng tƣ sản, làm cho quần chúng thấy đƣợc, phân biệt đƣợc đâu là cải lƣơng, không 
triệt để, nửa vời,... đâu là cách mạng, triệt để, chân chính... Lý luận kết hợp với thực 
tiễn làm thay đổi hẳn nội dung phong trào cách mạng Việt Nam. Sự thay đổi ấy buộc 
thực dân Pháp phải thừa nhận và khiếp sợ. Le’Macty, trùm mật thám Pháp thừa nhận 
"Cái kết quả đặc sắc nhất của những cố gắng của đảng trong những năm 1927 - 1928 là 
ở chỗ thay đổi tâm trí đảng viên. Năm 1926 thì những đảng viên ƣu tú nhất của họ còn 
nghĩ rằng mình theo chủ nghĩa dân tộc. Tháng 5/1929, họ trở thành cộng sản và nóng 
lòng tỏ ra mình là cộng sản". Đến cuối năm 1929, Paxkiê - toàn quyền Đông Dƣơng, 
tên sát nhân ở Yên Bái và Xô viết, Nghệ Tĩnh - cũng phải than thở "Chúng ta không 
còn đƣơng đầu với những sĩ phu tiếc nuối một quá khứ tàn tạ. Trƣớc mắt chúng ta bây 
giờ là cả một tổ chức mới lấy cảm hứng từ phƣơng Tây". Nhƣng Paxkiê nhầm to vì đó 
không phải là một "cảm hứng" nhƣ ông ta nghĩ mà đó là một tƣ duy khoa học và cách 
mạng, một cách nghĩ chính xác bắt nguồn từ Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc. 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
|130 
III. KẾT LUẬN 
Trên hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã 
lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin để xác lập một cách nhìn mới, một cách nghĩ mới, một 
hệ tƣ tƣởng mới, một phƣơng châm hành động mới cho cách mạng Việt Nam. Không 
những nắm vững thực chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà ngay từ đầu Ngƣời đã vận 
dụng sáng tạo để vạch ra nhiệm vụ, phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn cho cách mạng 
nƣớc ta trong thời đại mới. Đây là yếu tố quyết định làm cho đƣờng lối cứu nƣớc của 
Nguyễn Ái Quốc không chỉ phù hợp với xu thế thời đại, thực tiễn khách quan, mà đó 
chính là nguyện vọng của quần chúng nhân dân Việt Nam. Con đƣờng ấy đã giải quyết 
cuộc khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc ở nƣớc ta, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức 
cộng sản vào nửa cuối năm 1929 và Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, mở 
đƣờng cho những thắng lợi to lớn và vĩ đại của cách mạng Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Các tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu Tư 
tưởng Hồ Chí Minh (Sách tham khảo). 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
3. Trƣờng Chinh (1992), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam, Nxb 
Thông tin lý luận, Hà Nội. 
4. Phạm Văn Đồng (1976), Hồ Chủ tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời 
đại, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
5. Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư 
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt 
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
7. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1999), Một số vấn đề về chủ nghĩa 
Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
8. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí 
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
9. Đặng Xuân Kỳ (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
10. Song Thành (2006), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính 
trị, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_ai_quoc_lua_chon_chu_nghia_mac_lenin_de_xac_lap_he_tu.pdf