Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp

của các vấn đề sinh thái trong quan hệ con người - thiên nhiên cũng như đ|n ông –

phụ nữ. Liên truyện Người ăn chay (The Vegetarian) là một dẫn chứng minh họa cho

sự tiếp cận c{c nguy cơ sinh th{i theo quan điểm nữ quyền của nh| văn Han Kang.

Thông qua cuộc xung đột giữa cha / chồng (ăn thịt) với con gái / vợ (ăn chay), Han

Kang đã thể hiện cảm quan nữ quyền sinh thái trên ba vấn đề cơ bản: Thứ nhất,

vấn đề bạo lực luôn tồn tại trong xã hội phụ quyền và phụ nữ l| đối tượng chính

của bạo lực nam giới; Thứ hai là khả năng chuyển biến mang tính cách mạng của

phụ nữ, từ thụ động đến chủ động trong quan hệ với đ|n ông; Thứ ba là quá trình

chuyển đổi của phụ nữ (từ con người thành thực vật) phù hợp với bản chất tự

nhiên và nữ tính sơ khai của họ.

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 1

Trang 1

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 2

Trang 2

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 3

Trang 3

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 4

Trang 4

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 5

Trang 5

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 6

Trang 6

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 7

Trang 7

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 8

Trang 8

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 9

Trang 9

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 11922
Bạn đang xem tài liệu "Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái

Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái
 muốn tránh làm tổn hại đến người khác 
bằng bạo lực. Han Kang không thực hiện được quyết định đó l}u d|i vì lý do sức khỏe. 
Ngược lại thì nhân vật của cô đã thực sự trở thành “một người phụ nữ ăn chay”. Quyết 
định ăn chay có thể nói là sự khởi đầu quá trình chuyển biến có tính chất cách mạng 
của nhân vật nữ Yeong – hye, từ thụ động đến chủ động. Chồng cô cũng nhìn nhận 
tương tự ngay trong dòng suy nghĩ đầu tiên về cô: “Trước khi vợ bắt đầu ăn chay, tôi chưa 
từng nghĩ cô ấy là người đặc biệt” *2; tr.7]. 
Trong lịch sử, thịt có một liên kết chặt chẽ với người đ|n ông. Hoạt động săn 
bắn thuộc về đ|n ông trong khi phụ nữ chỉ có vai trò chính trong trồng trọt. So với rau 
v| ngũ cốc thì thịt có giá trị dịnh dưỡng lớn hơn nhiều lần, thường được sử dụng trước 
tiên bởi những người đứng đầu gia đình gồm cha/ chồng v| c{c con trai trưởng. Do đó, 
thịt trở thành biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực nam giới, thói quen ăn thịt là thái 
độ chấp nhận sự thống trị tối cao của đ|n ông, đồng thời chấp nhận những hành vi 
khai thác, bóc lột của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, nam đối với nữ. Giấc mơ thịt của Yeong 
– hye đ{nh dấu sự chuyển biến đầu tiên của nhân vật, về mặt nhận thức. Hành vi từ 
chối ăn thịt thể hiện ý thức kháng cự trước phụ quyền và nhu cầu tự giải phóng bản 
Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 
48 
thân khỏi bạo lực giới tính. Và từ lựa chọn ăn chay trở đi, Yeong – hye đã từng bước 
thoát khỏi sự chi phối của những người đ|n ông trong gia đình, cũng như tho{t khỏi 
những quy tắc đạo đức mang tính chuẩn mực trong xã hội phụ quyền truyền thống. 
Từ một "thiên thần” trở thành một "quái vật", Yeong – hye trước và sau giấc mơ 
là hai hình ảnh ho|n to|n tương phản. Người chồng không còn được vợ là quần áo, 
đ{nh thức, tiễn đi l|m v| đợi về nh| như trước đ}y. Cô không nấu thịt riêng cho chồng 
buộc anh phải ăn chay theo cô, không tuân lệnh để giữ thể diện cho chồng trước mặt 
người quản lý và né tránh quan hệ tình dục vợ chồng vì “mùi thịt bốc ra từ người anh 
ở từng lỗ chân lông” [2; tr.21]. Tất cả những biểu hiện của Yeong – hye không phải là 
một sự chuyển biến về thị hiếu, m| đó l| sự thay đổi có tính thách thức nam giới, 
hướng tới giải cấu trúc hệ thống nhị phân giới tính, nam giới không còn là chủ nhân – 
nữ giới không còn là nô lệ. Tuy Yeong – hye vẫn im lặng chịu đựng những hành vi bạo 
lực của chồng nhưng sự im lặng đó không giống với bất lực, thụ động. Trong “cái mồm 
mím chặt” của cô hiện lên cả một cuộc biểu tình. Cho nên người chồng sau khi cưỡng 
bức tình dục đã bất gi{c “rợn người” vì nhìn thấy vợ mình “khuôn mặt đờ đẫn trong bóng 
tối, đôi mắt vô cảm nhìn lên trần nhà” [2; tr. 36]. “Vô ngôn” kết hợp với nữ tính, đó l| vũ 
khí mạnh hơn cả bạo lực của phụ quyền. Càng về sau, những biến đổi của Yeong – hye 
càng trở nên cực đoan. Ý thức chống đối của cô gần như một sự nổi loạn nhằm thoát 
khỏi những kỳ vọng, áp bức của những người đ|n ông trong cuộc đời mình mà cha cô 
không là ngoại lệ. Cuộc bạo hành tập thể do ông đứng đầu đã bị Yeong - hye lật đổ 
bằng h|nh động tự mình s{t thương mình. Đó l| thất bại đau đớn nhất của một người 
cha. Con gái ông, không tự giết mình để trốn chạy, m| để phơi b|y cho tất cả thấy 
rằng, gia đình phụ quyền là một thiết chế bất công, vô lý, đầy bạo lực. Cho nên, đ}y 
được coi là yếu điểm đ{nh dấu sự chuyển biến có tính cách mạng của nhân vật Yeong 
– hye, từ một người phụ nữ thụ động thành một người phụ nữ chủ động. 
Một nhân vật nữ nữa trong Người ăn chay cũng trải qua quá trình vận động 
tương tự là In hye, chị gái Yeong – hye. Hai chị em tuy đều cùng thân phận phụ nữ 
(con gái / vợ) và cùng có chung những nỗi đau trong qu{ khứ – hiện tại, nhưng không 
thể kết nối. Cũng như tất cả những người còn lại trong gia đình, In – hye không thể 
hiểu và chấp nhận sự biến đổi ngày càng trở nên vô lý của Yeong – hye. Cô không 
phản đối việc cả gia đình ép Yeong – hye ăn thịt, không phản đối việc đưa Yeong – hye 
vào bệnh viện tâm thần và cả việc b{c sĩ sẽ dùng hình phạt để chữa trị cho Yeong - hye. 
Cô im lặng trước lời cầu xin của Yeong – hye: “Chị, cho em ra khỏi đây Mọi người, suốt 
ngày bảo ăn không muốn ăn, cũng bắt ăn. Lần trước em ăn rồi bị nôn đấy bây giờ thì bắt 
ăn xong rồi tiêm ngay thuốc ngủ. Chị, em sợ mũi tiêm đó, sợ lắm cho em ra. Ghét ở đây lắm 
rồi” *2; tr.173+, im lặng cả khi phải xem tấn bi kịch khủng khiếp nhất đời mình: chồng 
quan hệ tình dục với em gái. Sự im lặng của In – hye không ẩn chứa nguồn phản 
kháng, nó chỉ là hành vi che giấu cảm xúc, suy nghĩ, quyết định, cá tính riêng, rất 
tương thích với chế độ gia trưởng. Cho nên trong tất cả các cuộc tấn công, cô luôn khác 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
49 
phía với Yeong – hye. Th{i độ ứng xử tr{i ngược (bị động / chủ động) chia rẽ v| ngăn 
cách họ. Nhưng về cuối tác phẩm, khi chứng kiến cảnh em gái dù chỉ còn chút hơi t|n 
vẫn cố giãy giụa để thoát khỏi bạo hành thì In – hye đã lần đầu tiên đứng về phía 
Yeong – hye. Cô phản đối lại c{c b{c sĩ v| quyết định xin cho Yeong – hye ra viện. Trên 
đoạn đường cùng Yeong – hye về nhà, cô bắt gặp khoảnh khắc thiên nhiên bỗng rực 
lên như một cây pháo bông trong ánh nắng buổi chiều sắp tắt. In - hye bị xúc động 
mãnh liệt như thể ánh sáng ấy đã giúp cô nhận diện rõ hơn sự tăm tối của cuộc đời 
mình. Ý muốn “kh{ng cự” truyền khắp cơ thể cô như một dòng điện và cô tự nhiên 
thấu hiểu được Yeong – hye. Đột ngột chẳng khác gì giấc mơ của Yeong – hye, khoảnh 
khắc “thức tỉnh” của In – hye cũng đ{nh dấu sự mở đầu cho quá trình chuyển đổi 
mang tính cách mạng. Kết thúc liên truyện thể hiện rất rõ cảm quan nữ quyền sinh thái 
của nh| văn, tin vào ý thức phản kháng của phụ nữ trước sự thống trị của nam giới, 
khẳng định tiềm năng nổi loạn của họ nếu họ được kết nối với nhau và với tự nhiên. 
2.3. Từ con người thành cây cối – Vấn đề chuyển đổi gắn với bản tính tự nhiên của 
phụ nữ 
Trò chuyện về sự kiện chính trị Gwangju, Han Kang cho biết nó đã in s}u v|o 
t}m trí cô như một nỗi sợ hãi con người, chứ không phải sự căm ghét đối với chế độ 
quân sự. Cô cảm thấy dằn vặt với suy nghĩ, con người là một thực thể đ{ng sợ, và 
mình cũng l| một trong số họ. Có lẽ chính từ nỗi sợ ấy m| nh| văn đã tạo nên Yeong – 
hye, nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết “về một con người không muốn trở thành 
con người trong thế giới này”. Sự từ chối nhân loại của Yeong – hye là một quá trình, bắt 
đầu từ quyết định ăn chay của cô và ý muốn không gây tổn hại cho bất cứ ai / sinh vật 
nào bằng bạo lực. Nhưng c|ng cố gắng xa lánh, Yeong – hye càng phải đối diện với 
bạo lực. Bản thân cô vừa là nạn nhân bị chồng / cha / anh rể/ b{c sĩ cưỡng bức, vừa là 
người chủ động bạo hành một con chim và chính bản thân mình. Trong vô thức, 
những giấc mơ cô cũng đầy rẫy s{t thương, giết chóc. Tất cả khiến Yeong – hye nhận ra 
một sự thật rằng, bạo lực gắn với con người như hình với bóng, chừng nào còn làm 
người, chừng đó còn khả năng bạo hành kẻ khác. Cho nên Yeong – hye đã tự giết mình 
để rũ bỏ nhân dạng, đó l| h|nh động quyết liệt đầu tiên thể hiện ý thức từ chối làm 
một con người; H|nh động thứ hai là không mặc nịt ngực hoặc để ngực trần trước mặt 
người khác vì đặc biệt thích nó, tin rằng nó là thứ duy nhất không có tiềm năng bạo 
lực. “Tay, chân, miệng, lưỡi, thậm chí ngay cả ánh mắt, tất cả đều là vũ khí có thể giết chết hay 
làm hại bất cứ thứ gì. Nhưng ngực thì không thế” [2; tr.38]. Sự thản nhiên của Yeong - hye 
khi cởi trần phơi nắng ở đ|i phun nước bệnh viện khiến tất cả người xem và cả chồng 
cô đều cho rằng cô giống bệnh nhân tâm thần, kỳ thực thì cô giống một loài thực vật 
đang quang hợp; H|nh động thứ ba là quan hệ tình dục với anh rể, vi phạm cấm kỵ 
tình dục cơ bản nhất của xã hội lo|i người. Con người ngăn cấm loạn luân là từ chối 
sống đời tự do như động vật trong thiên nhiên, cũng l| ph}n biệt mình với thiên nhiên 
v| động vật. Cho nên sau h|nh động này, cả Yeong – hye và anh rể đều bị lo|i người 
Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 
50 
trục xuất ra khỏi thế giới của họ. Người anh rể tự đ|y ải thể xác và linh hồn mình 
chẳng khác gì một con thú, trong khi Yeong – hye tìm thấy mình trong tự nhiên và nỗ 
lực biến mình thành thực vật. 
Con người biến thành cây cối là một motif chuyển đổi khá phổ biến có thể tìm 
thấy trong một số tác phẩm như The Fruit of my Woman (Hoa trái của vợ tôi, 1997, Han 
Kang); Sárga Virág a Feleségem (Bông hoa vàng của vợ, 2015, Petőcz Andr{s), The 
Vegetarian (Người ăn chay, 2007, Han Kang)... Điểm đ{ng chú ý ở motif này l| đối tượng 
chuyển đổi không bao giờ l| đ|n ông, chỉ có phụ nữ mới có thể biến thành thực vật, 
cho nên được xem l| motif đặc trưng của văn học nữ quyền sinh thái, được xây dựng 
dựa trên sự công nhận rằng phụ nữ và thiên nhiên có những đặc điểm tương đồng về 
cơ bản. Sự chuyển đổi của Yeong – hye không diễn ra một cách thực tế như c{c nh}n 
vật phụ nữ trong tác phẩm The Fruit of my Woman và Sárga Virág a Feleségem mà thông 
qua những giấc mơ. Trong mơ, cô thấy mình đang trồng cây chuối, “rồi từ người em 
mọc ra lá, rễ chui ra từ tay em đâm sâu vào đất. Thật sâu, thật sâu hoa muốn mọc ra từ 
giữa hai chân nên em giang ra, giang thật rộng Người em phải được tưới nước. Chị, em 
không cần những thứ đồ ăn này đâu, chỉ cần nước thôi” [2; tr.164]. Đ}y l| lần cuối cùng 
Yeong – hye nói về giấc mơ của mình, hay đó l| giấc mơ cuối cùng của cô? Sau vô số 
những giấc mơ to|n thịt sống, m{u tươi, chết chóc, Yeong – hye đã có một giấc mơ 
hoàn toàn vắng bóng bạo lực, giấc mơ mang ý nghĩa hồi sinh, cho biết rằng cô đã tìm 
được chính mình trong một thế giới hoàn toàn khác, thế giới phi nhân loại. 
Thông qua quá trình biến đổi của nhân vật Yeong – hye, Han Kang đã thể hiện 
một c{ch tượng trưng quan điểm nữ quyền sinh thái của mình: Thứ nhất, phụ nữ luôn 
lưu giữ trên mình những dấu vết của tự nhiên, như Yeong – hye đến tuổi trưởng thành 
vẫn còn mang trên mông vết chàm Mongolia của những đứa trẻ; Thứ hai, phụ nữ và 
thiên nhiên cùng chung một thuộc tính, vô hại, biểu thị qua bộ ngực tròn trịa hiền lành; 
Thứ ba, phụ nữ cũng như c}y cối, không thể giữ được bản chất tự nhiên của mình 
trước sự xâm hại của nhân loại v| văn minh, cho nên Yeong – hye dù đã biến thành 
một cái cây (trong trí tưởng tượng của riêng cô), vẫn bị cưỡng ép phải tiếp tục sống 
một cách phi tự nhiên mà không thể chết như một c{i c}y trong vũ trụ. Cuối cùng, tuy 
Yeong – hye không thực sự biến dạng nhưng cô đã ho|n to|n thản nhiên với niềm tin 
mình không còn l| con người, như c}y cỏ đã tìm thấy đất mẹ để cắm chặt rễ vào và nảy 
những mầm lá mới xanh tươi. 
3. KẾT LUẬN 
Người ăn chay cũng như truyện ngắn Han Kang viết mười năm trước đó, The 
Fruit of my Woman, đều cho thấy mối quan tâm sinh thái và nữ quyền của nh| văn. 
Không sử dụng yếu tố siêu nhiên, Người ăn chay được viết từ hiện thực đau khổ của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
51 
một người phụ nữ muốn thoát khỏi sự thống trị của nam giới, muốn chống lại sự tàn 
bạo của con người, cuối cùng tìm thấy thế giới của riêng mình trong tự nhiên. 
Với Người ăn chay, Han Kang đã x{c lập được vị trí của mình trong lịch sử văn 
học nữ quyền – sinh thái. Mối liên hệ phụ nữ – vũ trụ được nh| văn kh{m ph{ trong 
tác phẩm có những chỗ đặc sắc riêng. Thành công của Người ăn chay không chỉ nằm ở 
những vấn đề Ecofeminism. Người đọc Đông – T}y đã hết lời khen ngợi liên truyện như 
sau: Hình thức đơn giản mà ấn tượng, lối viết nhẹ nhõm mà ám ảnh, cảm xúc bình 
thản mà day dứt. Thơ mộng và tàn bạo, sinh động v| tĩnh lặng, hiện thực v| hư ảo, cân 
bằng và nổi loạn< Đó l| những trạng th{i đối lập luôn luôn có mặt cùng nhau để tạo 
nên sự hài hòa rất đặc trưng của nữ giới. Giống như nhân vật của mình, Han Kang 
muốn trở về với phần nữ tính hoang dã tự nhiên. Cho nên phong thái văn chương Han 
Kang thấm đẫm niềm khao khát ấy, cũng l| một khía cạnh của nữ quyền sinh thái, góp 
phần tô đậm cảm quan Ecofeminism trong tác phẩm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đặng Thị Thái Hà (4/2018). Tái kết nối những cội rễ phi nh}n như một hình thức thức nhận 
bạo lực, Tạp chí Sông Hương, số 350. 
[2]. Han Kang, Hoàng Hải Vân dịch (2010). Người ăn chay, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh 
[3]. Han Kang, Deborah Smith translate to English (2015). The Vegetarian, Website: 
https://www.academia.edu/36423290/Han_Kang_The_Vegetarian 
[4]. Han Kang. The Fruit of my Woman, Website: https://granta.com/the-fruit-of-my-woman/ 
[5]. Laura Miller. I’m Not an Animal Anymore, Website: 
ml 
[6]. Rincy Chandran & Geetha R. Pai (2017). The Flowering Of Human Consciousness: An 
Ecofeminist Reading Of Han Kang's The Vegetarian And The Fruit Of My Woman, 
International Journal of English and Literature, Vol 7. 
[7]. Siiin Sarai (March 2016). Interview with Han Kang, Website: 
[8]. Nguyễn Thị Tịnh Thy (06/2017). Phê bình từ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: Sự kết hợp giữa 
“c{ch mạng giới” v| “c{ch mạng xanh”trong nghiên cứu văn học, Tạp chí sông Hương, số 
340. 
[9]. Yoi Jin Choi (2013). Male Violence And Female Body In Kang Han’s Vegetarian, Feminist 
Studies in English Literature, Vol. 21, No. 3. 
Người ăn chay (The Vegetarian) của Han Kang dưới góc nhìn chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 
52 
HAN KANG’S THE VEGETARIAN IN THE VIEW OF ECOFEMINISM 
Phan Nguyen Phuoc Tien 
Faculty of Literature and Linguistics, University of Sciences, Hue University 
Email: phannguyen.pt@gmail.com 
ABSTRACT 
The eco-feminism belongs to the eco-criticism that tries to find the causes and 
solutions of environmental problems in the relationships between human beings 
and nature as well as men and women. The Vegetarian is an illustrative example of 
approach to environmental pollution in a feminist perspective of Han Kang. 
Through the conflict between a meatatarian father / husband and his vegetarian 
daughter / wife, Han Kang shows the ecofeminism views on three fundamental 
issues: (1) A patriarchal society never fails to accompany violence, and women are 
subjected to male violence; (2) The revolutionary potential of women in 
relationship with the boss, from passive to active; (3) The motif of woman - plant 
metamorphosis expresses the nature and the early femininity of women. 
Keywords: Han Kang, The Vegetarian, The Fruit of my Woman, Ecofeminism, 
woman, nature, plants, violence< 
Phan Nguyễn Phước Tiên sinh ngày 04/07/1985 tại Quảng Trị. Năm 2007, 
bà tốt nghiệp cử nh}n chuyên ng|nh Văn học tại Trường Đại học Khoa 
học, Đại học Huế. Năm 2010, b| tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ng|nh Văn học 
nước ngoài tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Từ năm 2007 đến 
nay, bà là giảng viên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học c{c nước Đông Bắc Á, đặc biệt Văn học Triều 
Tiên - Hàn Quốc các thời kỳ. 

File đính kèm:

  • pdfnguoi_an_chay_the_vegetarian_cua_han_kang_duoi_goc_nhin_chu.pdf