Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh

Bài viết nhằm nêu một thực tế rằng nếu giải thích về sự khác biệt giữa

tiếng Anh người bản ngữ dùng trong thực tế với tiếng Anh dạy ở trường là do lối nói thân

mật hay không trang trọng là không thật thỏa đáng, dễ làm cho người học tiếng Anh tưởng

rằng ngữ pháp tiếng Anh trong trường và ngoài trường học là một. Thông qua một vài ví

dụ, người viết thấy rằng người bản xứ nói tiếng Anh theo ngữ pháp riêng (tạm dịch là ngữ

pháp miêu tả hay ngữ pháp giao tiếp) còn trong trường học là ngữ pháp riêng (tạm dịch

là ngữ pháp chuẩn mực hay ngữ pháp hàn lâm). Dựa trên một số khác biệt giữa hai loại

ngữ pháp, người viết đề xuất một số gợi ý trong việc giảng dạy và sử dụng ngữ pháp tiếng

Anh.

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 1

Trang 1

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 2

Trang 2

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 3

Trang 3

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 4

Trang 4

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 5

Trang 5

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4460
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh

Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp hàn lâm trong dạy - học tiếng Anh
ười viết đề xuất một số gợi ý trong việc giảng dạy và sử dụng ngữ pháp tiếng 
Anh. 
 Từ khóa: thỏa đáng, giải thích/cho rằng . là bởi, đích thực, người học, ngữ pháp 
chuẩn mực/hàn lâm, ngữ pháp miêu tả/giao tiếp, những gợi ý về giảng dạy 
1. Mở đầu 
Từ khi tôi học tiếng Anh đã lâu và 
cho đến bây giờ khi dạy tiếng Anh, tôi 
luôn nghĩ, học ngoại ngữ là học ngữ pháp. 
Ngữ pháp, theo định nghĩa trong từ điển 
Longman Dictionary of Contemporary 
English, xuất bản năm 2010, tr.763, là 
những quy tắc chi phối hình thái của từ và 
kết hợp từ trong câu. Nói cách khác, quy 
tắc ngữ pháp được nêu ra và người học 
một ngôn ngữ nào đó phải học và sử dụng 
chúng khi viết hoặc nói. Nếu người học 
tuân thủ các quy tắc đó thì ngôn ngữ họ 
dùng được coi là đúng, nếu không, bị coi 
là sai. Tuy nhiên, đôi khi tôi tự hỏi ngữ 
pháp tiếng Anh mà chúng ta học và dạy ở 
* Đại học Đại Nam 
trên lớp có phải là ngữ pháp người Anh 
dùng trong cuộc sống của họ hay không. 
2. Cơ sở của ý tưởng 
Trong quá trình dạy tiếng Anh tôi 
đã gặp một vài thể loại tiếng Anh: tiếng 
Anh-Anh, tiếng Anh-Mỹ, tiếng Anh-Úc, 
tiếng Anh-Canada, vv. Tuy nhiên, một số 
trường hợp dưới đây khiến tôi có suy 
nghĩ rằng khi dạy hay học tiếng Anh 
chúng ta cần để ý một số khác biệt. 
Trường hợp thứ nhất, có lần sinh 
viên hỏi tôi rằng trong bài thi chứng chỉ 
TOEIC liệu chọn dạng đại từ ở tân cách 
trong cấu trúc so sánh với tính từ , ví dụ 
She is older than I am / me (Tạm dịch: Cô 
ấy hơn tuổi tôi) thì chọn từ me có đúng 
không. Em giải thích sở dĩ em chọn cách 
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
đó vì em đã đọc đâu đó rằng cả hai cách 
đều được, tuy nhiên cách dùng thứ hai 
kém trang trọng hơn. Tôi nói với em đó là 
trả lời như thế tuy không sai nhưng em 
phải chọn cách thứ nhất, dùng đại từ ở chủ 
cách, bởi lẽ trong câu đó, theo sách ngữ 
pháp tiếng Anh, từ than là liên từ nối hai 
mệnh đề, chứ không phải là giới từ. 
Trường hợp thứ hai, khi một sinh 
viên nữ hỏi tôi là trong sách ngữ pháp 
tiếng Anh có nói từ as (giống, như) là liên 
từ có nghĩa theo cách ai đó nói hay làm, 
ví dụ trong từ điển đã dẫn ở trên Do as I 
say (Tạm dịch: Hãy làm như như tôi nói, 
tr.82), nhưng đôi khi em lại gặp những 
câu có nghĩa tương tự lại dùng từ like là 
giới từ (giống, như) chứ không phải từ as, 
ví dụ: Nobody understands him like I do 
(Tạm dịch: Không ai hiểu anh ấy được 
như tôi). Trường hợp này có thể giải thích 
là as và like có cùng nghĩa so sánh nhưng 
dùng as thì trang trọng hơn. Ví dụ: 
Nobody understands him as I do. 
(https://dictionary.cambridge.org/vi/gra
mmar/british-grammar/as-or-like). 
Một ví dụ nữa, có sinh viên hỏi tôi 
liệu có thể dùng liên từ đẳng lập để bắt 
đầu câu tiếng Anh hay không. Nói khác 
đi, những liên từ: for (vì), and (và), nor 
(cũng không), but (nhưng), or (nếu 
không), yet (nhưng), so (do vậy) những từ 
này viết tắt là FANBOYS khi viết có thể 
đứng đầu câu được không, ví dụ: I am 
very smart. Yet I do not enjoy school 
(Tạm dịch: Tôi không thông minh nhưng 
tôi không muốn đi học). Dĩ nhiên tôi trả 
lời là không dùng được; lý do là vì theo lý 
thuyết viết câu và quy tắc ngữ pháp thì 
liên từ đẳng lập chỉ dùng để nối hai mệnh 
đề nghĩa ngang bằng trong câu ghép tiếng 
Anh. Ở đầu câu chỉ có trạng từ nối như 
moreover (hơn nữa), besides (ngoài 
ra), hoặc những cụm từ nối như in 
addition (thêm nữa), apart from that 
(ngoài ra), mới dùng được. Tuy nhiên, 
trong lối văn nói và viết thông thường, đôi 
khi vẫn thấy người Anh dùng liên từ đẳng 
lập đứng đầu câu. Sau đây là hai ví dụ: 
[1] And let every other power 
know that this hemisphere intends 
to remain the master of its own 
house. [John F. Kennedy] (Tạm 
dịch: Và hãy để cho mọi thế lực 
biết rằng bán cầu này luôn muốn 
duy trì chủ nhân ngôi nhà của 
riêng nó) 
[2] But the truth is, these steps 
won’t make up for the seven 
million jobs that we’ve lost over 
the last two years. [Barack 
Obama]. (Tạm dịch: Nhưng quả 
là những bước đi này không thể 
bù đắp nổi bảy triệu việc làm 
chúng ta đã mất đi trong hai năm 
qua) 
Trường hợp thứ tư, có một sinh viên năm 
thứ ba vốn quan tâm tới trật tự từ trong 
câu tiếng Anh thắc mắc rằng trong sách 
ngữ pháp tiếng Anh nói rằng trạng từ hoặc 
ngữ trạng từ chỉ đứng ở đầu câu, giữa 
hoặc cuối câu, nếu ở giữa thì phải ở giữa 
chủ ngữ và vị ngữ như trong một vài ví dụ 
sau: 
[3] Apples always taste best when 
you pick them straight off the tree. 
(Tạm dịch: Táo vừa hái bao giờ 
cũng ngon nhất) 
 [4] You can definitely never predict 
what will happen. 
 (Tạm dịch: Bạn chắc chắn không 
thể nào đoán được điều gì sẽ xảy 
ra (trạng từ sau động từ tình thái)) 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 69 
Khi trong câu có hơn một động từ thì giữa 
câu trạng từ chỉ đứng sau trợ động từ thứ 
nhất hoặc sau động từ tình thái. Ví dụ: 
[5] The government 
has occasionally been forced to 
change its mind. (Tạm dịch: 
Chính phủ đôi lúc cũng phải thay 
đổi quyết định (trạng từ đứng sau 
trợ động từ thứ nhất)) 
Tuy nhiên, trong câu tiếng Anh có động 
từ nguyên thể, trạng từ lại có thể đứng sau 
tiểu từ to và trước động từ nguyên thể, 
trường hợp này có tác giả gọi là nguyên 
mẫu chẻ. Nhiều nhà ngôn ngữ và ngữ 
pháp lấy tiếng Latin vốn không có hiện 
tượng này làm cơ sở cho tiếng Anh không 
chấp nhận cách dùng này, cho rằng dùng 
trạng từ như thế là sai. Dưới đây là một 
vài ví dụ: 
[6] She used to secretly admire 
him; (Tạm dịch: Cô ấy thường ngấm 
ngầm nhìn anh ta) 
[7] I would like the carpet to 
completely cover the floor. (Tạm 
dịch: Tôi muốn thảm phải trùm 
kín nền nhà) 
Tất cả những ví dụ trên là tôi lấy 
từ trải nghiệm của sinh viên nhưng chính 
tôi (có lẽ là cả các bạn cũng thế) đã gặp 
nhiều trường hợp người Anh đôi khi dùng 
những kiểu diễn đạt khác với những gì 
chúng ta dạy sinh viên. Ví dụ, khi đưa ra 
nhận xét hay ý kiến đôi khi người Anh bắt 
đầu bằng cụm từ như là I’m wondering 
(Tôi không chắc), I’m thinking (Tôi 
nghĩ) cho dù trong sách ngữ pháp tiếng 
Anh nói rằng những động từ thuộc loại 
này không dùng dạng tiếp diễn 
Tất cả những ví dụ mà sinh viên 
trải nghiệm hay do tôi quan sát đã nêu ở 
trên khiến tôi có suy nghĩ rằng những 
khác biệt ngôn từ vốn thường được giải 
thích là do cách nói thân mật liệu có thuộc 
cùng loại ngữ pháp mà chúng ta dạy sinh 
viên hay là thuộc một loại ngữ pháp khác. 
3. Trao đổi 
Tôi tin rằng có thể còn nhiều 
trường hợp khác biệt hơn như tôi đã nêu. 
Tuy nhiên, tới thời điểm này câu hỏi đặt 
ra là những khác biệt ngôn ngữ ấy là do 
đâu, do lối nói thân mật hay vì lý do nào 
khác. Tôi không rõ khi dạy tiếng Anh các 
bạn đã bao giờ gặp các trường hợp như tôi 
không và khi đó các bạn giải thích thế 
nào, làm như tôi, nói rằng lối nói này là 
thân mật hơn lối nói kia hay là khi không 
giải thích được thì chỉ nói rằng quy tắc 
ngữ pháp là thế. 
Những ví dụ nêu trên, tôi thấy 
rằng, là minh chứng cho một loại ngữ 
pháp tiếng Anh khác, không phải loại ngữ 
pháp chúng ta đọc trong sách vở. Trong 
số những thể loại ngữ pháp khác nhau dựa 
vào cách miêu tả hay phân tích cấu trúc 
và chức năng ngôn ngữ như: ngữ pháp 
truyền thống, ngữ pháp sản sinh, ngữ 
pháp so sánh, ngữ pháp phổ thông, v.v., 
trong bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng có 
hai loại ngôn ngữ riêng biệt, cùng tồn tại, 
một loại người bản xứ dùng, tạm dịch là 
ngữ pháp miêu tả hay ngữ pháp giao tiếp, 
còn loại ngữ pháp thứ hai do các nhà ngôn 
ngữ, các nhà ngữ pháp xây dựng nên, tạm 
dịch là ngữ pháp chuẩn mực hay ngữ 
pháp hàn lâm. Cả hai loại ngữ pháp đều 
quan tâm tới các quy tắc, nhưng theo cách 
khác nhau. Theo Nordquist (2008), các 
nhà nghiên cứu ngữ pháp giao tiếp nghiên 
cứu các quy tắc hay các mẫu kết hợp sử 
dụng từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu. Trái 
lại, các nhà ngữ pháp hàn lâm (ví dụ 
những người biên tập hay giáo viên) 
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
thường áp đặt các quy tắc ngôn ngữ mà 
họ cho đó là cách dùng đúng. Nói khác đi, 
ngữ pháp giao tiếp quan tâm tới các mẫu 
ngôn từ, miêu tả cách từ ngữ thực tế người 
bản xứ sử dụng trong giao tiếp, không nêu 
ngôn ngữ dùng đúng hay sai. Trong khi 
đó ngữ pháp hàn lâm đưa ra các quy tắc 
người học phải tuân theo, nhấn mạnh vào 
việc dùng ngôn ngữ đúng hay sai dựa vào 
các quy tắc định sẵn. Loại ngữ pháp giao 
tiếp không dạy trong nhà trường mà chỉ 
kế tục từ thế hệ này qua thế hệ khác trong 
cộng đồng ngôn ngữ đó. Ngược lại, ngữ 
pháp hàn lâm phải được dạy trong nhà 
trường, những người học phải tuân theo 
quy tắc ngôn ngữ đó, giống như bệnh 
nhân phải uống thuốc theo kê đơn của bác 
sỹ vậy. 
Đồng quan điểm này, Kirvalidze 
(2013) cho rằng ngữ pháp giao tiếp là loại 
ngữ pháp được miêu tả rõ ràng và đầy đủ 
các cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ, 
không dạy quy tắc ngôn ngữ, mà chỉ miêu 
tả những quy tắc đã thành thói quen. Điều 
đó có nghĩa là loại ngữ pháp này không 
nói bạn phải nói thế nào, chỉ miêu tả mà 
không cần bạn phải hiểu quy tắc đó. Trái 
lại, khi học tiếng Anh ở trường, theo quy 
định bạn phải nắm được các quy tắc ngôn 
ngữ để sử dụng khi viết và nói. Loại ngữ 
pháp này nêu rất rõ các quy tắc tiếng Anh, 
liệt kê từ vựng và cách phát âm của 
chúng. Loại ngữ pháp này sinh viên và 
những người học lớn tuổi thường thấy 
khó nếu tự học. Người ta cho rằng khi đã 
biết tiếng, người học có thể tự so sánh ngữ 
pháp tiếng Anh sách vở với ngữ pháp 
người bản ngữ sử dụng trong thực tế. 
4. Kết luận 
Ngữ pháp giao tiếp và ngữ pháp 
hàn lâm là hai loại ngữ pháp riêng biệt. 
loại thứ nhất được dùng trong cuộc sống 
thực tế, thuộc thế giới bên ngoài còn loại 
ngữ pháp thứ hai được dùng trong nhà 
trường, dùng cho những người được học 
hành. Những mẫu lời nói trong ngữ pháp 
giao tiếp chỉ cần bắt chước, không cần 
hiểu nhưng các quy tắc ngữ pháp hàn lâm 
thì phải học mới hiểu. Giáo viên chúng ta 
không thể trộn hai loại ngữ pháp khi dạy. 
Nhìn chung, chúng ta nên chấp nhận 
những nét giống nhau nhưng cũng phải 
nhận biết những khác biệt giữa chúng. Do 
vậy, chúng ta không thể chỉ dựa vào quy 
tắc ngữ pháp hàn lâm để nhận xét rằng 
viết hay nói như hai ví dụ sau đây là sai 
hay thân mật: She is younger than me 
(Tạm dịch: Cô ấy kém tuổi tôi) trong tiếng 
Anh hay Thông qua bài báo này cho thấy 
nhiều vấn đề về môi trường ngày càng trở 
nên trầm trọng (Tạm dịch: This article 
appears to indicate that many 
environmental isues have increasingly 
become more serious) trong tiếng Việt. 
Khi những trường hợp tương tự xảy ra, 
chúng ta nên khuyên sinh viên rằng học 
tiếng Anh phải viết và nói theo sách vở. 
Sinh viên cũng cần được biết rằng giáo 
viên sẽ kiểm tra kiến thức ngữ pháp và 
khả năng giao tiếp dựa trên ngữ pháp hàn 
lâm để đánh giá đúng-sai. Đồng thời, 
chúng ta cũng khuyến khích người học 
tiếp cận với tiếng Anh thực tế thông qua 
những bài viết có thực trong cuộc sống 
của người bản ngữ để người học tự họ có 
thể phát hiện những khác biệt giữa ngữ 
pháp sách vở và ngữ pháp giao tiếp (học 
theo phương pháp quy nạp). 
Tóm lại, nếu những trường hợp 
trao đổi ở trên vốn được giải thích rằng 
chúng được dùng một cách thân mật, tôi 
e rằng cách giải thích này có thể gây nhầm 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 71 
lẫn và hiểu nhầm; người học tiếng Anh có 
thể nghĩ rằng chỉ có duy nhất một loại ngữ 
pháp và chỉ dùng các quy tắc của loại ngữ 
pháp này để thực hiện mọi kỹ năng ngôn 
ngữ. Đồng thời mọi sự khác biệt ngôn từ 
tiếng Anh, ví dụ; I ain’t (Tôi không), 
much discussion (thảo luận nhiều), much 
chance (nhiều cơ hội), I’ve been wanting 
to (Tôi lúc nào cũng muốn), you and me 
can (Bạn và tôi có thể), vv. người học đếu 
cho là không đúng hoặc đúng nhưng dùng 
theo cách thân mật. Thực ra, ở những 
nước nói tiếng Anh, hai loại ngữ pháp như 
vừa trao đổi cùng tồn tại, một loại dạy và 
học trong nhà trường và được sử dụng 
trong các văn bản trang trọng, còn loại kia 
dùng trong giao tiếp, trong cuộc sống 
thực tế. Nhân đây, tôi xin được ví việc dạy 
ngữ pháp cho sinh viên trong các bài 
giảng như dạy cách đá bóng. Chúng ta 
đều biết rằng có hai kiểu chơi đá bóng: 
bóng đá và bóng bầu dục, chúng có tên 
gọi khác nhau và luật chơi khác nhau. 
Chúng ta phải xác định dạy loại bóng nào 
để áp dụng luật chơi bóng đó. Nếu chơi 
bóng đá, thì chúng ta phải bắt lỗi người 
chơi bằng luật bóng đá, chứ không thể 
bằng luật bóng bầu dục. Tương tự, trong 
tiếng Anh khi gặp những khác biệt ngôn 
ngữ, cách giải thích dựa vào khác biệt ngữ 
pháp như vừa trình bày có thể có hiệu quả. 
5. Chia sẻ 
Khi dạy ngữ pháp tiếng Anh, khi 
điều kiện cho phép, giáo viên nên giới 
thiệu qua về sự khác biệt giữa ngữ pháp 
hàn lâm và ngữ pháp giao tiếp để sinh 
viên biết khi nào sai hay đúng, hoặc khi 
nào áp dụng được và không áp dụng được 
(khi nói hoặc viết, trong môi trường học 
thuật hay trong giao tiếp bên ngoài,vv.) 
Khi dạy dịch, giáo viên nên hướng 
dẫn sinh viên hãy cẩn thận với những 
khác biệt của ngữ pháp giao tiếp và ngữ 
pháp hàn lâm cả trong tiếng Anh lẫn tiếng 
Việt để chọn cách dịch phù hợp, trong 
biên dịch thì áp dụng ngữ pháp hàn lâm, 
khi phiên dịch áp dụng kết hợp cả hai loại 
ngữ pháp. Ví dụ khi dịch câu tiếng Việt 
nêu ở trên: Thông qua bài báo này cho 
thấy nhiều vấn đề về môi trường ngày 
càng trở nên trầm trọng, sinh viên nên 
dựa vào cấu trúc Chủ-Vị trong ngữ pháp 
hàn lâm, không dựa vào trật tự từ trong 
ngữ pháp giao tiếp để dịch. 
Khi dạy viết, giáo viên nên hướng 
dẫn sinh viên học và chỉ áp dụng các quy 
tắc ngữ pháp hàn lâm trong khi học và 
trong các bài thi ngôn ngữ như TOEIC, 
IELTS, vv. Sinh viên cũng được nhắc nhở 
chỉ dùng ngữ pháp hàn lâm trong khi viết 
các văn bản liên quan công việc, văn bản 
trang trọng như hợp đồng, thư tín thương 
mại và trong viết hàn lâm (bài luận hoặc 
các bài nghiên cứu). 
Khi dạy đọc, nghe hoặc nói, giáo 
viên chúng ta nên khuyến khích sinh viên 
đọc nhiều và thu lượm những trường hợp 
ngôn từ đặc biệt, những đặc biệt trong 
cách dùng ngữ pháp giao tiếp, càng nhiều 
càng tốt, để mở rộng kiến thức, biết thêm 
từ và mẫu lời nói trong các bài thực tế. 
Bằng cách làm này, sinh viên có thể áp 
dụng những điều khám phá được vào thực 
tế giao tiếp với người Anh một cách hiệu 
quả khi có cơ hội. 
Tài liệu tham khảo: 
1. https://dictionary.cambridge.org/vi/
grammar/british-grammar/as-or-
like 
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
2. https://news.collinselt.com/prescript
ive-vs-descriptive-approaches-to-
grammar/ 
3. https://www.thoughtco.com/types-
of-grammar-1689698 
4. Longman Dictionary of 
Contemporary English, 2010, 
Pearson Education Limited. 
5. Nino Kirvalidze (2013). Theoretical 
Course of English Grammar. Tbilisi, 
Ilia State University 
Địa chỉ tác giả: Đại học Đại Nam 
Email: nghuongss@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfngu_phap_giao_tiep_va_ngu_phap_han_lam_trong_day_hoc_tieng_a.pdf