Nghiên cứu tính đa dạng của cây họ cà (Solanaceae) tại Quảng Nam
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại Quảng Nam từ 2-12/2013, nhằm xác định được
tính đa dạng về loài, hình thái, môi trường sống, tiềm năng và giá trị sử dụng (làm thực
phẩm, làm cảnh, làm thuốc) của cây họ cà trên địa bàn Quảng Nam, làm cơ sở đề xuất
hướng bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn gen các loài họ cà có hiệu quả; áp dụng
phương pháp điều tra PRA, theo tuyến địa hình sinh thái thấp dần từ Tây sang Đông,
đại diện 3 vùng sinh thái: đồi núi, trung du, vùng đồng bằng ven biển. Kết quả cho thấy:
Nguồn gen cây họ cà tại các điểm điều tra rất đa dạng và phong phú, phân loại theo
bậc taxon chi loài: đã xác định được 7 chi (Solanum (cà); Lycopersicon (cà chua);
Physalis (thù lù); Datura (cà dược); Capsicum (ớt); Brunfeldsia (lài hai màu); Petunia
(dạ yên thảo) và 14 loài. Trong đó chi Solanum (cà) có 8 loài, có độ đa dạng loài cao
nhất chiếm 50%. Số loài ở 3 khu vực và huyện xã biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa
dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) và huyện Duy Xuyên với 13 loài chiếm
92,86 %. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy,
mô tả ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú kiểu hình: có 22 đặc điểm thân, cành; 17
đặc điểm về lá; 11 đặc điểm về hoa; 30 đặc điểm về quả. Sự phân bố của cây họ cà ở các
môi trường sống đa dạng: cây trong vườn hộ có độ đa dạng loài cao nhất (chiếm 38,88%),
ven bụi bờ, ven sông, ven đồi 22,22%. Giá trị sử dụng rất phong phú: làm thực phẩm,
gia vị, làm thuốc, làm cảnh, trong đó cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn
nhất (chiếm 50%). Vì vậy, nghiên cứu này khuyến nghị tiếp tục điều tra nguồn gen, thu
thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ
công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả nhất.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tính đa dạng của cây họ cà (Solanaceae) tại Quảng Nam
à) S. indicum L. Cà đắng 7 50,0 Lycopersicon (cà chua) L. esculentum L. Cà chua 1 7,14 Physalis (thù lù) P. angulata L. Thù lù cạnh 1 7,14 Datura (cà dược) D. metel L. Cà độc dược 1 7,14 C. frutescens L. Ớt cay Capsicum (ớt) C. annuum L. Ớt cảnh 2 14,29 Solaneceae Brunfeldsia (lài hai màu) B. pauciflora Lài hai màu 1 7,14 NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE) 43 Petunia (dạ yên thảo) P. x hybrida Hort. Dạ yến thảo 1 7,14 Tổng 7 chi 14 100,0 Bảng 3.2 thấy rằng: Nguồn gen cây cà ở các điểm điều tra khá lớn, số lượng thành phần chi, loài cây họ cà ở Quảng Nam đa dạng và phong phú: có 7 chi (chiếm 43,75% cả nước) và 14 loài (chiếm 22,58% số loài cả nước), trong đó đáng chú ý chi Solanum (cà) có số lượng loài lớn nhất (7 loài), chiếm tỷ lệ 50%, tiếp đến là chi ớt (Capsicum) so tổng số loài được tìm thấy. 3.3. Tính đa dạng loài cây họ cà theo cấp vùng và huyện xã nghiên cứu: Độ đa dạng về loài thể hiện bằng số lượng loài khác nhau sinh sống trong một vùng nhất định, thể hiện tính thích ứng về phương diện tiến hóa và phương diện tái sinh học của một loài nào đó đối với môi trường sống nhất định. Bảng 3.3. Độ đa dạng loài cây họ cà ở các khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu Số loài (loài) Tên loài (thường gọi) Độ đa dạng loài (%) Khu vực 1 13 Cà tím, cà pháo, ớt chỉ thiên, ớt cảnh, lu lu đực, thù lù, cà hai lá, cà gai leo, cà dại hoa trắng, cà đắng, cà độc dược, lài hai màu, dạ yên thảo 92,86 Khu vực 2 10 Cà chua, cà tím, cà pháo, lu lu đực, thù lù, cà hai lá, cà gai leo, cà dại hoa trắng, lài hai màu, dạ yên thảo 71,43 Khu vực 3 6 Ớt chỉ thiên, lu lu đực, cà hai lá, cà dại hoa trắng, lài hai màu, dạ yên thảo 42,86 Bảng 3.3 thấy rằng: số loài điều tra ở các khu vực biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) với 13 loài chiếm 92,86 % > khu vực 2 (phía Đông) với 10 loài chiếm 71,43% > khu vực 3 (phía Tây) với 6 loài chiếm 42,86%. Điều này cho thấy cây họ cà thường phân bố phụ thuộc đặc điểm địa hình (vùng thấp > vùng cao), nơi có điều kiện sinh thái thích hợp sự sinh trưởng phát triển của chúng, nơi có địa hình bằng phẳng, đất tốt và nguồn nước, độ ẩm thuận lợi. Bảng 3.4 Độ đa dạng loài cây họ cà ở các điểm điều tra STT Huyện điều tra Số loài/huyện (loài) Độ đa dạng loài (%) 1 Hội An 11 78,57 2 Duy Xuyên 13 92,86 3 Tam Kỳ 6 42,86 LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG 44 Bảng 3.4 cho ta thấy số loài/huyện biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa dạng loài của huyện Duy Xuyên cao nhất (13 loài chiếm 92,86%) > Hội An (11 loài chiếm 78,57%) > TP.Tam Kỳ (6 loài chiếm 42,86%). Như vậy số loài và độ đa dạng loài có liên quan đến khu vực. 3.4. Đa dạng về đặc điểm hình thái của các cây họ cà Bảng 3.5 và 3.6 chỉ ra rằng: đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú: có 22 đặc điểm thân, cành và đã mô tả 112 mẫu; 17 đặc điểm lá và 80 mẫu mô tả, 11 đặc điểm hoa và 50 mẫu mô tả, 30 đặc điểm quả và 96 mẫu mô tả. Đa số, cây họ cà được tìm thấy có thân cứng, dạng đứng, ít lông, thân nhỏ > 50cm, sắc tố phổ biến là xanh, tím, tập tính ra cành tương đối và cao không quá 50 cm. Lá phần lớn là không có lông chủ yếu ở loài hoang dại, những loài trồng trọt như cà chua, cà tím, cà pháo trên lá có phủ một lớp lông ngắn. Dạng lá không có khung hình cụ thể mà đặc trưng theo loài. Khoảng 50% loài có lá xẻ thùy, lá màu xanh chiếm ưu thế (68.75%). Số hoa phần lớn chỉ có một hoa trên chùm (62,5%), hoa thường nở ở vị trí trung gian và dạng đứng. Màu sắc của tràng hoa phổ biến là màu trắng và tím. Quả chín thường đứng hoặc trúc xuống, lúc chưa chín phần lớn có màu xanh, khi chín chủ yếu chuyển sang vàng hoặc đỏ. Độ cay quả thường đặc trưng cho ớt. Dạng quả không có kiểu hình cụ thể mà đặc trưng theo loài nhưng chủ yếu thường gặp ở dạng bầu dục. Độ dai quả chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho ta thấy những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại, có quan hệ họ hàng với những loài đã được thuần dưỡng, trồng trọt. Bảng 3.5 Một số đặc điểm hình thái thân, lá cây họ cà được mô tả Đặc điểm hình thái thân, cành Đặc điểm hình thái lá Chỉ tiêu Đặc điểm mô tả Số mẫu mô tả (mẫu) Chỉ tiêu Đặc điểm mô tả Số mẫu mô tả (mẫu) Thân cứng 7 Không có 8 Thân mềm 1 Ngắn 1 1.Kiểu thân Cả 2 8 1.Mức độ lông trên lá Trung bình 3 Dạng đứng 12 Dài 4 Dạng bò 2 Hình mác 1 Dạng chụm 1 Hỗn hợp 1 2.Cách sinh trưởng của thân Hỗn hợp 1 Kiểu số 2 1 Không lông 10 2.Dạng lá Kiểu khác 13 Thưa thớt 1 Xanh nhạt 2 Trung bình 4 Xanh 10 3.Mức độ lông trên thân Nhiều lông 1 3.Màu lá Xanh đậm 4 NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE) 45 4. Cỡ cây Nhỏ hơn 50 cm 16 Nửa đứng 7 Thấp hơn 50 cm 14 Ngang 8 Trung bình (50-100 cm) 1 4.Tư thế lá Rũ 1 5.Cao cây cao trên 100 cm 1 Nhẹ 5 Xanh 6 Trung bình 3 Tím nhạt 6 5.Mức độ xẻ thùy của lá Không xẻ 8 Tím 1 6.Sắc tố cây Tím đậm 3 Thưa thớt 1 Trung bình 10 7.Tập tính ra cành Dày đặc 5 Tổng 22 đặc điểm 112 mẫu 17 đặc điểm l 80 mẫu mô tả Bảng 3.6 Một số đặc điểm hình thái hoa, quả cây họ cà được mô tả Đặc điểm hình thái hoa, quả Đặc điểm hình thái quả Chỉ tiêu Đặc điểm mô tả Số mẫu mô tả (mẫu) Chỉ tiêu Đặc điểm mô tả Số mẫu mô tả (mẫu) 1 hoa 10 Xanh 2 2 hoa/chùm 1 Vàng 6 1. Số hoa/ chùm 3>3 hoa/chùm 5 Đỏ cam 1 Đối xứng 2 Đỏ 3 Trung gian 9 Đen 1 2. Vị trí hoa Đứng 5 1. Màu quả ở giai đoạn quả chín thuần thục Không quả 3 Trắng 7 Thon dài 2 Tím 5 Tròn 1 Vàng nhạt 1 Hình trụ dài 1 Vàng 1 Bầu dục nhẹ 7 3. Màu tràng hoa Hỗn hợp 2 Bầu dục 1 Chúc xuống 5 Dạng khác 1 4 Vị trí quả Trung gian 3 2. Dạng quả Không quả 3 LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG 46 Đứng 5 Dễ rụng 3 Không quả 3 Trung bình 2 Xanh 8 Dai 8 Tím 2 3.Độ dai quả Không quả 3 Hỗn hợp 1 Thấp 1 Khác 2 Cao 1 5. Màu quả ở giai đoạn quả xanh Không quả 3 Vị khác 11 4.Độ cay quả Không quả 3 Tổng 11 đặc điểm hoa 50 mẫu mô tả 30 đ.điểm quả 96 mẫu mô tả * 9 đặc điểm quả với 32 mẫu được phát hiện và mô tả 3.5. Tính đa dạng của cây họ cà theo môi trường sống Bảng 3.7. Sự phân bố các loài cây họ cà theo môi trường sống ở Quảng Nam Môi trường sống Số mẫu tìm thấy (mẫu) Độ đa dạng loài (%) Tên mẫu Cây trồng trong vườn nhà 7 38,88 Cà pháo, cà tím trái tròn, cà tím trái dài, ớt cảnh, lài hai màu, dạ yên thảo đơn, dã yến thảo kép Cây trồng ngoài ruộng 2 11,11 Cà chua, ớt chỉ thiên Cây mọc ven bờ bụi, ven sông, ven đồi 4 22,22 Lu lu đực, thù lù, cà hai lá, cà gai leo Cây mọc ở ven đường 3 16,66 Cà dại hoa trắng, cà đắng, cà hai lá Cây mọc ở vùng đất hoang 2 11,11 Thù lù, cà độc dược Tổng cộng 18 100 Bảng 3.7 cho thấy, sự phân bố của cây họ cà ở các môi trường sống khá đa dạng dưới 2 hình thức chủ yếu là trồng trọt và hoang dại. Độ đa dạng của loài cao nhất là trong vườn (chiếm 38,88%), tiếp theo là ven bụi bờ, ven sông, ven đồi (22,22% và ven đường 16,66%). Như vậy hơn một nửa trong các loài vẫn còn ở dạng hoang dại, mọc ở những bãi đất hoang, ven đường, ven bờ bụi, ven sông, suối nhờ gió hoặc chim ăn hạt phát tán. Điều này cho thấy cây họ cà hoang dại mặc dù có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên nhưng vẫn cần môi trường sống thuận lợi hoặc khi trồng trọt, cây được chăm sóc, đảm bảo môi trường sống tốt, hạt giống được bảo tồn, nên chúng mới tồn tại và phát triển. NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE) 47 3.6 Tính đa dạng về giá trị sử dụng của cây họ cà tại Quảng Nam Bảng 3.8 Công dụng, hình thức sử dụng, bộ phận sử dụng của các loài cây họ cà tại Quảng Nam Công dụng của các loài Số loài tìm thấy (loài) Độ đa dạng loài (%) Hình thức sử dụng Bộ phận sử dụng Làm thực phẩm 3 (cà chua, cà tím, cà pháo) 21,43 Ăn tươi, chế biến Quả Làm gia vị 1 (ớt cay) 7,14 Ăn tươi, chế biến Quả Làm thuốc chữa bệnh 7 (cà gai leo, cà dại, cà 2 lá, cà đắng, lu lu, thù lù) 50,00 Ăn sống, sắc lấy nước, đắp chỗ đau Rễ, hoa, lá, toàn cây, quả, hạt Làm cảnh 3 (ớt cảnh, lài 2 màu, dạ yến thảo) 21,43 Trồng chậu, trồng ngoài đất làm cảnh hoặc bán Hoa, quả Vừa làm rau vừa làm thuốc 5 (Cà tím, cà pháo, ớt, thù lù, lu lu đực) 37,51 Ăn sống, sắc uống, giã nát đắp lên chỗ bầm, sưng Lá, rễ hay toàn cây Bảng 3.8 cho thấy các loài cây họ cà được tìm thấy tại tỉnh Quảng Nam rất đa dạng về công dụng, hình thức sử dụng và bộ phận sử dụng. Cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn nhất (chiếm 50%) > vừa làm rau vừa làm thuốc (5 loài chiếm 37,51%) > làm thực phẩm và làm cảnh (mỗi loại chiếm 21,43%). Các bộ phận của loài, quả làm thực phẩm gia vị, toàn cây làm thuốc, hoa quả làm cảnh, dễ trồng, dễ nhân giống và ít bị sâu bệnh. Vì vậy, cây họ cà rất cần được bảo tồn và phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn gen này. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận 4.1.1. Nguồn gen cây họ cà tại các điểm điều tra ở Quảng Nam: Rất đa dạng và phong phú: Đã xác định được 14 loài, trong đó có 4 loài nằm trong danh mục nguồn gen cây trồng họ cà quý hiếm cần bảo tồn (lu lu đực, cà hai lá, ớt chỉ thiên, ớt cảnh); 8 loài: ớt, cà tím, cà pháo, cà 2 lá, lulu đực, cà dại hoa trắng, lài 2 màu, dạ yến thảo có độ gặp lớn nhất/phổ biến nhất (C > 50%) 4.1.2. Phân loại cây họ cà theo bậc taxon chi loài: Đã xác định được 7 chi (Solanum (cà); Lycopersicon (cà chua); Physalis (thù lù); Datura (cà dược); Capsicum (ớt); Brunfeldsia (lài hai màu); Petunia (dạ yên thảo), với 14 loài. Trong đó, chi Solanum (cà) có 8 loài, độ đa dạng loài cao nhất chiếm 50%, tiếp đến ớt 14,29%. LÊ THỊ KHÁNH, TRẦN THỊ KIM PHỤNG, PHẠM LÊ HOÀNG 48 4.1.3. Độ đa dạng loài họ cà ở các khu vực và huyện xã khá cao: Số loài ở 3 khu vực và huyện xã biến động từ 6 đến 13 loài. Độ đa dạng loài cao nhất ở khu vực 1 (trung tâm) và huyện Duy Xuyên với 13 loài chiếm 92,86 %. 4.1.4. Đặc điểm hình thái: Thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú: đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả các loài cây họ cà được tìm thấy ở Quảng Nam rất đa dạng, phong phú: có 22 đặc điểm thân, cành và đã mô tả 112 mẫu; 17 đặc điểm lá và 80 mẫu mô tả, 11 đặc điểm hoa và 50 mẫu mô tả, 30 đặc điểm quả và 96 mẫu mô tả. 4.1.5. Cây họ cà phân bố ở các môi trường sống khá đa dạng, nhưng chủ yếu là cây được trồng trọt và cây mọc hoang dại. Độ đa dạng của loài cao nhất là cây trong vườn (chiếm 38,88%), ven bụi bờ, ven sông, ven đồi 22,22% và ven đường 16,66%. 4.1.6. Giá trị sử dụng rất phong phú và đa dạng về công dụng, hình thức sử dụng và bộ phận sử dụng: cây hoang dại làm thuốc có độ đa dạng loài lớn nhất (7 loài chiếm 50%); vừa làm rau vừa làm thuốc (5 loài chiếm 37,51%); làm thực phẩm và làm cảnh (mỗi loại 3 loài chiếm 21,43%). 4.2. Đề nghị 1. Tiếp tục điều tra cây họ cà trên phạm vi rộng hơn để có kết luận chính xác hơn về tài nguyên cây họ cà trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2. Thu thập, bảo tồn và phát triển những loài đang trồng trọt và hoang dại quý để phục vụ công tác chọn tạo giống mới, sử dụng nguồn gen có hiệu quả. 3. Chính quyền các cấp cần tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển cây cà gai leo hoang dại có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá mức. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tiến Bân (1997) Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. [2] (1997) Bộ phiếu điều tra, thu thập, mô tả, đánh giá quỷ gen cây trồng, (2012) Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam – Trung tâm tài nguyên thực vật, 2012. [3] Võ Văn Chi (1997) Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học. [4] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Tập 2, 1999 [5] Vũ Văn Hợp (2006) Nghiên cứu phân loại họ cà (solanaceae Juss.), Luận án tiến sĩ sinh học, tủ sách thực vật chí Việt Nam. [6] Lê Thị Khánh (2009) Giáo trình cây rau, Trường Đại học Nông Lâm Huế. [7] Vũ Văn Liết (2009) Giáo trình quỹ gen và bảo tồn quỹ gen, ĐHNN I Hà Nội/ [8] Đỗ Tất Lợi (2011) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học. [9] Nguyễn Văn Tuyên, (2000) Sinh thái và môi trường. NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÂY HỌ CÀ (SOLANACEAE) 49 [10] World Bank, (2005) “Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005”, Đa dạng sinh học, Nxb Lao động Xã hội, tr 1-77, 2005. [11] J. M. Edmonds and J. A. Chweya, (1997) Black Nightshades Solanum nigrum L. and Related Species, International Plant Genetic Resources Institute (IBPGRI), Rome, Italy. Title: RESEARCH ON DIVERSITY OF SOLANACEAE PLANTS IN QUANG NAM PROVINCE LE THI KHANH TRAN THI KIM PHUNG PHAN LE HOANG Hue University of Agriculture and Forestry Abstract: The study was performed in Quang Nam from February to December 2013, to evaluate the diversity of species, morphology, habitat, and potential use values (food, ornamental, drug) of solanaceous plants in Quang Nam province, as a basis for proposing conservation plans to develop and utilize genetic resources of solanaceous plants effectively. The study is based on application of PRA methods, with topographic from high to low, west to east of three ecological zones: mountainous, midland and coastal plains. Results showed that solanaceous plants’ genetic resources in the survey are diverse and abundant. They are classified according to the genera taxonomic category: 7 genera have been identified Solanum; lycopersicon; Physalis; Datura; Capsicum; Brunfeldsia, Petunia and 14 species. Of these genera, Solanum has 8 species, with the highest species diversity accounted for 50%. The number of species in 3 areas ranged from 6 to 13 species. The highest species diversity is in the region 1 (center) and Duy Xuyen district with 13 species accounted for 92.86%. Morphological features such as stems, leaves, flowers and fruits of solanaceous species are found; in Quang Nam province, they are very diverse and abundant in phenotypes: 22 types of stems; 17 types of leaves, 11 types of flowers and 30 types of fruit. The diverse distribution of solanaceous plants habitats: trees in the garden of households with the highest species diversity accounted for 38.88%, trees in the bush, riparian trees, trees along the hillside accounted for 22.22%. The usage value is very high: for food, spices, medicinal purposes, and ornamental. Among these, wild plants for medicinal purposes have the greatest species diversity (50%). Therefore, this study recommends further investigation of genetic resources collection, conservation and development of these species to create new breeding and to use the genetic resources effectively. Keywords: Conservation, solanaceous plants, genus, diversity, species study.
File đính kèm:
- nghien_cuu_tinh_da_dang_cua_cay_ho_ca_solanaceae_tai_quang_n.pdf