Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Năng lượng tái tạo (NLTT) rất cần thiết để

chuyển đổi, hướng tới một hệ thống năng lượng bền

vững, tin cậy mà tất cả mọi người đều có khả năng

tiếp cận. Hệ thống năng lượng của Việt Nam đang

ngày càng tập trung sử dụng nguồn năng lượng phát

thải nhiều khí CO

2 [3]. Chúng ta cũng đang ngày

càng phụ thuộc vào các nước khác để nhập khẩu

một phần nguồn nhiên liệu hóa thạch và đây chính

là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, làm ô nhiễm

không khí, đất và nguồn nước. Trong khi đó, năng

lượng sản xuất từ mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt,

nước và nhiên liệu sinh khối có thể đáp ứng bền

vững một phần lớn nhu cầu năng lượng của Việt

Nam [1].

Trong bài báo này, sẽ phân tích những tiềm

năng về nguồn NLTT ở Việt Nam và đưa ra các giải

pháp để phát triển NLTT. Đồng thời cũng đánh giá

thực trạng nguồn năng lượng sản xuất điện đang tồn

tại ở Việt Nam.

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 29140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng nguồn năng lượng và các rào cản, giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
ượng tái tạo (NLTT) rất cần thiết để 
chuyển đổi, hướng tới một hệ thống năng lượng bền 
vững, tin cậy mà tất cả mọi người đều có khả năng 
tiếp cận. Hệ thống năng lượng của Việt Nam đang 
ngày càng tập trung sử dụng nguồn năng lượng phát 
thải nhiều khí CO
2 
[3]. Chúng ta cũng đang ngày 
càng phụ thuộc vào các nước khác để nhập khẩu 
một phần nguồn nhiên liệu hóa thạch và đây chính 
là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, làm ô nhiễm 
không khí, đất và nguồn nước. Trong khi đó, năng 
lượng sản xuất từ mặt trời, gió, sóng biển, địa nhiệt, 
nước và nhiên liệu sinh khối có thể đáp ứng bền 
vững một phần lớn nhu cầu năng lượng của Việt 
Nam [1].
Trong bài báo này, sẽ phân tích những tiềm 
năng về nguồn NLTT ở Việt Nam và đưa ra các giải 
pháp để phát triển NLTT. Đồng thời cũng đánh giá 
thực trạng nguồn năng lượng sản xuất điện đang tồn 
tại ở Việt Nam.
2. Tiềm năng về năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về 
NLTT, đặc biệt là năng lượng mặt trời (PV), gió, 
sinh khối, thủy điện nhỏ [5].
Bảng 1. Tiềm năng NLTT ở Việt Nam
Công nghệ 
NLTT
Công suất lắp 
đặt (MW)
Tiềm năng kỹ 
thuật (MW)
Thủy năng 2.152 7.200
Gió 159 27.750
Pin năng lượng 
MT
5 13.000
Sinh khối 375 2.500
Chất thải rắn 2,4 320
Khí sinh học 2 58
Nguồn: ADB (2015) và Green ID (2016)
Bảng 1 cho thấy tiềm năng NLTT tập trung 
phần lớn ở thủy năng, gió, pin năng lượng MT. Theo 
số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn 
Quốc gia về số giờ nắng (số liệu bình quân 20 năm) ở 
Việt Nam, thì có thể chia thành 3 khu vực như sau [2]:
Khu vực 1: Các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, 
Lai châu): Số giờ nắng tương đối cao từ 1897÷2102 
giờ/năm. 
Khu vực 2: Các tỉnh còn lại của miền Bắc và 
một số tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Số giờ 
nắng trung bình năm từ 1400÷1700 giờ/năm. 
Khu vực 3: Các tỉnh từ Huế trở vào: Số giờ 
nắng cao nhất cả nước từ 1900÷2900 giờ/năm. Theo 
đánh giá, những vùng có số giờ nắng từ 1800giờ/
năm trở lên thì được coi là có tiềm năng để khai thác 
sử dụng. Đối với Việt Nam, thì tiêu chí này phù hợp 
với nhiều vùng, nhất là các tỉnh phía Nam.
Năm 2001, Ngân hàng Thế giới (WB) đã 
khởi xướng đề án xây dựng bản đồ năng lượng gió 
cho bốn quốc gia gồm Campuchia, Lào, Thái Lan 
và Việt Nam. Nghiên cứu này dựa vào số liệu từ 
các trạm khí tượng thuỷ văn cùng với mô hình mô 
phỏng để đánh giá tiềm năng năng lượng gió tại độ 
cao 65 m và 30 m, tương ứng với độ cao của tua 
bin gió nối lưới và tua bin gió lưới độc lập. Nguồn 
dữ liệu thuỷ văn do Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc 
gia (VNIHM) và Cơ quan Thông tin Khí quyển và 
Đại dương của Hoa Kỳ (NOOA) cung cấp. Từ năm 
2004, NOOA đã có kết nối với 24 trạm khí tượng 
thuỷ văn ở Việt Nam để thu thập dữ liệu.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 18/Tháng 6 - 2018 Journal of Science and Technology 47
Bảng 2. Tiềm năng năng lượng gió tại Việt Nam ở 
độ cao 65 m
Tốc độ 
gió trung 
bình
Thấp
<6m/s
Trung 
bình
6-7m/s
Tương 
đối cao
7-8m/s
Cao
8-9m/s
Rất 
cao
>9m/s
Diện tích 
(km2)
197.242 100.367 25.679 2.178 111
Diện tích 
(%)
60,60 30,80 7,90 0,70 >0
Tiềm năng 
(MW)
401.444 102.716 8.748 452
(Nguồn: Viện Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia)
Với tiềm năng lớn về năng lượng gió, Việt 
Nam có hàng chục dự án khai thác năng lượng gió 
(mỗi dự án có công suất từ 6-150MW) đã được lập 
tại Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh 
Hòa, Bạc Liêu. Trong đó tiềm năng năng lượng 
gió biến đóng một vai trò quan trọng. Tại vùng biển 
Việt Nam có khu vực từ Bình Thuận đến Cà Mau, 
khoảng cách từ bờ ra đến 300km là nơi có tốc độ gió 
đạt từ 7 đến 11m/s, cũng là nơi tiềm năng công suất 
năng lượng gió lớn nhấttrên thế giới. Khu vực ven 
bờ vịnh Bắc Bộ phía Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng 
Trị có tốc độ gió chủ yếu thấp hơn 6m/s.
Theo độ sâu, địa hình và tốc độ gió trung 
bình năm (3 mức cao, vừa, thấp) dựa theo chuỗi 10 
năm (đo đạc gió vệ tinh NOAA), khu vực biển ven 
bờ Việt Nam được chia thành 5 khu vực như sau 
(theo đường bờ) gồm: Quảng Ninh-Quảng Trị (biển 
thoải, nông, mật độ năng lượng gió vừa); Quảng 
Bình-Quảng Ngãi (biển thoải, hẹp, mật độ năng 
lượng gió thấp); Bình Định-Ninh Thuận (biển nông 
hẹp, mật độ năng lượng gió thấp); Bình Thuận-Mũi 
Cà Mau (biển thoải, nông, mật độ năng lượng gió 
cao); Mũi Cà Mau-Kiên Giang (biển nông, mật độ 
năng lượng gió vừa). 
Vùng ven biển nước ta, đặc biệt vùng phía 
Nam có diện tích rộng khoảng 112.000km2, khu vực 
có độ sâu từ 30m đến 60m có diện tích rộng khoảng 
142000km2 có tiềm năng phát triển tốt điện gió biển 
rất tốt. Đặc biệt khu vực biển có độ sâu 0-30m từ 
Bình Thuận đến Cà Mau rộng khoảng 44000km2. 
Theo số liệu gió Phú Quý, Côn Đảo thì vùng này đạt 
tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m đạt hơn 5-8m/
s. Hiện nay trang trại gió biển đầu tiên với công suất 
gần 100 MW đã hoạt động và đang nghiên cứu triển 
khai các giai đoạn tới năm 2025, lên tới 1.000 MW 
tức gấp 10 lần.
Cụ thể, các trang trại tuabin gió tại đảo Phú 
Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu 
quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 
năm, so với tuổi thọ tuốc bin 20 năm. Trang trại gió 
biển Khai Long (Cà Mau) xây dựng từ tháng 1/2016 
với công suất giai đoạn 1 là 100 MW. 
3. Hiện trạng nguồn năng lượng ở Việt Nam
Nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng 
theo các giai đoạn [3]:
Hình 1. Sơ đồ phát triển nguồn điện ở Việt Nam từ năm 1954 đến năm 2017
Trong khi các nước trên thế giới đang chuyển 
hướng đầu tư sang NLTT, tốc độ phát triển NLTT ở 
Việt Nam vẫn còn trì trệ vì NLTT vẫn đang phải đối 
mặt với nhiều bất lợi so với các nguồn năng lượng 
truyền thống. Than đá, khí đốt và thủy điện vừa và 
lớn vẫn chiếm ưu thế trong tổng sản lượng sản xuất 
điện của Việt Nam. Ba nguồn điện chính đó chiếm 
95% tổng công suất nguồn điện mỗi năm. Thủy điện 
vẫn là nguồn cung điện chính, chiếm gần 50% tổng 
công suất lắp đặt nguồn điện. Ngược với sự suy 
giảm trong cơ cấu của nhóm tuabin khí, công suất 
lắp đặt các nhà máy nhiệt điện than có mức tăng 
trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Năng 
lượng tái tạo ở nước ta là từ các nhà máy thủy điện 
nhỏ (công suất dưới 30MW) chiếm 88,6%. Điện gió 
và các nguồn điện tái tạo khác chỉ đóng góp rất ít 
(0,4%) trong cơ cấu sản xuất điện cả nước.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology48 Khoa học & Công nghệ - Số 18/Tháng 6 - 2018
Hình 2. Công suất lắp đặt nguồn điện
Theo Quy hoạc điện VII (QHĐ VII) sửa đổi 
(số 1208/QĐ-TTg), than đá sẽ là nguồn phát điện 
đóng vai trò chủ đạo trong việc cấp điện trong giai 
đoạn 2020 – 2030.
Bảng 3. Phát triển nhiệt điện than trong QHĐ VII 
(điều chỉnh)
Năm 2015 2020 2025 2030
Số lượng nhà 
máy
19 31 47 52
Công suất
(MW)
13.157 25.787 45.152 55.252
Tỷ trọng trong 
tổng sản lượng 
điện sản xuất 
(%)
34,3 49,3 55,0 53,2
(Nguồn: Viện Năng lượng – Bộ Công Thương)
4. Những rào cản được cho là ảnh hưởng tới 
năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Mặc dù NLTT mang lại nhiều lợi ích kinh tế, 
xã hội, môi trường, tuy nhiên, dạng năng lượng này 
chưa được phát triển nhanh, rộng tại Việt Nam. Hiệp 
hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng, nguyên 
nhân là do còn có nhiều rào cản, cần phải nhận thức 
để vượt qua để đẩy nhanh phát triển nhanh nguồn 
năng lượng sạch của Việt Nam. Các rào cản được 
đưa ra gồm: rào cản thể chế; rào cản pháp lý; rào 
cản đầu tư; rào cản kỹ thuật; rào cản thương mại; 
rào cản thị trường [5-8].
4.1. NLTT không ổn định, thường làm gián đoạn 
quá trình cung cấp điện và không thể cung cấp 
điện 24/24
Để khắc phục tính gián đoạn của NLTT có 
thể có một số cách giải quyết sau:
- Phân phối nhiều nguồn năng lượng khác 
nhau ở nhiều địa điểm và kết nối chúng vào hệ 
thống lưới liên kết lớn nhất để đảm bảo nguồn cung 
khi nguồn năng lượng gió và mặt trời bị gián đoạn.
Ví dụ: gió có thể thổi mạnh ở một địa phương 
này nhưng cũng có thể thổi với tốc độ yếu hơn ở nơi 
khác. Vì vậy năng lượng gió có thể đáp ứng một 
phần cho nhu cầu phụ tải nền.
Hình 3. Cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 18/Tháng 6 - 2018 Journal of Science and Technology 49
- Sử dụng thủy điện nhỏ, khí sinh học và khí 
tự nhiên để cung cấp điện năng cho phụ tải nền cũng 
như phục vụ nhu cầu cao điểm (phụ tải đỉnh) trong 
thời gian nguồn năng lượng dễ bị gián đoạn như 
năng lượng mặt trời và năng lượng gió không đảm 
bảo đáp ứng nguồn cung cấp điện
- Thông qua dự báo thời tiết để dự đoán bức 
xạ mặt trời và cường độ gió dự kiến để các nhà quản 
lý và vận hành mạng lưới điện biết trước những 
nguồn năng lượng nào cần phải tăng hoặc giảm tại 
một thời điểm cụ thể.
- Ứng dụng “hệ thống lưới điện thông minh” 
để liên tục cân bằng cung – cầu năng lượng và phân 
phối điện năng từ một số nguồn NLTT tới người sử 
dụng điện.
- Sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời độc 
lập, nó sẽ giúp giảm tải nhu cầu điện mà các máy 
phát điện tập trung phải cung cấp qua lưới điện.
- Sử dụng giải pháp dự trữ như thủy điện 
tích năng hoặc ngân hàng acquy, lưu trữ năng lượng 
bánh đà[10] để tích trữ điện năng cung cấp điện 
cho khu vực vùng xa.
4.2. Rào cản quan điểm NLTT đắt đỏ và xa xỉ, 
chỉ phù hợp với quốc gia phát triển
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật 
giá thành công nghệ NLTT ngày càng giảm kéo 
theo chi phí sản xuất điện từ nguồn NLTT không 
còn đắt đỏ và xa xỉ. Chi phí điện qui dẫn (LCOE) 
bình quân để sản xuất 1MWh điện trên toàn cầu qua 
các năm đã chứng minh.
Bảng 4. Chi phí công nghệ điện mặt trời và điện gió 
qua các năm
Năm Điện mặt trời 
(USD/MWh)
Điện gió
(USD/MWh)
2009 315 96
2016 122 83
2017 70 50
(Nguồn: Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế 
(IRENA))
Sản xuất NLTT sẽ càng rẻ hơn nhiều so với 
sản xuất điện từ nguồn năng lượng hóa thạch nếu 
tính đầy đủ chi phí ngoại biên liên quan đến cảnh 
quan bị phá hủy, sức khỏe con người, môi trường 
bị ô nhiễm
4.3. Rào cản trong quan điểm phát triển năng 
lượng tái tạo sẽ dẫn tới sự phụ thuộc vào công 
nghệ nước ngoài
Sự thật là Việt Nam có thể xuất khẩu được 
một vài cấu phần và trang thiết bị phục vụ cho sản 
xuất NLTT. Trong khi việc quá phụ thuộc vào nhiệt 
điện than đã buộc Việt Nam phải nhập khẩu công 
nghệ và thiết bị chính yếu cho hầu hết các nhà 
máy nhiệt điện đang vận hành hiện nay. Phần lớn 
các nhà máy nhiệt điện than hiện có đang sử dụng 
công nghệ nhập khẩu truyền thống “cận tới hạn” để 
sản xuất gây ra những vấn đề về môi trường trầm 
trọng. Việt Nam đang cân nhắc sử đụng công nghệ 
tiên tiến cho các nhà máy nhiệt điện than mới. Tuy 
nhiên, các công nghệ nhiệt điện than tiên tiến đều 
do các công ty nước ngoài kiểm soát và chưa thể sản 
xuất đầy đủ trong nước.
4.4. Thiếu nhân lực có chuyên môn về NLTT làm 
cản trở quá trình phát triển NLTT tại Việt Nam
Thực chất Việt Nam có một đội ngũ nhân 
lực có trình độ chuyên môn về NLTT, đặc biệt trong 
lĩnh vực năng lượng gió. Để khắc phục hạn chế này 
cần thông qua sự trợ giúp từ các trường đại họcvà 
các nhà tư vấn trong nước và quốc tế để phát triển 
nhân lực toàn diện.
4.5. Giải pháp thúc đẩy phát triển NLTT ở Việt 
Nam
Để đạt được mục tiêu chuyển đổi năng lượng 
theo hướng phát triển NLTT, Việt Nam cần thực 
hiện những hành động ưu tiên sau [10]:
- Tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm 
và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Sử dụng 
điện đúng lúc, đúng chỗ giúp chúng ta không lãng 
phí nguồn tài nguyên và tiết kiệm điện.
- Cần khẩn trương thực thi các chính sách 
khuyến kích cạnh tranh và sự tham gia bình đẳng 
của các thành phần kinh tế trong xã hội để đầu tư 
ngay vào các dự án NLTT, và thúc đẩy tăng các 
nguồn vốn đầu tư cho NLTT trong thời gian tới.
- Dừng đầu tư xây dựn các dự án nhiệt điện 
than mới và nhà máy điện hạt nhân, đồng thời đóng 
cửa các nhà máy nhiệt điện than cũ khi chúng đã 
hết khấu hao.
- Ưu tiên hỗ trợ các giải pháp NLTT độc lập 
thay vì mở rộng lưới điện cho các cộng đồng chưa 
được nối lưới ở Việt Nam.
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến 
kiến thức đến mọi người dân về tầm quan trọng, 
hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của 
việc phát triển và sử dụng NLTT trong quá trình 
phát triển bền vững.
Ngoài ra, đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc 
rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị 
trí địa lý), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó 
để thúc đẩy phát triển NLTT, Việt Nam cần có các 
chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá 
cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology50 Khoa học & Công nghệ - Số 18/Tháng 6 - 2018
5. Kết luận
Bài báo đã đưa ra số liệu chứng minh tiềm 
năng phát triển NLTT ở Việt Nam hoàn toàn là khả 
thi. Dù vậy, NLTT ở Việt Nam vẫn phát triển ở mức 
rất thấp so với thế giới bởi những rào cản mà thực 
chất có thể khắc phục được. Hơn nữa việc chưa 
phát triển nhiều về NLTT còn ở giá thành tính để 
sản xuất ra 1kW điện của NLTT cao hơn so với giá 
thành của nguồn năng lượng thông thường. Để có 
cái nhìn đúng đắn thì khi tính toán về giá thành tiền 
điện nên tính đầy đủ những chi phí ngoại biên như 
mức độ ảnh hưởng sức khỏe con người, môi trường 
bị ô nhiễm 
Tài liệu tham khảo
[1]. Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên. Cơ sở năng lượng mới và tái tạo, NXB Khoa học và kỹ thuật, 
2006.
[2]. Các tác giả. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Cục thông tin KH & CN quốc 
gia, 2015.
[3]. Nguyễn Ngọc Hoàng. Báo cáo ngành điện, Ngành điện, 2015
[4].
thong-minh-tai-nga.html
[5]. Nguyễn Hồng Thúy, Đàm thị Phương Thảo. Đính chính những hiểu lầm về năng lượng tái tạo 
tại Việt Nam, Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID).
[6]. Rainer Brohm. Myth of renewable energy intermittency of solar PV, Renewable energy week 
2017.
[7]. Af-Mercados, E.. Report on recommendation for smart grid program for Vietnam, Tham khảo 
tại ERAV, 2012.
[8]. Knechtel, M. Groups tackle enhanced weather forecasting to boost renewable energy generation, 
2016. Tham khảo tại 
[9]. Bonn. Renewable Energies, Innovation for the future, Federal Ministry for the Environment, 
Nature Conservation and Nuclear Safety, 2004.
[10]. Peter Gevorkian. Solar Power Generation Problems, Solution, & Monitoring, Cambridge, 2017.
RESEARCHING FOR ENERGY RESOURCES IN VIETNAM
AND OBSTRUCTIONS, SOLUTIONS
FOR RENEWABLE ENERGY DEVELOPMENT IN VIETNAM
Abstract:
Today, traditional energy sources are being depleted and also cause negative impacts on the 
environment, causing a marked change in the climate. Countries around the world are focusing on 
renewable energy development, which contributes to climate change, creating a prerequisite for sustainable 
development. This article explores the potential and status of renewable energy sources in Vietnam and 
restrictions on the development of renewable energy in Vietnam and at the same time offer solutions for the 
development of renewable energy.
Keywords: Renewable energy, Pin solar, Wind turbine.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tiem_nang_hien_trang_nguon_nang_luong_va_cac_rao.pdf