Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tóm tắt - Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong đó có sự đóng

góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2014 có

101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 17.768

dự án, tổng vốn đăng ký 252.715 tỷ USD. Tuy nhiên, báo cáo của

thanh tra Cục thuế trong những năm gần đây cho thấy ngân sách

nhà nước hàng năm bị thất thoát không nhỏ từ hành vi chuyển giá

trốn thuế của loại hình doanh nghiệp này. Bài viết khái quát cơ sở

lý luận về chuyển giá, các hình thức chuyển giá, các dấu hiệu nhận

biết chuyển giá và trình bày thực trạng chuyển giá trốn thuế của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5880
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 lỗ trong hoạt 
động kinh doanh kể từ khi kết thúc thời gian ưu đãi về thuế, 
để tránh việc nộp các khoản thuế, phí nhưng vẫn liên tục 
mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh. 
2.2.2. Định giá đầu vào cao hơn và giá đầu ra thấp hơn thị 
trường 
Doanh nghiệp FDI nhập khẩu nguyên liệu, máy móc 
thiết bị đầu vào cho sản xuất từ chính các công ty mẹ ở 
nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế, 
nhưng giá bán đầu ra cho các công ty thành viên lại thấp 
hơn giá thị trường, dẫn đến tình trạng thua lỗ, tác động đến 
sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu niêm yết. 
2.2.3. Chi phí ban đầu cao 
Doanh nghiệp FDI đầu tư quá nhiều cho các khoản chi 
phí ban đầu như tiền bản quyền cho việc sử dụng bí quyết 
kỹ thuật hoặc nhãn hiệu, xây dựng các phòng nghiên cứu 
và phát triển sản phẩm tại quốc gia có mức thuế suất cao, 
trong khi kết quả được áp dụng cho tất cả các công ty thành 
viên, chi phí đầu vào cho các dự án cao bất thường. 
3. Thực trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh 
nghiệp FDI tại Việt Nam 
3.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 
Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang 
thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt 
Nam. Tính đến năm 2013, đã có 17.434 dự án với tổng số 
vốn đăng ký 268.691,6 triệu đô la Mỹ, trong đó tổng số vốn 
thực hiện 111.692,9 triệu đô la Mỹ (Bảng 1). Ngành công 
nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu cả về số dự án và tổng 
số vốn đầu tư (8.725 dự án, chiếm hơn 50% tổng số vốn 
đầu tư); kế đến là hoạt động chuyên môn, khoa học và công 
nghệ với 1.526 dự án, nhưng chỉ chiếm gần 0,7% tổng số 
vốn đầu tư. Đứng thứ 2 về quy mô vốn đầu tư là hoạt động 
kinh doanh bất động sản với 407 dự án, chiếm gần 21% 
tổng số vốn đầu tư (Bảng 2). 
Bảng 1. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép thời kỳ 
1991-2013 chia theo Năm và Phân tổ 
Năm Số dự án 
Tổng vốn đăng ký 
(Triệu đô la Mỹ) 
Tổng số vốn thực hiện 
(Triệu đô la Mỹ) 
1991 152 1.284,4 428,5 
1992 196 2.077,6 574,9 
1993 274 2.829,8 1.117,5 
1994 372 4.262,1 2.240,6 
1995 415 7.925,2 2.792,0 
1996 372 9.635,3 2.938,2 
1997 349 5.955,6 3.277,1 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 81 
1998 285 4.873,4 2.372,4 
1999 327 2.282,5 2.528,3 
2000 391 2.762,8 2.398,7 
2001 555 3.265,7 2.225,6 
2002 808 2.993,4 2.884,7 
2003 791 3.172,7 2.723,3 
2004 811 4.534,3 2.708,4 
2005 970 6.840,0 3.300,5 
2006 987 12.004,5 4.100,4 
2007 1.544 21.348,8 8.034,1 
2008 1.171 71.726,8 11.500,2 
2009 1.208 23.107,5 10.000,5 
2010 1.237 19.886,8 11.000,3 
2011 1.191 15.618,7 11.000,1 
2012 1.287 16.348,0 10.046,6 
Sơ bộ 
2013 1.530 22.352,2 11.500,0 
Nguồn: Tổng cục thống kê 
Bảng 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo 
ngành kinh tế (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2013) 
 Số 
dự án 
Vốn đăng ký 
(Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số 15.932 234.121,0 
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 500 3.358,8 
Khai khoáng 82 3.273,6 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 8.725 125.858,1 
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí 
92 9.536,2 
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải 
30 1.285,2 
Xây dựng 1.046 10.292,6 
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
1.125 3.588,2 
Vận tải, kho bãi 382 3.563,1 
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 341 10.739,5 
Thông tin và truyền thông 937 4.029,6 
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 79 1.322,7 
Kinh doanh bất động sản 407 49.043,1 
Chuyên môn, khoa học và công nghệ 1.526 1.521,5 
Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 120 203,0 
Giáo dục và đào tạo 179 742,7 
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 91 1.339,8 
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 142 3.676,2 
Dịch vụ khác 128 747,1 
Nguồn: Tổng cục thống kê 
3.2. Môi trường pháp lý 
Cùng với sự gia tăng cả về quy mô vốn đầu tư và số dự 
án của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, hành vi 
chuyển giá cũng dần xuất hiện và phổ biến dưới nhiều hình 
thức khác nhau, đòi hỏi hành lang pháp lý của Việt Nam 
phải được hoàn thiện (Bảng 3). 
Tuy đã có lộ trình mở cửa kinh tế từ rất sớm, nhưng đến 
năm 2005 pháp luật Việt Nam mới bắt đầu có những quy 
định về chuyển giá. Sự ra đời của Thông tư 74/1997/TT-
BTC được xem là động thái đầu tiên của Chính phủ nhằm 
hóa giải vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. 
Thông tư 117/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá 
thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan 
hệ liên kết có hiệu lực từ ngày 27/01/2006, tuy nhiên đối 
tượng áp dụng chỉ là các doanh nghiệp FDI mà chưa áp 
dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, do đó chưa có 
giải pháp chống chuyển giá nội địa. Thông tư 66/2010/TT-
BTC là văn bản pháp lý đầu tiên về chống chuyển giá được 
áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, 
theo đó các quy định và các phương pháp xác định giá thị 
trường đã phù hợp với thông lệ quốc tế [4]. 
Thông tư 66 đã đưa ra những quy định về xử phạt và 
nhấn mạnh trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong 
việc ấn định thuế. Cơ quan thuế được quyền ấn định mức giá 
được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu 
thuế hoặc số thuế thu nhập phải nộp đối với cơ sở kinh doanh 
có giao dịch liên kết trong các trường hợp: tài liệu chứng từ 
không hợp pháp, hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất 
xứ để xác định mức giá; tạo ra giao dịch độc lập giả mạo 
hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để 
so sánh; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các giao 
dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế, không thực 
hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu 
và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị 
trường đối với giao dịch liên kết. 
Bảng 3. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam 
Văn bản Số hiệu Nội dung Ngày ban 
hành 
Thông tư 74-TC/TCT Hướng dẫn thực hiện quy 
định về thuế đối với hình 
thức đầu tư theo Luật đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam 
20/10/1997 
Thông tư 63/1998/TT-
BTC 
Hướng dẫn thực hiện một số 
quy định về thuế nhằm 
khuyến khích và đảm bảo 
hoạt động đầu tư trực tiếp 
nước ngoài tại Việt Nam 
13/05/1998
Thông tư 89/1999/TT-
BTC 
Hướng dẫn thực hiện quy 
định về thuế đối với các hình 
thức đầu tư theo Luật đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam 
16/07/1999 
Thông tư 13/2001/TT-
BTC 
Hướng dẫn thực hiện quy 
định về thuế đối với các hình 
thức đầu tư theo Luật đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam 
08/03/2001
Thông tư 117/2005/TT
-BTC 
Hướng dẫn thực hiện việc 
xác định giá thị trường trong 
giao dịch kinh doanh giữa 
các bên có quan hệ liên kết 
19/12/2005 
Thông tư 66/2010/TT-
BCT 
Hướng dẫn thực hiện việc 
xác định giá thị trường trong 
giao dịch kinh doanh giữa 
các bên có quan hệ liên kết 
22/04/2010 
Luật 21/2012/QH
13 
Sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật quản lý thuế 
20/11/2012 
Nguồn: Tổng hợp từ website của Bộ tài chính 
Việc bổ sung quy định về phương pháp xác định giá trị 
tính thuế đối với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết trong 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 
có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 đã tạo hành lang pháp lý để 
thực hiện mạnh mẽ hơn công tác thanh tra chống chuyển 
82 Huỳnh Thị Kim Hà 
giá. Tuy nhiên, theo thông báo kết luận của Thanh tra 
Chính phủ số 276/TB-TTCP ngày 21/02/2014, việc xác 
định giá thị trường trong giao dịch liên kết còn nhiều hạn 
chế do không thể xác minh tại nước ngoài đối với dữ liệu, 
thông tin về dấu hiệu chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, 
trong đó có doanh nghiệp chế xuất; sự phối kết hợp giữa cơ 
quan thuế và cơ quan hải quan còn lỏng lẻo trong việc xác 
định căn cứ về trị giá tính thuế. 
Nhìn chung, những quy định liên quan đến vấn đề 
chuyển giá đã được ban hành tại Việt Nam theo hướng phù 
hợp với các thông lệ quốc tế về chống chuyển giá của tổ 
chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đang được 
nhiều nước trên thế giới áp dụng, tạo cơ sở cho công tác 
giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng 
hiệu quả hơn. 
Như vậy có thể thấy rằng hành lang pháp lý liên quan 
đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đã 
dần hoàn thiện sau nhiều lần bổ sung sửa đổi, tạo cơ sở nhất 
định cho hoạt động của ngành thuế trong đấu tranh chống 
chuyển giá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh 
nghiệp FDI. 
3.3. Kết quả thanh tra, kiểm tra 
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, biểu hiện 
chuyển giá được thể hiện đối với sản xuất gia công, đặc 
biệt ngành may mặc, da giày của các doanh nghiệp FDI, 
giá gia công phụ thuộc vào phía nước ngoài và thấp hơn 
chi phí, trong khi đó, doanh nghiệp lại chậm trả lương cho 
công nhân với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng, lớn hơn 
doanh thu đã kê khai. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh 
vực dịch vụ thì xuất hiện chi phí quản lý của phía nước 
ngoài, chi phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng, thương hiệu 
bản quyền,.. ở mức rất cao. Một số hợp đồng mua bán hàng 
hóa, dịch vụ trong và ngoài nước, chủ yếu với công ty mẹ 
hoặc doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, không cụ thể, rõ 
ràng theo quan hệ mua bán bình thường. Các bên có thể 
thay đổi nội dung tùy tiện cả khi sắp hết thời gian thực hiện 
hợp đồng do bên mua, bên bán đều là “người một nhà”. Do 
đó, có những chi phí do phía nước ngoài chịu, nhưng doanh 
nghiệp tại Việt Nam vẫn hạch toán vào chi phí như nguyên 
vật liệu trong hợp đồng gia công, chi phí vận chuyển [5]. 
Theo số liệu công bố của Thanh tra Chính phủ, năm 
2010, nhờ nỗ lực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền kết hợp 
với thanh kiểm tra, 1.342 doanh nghiệp FDI tại Thành phố 
Hồ Chí Minh đã khai có lãi (chiếm 55,14% số doanh 
nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán), tăng hơn 8% so với 
năm 2009, chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp kê khai lỗ 
nhiều năm trước. Năm 2011, cơ quan thuế đã tiến hành 
thanh tra 1.276 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và đã 
xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.650 tỷ 
đồng. Năm 2012, qua thanh kiểm tra 312 doanh nghiệp 
khai lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, Thanh tra 
Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị điều chỉnh 
giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ gần 28 tỷ đồng, truy 
thu 188 tỷ đồng, truy hoàn 3 tỷ đồng, phạt 85 tỷ đồng. Tại 
thành phố Hà Nội, qua 6.007 cuộc thanh kiểm tra, cơ quan 
thuế đã điều chỉnh giảm lỗ 1.075 tỷ đồng, truy thu và phạt 
1.843 tỷ đồng, truy hoàn 110 tỷ đồng [6]. 
3.4. Một số hình thức chuyển giá điển hình 
Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí đầu vào 
là hình thức khá phổ biến được các doanh nghiệp FDI sử 
dụng tại Việt Nam bằng cách nâng chi phí đầu vào (chủ 
yếu là chi phí nguyên vật liệu nhập từ các công ty mẹ), 
giảm giá bán sản phẩm đầu ra nhằm tối thiểu hóa lợi nhuận, 
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Hình thức này 
thường xảy ra trong lĩnh vực gia công may mặc, da giày, 
sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu, sản xuất ôtô, rượu, bia, 
nước giải khát. Trường hợp điển hình: Công ty TNHH 
nước giải khát Coca Cola Việt Nam. Qua hơn 20 năm đầu 
tư kinh doanh tại Việt Nam, Coca Cola liên tục báo lỗ trong 
khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30%/năm và đã có kế 
hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam. Trường 
hợp tương tự cũng xảy ra với Công ty PepsiCo Việt Nam, 
Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam. Bên cạnh 
đó, các hình thức chuyển giá thông qua chênh lệch thuế 
suất, nâng giá trị tài sản vốn góp và chi phí các đơn vị quản 
lý và hành chính cũng tương đối phổ biến tại Việt Nam hiện 
nay. Tuy nhiên, do đội ngũ thanh tra ngành thuế còn khá 
mỏng và hạn chế về kinh nghiệm chống chuyển giá, nên 
nhiều vụ việc cho đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận 
chính xác là có tồn tại hành vi chuyển giá tại một số doanh 
nghiệp FDI hay không, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và kinh 
doanh ô tô, gia công may mặc và da giày. 
4. Một số đề xuất nhằm hạn chế hành vi chuyển giá trốn 
thuế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 
4.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 
Công tác chống chuyển giá tại Việt Nam hiện nay được 
kiểm soát theo các quy định chung về kiểm tra của ngành 
thuế, tuy nhiên, phương thức kiểm tra chung lại thiếu tính 
chuyên sâu cần thiết để nhận diện các hình thức chuyển giá 
và vẫn chưa có quy định riêng đối với việc xử lý các hành 
vi chuyển giá. Việc bổ sung điều luật chống chuyển giá vào 
Luật quản lý thuế tiến đến ban hành Luật chống chuyển giá 
và sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế thỏa 
thuận trước phương pháp xác định giá (APA) giữa cơ quan 
thuế với doanh nghiệp là thực sự cấp thiết nhằm hạn chế 
hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 
4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch 
Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước đều xây dựng 
cơ sở dữ liệu theo cách thức riêng biệt phục vụ mục đích 
của từng cơ quan chức năng. Do đó, để có được một hệ 
thống cơ sở dữ liệu thống nhất làm nguồn số liệu để so sánh 
giá cả của các giao dịch, các cơ quan thuế, cơ quan hải 
quan, cơ quan thống kê, cơ quan tài chính và các công ty 
kiểm toán cần phải tăng cường hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ 
lẫn nhau trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu. 
4.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán 
bộ hải quan và cán bộ quản lý thuế 
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ và kiến 
thức, kỹ năng tin học là hai yếu tố quyết định sự thành công 
trong công tác kiểm soát hành vi chuyển giá trốn thuế của 
các doanh nghiệp FDI, cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, 
nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho cán bộ hải quan, 
cán bộ chuyên trách công tác quản lý thuế các đơn vị FDI. 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 83 
5. Kết luận 
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và 
đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, công tác 
chống gian lận, thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước từ 
hoạt động chuyển giá cần được chính phủ đặc biệt quan tâm 
và nghiên cứu chuyên sâu nhằm xây dựng những giải pháp 
quản lý nhà nước thích hợp, đảm bảo môi trường đầu tư công 
bằng và hài hòa lợi ích của tất cả các chủ thể kinh tế tham gia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Andrew Lymer & John Hasseldine, The International Taxation 
System, Kluwer Academic Publisher, 2002. 
[2] Một số vấn đề chung về hoạt động chuyển giá của các doanh 
nghiệp,
ve-nd-16627.html 
[3] Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính 
và quản lý, 
thong-qua-hinh-thuc-nang-chi-phi-cac-don-vi-hanh-chinh-va-quan-
ly-doc.htm 
[4] Phạm Thị Mỹ Khuê, Thực trạng chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp 
khắc phục, 2012 
[5] 
nghiep-co-dau-hieu-chuyen-gia_t114c2n55686 
[6] thanhtra.com.vn 
[7] https://luattaichinh.wordpress.com/2014/03/21/van-de-chuyen-gi-cua-
cc-doanh-nghiep-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoi-o-viet-nam-hien-nay/ 
[8] Nguyễn Thị Quỳnh Giang, Chuyển giá trong các công ty đa quốc 
gia ở Việt Nam, 2010. 
(BBT nhận bài: 08/08/2015, phản biện xong: 01/12/2015) 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_chuyen_gia_tron_thue_cua_cac_doanh_ngh.pdf