Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu được tiến hành trên cây hành tím (Allium fistulosum L.) thuộc chi Hành (Allium) họ Liliaceae

nhằm xác định thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển trong canh tác hành tím tại thôn Thanh

Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong hai vụ: Vụ xuân và vụ hè năm 2018. Thí nghiệm

được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 5 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi 1 ô

thí nghiệm 20 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giá thể hữu cơ theo tỷ lệ 30% phân chuồng hoai, 20% than

sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng (Công thức 3) là công thức tối ưu nhất cho cây hành tím

sinh trưởng, phát triển và đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong vụ xuân. Năng suất thực thu trong vụ xuân

đạt 32,67 tấn/ha, tỷ suất lợi nhuận (VCR) đạt 3,8; vụ hè đạt 20,67 tấn/ha, VCR đạt 2,1. Chất lượng củ hành

tím trồng trên các nền đất với các tỷ lệ giá thể hữu cơ khác nhau không khác biệt nhiều so với công thức chỉ

sử dụng cát biển. Kết quả nghiên cứu này cần được áp dụng vào thực tế sản xuất hành tím tại Quảng Ngãi

nhằm tiết kiệm tài nguyên cát biển và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong canh tác hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
u hoạch là 55 ngày sau khi trồng. 
3.2. Khả năng sinh trưởng của cây hành tím 
trong quá trình thí nghiệm 
Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu 
trúc của cây một cách không thuận nghịch, thường 
dẫn đến tăng về số lượng, kích thước, thể tích sinh 
khối của chúng. Trên cây hành quá trình sinh 
trưởng, phát triển được thể hiện trên các chỉ tiêu: 
chiều cao cây, tổng số lá, đường kính củ. 
Bảng 1. Khả năng sinh trưởng của cây hành tím 
Vụ xuân Vụ hè 
Công thức 
Cao cây 
35 NST 
(cm) 
Số lá 35 
NST 
 (lá) 
Đường kính 
củ (cm) 
Cao cây 35 
NST 
(cm) 
Số lá 35 
NST 
 (lá) 
Đường kính 
củ (cm) 
1 44,10a 29,30a 2,37a 42,61a 29,53a 2,23ab 
2 43,30a 27,63a 2,34a 42,56a 28,53a 2,25ab 
3 44,23a 31,10a 2,43a 42,75a 29,76a 2,39a 
4 38,65b 26,70a 1,73c 41,13b 27,00a 2,13b 
5 (ĐC) 41,08ab 28,87a 2,15b 33,91c 23,33b 1,86c 
LSD0,05 4,5534 7,295 0,15 1,20 3,01 0,25 
Ghi chú: NST: Ngày sau trồng. Trong cùng một cột, các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể 
hiện mức sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. 
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: 
Ở 35 NST, chiều cao cây ở vụ xuân dao động từ 
38,65 cm (công thức 4) đến 44,23 cm (công thức 3), ở 
vụ hè dao động từ 33,91 cm (công thức 5) đến 42,75 
cm (công thức 3). Như vậy, vào vụ xuân chiều cao 
cây hành có xu hướng cao hơn vụ hè, nguyên nhân 
có thể do yếu tố thời tiết thuận lợi, lượng mưa lớn 
hơn vụ hè. 
Tương tự như chiều cao cây, tổng số lá ở giai 
đoạn 35 ngày sau trồng trong vụ xuân cao hơn vụ hè. 
Trong đó công thức 3 (30% phân chuồng hoai, 20% 
than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu 
phộng) có số lá cao nhất và đồng nhất ở cả 2 vụ. Tuy 
nhiên, khi phân tích thống kê sự sai khác giữa công 
thức 3 với các công thức còn lại không có ý nghĩa. 
Đường kính củ được đo đếm vào lúc thu hoạch, 
kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức sử dụng 
đồng thời cả phân chuồng, than sinh học, cát biển và 
bánh dầu đậu phộng cho đường kính củ cao hơn so 
với không sử dụng cát biển và công thức đối chứng 
(chỉ sử dụng 90% cát biển + 10% phân chuồng); cao 
nhất ở công thức 3 đạt 2,43 cm vụ xuân và 2,39 cm vụ 
hè. Kết quả này tương đồng ở cả 2 vụ nghiên cứu và 
sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức 4 
(không sử dụng cát biển) và công thức đối chứng. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 71 
Tương đồng với tổng số lá, đường kính củ của công 
thức 3 cũng lớn nhất ở cả 2 vụ. 
Như vậy, khả năng sinh trưởng, phát triển của 
cây hành tím trên các nền đất cát có bổ sung giá thể 
tốt hơn so với nền đất trồng chỉ có cát biển; công 
thức tốt nhất là công thức 3 (30% phân chuồng hoai, 
20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu 
phộng). Ngoài ra yếu tố thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt, 
trong đó ở vụ xuân cây phát triển tốt hơn vụ hè. 
3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng 
suất 
Số củ/bụi và khối lượng củ/bụi là giá trị để 
đánh giá tiềm năng năng suất của cây trong điều 
kiện canh tác hiện có, đặc biệt là mức độ ảnh hưởng 
của thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát 
biển. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng 
suất và năng suất được trình bày ở bảng 2. 
Số củ/bụi ở các công thức có sự sai khác có ý 
nghĩa thống kê trong cả 2 vụ nghiên cứu. Trong vụ 
xuân công thức 3 có số củ/bụi lớn nhất và tương 
đồng ở cả 2 vụ, trong đó vụ xuân đạt 7,23 củ/bụi 
cao hơn 1,4 củ/bụi so với công thức đối chứng; vụ 
hè đạt 6,96 củ/bụi, trong khi công thức đối chứng 
chỉ đạt 5,0 củ/bụi. Trong vụ xuân số củ trên bụi cao 
hơn so với vụ hè, điều này tương đồng với các chỉ 
tiêu sinh trưởng, phát triển của cây hành. 
Bảng 2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 
Vụ xuân Vụ hè 
Công 
thức 
Số củ/ 
bụi (củ/ 
bụi) 
Khối 
lượng 
củ/bụi 
(g/ bụi) 
NSLT 
(tấn/ha) 
NSTT 
(tấn/ha) 
Số củ/ 
bụi (củ/ 
bụi) 
Khối 
lượng 
củ/bụi 
(g/ bụi) 
NSLT 
(tấn/ha) 
NSTT 
(tấn/ha) 
1 5,53b 98,33a 39,33a 28,67b 6,30b 95,00ab 23,75ab 19,76ab 
2 5,87c 91,67a 36,67a 26,67c 5,70c 91,00b 22,75b 19,33ab 
3 7,23a 100,00a 40,00a 32,67a 6,96a 98,00a 24,50a 20,67a 
4 5,07d 73,33b 29,33a 13,33e 5,56cd 89,00b 22,25b 18,00b 
5 (ĐC) 5,67c 86,67ab 34,67ab 24,00d 5,00d 72,23c 18,33c 13,66c 
LSD0,05 0,49 14,83 5,93 1,16 0,49 6,58 1,65 2,36 
Ghi chú: NST: Ngày sau trồng. Trong cùng một cột, các số liệu theo sau bởi các chữ cái khác nhau thể 
hiện mức sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. 
Khối lượng củ/bụi của hành tím ở vụ xuân dao 
động từ 73,33 - 100 g/bụi, có sự sai khác có ý nghĩa 
về mặt thống kê. Trong đó công thức 3 cho khối 
lượng bụi cao nhất 100 g/bụi, cao hơn công thức 5 
(ĐC) 9 g/bụi. Ở vụ hè khối lượng củ thấp hơn vụ 
xuân, chỉ dao động từ 72,23 g/bụi (công thức đối 
chứng) đến 98,0 g/bụi (công thức 3). 
Các công thức có thành phần và tỷ lệ giá thể 
hữu cơ khác nhau đã ảnh hưởng đến các yếu tố cấu 
thành năng suất hành tím. Kết quả nghiên cứu ở 
bảng 1 và 2 cho thấy công thức 3 (30% phân chuồng 
hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu 
đậu phộng) có các yếu tố cấu thành năng suất cao 
nhất dẫn đến năng suất lý thuyết và năng suất thực 
thu của công thức này ở cả 2 vụ nghiên cứu là cao 
nhất so với các công thức còn lại. Ở vụ xuân NSLT 
đạt 40,0 tấn/ha; NSTT đạt 32,67 tấn/ha. Trong vụ 
hè NSLT đạt 24,5 tấn/ha; NSTT đạt 20,67 tấn/ha. 
Qua đó có thể thấy việc sử dụng thành phần và 
tỷ lệ giá thể hữu cơ thay thế cát biển sẽ đem lại số 
củ/ bụi và khối lượng cao. Tuy nhiên, không nên 
thay thế hoàn toàn cát biển (giữ ẩm cho cây hành 
tím) chỉ dùng phân bón sẽ ảnh hưởng đến cây hành 
tím lúc thu hoạch. Kết quả này tương đồng với 
nghiên cứu của nhiều tác giả khác như: Abou El- 
Magd và cs. (2012) đã nghiên cứu thử nghiệm trên 4 
loại phân hữu cơ là: Phân gia cầm, phân xanh, phân 
cừu và phân trộn (compost) [5]. Kết quả cho thấy 
bón phân gia cầm đã làm tăng và đạt cao nhất khối 
lượng tươi và khô của lá và khối lượng củ so với 3 
nguồn phân hữu cơ còn lại. 
3.4. Sâu bệnh hại diễn ra trong quá trình thí 
nghiệm 
Kết quả theo dõi, điều tra mức độ phổ biến của 
một số sâu bệnh hại xuất hiện gây hại trên ruộng 
thí nghiệm được trình bày ở bảng 3. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 72 
Bọ trĩ gây hại ở mức độ nhẹ trong cả 2 vụ 
nghiên cứu. 
Ruồi đục lá là côn trùng gây hại chính trên cây 
hành, hầu hết các công thức thí nghiệm ở cả 2 vụ 
đều ghi nhận thấy sự phá hoại ở mức độ nhẹ, riêng 
công thức 4 (40% phân chuồng hoai, 40% than sinh 
học và 20% bánh dầu đậu phộng) ở mức trung bình. 
Bệnh đốm lá hại hành thấy có xuất hiện lác đác 
trong ruộng thí nghiệm ở cả 2 vụ nghiên cứu, tuy 
nhiên mức độ gây hại thấp hoặc không ghi nhận số 
liệu. 
Bảng 3. Mức độ phổ biến của sâu bệnh hại trong quá trình thí nghiệm 
Vụ xuân Vụ hè 
Công thức 
Bọ trĩ 
(Thrips 
tabaci) 
Ruồi đục lá 
hành 
(Liriomyza 
trifoli) 
Bệnh đốm lá 
(Cercospora 
dudiae) 
Bọ trĩ 
(Thrips 
tabaci) 
Ruồi đục lá 
hành 
(Liriomyza 
trifoli) 
Bệnh đốm lá 
(Cercospora 
dudiae) 
1 + + + - + - 
2 - + + - + + 
3 - + - - + - 
4 + ++ - + ++ - 
5 (ĐC) + + + + + + 
Ghi chú: -: Không ghi nhận; +: nhẹ (10-30% cây bị nhiễm); ++: trung bình (>30-60% cây bị nhiễm), +++: cao 
( >60% cây bị nhiễm). 
Kết quả cho thấy sự gây hại của sâu, bệnh hại 
có sự tương đồng về mức độ gây hại ở cả 2 vụ 
nghiên cứu. Ngoài ra ở công thức đối chứng có sự 
xuất hiện thường xuyên và liên tục sự gây hại qua 2 
vụ. Như vậy sử dụng giá thể hữu cơ hạn chế việc 
được ruồi đục lá, các loài sâu bệnh hại cây hành tím. 
3.5. Chất lượng củ hành tím trong thí nghiệm 
Qua bảng 4 cho thấy một số chỉ tiêu đặc trưng 
của củ hành tím ở 5 công thức như màu sắc, mùi vị, 
pH, Cd hầu như không có sự sai khác ở các công 
thức. Đối với chỉ tiêu hàm lượng axit hữu cơ, công 
thức 2 có chỉ số lớn nhất (4,67), công thức 5 (ĐC) 
có chỉ số thấp nhất 4,03. Tuy nhiên các công thức 
còn lại so với công thức đối chứng không có sự sai 
khác lớn. Đối với hàm lượng đường tổng thì công 
thức 1 có chỉ số lớn nhất (6,50%). Công thức thấp 
nhất là công thức 2 (2,90%), công thức này không có 
sự khác biệt lớn so với công thức 5 (ĐC). 
Như vậy, kết quả phân tích 6 chỉ tiêu chất lượng 
đặc trưng của củ hành tím trong thí nghiệm cho 
thấy tất cả các công thức không có sự khác biệt lớn. 
Điều này cho thấy việc bổ sung các giá thể hữu cơ 
thay thế cát biển không làm giảm chất lượng mà 
vẫn đảm bảo chất lượng và thương hiệu của sản 
phẩm củ hành tím ở địa phương. 
Bảng 4. So sánh một số chỉ tiêu chất lượng đặc trương của củ hành tím 
Chỉ tiêu
 CT 
Màu sắc Mùi vị pH 
Axit hữu cơ 
(mmolH+-
/100ml) 
Đường tổng 
(% khối lượng) 
Cadimi (Cd) 
(mg/kg) 
1 Đỏ hồng Mùi, vị thơm nồng 4,56 4,38 6,50 KPH(<0,05) 
2 Đỏ hồng Mùi, vị thơm nồng 4,57 4,67 2,90 KPH(<0,05) 
3 Đỏ hồng Mùi, vị thơm nồng 4,59 4,38 5,46 KPH(<0,05) 
4 Đỏ hồng Mùi, vị thơm nồng 4,57 4,58 5,04 KPH(<0,05) 
5 (ĐC) Đỏ hồng Mùi, vị thơm nồng 4,56 4,03 3,04 KPH(<0,05) 
3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức 
thí nghiệm 
Kết quả ở bảng 5 cho thấy các công thức có 
thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ khác nhau có hiệu 
quả kinh tế khác nhau. Trong vụ xuân lợi nhuận ở 
công thức 3 (30% phân chuồng hoai, 20% than sinh 
học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng) đạt 
518.268 nghìn đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận VCR đạt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 73 
3,8. Công thức 4 (40% phân chuồng hoai, 40% than 
sinh học, 20% bánh dầu đậu phộng) có lợi nhuận thấp 
nhất đạt 125.368 nghìn đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận 
(0,9). Vụ hè có năng suất thực thu thấp nên tỷ suất 
lợi nhuận thấp hơn vụ xuân, trong đó ở công thức 3 
lợi nhuận đạt cao nhất 278.268 nghìn đồng/ha, VCR 
đạt 2,1; công thức đối chứng có lợi nhuận và tỷ suất 
lợi nhuận thấp nhất, tương ứng 156.768 nghìn 
đồng/ha và VCR đạt 1,3. 
Như vậy, bổ sung giá thể hữu cơ thay thế một 
phần cát biển trong kỹ thuật trồng cây hành tím 
mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng đất cát, 
hiệu quả cao nhất ở công thức 3 khi phối trộn 30% 
phân chuồng hoai, 20% than sinh học, 30% cát biển, 
20% bánh dầu đậu phộng. Kết quả nghiên cứu này 
cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn 
Thanh Huy (2014) [4]: bón 6 tấn/ha phân hữu cơ 
Trichoderma cho cây hành lá sinh trưởng, phát triển 
tốt và đạt năng suất cao nhất (19,2 tấn/ha), đồng thời 
cũng cho lợi nhuận (78.600 nghìn đồng/ha) và tỷ 
suất lợi nhuận cao nhất (0,52). 
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các công thức cho 1 ha thí nghiệm 
Năng suất thực thu 
(tấn/ha) 
Tổng thu (1.000 
đồng) 
Lợi nhuận 
(1.000 đồng) 
VCR 
Công 
thức 
Vụ xuân Vụ hè 
Đơn giá 
(1.000 
đồng/tấn) Vụ xuân Vụ hè 
Tổng chi 
(1.000 
đồng/tấn) Vụ xuân Vụ hè 
Vụ 
xuân 
Vụ hè 
1 28,67 19,76 20.000 573.400 395.200 131.632 441.768 263.568 3,4 2,0 
2 26,67 19,33 20.000 533.400 386.600 131.432 401.968 255.168 3,1 1,9 
3 32,67 20,67 20.000 653.400 413.400 135.132 518.268 278.268 3,8 2,1 
4 13,33 18,00 20.000 266.600 360.000 141.232 125.368 218.768 0,9 1,5 
5 (ĐC) 24,00 13,66 20.000 480.000 273.200 116.432 363.568 156.768 3,1 1,3 
4. KẾT LUẬN 
Cây hành tím sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ 
xuân trên nền đất có bổ sung giá thể hữu cơ kết hợp 
cát biển theo tỷ lệ 30% phân chuồng hoai, 20% than 
sinh học, 30% cát biển, 20% bánh dầu đậu phộng 
(Công thức 3). Cùng với khả năng sinh trưởng, phát 
triển tốt thì năng suất thực thu ở công thức 3 trong 
vụ xuân đạt 32,67 tấn/ha, tỷ suất lợi nhuận VCR đạt 
3,8; vụ hè đạt 20,67 tấn/ha, VCR đạt 2,1. Chất lượng 
của củ hành tím trồng trên các nền đất phối trộn giá 
thể hữu cơ không có sự khác biệt nhiều so với công 
thức chỉ sử dụng cát biển. 
Đề nghị áp dụng kết quả nghiên cứu này vào sản 
xuất hành tím tại Quảng Ngãi nhằm tiết kiệm tài 
nguyên cát biển, nâng cao hiệu quả cho người nông 
dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ủy ban Nhân dân huyện Bình Sơn, 2016. Báo 
cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 
2020. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-
38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát 
hiện dịch hại cây trồng. 
3. Abou El-Magd, M. M., M. F. Zaki, S. A. Abo 
Sedera and T. T. El-Shorbagy (2014). Evaluation of 
five garlic (Allium sativum L.) cultivars under bio-
chemical and mineral fertilization. Middle East 
Journal of Agriculture Research, 3(4): 926-935. 
4. Nguyễn Thanh Huy, 2014. Bón phân cho cây 
hành lá (Allium fistulosum) trên vùng đất cát pha tại 
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh 
Thuận. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học cây 
trồng. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí 
Minh. 
5. Bùi Đình Dinh, Bùi Huy Hiền, Trần Thị Tâm, 
Cao Kỳ Sơn và Ngô Văn Khang, 2009. Biện pháp kỹ 
thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong 
nông nghiệp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. 
Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội. 
6. Viện Thỗ nhưỡng Nông hóa, 2017. Số liệu 
được phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân 
bón và Môi trường Tây Nguyên. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 74 
STUDYING THE COMPOSITION AND RATIO OF ORGANIC SUBSTRATES REPLACING 
SAND IN SHALLOT CULTIVATION IN BINH HAI COMMMUNE, BINH SON DISTRICT, 
QUANG NGAI PROVINCE 
Nguyen Van Duc1, Chau Vo Trung Thong1 
1University of Agriculture and Forestry, Hue University 
Summary 
This study was conducted on the shallot (Allium fistulosum L) of the Allium genus, the Liliaceae family in 
order to determine the composition and ratio of organic substrates replacing a part of sand in shallot 
cultivation. The study was implemented at the site of Thanh Thuy village, Binh Hai commune, Binh Son 
district, Quang Ngai province in two seasons of 2018: spring and summer crops. The experiment was 
designed in the randomized complete block design (RCBD) with 5 formulas and 3 repetitions. The area of 
each experimental plot is 20 m2. The results of the study showed that: the organic substrates with the rate of 
30% animal manure, 20% biochar, 30% sand, 20% peanut oil (formula 3) is the best optimum formula for 
growth and development of shallot as well as achieved the highest of value cost ratio (VCR) in the spring 
crop. The real yield in the spring crop was 32.67 tons per ha, the value cost ratio (VCR) was 3.8; while the 
real yield in summer crop reached 20.67 tons per ha and the VCR reached 2.1. There is no significant 
difference in the quality of the shallot grown on the soil with different organic substrate ratios compared on 
the soil with only 90 percentage of sand. This research result needs to be applied in practice of shallot 
cultivation in Quang Ngai in order to save sand resources and improve economic efficiency for farmers. 
Keywords: Shallot, organic substrate, yield, quality, value cost ratio. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 14/4/2020 
Ngày thông qua phản biện: 15/5/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/5/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thanh_phan_va_ty_le_gia_the_huu_co_thay_the_cat_b.pdf