Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ ên thành Đối tác hợp tác chiến

 ược vào năm 2009. Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)

năm 2015 được xem như bước đi c thể để hiện thực hóa quan hệ đối tác hợp tác chiến ược

trong thương mại và nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020.

Sử d ng phương pháp thống kê mô tả và trên tiếp cận từ chỉ số thương mại, bài viết chỉ ra một

số tác động của VKFTA đến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Bài viết cũng

đưa ra một số giải pháp cho chính phủ Việt Nam nhằm tận d ng cam kết trong VKFTA để đưa

quan hệ thương mại song phương phát triển hơn nữa trong thời gian tới

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 1

Trang 1

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 2

Trang 2

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 3

Trang 3

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 4

Trang 4

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 5

Trang 5

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 6

Trang 6

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 7

Trang 7

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 8

Trang 8

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 9

Trang 9

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 8480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc

Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đến thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
 
Quốc và gần 9% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cùng loại của Việt Nam ra thế giới. Tốc 
độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018 của mặt hàng này là 58%. Các 
mặt hàng khác vừa có kim ngạch xuất khẩu lớn và có tốc độ tăng trưởng cao trong cùng giai 
đoạn này là quần áo, hàng may mặc (tăng 22%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 22%), máy công cụ 
và trang thiết bị cơ khí, phụ tùng (tăng 46%), giày d p (tăng 10%). Mặt hàng cá, động vật 
giáp xác, nhuyễn thể cũng nằm trong top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang 
Hàn Quốc nhưng mức tăng trung bình chỉ đạt 9%. 
Bảng 2.2. tỷ trọng thương mại Việt Nam – Hàn Quốc theo nhóm hàng, 
giai đoạn 2015-2018 (%) 
Nhóm Tỷ trọng xuất khẩu Tỷ trọng nhập khẩu 
2015 2016 2017 2018 2015 2016 2017 2018 
Nhóm 1: HS01-05 4.92 4.05 3.97 3.62 0.37 0.33 0.14 0.22 
Nhóm 2: HS06-14 2.25 1.87 1.81 1.65 0.04 0.04 0.05 0.08 
Nhóm 3: HS15-24 3.46 2.56 2.36 2.25 0.39 0.41 0.31 0.45 
Nhóm 4: HS25-27 2.37 1.29 1.49 1.67 1.31 3.62 4.53 4.06 
Nhóm 5: HS28-38 1.35 1.13 0.94 1.02 4 3.63 2.86 3.08 
Nhóm 6: HS39-40 1.99 2.06 1.99 1.78 9.01 8.83 7.55 8.2 
Nhóm 7: HS41-43 1.13 0.98 0.75 0.56 0.86 0.68 0.41 0.41 
Nhóm 8: HS44-46 3.86 3.63 3.35 4.13 0.02 0.02 0.01 0.01 
Nhóm 9: HS47-49 0.1 0.08 0.1 0.14 0.82 0.8 0.67 0.83 
Nhóm 10: HS50-56 3.08 2.97 2.63 2.69 4.24 3.72 2.68 2.76 
Nhóm 11: HS57-63 25.33 21.32 19.03 19.29 4.43 4.01 2.85 3.02 
Nhóm 12: HS64-67 4.21 3.78 3.48 3.46 0.15 0.24 0.13 0.13 
Nhóm 13: HS68-70 1.26 0.59 1.23 0.87 0.35 0.3 0.28 0.31 
Nhóm 14: HS71 0.13 0.15 0.12 0.11 0.1 0.1 0.11 0.12 
Nhóm 15: HS72-83 4.64 3.85 3.78 3.8 12.63 10.06 8.28 8.7 
Nhóm 16: HS84-85 33.51 43.84 46.7 44.57 53.77 55.06 58.17 56.87 
Nhóm 17: HS86-89 1.31 0.81 0.56 0.63 3.57 2.71 1.58 1.12 
Nhóm 18: HS90-92 1.82 2.31 3.21 5.21 3.03 4.58 8.86 9.05 
Nhóm 19: HS93-99 3.27 2.74 2.49 2.54 0.9 0.85 0.51 0.57 
Nguồn: Tính toán của tác giả trên dữ liệu Trademap (2020), truy cập lần cuối ngày 25 tháng 
1 năm 2020, 
826 
Qua VKFTA, Việt Nam gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc với các mặt 
hàng có lợi thế so sánh. Vì vậy, có thể thấy, trong hơn 20 mã sản phẩm có lợi thế so sánh của 
Việt Nam hiện tại, có 10 mã sản phẩm có chỉ số định hướng xuất khẩu (ROI) sang Hàn Quốc 
cao, cụ thể: cá, động vật giáp xác, nhuyễn thể (1,4); sản phẩm chế biến từ thịt cá, động vật 
giáp xác và thân mềm (1,33); gỗ và sản phẩm gỗ (2,88); sợi filament tổng hợp hoặc nhân tạo 
(1,84); quần áo và hàng may mặc không thuộc loại dệt kim, đan móc (2,03); mũ, khăn đội đầu 
(1,21); máy móc, thiết bị điện (1,22) Những mặt hàng này đồng thời cũng là những mặt 
hàng có kim ngạch xuất khẩu cao sang Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại. 
Về nhập khẩu, cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy Việt Nam nhập khẩu chủ yếu nhóm 
hàng máy móc thiết bị cơ khí và điện tử, gần chạm mốc 60% tổng kim ngạch nhập khẩu từ 
Hàn Quốc năm 2017. Đây cũng là nhóm hàng có mức tăng trưởng giá trị giai đoạn 2015-2018 
rất cao, đạt trung bình 33%. Các nhóm có giá trị nhập khẩu cao tiếp sau là nhóm 18 (thiết bị 
quang học, đồng hồ, nhạc cụ, y tế), nhóm 15 (sản phẩm kim loại cơ bản), nhóm 6 (sản phẩm 
nhựa và cao su), nhóm 4 (khoáng sản, dầu mỏ). Đứng trong top 5 sản phẩm nhập khẩu có giá 
trị trên 1 tỷ USD từ Hàn Quốc là: máy móc thiết bị điện; dụng cụ/máy móc quang học, nhiếp 
ảnh, điện ảnh, y tế; nhựa và sản phẩm nhựa; máy công cụ, thiết bị cơ khí; nhiên liệu khoáng, 
dầu khoáng. 
Hình 2.2. chỉ số bổ sung thương mại (tci) Việt Nam – Hàn Quốc 
Nguồn: WITS (2020) và tính toán của tác giả với phân loại hàng hóa theo mã HS2007, truy 
cập lần cuối ngày 15 tháng 1 năm 2020, 
 Hình 2.2 xác định chỉ số bổ sung thương mại trong xuất khẩu và nhập khẩu của 
Việt Nam với Hàn Quốc. Chỉ số này dao động từ 0 đến 100 và so sánh những thế mạnh xuất 
khẩu của Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu, được thể hiện qua luồng thương mại thực tế của 
50.65 
45.99 46.39 
50.29 49.63 49.4 49.35 
51.22 51.1 49.51 
60.65 61.54 61.72 
65.38 
70.56 71.12 71.34 
72.71 
74.56 74.97 
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Chỉ số TCI xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc Chỉ số TCI nhập khẩu Việt Nam từ Hàn Quốc 
827 
Hàn Quốc (và ngược lại). Chỉ số này cao là dấu hiệu của tiềm năng hình thành thương mại, 
gia tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. 
Có thể thấy xuất khẩu của Việt Nam có nhiều khả năng hơn trong đáp ứng nhu cầu của 
Hàn Quốc so với chiều ngược lại, dù mức 49,51 cũng được nhìn nhận là rất cao. Sau năm 
2015, chỉ số TCI xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tiếp tục gia tăng. Con số 
hiện tại đạt gần 75 là mức cao nhất so với các đối tác khác của Việt Nam trong khu vực. Sự 
gia tăng này cho thấy mức độ tương thích lớn giữa cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với Hàn 
Quốc. Điều này cũng phù hợp với xu hướng gia tăng thương mại hai chiều, đặc biệt là nhập 
khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc khi các cam kết VKFTA được thực thi. Thực tế cũng cho thấy 
việc có thêm VKFTA tạo cho Việt Nam cơ hội tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của 
Việt Nam vào Hàn Quốc so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. VKFTA cũng giúp 
nâng cao hiệu quả nhập khẩu đối với các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ các ngành sản 
xuất, xuất khẩu chủ lực, góp phần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu và giảm phụ thuộc 
vào nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần 
tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu liên ngành với Hàn Quốc để thúc đẩy quá trình phân bổ 
nguồn lực hiệu quả, tận dụng lợi thế so sánh của mình và khai thác gián tiếp lợi thế so sánh 
của Hàn Quốc. 
Bảng 2.3. cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc theo tr nh độ công nghệ 
 Năm 
 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 
Hàng 
xuất khẩu 
của Việt 
Nam sang 
Hàn 
Quốc 
Công nghệ cao 0,07 0,07 0,09 0,12 0,15 0,31 0,42 0,45 - 
Công nghệ thấp 0,39 0,36 0,33 0,36 0,43 0,36 0,31 0,28 - 
Công nghệ TB 0,06 0,09 0,17 0,15 0,13 0,13 0,11 0,1 - 
Sản phẩm thô 0,38 0,38 0,32 0,28 0,2 0,14 0,1 0,1 - 
Sản xuất dựa 
trên tài nguyên 
0,1 0,09 0,09 0,08 0,09 0,07 0,06 0,07 - 
Hàng 
xuất khẩu 
của Hàn 
Quốc 
sang Việt 
Nam 
Công nghệ cao 0,14 0,23 0,32 0,37 0,37 0,42 0,46 0,5 0,53 
Công nghệ thấp 0,33 0,3 0,25 0,21 0,22 0,17 0,15 0,11 0,11 
Công nghệ TB 0,32 0,28 0,26 0,29 0,29 0,32 0,28 0,29 0,24 
Sản phẩm thô 0,06 0,06 0,05 0,05 0,06 0,05 0,04 0,04 0,04 
Sản xuất dựa 
trên tài nguyên 
0,14 0,13 0,12 0,08 0,06 0,05 0,06 0,07 0,07 
Ghi ch : “ – “ tác giả chưa có đủ dữ liệu để tính toán 
Nguồn: WITS (2020) và tính toán của tác giả với phân loại hàng hóa theo mã HS2007, truy 
cập lần cuối ngày 15 tháng 1 năm 2020, 
Với cơ cấu thương mại mang tính bổ sung, cùng với việc thực thi cam kết, tính chất 
mặt hàng trao đổi cũng đã có sự thay đổi. Xu hướng thương mại hai nước đều cho thấy gia 
828 
tăng trao đổi hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao (Bảng 2.3). Trong xuất khẩu của Việt 
Nam, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng thô của Việt Nam đã giảm từ con số 45% năm 2007 xuống 
còn khoảng 10% từ sau năm 2015 trở lại đây. Xuất khẩu hàng công nghệ cao trong các năm 
2016, 2017 đều đạt trên mức 40%. Tuy nhiên, nhóm hàng sản xuất công nghệ thấp như dệt 
may, giầy dép vốn dựa trên lợi thế về lao động của Việt Nam hiện vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. 
Ở chiều ngược lại, dù kim ngạch nhập khẩu gia tăng song tỷ trọng nhập khẩu sản phẩm có 
hàm lượng công nghệ cao từ Hàn Quốc có xu hướng gia tăng mạnh, tập trung vào các mặt 
hàng máy móc tinh xảo, phương tiện vận chuyển, máy móc điện tử. 
3. Một số giải pháp tận dụng cam kết VKFTA của Việt Nam trong thời gian tới 
VKFTA cùng với AKFTA hiện là văn bản pháp lý toàn diện nhất cho quan hệ hợp 
tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với Hàn Quốc. Qua một số kết quả nghiên 
cứu nêu trên có thể thấy việc tận dụng tốt cam kết VKFTA thời gian qua đã đem lại nhiều 
lợi ích cho Việt Nam. Quy mô thương mại hàng hóa hai chiều đã có sự tăng trưởng ngoạn 
mục. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng các 
sản phẩm có hàm lượng công nghệ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường của mỗi nước. Hàn 
Quốc đang vươn lên trở thành đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tuy 
nhiên, thực tế cũng cho thấy một số thách thức Việt Nam đang phải đối mặt: nhận thức 
chung về hội nhập, về sự tham gia các liên kết thương mại khu vực và thế giới, các FTA 
còn nhiều bất cập; luật pháp và chính sách của Việt Nam đã và đang được đổi mới, từng 
bước hoàn thiện song nhìn chung vẫn chưa đầy đủ, nhất quán, ổn định; thâm hụt thương 
mại của Việt Nam với Hàn Quốc gia tăng mạnh; hợp tác giữa các cơ quan hữu quan hai 
nước được tăng cường song hiệu quả chưa cao 
Trong bối cảnh các cam kết giảm thuế tiếp tục được thực thi từ sau năm 2020, tự do 
hóa thương mại dịch vụ và đầu tư gia tăng thì cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc cho các sản 
phẩm và doanh nghiệp Việt sẽ được tăng cường. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp 
tục đổ vào Việt Nam sẽ tác động không nhỏ đến quan hệ thương mại hàng hóa hai nước. Vì 
vậy, theo quan điểm của tác giả, về phía Việt Nam, trước mắt, chính phủ cần tập trung làm tốt 
một số công việc sau: 
Thứ nhất, chỉ đạo các đơn vị chức năng (bộ, ngành, địa phương) phối hợp, xây dựng 
chương trình/kế hoạch hành động cụ thể để triển khai các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo 
cấp cao hai nước và các văn bản hợp tác đã k , có liên quan đến VKFTA. 
Thứ hai, làm tốt công tác thông tin và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong nước: 
- Phổ biến và cung cấp thông tin rõ ràng, hướng dẫn doanh nghiệp trong nước tận 
dụng tối đa những lợi ích mà hiệp định VKFTA và cả AKFTA mang lại, cũng như tạo điều 
kiện để các bên có lợi ích tham gia sâu hơn vào quá trình này. 
- Thiết lập mạng lưới chia s thông tin với các doanh nghiệp trong việc tận dụng 
VKFTA cũng như các hiệp định thương mại tự do khác. 
- Tiếp tục thống nhất giao cho các bộ phận chức năng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong 
nước: Phân công cho Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng thương mại và công nghiệp 
829 
(VCCI) tiếp tục tham gia vào việc hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về 
hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy vai trò chủ động và tham gia ý kiến để tận dụng tối đa 
những lợi thế từ VKFTA; Cục Xuất nhập khẩu, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập 
quốc tế về kinh tế thuộc Bộ Công Thương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, cung cấp 
các ấn phẩm, phổ biến những thông tin của VKFTA đến các hiệp hội, ngành hàng và doanh 
nghiệp cũng như giới thiệu về thị trường Hàn Quốc; Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 2 
nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện VKFTA và 
AKFTA giai đoạn 2018 – 2020: Nghị định số 149/2017/NĐ-CP quy định cụ thể suất thuế 
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện thuế suất và điều kiện được hưởng thuế 
suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo VKFTA và Nghị định số 157/2017/NĐ-CP quy định thuế 
suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện và điều kiện được hưởng ưu đãi trong khuôn 
khổ AKFTA giai đoạn 2018 - 2020. Trước mắt, các Bộ ngành liên quan cần chủ động đánh 
giá quá trình thực hiện và xúc tiến cùng Bộ Tài chính xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi 
hiệp định trong giai đoạn sau 2020. 
- Phát huy vai trò của các Bộ ngành và Hiệp hội ngành hàng trong nước, của đại sứ quán và 
thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc trong cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp. 
Thứ ba, đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh để tạo môi trường thuận lợi cho 
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường tính minh bạch của hệ thống chính sách, luật 
pháp, quy hoạch ở cấp độ ngành, phân ngành, sản phẩm cũng như theo địa bàn. 
Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh trên các cấp độ (quốc gia, doanh nghiệp, sản 
phẩm) thông qua: Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước củng cố năng lực sản xuất và xuất khẩu; 
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và nâng cao chất lượng sản phẩm; Sử 
dụng các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp có chọn lọc từ Hàn Quốc, phát triển cơ sở hạ 
tầng Đây là hướng đi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo Việt Nam sẽ thu được lợi ích 
khi tham gia vào các hoạt động thương mại liên ngành với Hàn Quốc. 
Thứ năm, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bộ phận chức năng hai bên để giải quyết 
những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi hiệp định cũng như trong hợp tác kinh tế 
nói chung. 
- Bộ Công thương cùng với KOTRA, xúc tiến thành lập trung tâm hợp tác Việt Nam – 
Hàn Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới. Trung tâm này sẽ hỗ trợ giải quyết khó khăn của 
các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện các 
dự án trách nhiệm xã hội. 
- Bộ Công Thương cùng với Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn, sẽ phối hợp với 
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị 
trường, thông qua các cuộc đàm phán kỹ thuật, đàm phán, ký kết các hiệp định tiêu chuẩn 
chất lượng, công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ. 
- Trung tâm WTO và hội nhập tăng cường kết nối với Trung tâm hỗ trợ FTA Hàn 
Quốc – Việt Nam để xây dựng chương trình hỗ trợ và đưa ra giải pháp tốt nhất cho doanh 
830 
nghiệp hai nước giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan tới rào cản phi thuế quan, 
về cấp chứng nhận xuất xứ. 
- Chủ động phối hợp giữa VCCI, Cục xúc tiến thương mại với các tổ chức/hiệp hội 
Hàn Quốc như KOIMA, KITA, KOTRA 
Cuối cùng, thực hiện hài hòa hóa cam kết VKFTA với các lộ trình hội nhập khác nhau 
để lợi ích của VKFTA không bị vô hiệu hóa bởi các FTA khác. 
Kết luận 
Nghiên cứu tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập với nền kinh tế là cần 
thiết. Với cam kết mở cửa thị trường cao hơn so với AKFTA, Hiệp định VKFTA được k 
vọng đưa đến những kết quả tích cực với thương mại Việt – Hàn. Những kết quả trình bày ở 
trên đã phản ánh cơ bản điều này. Mặc dù trong bài viết, tác giả cũng chưa tính đến ảnh 
hưởng của một số nhân tố khác như tác động của cả AKFTA, tác động của dòng vốn đầu tư 
trực tiếp từ Hàn Quốc và thương mại song phương, hàng rào phi thuế nhưng theo tác giả, 
những kết quả sơ bộ nêu trên có nghĩa nhất định giúp nhà nước đưa ra chính sách tận dụng 
tốt hơn cam kết VKFTA trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê Việt Nam 2018 
2. Trung tâm xúc tiến, thương mại, du lịch – UBND Tp Hà Nội (2016), Cẩm nang 
hội nhập kinh tế quốc tế - Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc, NXB 
Hồng Đức 
3. Trung tâm WTO (2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc 
(VKFTA) 
4. VCCI (2019), ―Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc từ mục tiêu đến hành động‖, 
Trang tin điện tử Trung tâm WTO và hội nhập, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2019, 
<
den-hanh-dong> 
5. Tố Uyên (2018), ―Tận dụng ưu đãi từ VKFTA hiệu quả chưa cao‖, Trang tin điện 
tử Thời báo tài chính, truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2019, 
<
hieu-qua-chua-cao-57213.aspx> 
6. Các websites: 
 https://www.trademap.org 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam.pdf