Nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do đến ngoại thương và thu hút FDI của Việt Nam
Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn (gravity model), dữ liệu bảng (panel
data) của 19 đối tác thương mại và FDI quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2005-2018,
phương pháp ước lượng OLS, RE và Hausman-Taylor để đánh giá tác động của WTO và các
hiệp định thương mại tự do đến thu hút FDI và ngoại thương của Việt Nam. Kết quả cho thấy,
trong dài hạn, WTO không có tác động đến thu hút FDI và ngoại thương Việt Nam. Chất
lượng thể chế được xem là yếu tố quan trọng nhất thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua
ngoài các lợi thế cạnh tranh quốc gia khác. Đối với xuất khẩu, việc tham gia AANZFTA đã
làm giảm xuất khẩu của Việt Nam trong khi ACFTA và AIFTA là hai FTAs giúp Việt Nam gia
tăng xuất khẩu. Đối với nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là yếu tố tác động rõ
rệt. Trong khi AJCEP làm giảm nhập khẩu thì ACFTA, VKORFTA và JVCEP là các FTAs
làm tăng nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả ước lượng cũng cho thấy tăng trưởng GDP Việt
Nam và đối tác là các nhân tố quan trọng thúc đẩy giá trị trao đổi thương mại hai chiều. Một
số hàm ý chính sách cho Việt Nam cũng được đề xuất trong nghiên cứu này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do đến ngoại thương và thu hút FDI của Việt Nam
kê ổn định ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor ở mức 1 hoặc 5%. Do đó có căn cứ kết luận rằng sự cải thiện đáng kể về thể chế của Việt Nam trong tương tác với thể chế của các đối tác là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy luồng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua. Tất nhiên ngoài việc cải thiện thể chế theo các yêu cầu của WTO, FTAs theo hướng chuẩn mực và phù hợp thông lệ quốc tế để đạt sự minh bạch và ổn định trong các chính sách, không thể không kể tới lợi thế quốc gia của Việt Nam trong thu hút FDI đó là đội ng lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ, sự ổn định về chính trị, và vị tr địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế mà tác giả chưa đưa vào các mô hình thực nghiệm. Phƣơng trình (4) LnEXPjt: Kết quả ước lượng phương trình (4) LnEXPjt được trình bày tóm t t ở Bảng 4 trên. Các biến BothinWTOVNjt, AJCEP, EAEU, và BORVNj là những biến không có nghĩa thống kê ổn định ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Do đó, không có căn cứ để kết luận các biến này tác động tới xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Các biến LnDISVNj, LnFDIjt, LnEXRUSD/VNDt, Ln(insVNt*insjt), AEC, AKFTA, USBTA, VKORFTA, JVCEP, CRISIS2008 là những biến có nghĩa thống kê nhưng không ổn định ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman- Taylor nên tác giả không có kết luận về các biến này. Biến AANZFTA có hệ số ước lượng âm và có nghĩa thống kê ổn định ở mức 5 hoặc 1% ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Do đó tác giả có căn cứ kết luận rằng khi tham gia AANZFTA đã làm giảm xuất khẩu của Việt Nam trong khu vực này. Các biến LnGDPVNt, LnGDPjt, là các biến truyền thống của mô hình lực hấp dẫn, có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ở mức 1 hoặc 5% ở cả ba mô hình OLS, RE và Haus- man-Taylor. Do đó tác giả có căn cứ kết luận rằng khi GDP của Việt Nam và đối tác tăng sẽ làm tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác. Điều này phù hợp với giả thiết trong mô hình và kỳ vọng của tác giả. 102 Biến LnIMPjt có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Điều này có nghĩa rằng xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Vì rằng, hiện Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ để sản xuất nguyên, nhiên liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. 2/3 trong giá thành là nguyên liệu nhập ngoại, kể cả các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh như dệt may, da giày. Hơn nữa, khối doanh nghiệp FDI, là khối đóng góp 2/3 giá trị xuất khẩu của Việt Nam c ng phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu t thị trường nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu như Samsung, Honda, Cocacola, LG, LS, Do đó về dài hạn Việt Nam cần có các ch nh sách để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong số các FTAs mà Việt Nam tham gia, theo kết quả ước lượng, ch có ACFTA và AIFTA là hai biến có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ổn định ở cả 3 mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Điều này có nghĩa rằng Việt Nam đã gia tăng được xuất khẩu của mình cho các đối tác trong khuôn khổ các hiệp định này. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng t 3,22 tỷ USD năm 2005 lên 41,36 tỷ USD năm 2018 cho riêng thị trường Trung Quốc chưa kể các quốc gia còn lại của ASEAN. Với Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng t 97,8 triệu USD năm 2005 lên 6,54 tỷ USD năm 2018. Tuy USBTA không có nghĩa thống kê ở mô hình Hausman-Taylor, nhưng không thể phủ nhận rằng hiện Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt 47,52 tỷ USD năm 2018. Và đây sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Phƣơng trình (5) LnIMPjt: Theo kết quả ước lượng trình bày ở Bảng 4, các biến LnFDIjt, Ln(insVNt*insjt), BothinWTOVNjt, AEC, AIFTA, USBTA, AANZFTA, EAEU, BORVNj, CRISIS2008 là các biến không có ý nghĩa thống kê ổn định ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Do đó, không có căn cứ để tác giả kết luận các biến này tác động tới nhập khẩu của Việt Nam. Biến LnDISVNj và AKFTA là những biến có nghĩa thống kê nhưng không ổn định ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor nên tác giả không có kết luận về các biến này. Các biến LnGDPVNt, LnGDPjt, là các biến truyền thống của mô hình lực hấp dẫn, có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ở mức 1, 5 và 10% ở cả ba mô hình OLS, RE và Haus- man-Taylor. Do đó tác giả có căn cứ kết luận rằng khi GDP của Việt Nam và đối tác tăng sẽ làm tăng nhập khẩu của Việt Nam t các đối tác. Điều này phù hợp với giả thiết trong mô hình và kỳ vọng của tác giả. Biến LnEXPjt có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Điều này có nghĩa rằng nhập khẩu của Việt Nam hỗ trợ rất quan trọng cho sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. 103 Biến LnEXRUSD/VNDt âm và có nghĩa thống kê ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman- Taylor, chứng t khi tỷ giá giữa USD và VND tăng tức VND mất giá, tức hàng nước ngoài sẽ đ t hơn tương đối ở Việt Nam, sẽ có tác động làm giảm nhập khẩu của Việt Nam. Điều này đúng như kỳ vọng và dự đoán của tác giả. Biến AJCEP có hệ số ước lượng âm và có nghĩa thống kê ở mức 10% ở cả 3 mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Điều này chứng t AJCEP có tác động làm giảm nhập khẩu của Việt Nam t các đối tác thành viên. Biến ACFTA, VKORFTA, JVCEP có hệ số ước lượng dương và có nghĩa thống kê ở cả ba mô hình OLS, RE và Hausman-Taylor. Điều này chứng t các FTAs này đã làm tăng nhập khẩu của Việt Nam t các nước thành viên. Cụ thể trong khuôn khổ ACFTA, như đã phân t ch, FTA này không những làm tăng nhập khẩu mà còn làm tăng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện, Trung Quốc và ASEAN là những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nhập khẩu của Việt Nam t ASEAN tăng t 9,32 tỷ USD năm 2005 lên 31,84 tỷ USD năm 2018, chiếm 13,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi, nhập khẩu của Việt Nam t Trung Quốc tăng t 5,89 tỷ USD năm 2005 lên 65,56 tỷ USD năm 2018. Hiện Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm khoảng 27% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính cả ASEAN và Trung Quốc thì giá trị nhập khẩu t các thành viên ACFTA chiếm khoảng 41% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong khuôn khổ các FTAs song phương giữa Việt Nam-Hàn Quốc (VKORFTA) và Việt Nam-Nhật Bản (JVCEP) c ng đã tạo điều kiện để hai nước bạn gia tăng xuất khẩu sang Việt Nam. Cụ thể, giá trị nhập khẩu của Việt Nam t Hàn Quốc tăng t 3,59 tỷ USD năm 2005 lên 47,62 tỷ USD năm 2018. Và, Nhật Bản tăng t 4,07 tỷ USD năm 2005 lên 19,10 tỷ USD năm 2018. Việc nhập khẩu hàng t Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan chặt chẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp FDI của hai nước này tại Việt Nam. Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn t ch l y được phê duyệt lên tới trên 60 tỷ USD. Còn, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai với tổng số vốn được phê duyệt trên 50 tỷ USD (t nh đến hết năm 2017). 5. Kết luận Với việc s dụng mô hình lực hấp dẫn, dữ liệu bảng (panel data) của 19 đối tác thương mại và FDI quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2005-2018, phương pháp ước lượng OLS, RE, và Hausman-Taylor, nghiên cứu này đã đánh giá được tác động của WTO, các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã k kết đến thu hút FDI và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy, trong dài hạn, WTO không có tác động đến thu hút FDI và ngoại thương Việt Nam. Chất lượng thể chế được xem là yếu tố quan trọng nhất thu hút FDI vào Việt Nam trong dài hạn ngoài các lợi thế cạnh tranh quốc gia khác. Đối với xuất khẩu, việc tham gia AANZFTA đã làm giảm xuất khẩu của Việt Nam trong khi ACFTA và AIFTA là hai FTAs giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu. 104 Đối với nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là yếu tố tác động rõ rệt. Trong khi AJCEP làm giảm nhập khẩu thì ACFTA, VKORFTA và JVCEP là các FTAs làm tăng nhập khẩu của Việt Nam. Kết quả ước lượng c ng cho thấy tăng trưởng GDP Việt Nam và đối tác là các nhân tố quan trọng thúc đẩy giá trị trao đổi thương mại hai chiều. Hàm ý chính sách cho Việt Nam: Thứ nhất, về thu hút FDI: Sau hơn 30 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, vốn FDI vào Việt Nam đến nay đạt khoảng gần 400 tỷ USD, bình quân tăng hơn 20%/ năm, đồng thời là khu vực tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, những tồn tại của FDI đã bộc lộ rõ như việc chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, đầu tư núp bóng, vốn m ng Bộ Chính trị đã ch đạo hoàn thiện thể chế, ch nh sách để kh c phục tình trạng “vốn m ng”, chuyển giá, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng” và đảm bảo an ninh, quốc phòng thông qua việc ban hành Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20/08/2019. Theo Nghị quyết 50/NQ-TW, Việt Nam cần phải sàng lọc k dự án, chống chuyển giá ngay t khâu thành lập, không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án s dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên Quan trọng hơn, Nghị quyết đã ch rõ những ưu tiên chiến lược của Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn tới, đó là các dự án công nghệ cao, công nghệ của tương lai, các dự án của các tập đoàn lớn Một “kỷ nguyên mới” trong thu hút FDI cho Việt Nam đã b t đầu. Nghị quyết 50/NQ-TW được thực hiện, không ch số lượng, mà chất lượng, hiệu quả của dòng vốn FDI sẽ nâng lên một bậc, góp phần quan trọng giúp Việt Nam đổi mới mô hình tăng trưởng, dịch chuyển lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để bứt phá. Để thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI như Nghị quyết 50/NQ-TW thì Việt Nam vẫn rất cần cải thiện môi trường đầu tư thông qua hoàn thiện thể chế, phòng chống tham nh ng, và nên tập trung vào đào tạo cho được đội ng lao động lành nghề có thể b t kịp sự phát triển và đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của các dự án FDI công nghệ cao trong kỷ nguyên số như chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu rằng năm 2020 Việt Nam sẽ ưu tiên cho việc đào tạo đội ng nhân lực trình độ cao. Bên cạnh đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng của nền kinh tế như sân bay, cảng biển, đường bộ, hạ tầng viễn thông, internet, c ng quan trọng không kém. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước c ng cần chủ động nâng cao năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản l để gia tăng liên kết dọc cùng hoặc ngược chiều với doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain). Thứ hai, về ngoại thương: Việc tham gia các FTAs đã làm gia tăng đáng kể kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua. Hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt trên 450 tỷ USD. Việc tìm 105 hiểu k tác động của t ng FTA và lựa chọn các mặt hàng xuất, nhập khẩu dựa trên lợi thế so sánh là hết sức cần thiết. Ngoại thương giúp gia tăng việc làm, phân bổ tối ưu nguồn lực sản xuất và giúp cho điểm tiêu dùng của nền kinh tế nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia. Tuy nhiên, trong dài hạn Việt Nam cần xây dựng cho mình hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ, và nên đầu tư vào khâu nghiên cứu-phát triển (R&D) để thu được giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Để tiếp thu được thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0, 5.0, và vận dụng được nó trong sản xuất, thương mại thì ưu tiên chiến lược cho đầu tư vào con người, vào giáo dục vẫn là quốc sách hàng đầu. Nghiên cứu này có những đóng góp nhất định về mặt thực nghiệm trong mảng dùng phương pháp thực nghiệm để đánh giá tác động của WTO và các FTAs đến một nước thành viên đang phát triển. Tuy nhiên kết quả ước lượng có thể thay đổi theo mô hình kinh tế, phương pháp ước lượng, đối tác lấy dữ liệu, khoảng thời gian nghiên cứu và các biến s dụng trong mô hình. Do đó, các nhà nghiên cứu cần lưu vấn đề này để có được kết quả đáng tin cậy nhất. Do thời gian, số liệu và năng lực còn hạn chế nên không tránh kh i những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để các nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baier, S.L., & Bergstrand, J.H. (2004), „Economic determinants of free trade agree- ments‟, Journal of International Economics, 64, 29-63. Doi: 10.1016/S0022-1996(03)00079-5. 2. Doan Nguyen Minh (2019), „Assessing the Impact of the WTO on Vietnam Trade Flow after 11 years of Accession: A Gravity Model Analysis‟, Paper presented at the 2nd CIEMB, 26-27 th , National Economic University, Hanoi, Vietnam. 3. Duong, B.N. (2016), „Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implica- tions for Vietnam‟, Working Paper No. 07/2016. 4. Egger, P. (2005), „Alternative Techniques for Estimation of Cross-Section Gravity Models‟, Review of International Economics‟, 13(5): 881-891. 5. Frankel, J.A. (1997), Regional trading blocs, Washington, DC: Institute for Interna- tional Economics. 6. Frankel, J.A., Stein, E., & Wei, S.-J. (1995), „Trading blocs and the Americas: The natural, the unnatural, and the super-natural‟, Journal of Development Economics, 47, 61-95. Doi: 10.1016/0304-3878(95)00005-4. 7. Frankel, J.A., Stein, E., & Wei, S.-J. (1996), „Regional trading arrangements: Natural or supernatural?‟ American Economic Review, 86, 52-56. Doi: 10.3386/w5431. 106 8. Frankel, J.A., Stein, E., & Wei, S.-J. (1998), „Continental trading blocs: Are they natu- ral or supernatural?‟ In J.A. Frankel (Ed.), The regionalization of the world economy (pp. 91- 113). Chicago: University of Chicago Press. 9. Hausman, J. and Taylor, W. (1981), „Panel Data and Unobservable Individual Effects‟, Econometrica, 49(6): 1377-1398. 10. Hoang Chi Cuong, Tran Thi Nhu Trang, and Dong Thi Nga (2015), „Do Free Trade Agreements (FTAs) really Increase Vietnam‟s Foreign Trade and inward Foreign Direct Invest- ment (FDI)?‟, British Journal of Economics, Management & Trade, 7(2): 110-127. 11. Krugman, P. (1991), „The move toward free trade zones‟. In Policy implications of trade and currency zones, proceedings of a federal reserve bank of Kansas city symposium (pp.7-41). 12. Lipsey, R.G. (1960), „The theory of customs unions: A general survey‟, Economic Journal, 70, 496-513. Doi: 10.2307/2228805. 13. McPherson, M. and Trumbull W. (2003), „Using the Gravity Model to Estimate Trade Potential: Evidence in Support of the Hausman-Taylor Method‟. 14. Phạm Thị Cải, Nguyễn Thị Nhiễu, Đỗ Kim Chi, Hoàng Thị Vân Anh, Lê Huy Khôi, Phạm Hồng Lam, Hoàng Thị Hương Lan (2008), „Tác động của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc‟, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số: 75.08.RD. 15. Pham, Thi Hong Hanh (2011), „Does the WTO accession matter for the dynamics of foreign direct investment and trade?‟, Economic of Transition, 19(2): 255-285. 16. Shujiro Urata (2010), „Proliferation of FTAs and the WTO‟, Working Paper. 17. Stevens, C., Irfan, M., Massa, J., & Kennan (2015), „The impact of free trade agree- ments between developed and developing countries on economic development of developing countries‟, UK: Rapid Evidence Assessment (July), DFID.
File đính kèm:
- nghien_cuu_tac_dong_cua_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_den_n.pdf