Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của

Covid-19. Đại dịch Covid-19 là cú sốc nghiêm trọng nhất trên toàn cầu kể từ Thế chiến thứ 2 đến

nay. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên việc chủ động xây dựng một chiến lược ứng phó

hữu hiệu với các cú sốc như thế này là đòi hỏi bắt buộc. Tác động ban đầu của dịch bệnh là những

nước bị ảnh hưởng phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Điều

này trực tiếp ảnh hưởng lên GDP của nước đó. Đối mặt với tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng và

các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng vệ như hạn chế tiêu dùng,

tăng tiết kiệm đề phòng bất trắc, thu hẹp đầu tư, để chờ đợi sự sụt giảm mạnh đồng thời của

tổng cầu và tổng cung sẽ gây ra suy thoái kinh tế sâu.

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19

Nghiên cứu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của Covid-19
IÊN CỨU SỰ SUY THOÁI KINH TẾ VĨ MÔ 
TẠI VIỆT NAM DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 
Lê Thị Thúy Hường, Phan Hoàng Kim Ngân, Nguyễn Thị Nguyệt Nga 
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Cúc Hồng 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu sự suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam do ảnh hưởng của 
Covid-19. Đại dịch Covid-19 là cú sốc nghiêm trọng nhất trên toàn cầu kể từ Thế chiến thứ 2 đến 
nay. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên việc chủ động xây dựng một chiến lược ứng phó 
hữu hiệu với các cú sốc như thế này là đòi hỏi bắt buộc. Tác động ban đầu của dịch bệnh là những 
nước bị ảnh hưởng phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Điều 
này trực tiếp ảnh hưởng lên GDP của nước đó. Đối mặt với tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng và 
các doanh nghiệp đều có xu hướng tăng cường các biện pháp phòng vệ như hạn chế tiêu dùng, 
tăng tiết kiệm đề phòng bất trắc, thu hẹp đầu tư, để chờ đợi sự sụt giảm mạnh đồng thời của 
tổng cầu và tổng cung sẽ gây ra suy thoái kinh tế sâu. 
Từ khóa: Đại dịch, nền kinh tế, sự suy thoái, chính sách phòng vệ. 
1 MỞ ĐẦU 
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử 
hiện đại. Sự tắc nghẽn của nhiều lĩnh vực kinh tế xuất hiện, bởi điểm dừng “đột ngột” của các khâu 
trong quá trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Dịch bệnh bùng phát mạnh buộc phải 
phong tỏa diện rộng làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất – nhập khẩu, hàng không, du lịch, Dịch 
bệnh lây lan khiến người tiêu dùng lánh xa các cửa hàng, nhà hàng, hạn chế đi du lịch, các liên kết 
vận chuyển, do đó bị gián đoạn. Cú sốc Covid-19 sẽ để lại tác động nghiêm trọng đến con người, 
cả trực tiếp thông qua bệnh tật và gián tiếp thông qua mất thu nhập. Vì vậy, ảnh hưởng của Covid-
19 sẽ làm suy thoái nền kinh tế vĩ mô ở hiện tại và trong vài năm tới. 
2 SỰ SUY THOÁI KINH TẾ VĨ MÔ DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 
Đối mặt với ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đó là 4 ngành trọng yếu 
như đầu tư nước ngoài (FDI), du lịch, hàng không, chuỗi cung ứng, 
2.1 Chuỗi cung ứng 
Trong giai đoạn đầu tiên, cần chấp nhận rằng sản lượng trong nước sẽ giảm mạnh do cả nguồn 
cung và nhu cầu cắt giảm. Từ phía cung, các doanh nghiệp, trường học, văn phòng chính phủ, dịch 
vụ vận tải sẽ bị đóng cửa vì mọi người đang thực hành cách ly xã hội. Các nhu cầu cơ bản như thực 
phẩm, nơi ở, đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt... hầu hết nhu cầu trong nước và bên ngoài sẽ bị cắt 
1119 
giảm. Giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ được đánh dấu bằng cú sốc về cung và 
cầu tích cực dẫn đến sự phục hồi kinh tế. 
Chính sách tài khóa: Kích thích tổng cầu, mục tiêu của chính sách tài khóa trong đại dịch hiện tại 
là giảm thiểu tác động bất lợi do giảm tốc các hoạt động kinh tế. Các cơ quan tài chính ở một số 
quốc gia đã ban hành các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của họ, giúp đỡ các ngành và công nhân bị 
ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch. Phản ứng tài chính ở một số quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn 
Quốc, Ý và Singapore, cho đến nay vẫn tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn 
này đã thay đổi cơ cấu của các khoản vay, cắt giảm thuế. Riêng gói tài chính CARES của Mỹ đang 
hỗ trợ toàn diện nền kinh tế, gồm cá nhân và các hộ gia đình, tăng trợ cấp thất nghiệp, cho vay các 
ngành công nghiệp đang gặp khó, nông dân và trường học, Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ không có 
đủ nguồn lực để trả lương cho công nhân ở nhà trong thời gian cách ly xã hội như các nước phát 
triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thể mở rộng mạng lưới trợ cấp xã hội hiện có để giúp đỡ người dân 
đang gặp khó khan trong cuộc sống. 
Chính sách tiền tệ: Tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới hiện đã hạ lãi suất xuống 0 
và cả Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Âu châu đều đẩy mạnh tốc độ mua assets của họ. Tại Việt 
Nam, Chính phủ tung gói tín dụng 250.000 tỷ đồng dùng để gia hạn các khoản vay, giảm hoặc gỡ 
bỏ lãi suất, giảm các chi phí giao dịch, gói hỗ trợ tài khóa 30.000 tỷ đồng dùng để giảm thuế hoặc 
giãn thời gian trả thuế và giúp các doanh nghiệp duy trì tính thanh khoản trong tài chính của họ. 
Thứ hai, NHNN hạ lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống còn 5,0%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 
4,0%/năm xuống 3,5%/năm. Thứ ba, Bộ Tài chính cũng đề xuất một vài công cụ kinh tế liên quan 
đến miễn giảm và gia hạn thuế và phí. 
Chính sách tỷ giá hối đoái: Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các đồng tiền trên thế giới 
biến động, đồng tiền của nhiều nước đối tác thương mại lớn của Việt Nam cũng mất giá. Mặc dù 
Ngân hàng trung ương các nước đã liên tục có các động thái chính sách để hỗ trợ thanh khoản cho 
thị trường, nhưng các chính sách này cần có chế độ trễ trước khi tác động hiệu quả tới thị trường. 
Cùng với xu hướng đó, tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ cũng tăng trong thời gian qua khi 
biến động trên thị trường quốc tế và diễn biến của dịch Covid-19 tác động tới tâm lý thị trường trong 
nước. Tuy nhiên, qua theo dõi, cân đối cung cầu ngoại tệ đến nay về cơ bản không có biến động 
lớn. Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư 1,82 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2020 và tiếp 
tục thặng dư 880 triệu USD trong tháng 3/2020. Trạng thái ngoại tệ vẫn tiếp tục duy trì ở mức 
dương. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng đều được TCTD đáp ứng đầy đủ. 
Chính sách cấu trúc và ngành: Mặc dù đại dịch có bản chất tương đối ngắn hạn, đây là lúc 
Việt Nam nên cần có các chính sách cấu trúc để tận dụng cuộc khủng hoảng này. Chúng ta nên 
tận dụng cơ hội này để rà soát lại các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu của mình. Bộ Công thương 
và các bộ lo về công nghệ, kỹ thuật và nguồn lao động phải lập ra một chương trình để tay nghề 
Việt Nam có thể thay thế tay nghề ngoại quốc trong một vài năm và chuyển những khâu có giá trị 
gia tăng cao. Chính phủ có thể thực hiện một vài can thiệp đơn giản trong thời gian ngắn cũng như 
các biện pháp toàn diện hơn cho trung hạn. Trọng tâm của các chính sách này nên tập trung vào 
công nhân trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là ở khu vực thành thị. 
1120 
2.2 Hàng không 
Hàng không là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19. Theo dự báo của 
Cục Hàng không Việt Nam, diễn biến phức tạp của dịch có thể tác động làm ảnh hưởng doanh thu 
của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm 2020. Đại dịch Covid-19 hiện 
đang tạo ra các nguy cơ đan xen đối với ngành hàng không toàn thế giới. Các lệnh hạn chế đi lại, 
phong tỏa đất nước, tâm lý lo ngại bao trùm các nhà đầu tư, dẫn tới nhu cầu đi lại giảm và buộc 
các hãng không còn sự lựa chọn nào ngoài phải cắt giảm phần lớn tần suất các chuyến bay. Kéo 
theo hệ lụy hàng trăm nghìn nhân viên hàng không không được trả lương hoặc mất việc làm. Dự 
báo các hãng hàng không châu Âu gặp nhiều nguy cơ nhất, với năng lực vận tải của họ tại khu vực 
dự báo sẽ giảm 90% trong quý II/2020. 
Trong đó, Vietnam Airlines dự kiến doanh thu giảm 12.500 tỷ đồng, Jetstar Pacific dự kiến giảm thu 
nhập khoảng 732,8 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 
25.000 tỷ đồng. Do nhu cầu đi du lịch giảm, những chiếc máy bay không thể cất cánh vì lệnh hạn 
chế đi lại, cộng với nhu cầu suy giảm do người dân lo ngại lây nhiễm virus SARS-CoV-2, hãng bay 
trẻ song phát triển “thần tốc” gần đây nhờ hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ bởi FLC Group là Bamboo 
Airways cũng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự cố Covid-19. 
Trong khi đó, việc dừng khai thác thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc khiến Vietjet chịu ảnh hưởng 
nặng nề. Dù không công bố số liệu cụ thể, song với thị trường Trung Quốc, Vietjet bị ảnh hưởng 
nặng hơn Vietnam Airlines. 
2.3 Du lịch 
Đến thời điểm hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã vượt xa dịch bệnh Sars (2002 - 2003) và MERS về số 
ca nhiễm bệnh và số người chết cũng vượt xa. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bệnh Covid-19 
đã ảnh hưởng lên tất cả các ngành nền kinh tế trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề. 
Trong 2 tháng đầu năm 2020, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã có sự sụt giảm mạnh so với 
cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và các quốc 
gia trên thế giới. Điều này đã kéo theo sự sụt giảm trong doanh thu du lịch. Sang tháng 3, sau khi 
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức công bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu” thì ngành du lịch Việt 
Nam gần như tê liệt hoàn toàn. 
Việc hạn chế giao thương vận chuyển trong bối cảnh dịch bệnh và sự e ngại du lịch sẽ làm giảm 
mạnh nguồn khách quốc tế tới Việt Nam năm nay. Trung Quốc vốn là thị trường khách nguồn lớn 
nhất của du lịch Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2019 Việt Nam đón 18 triệu 
lượt khách quốc tế thì du khách Trung Quốc hơn 5,8 triệu, chiếm 32%. 
Du lịch là một trong những lĩnh vực ảnh hưởng đầu tiên, sâu sắc nhất của nền kinh tế khi xảy ra 
dịch bệnh Covid-19. Kết quả khảo sát do Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) và Ban Nghiên cứu phát triển 
kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) công bố 
khi thực hiện khảo sát 394 doanh nghiệp vào giữa tháng 4 vừa qua đã chỉ ra những con số thiệt hại 
lớn với doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. 
1121 
Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký TAB, cho biết, chương trình khảo sát 394 doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực du lịch và lữ hành, bao gồm 51,4% doanh nghiệp là công ty lữ hành, 15,3% là khách 
sạn và 14,2% là doanh nghiệp vận tải. 92% doanh nghiệp trong số đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa 
có số lượng nhân viên dưới 100 người. 
Trong số các phản hồi nhận được, 71% doanh nghiệp cho biết doanh thu của công ty trong quý 1 
năm 2020 giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019, 77% doanh nghiệp dự kiến doanh thu quý II sẽ 
giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái. 
Người lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong số các doanh nghiệp tham 
gia khảo sát, 18% doanh nghiệp đã cho nghỉ việc toàn bộ nhân viên và 48% doanh nghiệp đã cho 
nghỉ việc với tỷ lệ từ 50% đến 80%. Đồng thời, 75% doanh nghiệp có các hình thức hỗ trợ tài chính 
khác nhau đối với số người lao động bị mất việc. 
Tổn thất đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch là hệ quả chắc chắn không tránh khỏi khi 
dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng sẽ chịu những thiệt hại nhất định, giám đốc 
Vietravel nhận xét. Điều quan trọng nhất khi xử lý hậu quả từ dịch bệnh là các doanh nghiệp phải 
tôn trọng ý kiến của khách hàng, khách hàng có nhu cầu hoãn chuyến, thậm chí hủy cũng phải 
được giải quyết, đồng thời an toàn của khách hàng phải đặt lên hàng đầu," ông Kỳ nhấn mạnh. 
2.4 Đầu tư nước ngoài (FDI) 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào 
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ 
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 
Dịch Covid-19 đã cắt đứt đà tăng trưởng 4 năm liên tiếp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 
Việt Nam. Song "nốt trầm" này cũng chính là thời điểm để chúng ta chuẩn bị thực hiện chiến lược 
thu hút FDI một cách hiệu quả hơn. 
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 2 tháng đầu năm 2020 ước 
tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần giảm đầu tiên trong giai đoạn 
2016-2020. Vốn đầu tư thực hiện 2 tháng các năm 2016-2020 lần lượt là: 1,5 tỷ USD; 1,6 tỷ USD; 2,4 
tỷ USD; 2,6 tỷ USD; 2,5 tỷ USD. 
Không dừng ở Trung Quốc, dịch Covid-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp ở Hàn Quốc, Nhật 
Bản, EU, Mỹ... Điều này có thể khiến dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tiếp tục giảm do đây đều là 
những đối tác chính của Việt Nam. 
Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng không thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản 
xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Các nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu 
tư ở thời điểm này. Đối với các dự án đã đầu tư, các nhà đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng 
vốn đầu tư. 
Khó khăn trong việc nhập khẩu đầu vào sản xuất cho rất nhiều dự án FDI từ Trung Quốc do tình 
trạng đóng cửa thông quan hàng hóa, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn 
1122 
như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị. Điều này lại làm ảnh hưởng tới 
tiến độ, công tác chuẩn bị cũng như triển khai các dự án ở Việt Nam. 
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, một thế giới đầy bất định và nhiều rủi ro, cú sốc Covid-19 là cơ 
hội để Việt Nam nhìn lại để chuẩn bị thực hiện chiến lược đầu tư một cách hiệu quả hơn, giúp lựa 
chọn những đối tác phù hợp đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. 
Đặc biệt sau dịch bệnh, các chuyên gia kinh tế nhận định, vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam. 
Thực tế trước đó, nhiều nhà đầu tư đã có ý định chuyển khỏi Trung Quốc do gặp bất lợi từ chiến 
tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Việt Nam là một điểm đến được xem xét với nền kinh tế ổn 
định, chi phí nhân công giá rẻ. 
3 TỔNG KẾT 
Ở Việt Nam, báo cáo đánh giá, do Covid-19 tác động tiêu cực tới nhiều mặt đời sống kinh tế - xã 
hội của đất nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng 
GDP quý I/2020 chỉ đạt 3,82% là mức tăng thấp nhất từ năm 2011 cho đến nay. 
Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự báo sẽ giảm xuống 3-4% so với tỷ lệ 6,5% được dự báo trước 
khủng hoảng. Yêu cầu lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi 
ngân sách tăng lên do cần khởi động gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các 
hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được 
kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021. Covid-19 
cũng cho thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải 
thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, nâng cao hiệu quả đầu tư công, đây là các nội 
dung chính mà Việt Nam cần cân nhắc để cải cách nhanh và mạnh hơn. 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 chỉ đạo các bộ, nghành kịp 
thời triển khai các giải pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, thực hiện các 
chương trình tín dụng ưu đãi; gia hạn, giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, 
tiền thuê đất; giảm giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ... với tổng giá trị tương đương gần 22 tỷ USD. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Hà (2020). Chính sách tiền tệ “vượt bão” Covid-19. Tapchitaichinh.vn. Ngày 26/3. 
[2] Linh Chi, Bích Trâm (2020). Ngành du lịch lao đao vì Corona. Forbesvietnam.com.vn. Ngày 10/2. 
[3] Minh Khôi (2020). Đầu tư trực tiếp nước ngoài thời Covid-19. Tapchitaichinh.vn. Ngày 28/3. 
[4] Tuấn Tú (2020). Ngành hàng không thế giới bị thiệt hại vì Covid-19. 
Thoibaotaichinhvietnam.vn. Ngày 25/3. 
[5] Thy Lê (2020). Vốn FDI bị hụt hơi vì Covid 19. Tapchitaichinh.vn. Ngày 16/3. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_suy_thoai_kinh_te_vi_mo_tai_viet_nam_do_anh_hu.pdf