Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống khoai tây nhập nội tại một số tỉnh phía Bắc
Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng củ của 4
giống khoai tây nhập nội, thực hiện trong vụ đông 2017 và vụ xuân 2018 tại một số tỉnh phía Bắc. Kết quả
đánh giá đã xác định được 02 giống khoai tây cho sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và chất
lượng tốt gồm: Giống Esmee: thời gian sinh trưởng (TGST) 81-86 ngày, cây sinh trưởng khỏe, dạng cây
đứng, tia củ trung bình, thích ứng cao, nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ, năng suất trung bình 27,1 tấn/ha,
vượt hơn giống đối chứng Solara 7,1%; chất lượng thử nếm khá. Giống Bliss: TGST 79-88 ngày, cây sinh
trưởng khỏe, dạng cây đứng, tia củ trung bình, thích ứng cao, nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ, năng suất
trung bình 26,9 tấn/ha, vượt đối chứng Solara 6,3%, chất lượng thử nếm khá.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống khoai tây nhập nội tại một số tỉnh phía Bắc
u lúa, lúa mì và ngô) (CIP, 2008) [5]. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây, trong 100 g khoai tây có 19 g hydratcabon (trong đó có 15 gam tinh bột, 2,2 g chất xơ), 0,1 g chất béo, 3 g protein và 79 g nước. Bên cạnh đó khoai tây còn chứa các vi chất dinh dưỡng: vitamin B1 (0,08 mg - 8%), vitamin B2 (0,03 mg - 2%), vitamin B3 (1,1 mg - 7%), vitamin B6 (19%), vitamin C (20 mg -33%), cùng với những khoáng chất như canxi 12 mg, sắt 1,8 mg, magie 23 mg, photpho 57 mg, kali 421 mg và natri 6 mg (Dự án khoai tây Việt Nam - Hà Lan, 2008) [4]. Ở Việt Nam, khoai tây được trồng tại 3 vùng chính: Đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc và Đà Lạt (Lâm Đồng). Năm 2008, diện tích khoai tây của cả nước là 35.000-37.000 ha, năng suất 25-30 tấn củ/ha (Tổng cục Thống kê, 2009) [6]. Thời gian gần đây mỗi năm Việt Nam trồng khoảng 23.000 ha khoai tây tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên (Cục Trồng trọt, 2019) [2]. Về giống khoai tây hàng 1 Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia năm Việt Nam chủ động lượng giống khoảng 40% tổng lượng giống trồng, bao gồm: KT1, KT3, PO3(Cục Trồng trọt, 2019) [2] và các giống nhập nội từ Hà Lan, Đức: Diamant, Solara, Sinora, chiếm khoảng 60% tổng lượng giống (Dự án Việt Đức- gtz, 2005) [3]. Hạn chế lớn nhất của sản xuất khoai tây ở nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng là giống khoai tây còn ít về số lượng, chủng loại. Một số giống khoai tây trồng trong sản xuất hiện đang có xu hướng nhiễm nặng virut (héo xanh Pseudomonas solanacearumha y ralstoiria solanasearum. Erwinia ssp, corynebacterium spedonicum, héo vàng Verticilium albo - fusarium ssp), nên năng suất thấp, không ổn định, chất lượng kém, nhiều giống khoai tây đang thoái hóa dần. Mặt khác do nông dân vẫn sản xuất khoai tây chủ yếu là tự phát, quảng canh, chưa tiếp cận được quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến với nguồn giống khoai tây sạch bệnh với từng giống khoai tây mới nên hiệu quả trồng khoai tây không cao. Để giải quyết một phần khó khăn trên “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các giống khoai tây mới nhập nội tại một số tỉnh phía Bắc” đã được thực hiện. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Giống khảo nghiệm: 4 giống khoai tây được nhâp nội từ Hà Lan và Australia là: Corsica (Hà Lan), Esmee (Hà Lan), Laudine (Hà Lan), Bliss (Hà Lan) và Bliss (Australia) cấp giống xác nhận. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 29 - Giống đối chứng: Solara đã được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc có chất lượng tốt để làm chế biến ăn tươi. 2.2. Phương pháp Thí nghiệm, đánh giá, theo dõi và chăm sóc trên đồng ruộng áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây”, QCVN 01- 59: 2011/BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT [1]: a) Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại (4 giống là công thức); trồng luống đôi, mỗi hàng 25 khóm, khoảng cách: 40 cm x 30 cm; đặt củ giống 2 hàng so le, lấp đất 3-5 cm; mật độ: 166.000 cây/ha; phân bón (1 ha): 15 tấn phân chuồng hoai + 150 kg N + 120 kg P2O5 + 150 kg K2O. b) Chỉ tiêu theo dõi theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai tây”, QCVN 01-59: 2011/BNNPTNT Thời gian xuống dây: (ngày). Sức sinh trưởng của cây: (điểm). Dạng cây: (mức độ biểu hiện). Dộ dài tia củ: (cm). Mức độ nhiễm sâu bệnh: bệnh mốc sương; đốm lá: 1- Không bị bệnh; 3- Nhẹ; 5- Trung bình; 7- Nặng; 9- Rất nặng; rệp gốc, nhện; bọ trĩ: 0- Không bị bệnh; 1- Nhẹ; 3- Một số cây bị hại; 5- Trung bình (tất cả các cây có lá bị hại); 7- Trên 50% số cây bị chết, số còn lại ngừng sinh trưởng; 9- Chết hoàn toàn. Đánh giá tính chịu hạn: điểm 1: không bị hại, điểm 2: hại nhẹ, phục hồi nhanh, điểm 3: hại trung bình, hồi phục chậm, điểm 4: hại nặng hồi phục kém, điểm 5: chết hoàn toàn. Năng suất củ tươi: Cân toàn bộ số củ ngay sau khi thu hoạch được trên ô thí nghiệm quy ra năng suất. Hàm lượng chất khô: áp dụng theo TCVN9935:2013. Hàm lượng tinh bột: áp dụng theo TCVN9934- 2013. Chất lượng nếm thử: điểm 1: rất ngon, điểm 2: ngon, điểm 3: trung bình, điểm 4: không ngon, điểm 5: rất dở; Độ bở: điểm 1: bở, điểm 3: ít bở, điểm 5: không bở. c) Xử lý số liệu thí nghiệm theo chương trình IRRISTAT 5.0. 2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm Trạm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Từ Liêm – Hà Nội. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Nông, Lâm nghiệp Bắc Giang (xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Trung tâm Khuyến nông Thái Bình (xã Vũ Lạc, thành Phố Thái Bình). 2.3.2. Thời gian nghiên cứu Vụ đông 2017: ngày trồng từ 4/11-6/12/2017. Vụ xuân 2018: ngày trồng 4-19/01/2018. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội (Bảng 1) Bảng 1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống khoai tây nhập nội trong vụ đông 2017 và xuân 2018 tại một số tỉnh phía Bắc Thời gian xuống dây (ngày) Sinh trưởng của cây (3-5-7) Dạng cây Độ dài tia củ Tên giống Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Solara (đ/c) 80 87 7 7 Đứng Đứng Ngắn Ngắn Corsica 80 82 7 7 Đứng Đứng Trung bình Ngắn Esmee 81 86 7 7 Đứng Đứng Trung bình Ngắn Laudine 81 86 7 7 Đứng Đứng Ngắn Ngắn Bliss 79 88 7 7 Đứng Đứng Trung bình Ngắn Số liệu ở bảng 1 cho thấy: - Thời gian xuống dây: Vụ xuân 2018, các giống nhập nội có số ngày xuống dây từ 79 - 81 ngày, tương đương giống Solara và vụ đông 2017 thời gian xuống dây từ 82-88 ngày, trong đó chỉ có giống Corsica KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 30 ngắn ngày hơn giống Solara là 5 ngày, các giống khác có thời gian xuống dây tương đương Solara. - Sức sinh trưởng của cây: Các giống nhập nội khảo nghiệm có sức sinh trưởng tương đối tốt, đạt điểm 7, tương đương giống Solara trong cả vụ đông 2017 và vụ xuân 2018. - Dạng cây: tất cả các giống khoai tây nhập nội đều có thân dạng đứng, như giống đối chứng Solara. - Độ dài tia củ: các giống khoai tây nhập nội khảo nghiệm đều có độ dài tia củ từ ngắn đến trung bình, đều dài hơn giống Solara. 3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống khoai tây nhập nội Bảng 2. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống khoai tây nhập nội tại một số tỉnh phía Bắc năm 2017 -2018 Mốc sương (1- 9) Đốm lá (1-9) Vi rút (% số cây/ô) Héo xanh (% số cây/ô) Nhện trắng (0-9) Bọ trĩ (0-9) Tên giống Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Solara (đ/c) 1-3 1-3 1-3 1 0 0 0 0 1-3 1 3 1 Corsica 3 1-5 1-3 1 0 0 0 0 1-5 1 3-5 1 Esmee 3 1-3 1-3 1 0 0 0 0 1-5 1 1-5 1 Laudine 3 1-3 1-3 1 0 0,2 0 0 1-5 1 3-5 1 Bliss 1-3 1-3 1-3 1 0 0 0 0 1-5 1 3-5 1 Số liệu ở bảng 2 cho thấy: - Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): các giống khảo nghiệm nhiễm bệnh mốc sương nhẹ (điểm 1-3), chỉ có giống Corsica nhiễm trung bình (điểm 5) cao hơn giống Solara. - Bệnh đốm lá (Alternaria solani): các giống khoai tây nhập nội khảo nghiệm có mức độ nhiễm bệnh đốm lá nhẹ (điểm 1-3), tương đương giống Solara. - Bệnh vi rút, héo xanh (Pseudomonas solanacearumha y ralstoiria solanasearum. Erwinia ssp, corynebacterium spedonicum): các giống khoai tây nhập nội không thấy xuất hiện bệnh vi rút và bệnh héo xanh. - Nhện trắng (Polyphagonemus latus): Các giống khoai tây nhập nội khảo nghiệm nhiễm từ nhẹ đến trung bình (điểm 1-5). - Bọ trĩ (Frankiniella spp): Các giống tham gia khảo nghiệm mức độ nhiễm bọ trĩ từ điểm 3-5, cao hơn giống Solara. 3.3. Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nhập nội mới Kết quả trình bày ở bảng 3 cho thấy: - Dạng củ: Giống Bliss có dạng củ tròn, các giống còn lại có dạng củ ovan. - Màu vỏ củ: Giống Esmee có vỏ củ màu đỏ, giống Bliss có vỏ củ màu kem nhạt, các giống còn lại có màu vỏ củ vàng tương tự như giống Solara. - Màu thịt củ: Giống Esmee, Solara và Laudine có thịt củ màu vàng đậm. Các giống còn lại có màu thịt củ màu kem nhạt đến vàng nhạt. - Độ sâu mắt củ: Các giống khảo nghiệm có độ sâu mắt củ từ nông đến rất nông, tương đương giống Solara. Bảng 3. Đặc điểm hình thái củ của các giống khoai tây nhập nội Tên giống Dạng củ Màu vỏ củ Màu thịt củ Độ sâu mắt củ Solara (đ/c) O van Vàng Vàng đậm Nông Corsica O van Vàng Vàng nhạt Nông Esmee O van Đỏ Vàng đậm Rất nông Laudine O van Vàng Vàng đậm Rất nông Bliss Tròn Kem nhạt Kem Nông 3.4. Năng suất của các giống khoai tây nhập nội mới tại một số tỉnh phía Bắc Trong điều kiện thời tiết vụ đông 2017 và vụ xuân 2018, các giống khoai tây sinh trưởng và phát triển tốt, kết quả số liệu ở bảng 4 cho thấy: - Tại Hà Nội, vụ đông 2017 có 3 giống khoai tây nhập khẩu gồm: Esmee (28,2 tấn/ha), Laudine (27,8 tấn/ha), Bliss (27,8 tấn/ha) có năng suất cao hơn giống của giống đối chứng Solara có ý nghĩa ở mức sai khác (P<0,05). Vụ xuân 2018 không có giống nào có năng suất cao hơn giống Solara, chỉ có 3 giống có năng suất tương đương giống Solara gồm: Esmee KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 31 (27,1 tấn/ha), Laudine (27,5 tấn/ha), Bliss (27,1 tấn/ha). - Tại Thái Bình, vụ đông 2017 có 01 giống khoai tây nhập khẩu Esmee (27,7 tấn/ha), có năng suất cao hơn giống của giống đối chứng Solara có ý nghĩa ở mức sai khác (P<0,05). Vụ xuân 2018 không có giống nào có năng suất cao hơn giống Solara, chỉ có 4 giống có năng suất tương đương giống Solara gồm: Corsica (26,1 tấn/ha), Esmee (27,1 tấn/ha), Laudine (27,5 tấn/ha), Bliss (27,1 tấn/ha). - Tại Bắc Giang, vụ đông 2017 không có giống nào có năng suất cao hơn giống Solara, chỉ có 3 giống có năng suất tương đương giống Solara gồm: Esmee (27,1 tấn/ha), Laudine (25,2 tấn/ha), Bliss (25,0 tấn/ha). Vụ xuân 2018, có 01 giống khoai tây nhập khẩu Esmee (27,7 tấn/ha), có năng suất cao hơn giống của giống đối chứng Solara có ý nghĩa ở mức sai khác (P<0,05). Tính năng suất trung bình tại 6 lượt điểm khảo nghiệm của 2 vụ xuân và đông cho thấy: Giống Esmee có năng suất trung bình 27,1 tấn/ha, vượt hơn giống đối chứng Solara là 7,1% và giống Bliss có năng suất trung bình 26,9 tấn/ha, vượt giống đối chứng Solara 6,3%. Bảng 4. Năng suất thực thu của các giống khoai tây mới vụ đông 2017 và vụ xuân 2018 Năng suất (tấn/ha) Hà Nội Thái Bình Bắc Giang Tên giống Xuân Đông Xuân Đông Xuân Đông Năng suất TB (tấn/ha) Solara (đ/c) 27,0 25,5 24,6 24,7 25,2 24,8 25,3 Corsica 24,0 22,8 26,1 21,9 24,6 22,2 23,6 Esmee 27,1 28,2 25,6 27,7 26,7 27,1 27,1 Laudine 27,5 27,8 25,4 24,6 26,3 25,2 26,1 Bliss 27,1 27,8 26,9 25,5 29,4 25,0 26,9 CV (%) 6,3 5,0 7,9 5,9 7,9 6,9 LSD 0,05 2,9 2,2 3,5 2,5 3,6 2,9 3.5. Chất lượng củ của các giống khoai tây nhập nội mới Bảng 5. Chất lượng củ các giống khoai tây đánh giá vụ đông 2017 tại Hà Nội TT Tên giống Độ ngon (1-5) Độ bở khi luộc (1-5) Hàm lượng chất khô (%) Hàm lượng tinh bột (%) 1 Solara (đ/c) 1,6 2,4 18,55 12,41 2 Corsica 2,9 2,4 19,92 12,41 3 Esmee 2,3 3,5 18,31 14,02 4 Laudine 2,2 2,4 19,54 14,56 5 Bliss 2,9 1,4 20,15 13,48 Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 5 cho thấy: - Độ ngon: Giống Esmee, Laudine có chất lượng ăn tươi khá ngon (điểm 2,2-2,3), giống Bliss có độ ngon trung bình (điểm 2,9). - Độ bở khi luộc: Giống Bliss có độ bở (điểm 1,4), tốt hơn đối chứng (Solara) và các giống khác. - Hàm lượng chất khô: Giống Bliss có hàm lượng chất khô 20,15%, cao hơn giống Solara và các giống khác; giống Laudine và Corsica có hàm lượng chất khô 19,54%. - Hàm lượng tinh bột: Giống Esmee và Laudine có hàm lượng tinh bột 14,02-14,56%, cao hơn giống Solara và các giống khác. Giống Bliss có hàm lượng tinh bột 13,48%. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng 04 giống khoai tây nhập nội có nguồn gốc châu Âu và Australia trong 2 vụ xuân và đông tại các tỉnh phía Bắc đã xác định được 02 giống khoai tây bước đầu có triển vọng về sinh trưởng phát triển cũng như năng suất gồm: Giống Esmee: TGST 81-86 ngày, cây sinh trưởng khỏe, dạng cây đứng, tia củ trung bình, thích ứng cao, nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ, năng suất trung bình 27,1 tấn/ha, vượt hơn giống Solara 7,1%. Chất lượng thử nếm và độ bở sau luộc khá. Giống Bliss: TGST 79-88 ngày, cây sinh trưởng khỏe, dạng cây đứng, tia củ trung bình, thích ứng cao, nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ, năng suất trung KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 32 bình 26,9 tấn/ha, vượt đối chứng Solara 6,3%. Chất lượng thử nếm khá và độ bở sau luộc trung bình. 4.2. Đề nghị - Tiếp tục khảo nghiệm cơ bản kết hợp với khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh phía Bắc đối với 4 giống khoai tây nhập nội trên. - Mở rộng sản xuất thử giống Esmee và Bliss trong vụ đông và vụ xuân tại các tỉnh phía Bắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai tây- QCVN01-59: 2011/BNNPTNT. 2. Cục Trồng trọt, 2019. Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch 2020. 3. Dự án Việt - Đức thúc đẩy sản xuất khoai tây (VGPPP), 2005. Kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 4. Dự án Việt - Hà Lan phát triển khoai tây, 2008. 5. Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), 2008. 6. Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009. RESEARCH, GROWTH, DEVELOPMENT, YIELD AND QUALITY OF IMPORT POTATO VARIETIES IN THE RED RIVER DELTA Tran Quang Tho1, Le Quy Tuong1 1 National centrer for plant testing Summary The purpose of the research is to evaluate the growth, development, yield and quality of the tubers of 4 imported potato varieties, implemented in winter 2017 and spring 2018 in some Northern provinces. The evaluation results have identified two varieties of potatoes for good growth, development, high yield and quality, including: Esmee variety: growth time 81-86 days, healthy plants, standing trees, root tubers medium, highly adaptable, mild pest and disease infection, average yield of 27.1 tons/ha, higher than Solara variety by 7.1%; Quite good taste. Bliss variety: growth time 79-88 days, plants grow well, standing trees, medium tuber rays, highly adaptive, mild pest and disease infection, average yield 26.9 tons/ha, exceeding control Solara 6.3%. Quite good taste. Keywords: Imported potato varieties: Esmee, Bliss, short day, high yield, good quality. Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ Ngày nhận bài: 24/7/2020 Ngày thông qua phản biện: 24/8/2020 Ngày duyệt đăng: 31/8/2020
File đính kèm:
- nghien_cuu_sinh_truong_phat_trien_nang_suat_va_chat_luong_cu.pdf