Nghiên cứu năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành Kinh tế
Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị
trường lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế
quốc tế. Bài viết trình bày lí thuyết liên quan đến năng lực và mô hình khả năng làm việc của sinh
viên tốt nghiệp. Từ đó, đề ra khung năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp liên quan đến kiến
thức, kĩ năng, phẩm chất và kinh nghiệm tích lũy từ cá nhân. Nghiên cứu này đã khảo sát mức độ
đồng ý và đánh giá, phân tích các nhân tố khẳng định trong mô hình năng lực cần thiết của sinh viên,
giúp các cơ sở đào tạo có được thông tin hữu ích để có những biện pháp giúp nâng cao năng lực của
sinh viên tốt nghiệp tiếp cận nhu cầu người sử dụng lao động.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp đại học khối ngành Kinh tế
v. Bên cạnh đó, phẩm chất đạo đức như: trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, nhiệt tình là yếu tố được người sử dụng lao động rất coi trọng. Mặt khác, kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cũng được người sử dụng lao động đòi hỏi khi tuyển dụng. Thông qua trao đổi và phỏng vấn, chúng tôi đã xác định được các nhu cầu của thị trường lao động hiện nay đối với sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế và những yêu cầu trên được thao tác hóa thành các biến quan sát đã được trình bày ở Mục 2.3. Chúng tôi tiến hành khảo sát định lượng thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 38 Chí Minh với 3 đối tượng (Hình 4): sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty gồm Tài chính ngân hàng (85 sinh viên chiếm tỉ lệ 16.4%), Kế toán (96 sinh viên chiếm tỉ lệ 18.5%) và Quản trị kinh doanh (99 sinh viên chiếm tỉ lệ 19.1%); người sử dụng lao động bao gồm các cơ quan, công ty, xí nghiệp thuộc nhà nước (20 cơ quan chiếm tỉ lệ 3.9%), không thuộc nhà nước (44 công ty tư nhân chiếm tỉ lệ 8.5%) và cơ sở đào tạo là các trường đại học (gồm cán bộ quản lý 71 người chiếm tỉ lệ 13.7%, giảng viên 103 người chiếm tỉ lệ 19.9%). Hình 4: Thống kê số lượng đối tượng tham gia khảo sát 2.4.2. Đánh giá của người sử dụng lao động về khung năng lực cần thiết Dựa vào Bảng 2, thống kê liên quan đến mô tả đánh giá của người sử dụng lao động về khung năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế, cho thấy các tỷ lệ thống kê theo phần trăm có số lượng người đồng ý và hoàn toàn đồng ý khá cao. Cụ thể: Bảng 2. Đánh giá của người sử dụng lao động về năng lực cần thiết liên quan đến năng lực sinh viên tốt nghiệp STT Tiêu chí đối với sinh viên tốt nghiệp Hoàn toàn không đồng ý Cơ bản không đồng ý Phân vân Cơ bản đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp 1.93% 4.44% 22.87% 47.46% 23.29% 2 Kĩ năng làm việc 1.03% 3.96% 16.63% 48.66% 29.72% 3 Phẩm chất và đạo đức cá nhân 1.67% 4.14% 18.88% 48.39% 26.92% 4 Kinh nghiệm làm việc 1.54% 5.60% 22.11% 47.01% 23.75% LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 39 Nhu cầu của thị trường lao động về hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp thể hiện sự đồng ý cao trong 6 biến quan sát được đưa ra trong việc khảo sát: cơ bản đồng ý 47.46%, hoàn toàn đồng ý 23.29%; tuy nhiên 22.87% còn phân vân với yêu cầu sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp. Nhu cầu của thị trường lao động về kĩ năng, phẩm chất, kinh nghiệm làm việc, của sinh viên tốt nghiệp và uy tín của cơ sở đào tạo được sự đồng thuận cao chiếm tỉ lệ từ 70% đến 80% (ở cả 2 mức độ cơ bản đồng ý và hoàn toàn đồng ý) của các đối tượng khảo sát. Mức độ phân vân ở 2 yêu cầu gồm kinh nghiệm làm việc và chuẩn đầu ra chiếm tỉ lệ khoảng 22% và điều này chứng tỏ kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt nghiệp không phải là yếu tố then chốt trong quá trình tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Hộp 1. Phỏng vấn sâu người sử dụng lao động 2.5. Kiểm định mô hình năng lực sinh viên tốt nghiệp bằng phân tích nhân tố và hệ số tin cậy tổng hợp Nghiên cứu thực hiện đánh giá các thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) trong phân tích cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling). Phương pháp phân tích CFA có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp tính hệ số tương quan, cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu và các khái niệm khác mà không bị chênh lệch do sai số đo lường tạo ra. Theo lý thuyết kiểm định thang đo, mô hình lý thuyết được xem là phù hợp với thực tiễn nếu mức ý nghĩa p < 0.05, 2 giá trị TLI và CFI có giá trị từ 0.9 đến 1; df 2.0, RMSEA có giá trị < 0.08. Ngoài ra, theo tác giả Gerbring & Anderson (1988) thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo cao (> 0.5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) (Trích dẫn từ Nguyễn Khánh Duy, 2009, tr.21). Qua phân tích nhân tố cho thấy có 4 nhóm liên quan đến năng lực sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế: (Trưởng phòng Nhân sự, Công ty may mặc, nữ, 40 tuổi) “ Khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế, chúng tôi thường quan tâm đến các trình độ hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp. Ngoài ra, thương hiệu của cơ sở đào tạo cũng là điều chúng tôi lưu ý khi phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp. Trong những năm qua sinh viên tốt nghiệp cũng dần dần đáp ứng được yêu cầu công việc, điểm mạnh của sinh viên tốt nghiệp là kiến thức lý thuyết của họ rất nhiều, khi nói đến nội dung thì họ đều biết. Tuy nhiên có điều còn hạn chế là khả năng ứng dụng chưa được tốt phải trải qua thời gian thử việc tại công ty”. (Trưởng phòng Nhân sự, Công ty Xuất nhập khẩu, nam, 43 tuổi) “ Điểm yếu của sinh viên tốt nghiệp là khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công việc. Ngoài ra, kĩ năng làm việc, khả năng giao tiếp và nắm bắt thông tin của sinh viên tốt nghiệp còn yếu chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty. Để cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo thì việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp (người sử dụng lao động) cần phải tăng cường hơn nữa”. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 40 Nhóm 1, hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp (HB1, HB2, HB3, HB4); Nhóm 2, kĩ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp (HB5, HB6, KN1, KN2, KN3, KN5, KN6, KN9, KN10, KN13, KN14); Nhóm 3, phẩm chất đạo đức của sinh viên tốt nghiệp (KN15, PC1, PC2, PC3, PC4, PC6); Nhóm 4, kinh nghiệm cá nhân của sinh viên tốt nghiệp (CL2, CL3, DR1, DR2, DR3). 2.5.1. Thang đo mức độ sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp được đo lường với 4 biến quan sát: HB1, HB2, HB3, HB4. Từ kết quả phân tích Hình 4.1 cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định thang đo. Mặt khác với 4 biến quan sát HB1, HB2, HB3, HB4 được rút trích và thang đo có giá trị trung bình trọng số là 0.75, do đó biến số dùng để đo sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp là 0.835 và phương sai trích là 67%. Vì vậy, thang đo mức độ sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. Hình 5. Kết quả phân tích CFA: Sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp 2.5.2. Thang đo mức độ kĩ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ kĩ năng và khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp được đo lường với 12 biến số quan sát: HB5, HB6, KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, KN9, KN10, KN13, KN14. Từ kết quả phân tích Hình 5 cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định thang đo. Mặt khác với 12 biến quan sát HB5, HB6, KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, KN9, KN10, KN13, KN14 được rút trích và thang đo có giá trị trung bình trọng số là 0.63, do đó biến số dùng để đo kĩ năng và khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo kĩ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp là 0.887 và phương sai trích là 51.3%. Vì vậy, thang đo mức độ kĩ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. Hình 6. Kết quả phân tích CFA: Kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp 2.5.3. Thang đo mức độ phẩm chất và đạo đức của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ kĩ năng và khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp được đo lường với 6 biến số quan sát: KN15, PC1, PC2, PC3, PC4, PC6. Từ kết quả phân tích LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 41 Hình 6 cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định thang đo. Mặt khác, với 6 biến quan sát KN15, PC1, PC2, PC3, PC4, PC6 được rút trích thang đo phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp có giá trị trung bình trọng số là 0.685, do đó biến đo phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo sự hiểu biết của sinh viên tốt nghiệp là 0.841 và phương sai trích là 54.41%. Vì vậy, thang đo mức độ phẩm chất và đạo đức của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. Hình 7. Kết quả phân tích CFA: Phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp 2.5.4. Thang đo mức độ kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp Thang đo mức độ kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp được đo lường với 5 biến số quan sát: CL2, CL3, DR1, DR2, DR3. Từ kết quả phân tích Hình 7, cho thấy mức ý nghĩa p = 0.000, các thông số TLI, CFI, CMIN/df và RMSEA đều thỏa lý thuyết kiểm định thang đo. Mặt khác, với 5 biến quan sát CL2, CL3, DR1, DR2, DR3 được rút trích thang đo kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt nghiệp có giá trị trung bình trọng số là 0.66, do đó biến đo kinh nghiệm làm việc của sinh viên tốt nghiệp đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, độ tin cậy của thang đo kinh nghiệm làm việc và chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp là 0.796 và phương sai trích là 55.38%. Vì vậy, thang đo mức độ kinh nghiệm của sinh viên tốt nghiệp đạt tiêu chuẩn về giá trị hội tụ, độ tin cậy và phương sai trích. Phỏng vấn tiếp xúc sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế (có việc làm) cho thấy, kinh nghiệm làm việc có vai trò quan trọng. Sinh viên tốt nghiệp đại diện các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng đều cho biết, các bạn khi nhận công việc rất bỡ ngỡ do chưa có kinh nghiệm làm việc và phải học thêm một số kiến thức. Bên cạnh đó, kết quả phân tích kinh nghiệm làm việc 2 tiêu chí: kinh nghiệm cá nhân do liên kết giữa lý thuyết và thực hành (CL2) và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình thực tập (CL3) có trọng số thấp xấp xỉ 0.5 (Hình 7), mức độ cơ bản đồng ý và hoàn toàn đồng ý xấp xỉ 70% (Bảng 2) cho thấy, kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng trong nhu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp. Hình 8. Kết quả phân tích CFA: Kinh nghiệm làm việc và chuẩn đầu ra của sinh viên tốt nghiệp SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 42 2.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực sinh viên tốt nghiệp Thông qua nghiên cứu và kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng nhiều, phần lớn không tìm được việc làm; sinh viên tốt nghiệp có việc làm theo đánh giá của người sử dụng lao động thì chưa đáp ứng những yêu cầu về kĩ năng công việc, khả năng tự tin khi giao tiếp chưa cao. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng (Lê Chi Lan, Đỗ Đình Thái, 2015). Vì vậy, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực sinh viên tốt nghiệp như sau: Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm thông qua các hoạt động thực tiễn tại các doanh nghiệp để người học tiếp cận vào môi trường làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực cần thực hiện điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực, tránh tình trạng mất cân đối trong ngành nghề đào tạo. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức điều tra về việc làm, dự báo nhu cầu nhân lực. Tăng cường sự phối hợp gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động. Các kết quả có liên quan về chất lượng nguồn nhân lực cần được quan tâm tại các trường đại học, đây là kênh thông tin giúp các trường điều chỉnh quá trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Các trường đại học, cao đẳng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo dựa trên yêu cầu của thị trường lao động, các cơ sở giáo dục cần tăng cường hơn mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và người sử dụng lao động. 3. Kết luận Xu hướng phát triển giáo dục nhằm đạt đến mục tiêu là đáp ứng nhu cầu xã hội, vì vậy giáo dục đại học không những phải tăng về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của người sử dụng lao động chưa cao, dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường khi nhận việc làm phải qua một khóa đào tạo lại ngắn hạn, dẫn đến sự lãng phí rất lớn. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế liên quan đến: kiến thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân. Mô hình được đề xuất và lấy sự đánh giá của người sử dụng lao động cho thấy người sử dụng lao động, cựu sinh viên, giảng viên đều đồng ý cao. Ngoài ra, qua kết quả phân tích nhân tố, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của mô hình năng lực cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế cho thấy các nhân tố đề xuất đều đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy và phương sai trích. Vì vậy mô hình mang tính cần thiết và khả thi cao, mô hình này sẽ góp phần giúp các cơ sở đào tạo có thể tích hợp các năng lực cần thiết vào chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo, hướng đến mục tiêu giúp sinh viên tốt nghiệp hòa nhập nhanh chóng vào thị trường lao động đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lee Harvey. (2000). New realities: The relationship between higher education and employment, Printed in the Netherlands, Kluwer Academic Publishers. LÊ CHI LAN - CỔ TỒN MINH ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 43 Lê Đình Lục. (2014). Đổi mới Đại học Việt Nam theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 8 Khóa XI, tr.133-139. Lê Chi Lan, Đỗ Đình Thái (2015). Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp (Nghiên cứu khối ngành kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số đề tà CS2014-44. Lê Thị Tuyết Hạnh. (2012). Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – Đào tạo Việt Nam – Đề xuất một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục, Tạp chí Giáo dục, Kì 1 - 03/2012 (số 281), tr.9 -11. Nguyễn Thị Hằng. (2012). Quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tháng 7/2012, (số 82), tr.39-41. Phùng Hữu Phú (2014), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết trung ương 8 khóa XI, Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương 8 Khóa XI. (07/01/2013), tr.01-08. Võ Xuân Tiến. (2010). Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), tr.263-269. Ngày nhận bài: 26/8/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021
File đính kèm:
- nghien_cuu_nang_luc_can_thiet_cua_sinh_vien_tot_nghiep_dai_h.pdf