Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã lựa chọn được các test đánh giá mức độ

phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường Đại

học Sư phạm TDTT Hà Nội và lựa chọn được hệ thống các bài tập nhằm phát triển năng lực

mềm dẻo cho đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội

Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
46 
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC MỀM DẺO CHO NỮ SINH VIÊN CHUYÊN SÂU THỂ DỤC NĂM THỨ 
NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO HÀ NỘI 
TS. Phùng Mạnh Cường 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
Tóm tắt: Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đã lựa chọn được các test đánh giá mức độ 
phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường Đại 
học Sư phạm TDTT Hà Nội và lựa chọn được hệ thống các bài tập nhằm phát triển năng lực 
mềm dẻo cho đối tượng nghiên cứu. 
Từ khóa: bài tập, mềm dẻo, thể dục, sư phạm, sinh viên. 
Summary: Through this research, the author has selected the tests to assess the level of flexible 
development for female students in intensive training first year of Hanoi University of Pedagogy 
and Sport and selected the system. The exercises aim to develop the flexibility of the subject. 
1.ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Ở nước ta,từ lâu Thể dục đã trở thành 
môn khoa học giáo dục bởi vì nó được 
hình thành trên cơ sở các nguyên lý giáo 
dục của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã dạy: “Con người là vốn quý nhất 
của xã hội,bảo vệ và tăng cường sức khỏe 
cho con người là nhiệm vụ trọng 
tâm,nhiệm vụ hàng đầu của nghành Thể 
dục thể thao.” 
Nội dung thi đấu của thể dục rất 
phong phú và đa dạng, như thể dục dụng 
cụ, thể dục nhào lộn, thể dục nghệ thuật, 
thể dục thể hình v.v.. Trong đó, thể dục 
dụng cụ là một trong những môn thi đấu 
chiếm nhiều bộ huy chương nhất, bao 
gồm các môn thi đấu của nam và nữ và sự 
đa dạng của các cuộc thi đấu toàn năng , 
đơn môn, quy định, tự chọn v.v.. 
 Để có thể học và hoàn thiện các kỹ 
năng, kỹ xảo vận động phức tạp ở môn 
thể dục dụng cụ đòi hỏi VĐV thể dục cần 
phải được phát triển ở một trình độ tương 
ứng các tố chất sức mạnh, mềm dẻo, năng 
lực phối hợp vận động, sức bền và năng 
lực làm việc của hệ tim mạch, hô hấp 
Tất nhiên, các năng lực này chỉ có thể 
phát triển được thông qua quá trình tập 
luyện có mục đích. 
Mềm dẻo là năng lực thực hiện các 
động tác với biên độ lớn, biên độ động tác 
tối đa là thước đo tố chất mềm dẻo. Đối 
với VĐV thể dục dụng cụ tố chất này 
không chỉ mang ý nghĩa tiền đề, mà còn 
là một trong những yếu tố trực tiếp quyết 
định đến thành tích thi đấu của VĐV. 
Mềm dẻo là một điều kiện cơ bản để thực 
hiện động tác với số lượng và chất lượng 
tốt. 
Ở sinh viên chuyên sâu thể dục, năng 
lực này càng phải cần được hoàn thiện 
hơn. Bởi sinh viên chuyên sâu thể dục khi 
mới vào trường đã ở lứa tuổi cao 17-18 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
47 
tuổi. Về đặc điểm giải phẫu của các khớp 
đây là giai đoạn phát triển mềm dẻo rất 
khó khăn, bởi hầu hết các em sinh viên 
chuyên sâu đều không xuất phát là VĐV. 
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm 
quan trọng của vấn đề, để góp phần vào 
việc nâng cao trình độ tập luyện, đem lại 
hiệu quả trong học tập chuyên sâu môn 
thể dục, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập 
nhằm phát triển năng lực mềm dẻo cho 
nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm 
thứ nhất Trường Đại học Sư phạm Thể 
dục Thể thao Hà Nội”. 
2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tác 
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu 
sau: 
Phương pháp phân tích và tổng hợp 
tài liệu, Phương pháp phỏng vấn toạ đàm, 
Phương pháp quan sát sư phạm, Phương 
pháp kiểm tra sư phạm, Phương pháp 
thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán 
học thống kê. 
Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học 
Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. 
Khách thể nghiên cứu : Sinh viên 
chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường 
Đại học Sư phạm TDTT Hà Nôi. 
3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1.Nghiên cứu lựa chọn các Test 
đánh giá năng lực mềm dẻo cho nữ 
sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 
nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội. 
3.1.1. Thực trạng sử dụng các Test 
đánh giá năng lực mềm dẻo cho nữ 
sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 
nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội. 
Nhằm mục đích lựa chọn các Test 
ứng dụng trong đánh giá khả năng mềm 
dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục 
năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội. 
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn về thực trạng sử dụng các Test đánh giá năng lực mềm 
dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà 
Nội (n=14). 
TT Các test 
Kết quả trả lời 
Số người Tỷ lệ % 
1 Xoạc 3 tư thế (điểm) 10 74% 
2 Uốn cầu(cm) 3 21% 
3 Dẻo vai (cm) 8 57% 
4 Dẻo cổ tay (độ) 8 57% 
5 Dẻo cổ chân (độ) 2 14% 
6 Đứng gập thân về trước (cm) 5 36% 
7 Khống chế chân trước,chân bên (giây) 7 50% 
8 Khống chế sau không thuận (giây) 4 29% 
48 
Qua bảng 3.1 cho thấy Số lượng các 
test được sử dụng không nhiều và được 
sử dụng không đồng đều. 
3.1.2 Nghiên cứu lựa chọn các Test 
đánh giá năng lực mềm dẻo cho nữ 
sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ 
nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội 
Sau quá trình thu thập và tham khảo 
một số tài liệu,cũng như tổng hợp ý kiến 
của một số nhà chuyên môn,các giáo viên 
lâu năm. Đề tài lựa chọn 5 Test sau để 
đánh giá khả năng mềm dẻo cho nữ sinh 
viên chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. 
Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các Test nhằm đánh giá năng lực mềm 
dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội (n=14). 
TT Các test 
Kết quả trả lời 
Số người Tỷ lệ % 
1 Xoạc 3 tư thế (điểm) 14 100 
2 Uốn cầu(cm) 13 93 
3 Dẻo vai (cm) 12 86 
4 Dẻo cổ tay (độ) 4 29 
5 Dẻo cổ chân (độ) 2 14 
6 Đứng gập thân về trước (cm) 13 93 
7 Khống chế chân trước,chân bên (giây) 10 74 
8 Khống chế chân sau (giây) 2 14 
3.1.3 Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực mềm dẻo 
cho nữ sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Hà Nội. 
Với mục đích lựa chọn được những 
bài tập nhằm phát triển khả năng mềm 
dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu thể dục 
năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội, đề tài đã tiến hành phỏng 
vấn bằng cách gửi phiếu hỏi in sẵn cho 
các chuyên gia và giáo viên trực tiếp 
tham gia công tác giảng dạy chuyên sâu 
Thể dục. 
49 
Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm phát triển năng lực mềm 
dẻo cho nữ sinh viên chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm 
TDTT Hà Nội (n=14). 
TT 
Các bài tập 
Kết quả trả lời 
Tổng 
điểm 
Ưu 
tiên 
1 
Ưu 
tiên 
2 
Ưu 
tiên 
3 
 Các dạng ép dẻo 
1 Gác một chân vuông góc 2 tay cao ép dẻo trước 14 0 0 70 
2 Gác một chân vuông góc 2 tay ép dẻo ngang 14 0 0 70 
3 Gác một chân sau vuông góc 1 tay cao ép dẻo sau 4 1 9 32 
4 Gác một chân cao hai tay vịn thang gióng ép dẻo trước 13 1 0 68 
5 Gác một chân cao hai tay vịn thang gióng ép dẻo ngang 14 0 0 70 
6 Hai tay cao vịn thang gióng ép dẻo vai,lưng trước 3 2 9 30 
7 Hai tay bắt chéo ép dẻo vai,lưng sau 11 3 0 64 
8 Đứng sát tường 2 tay vịn sát hông uốn người ra sau liên tục 2 2 10 26 
9 Đứng gập người về trước 14 0 0 70 
10 1 tay cao, 1 tay vịn thang gióng hất uốn lưng liên tục 12 1 1 64 
11 Hai tay cao hất uốn cầu liên tục 3 1 10 28 
12 Nằm ngửa trên thảm dùng tay kéo chân trước sát mặt 11 2 1 62 
13 Nằm ngửa trên thảm dùng tay kéo chân ngang sát mặt 1 3 10 24 
14 Nằm sấp trên thảm dùng tay kéo chân sau sát đầu 12 2 0 66 
15 
Xoạc dọc 1 chân gác lên đệm cao thân trên gập trước và 
uốn ngả sau 
14 0 0 70 
16 Xoạc ngang 1 chân gác lên đệm cao thân trên gập trước 14 0 0 70 
 Các dạng khống chế chân 
17 Khống chế chân trước vuông góc 8 nhịp 3 1 10 28 
18 Khống chế chân trước cao 8 nhịp 10 4 0 62 
19 Khống chế chân ngang vuông góc 8 nhịp 2 2 10 26 
20 Khống chế chân ngang cao 8 nhịp 11 3 0 64 
21 Khống chế chân sau cao 8 nhịp 0 3 11 20 
 Các dạng đá lăng chân 
22 2 tay ngang đá chân trước cao 14 0 0 70 
23 2 tay trước đá chân ngang cao 14 0 0 70 
24 2 tay vịn thang gióng đá chân sau cao 13 1 0 68 
 Các dạng công cơ bản ở thang gióng 
25 Bài tập công cơ bản với 6 thế chân 10 2 2 58 
50 
Như vậy trong 25 bài tập mà đề tài 
đưa ra phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 
17 bài tập có sự tán đồng cao,với số phiếu 
và điểm từ 58 đến 70 điểm. 
3.1.4 Ứng dụng và đánh giá hiệu 
quả các bài tập nhằm phát triển năng 
lực mềm dẻo cho nữ sinh viên chuyên 
sâu Thể dục năm thứ nhất Trường Đại 
học Sư phạm TDTT Hà Nội. 
Bảng 3.4: So sánh kết quả kiểm tra 5 bài Test đánh giá năng lực mềm dẻo của 
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu trước thực nghiệm (n=18). 
TT 
Các Test 
Nhóm đối chiếu 
(n=9) 
Nhóm thực nghiệm 
(n=9) 
So sánh 
t p 
1 Xoạc 3 tư thế (điểm) 9.04+ 0.13 9.00+ 0.23 0.17  0.05 
2 Uốn cầu(cm) 31.36+ 1.68 32,43+ 1.96 0.92  0.05 
3 Dẻo vai (cm) 42.6+ 0.38 42.7+ 0.35 0.50  0.05 
4 
Đứng gập thân về 
trước (cm) 
24.22+ 0.31 24.07+ 0.16 0.92  0.05 
5 
Khống chế chân 
trước,chân bên (giây) 
21.5+ 1.68 21.4+ 1.76 1.67  0.05 
Ghi chú: bangt =2,12 
Nhận xét: Qua kết quả kiểm tra 
trước thực nghiệm ở bảng 4.6 cho thấy, 
tất cả các chỉ tiêu giữa 2 nhóm thực 
nghiệm và đối chiếu tương đương. Sự 
khác biệt ở các chỉ số này đều không có ý 
nghĩa thống kê (p  0.05), chứng tỏ sự 
phân nhóm trước thực nghiệm giữa 2 
nhóm là ngẫu nhiên và khách quan. 
51 
Bảng 3.5: So sánh kết quả kiểm tra 5 bài Test đánh giá năng lực mềm dẻo của 
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu sau thực nghiệm (n=18). 
TT Các Test 
Nhóm đối chiếu 
(n=9) 
Nhóm thực nghiệm 
(n=9) 
So sánh 
t p 
1 Xoạc 3 tư thế (điểm) 9.95+ 1.15 12.14+ 1.33 2.78  0.05 
2 Uốn cầu(cm) 25.44+ 1.28 22.38+ 1.31 3.75  0.01 
3 Dẻo vai (cm) 36.07+ 2.01 32.22+ 2.01 3.01  0.01 
4 
Đứng gập thân về 
trước (cm) 
27.45+ 1.57 32.42+ 2.25 4.00  0.01 
5 
Khống chế chân 
trước,chân bên (giây) 
30.6+ 3.12 34.8+ 3.23 3.67  0.01 
Qua bảng 4.7 cho thấy: sau 4 tháng 
thực nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 
nhóm thực nghiệm và đối chứng đã có sự 
khác biệt đáng kể tất cả các Test thể hiện 
ở bangtinh tt  ở ngưỡng xác xuất p  0.05 
đến p  0.01. Điều này chứng tỏ các bài 
tập phát triển năng lực mềm dẻo cho nữ 
sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ 
nhất trường đại học sư phạm TDTT Hà 
Nội được đề tài lựa chọn đã phát huy hiệu 
quả hơn hẳn so với các bài tập đang ứng 
dụng. 
4. KẾT LUẬN 
Đã lựa chọn 5 Test để đánh giá năng 
lực mềm dẻo cho nữ sinh viên 
chuyên sâu Thể dục năm thứ nhất Trường 
đại học sư phạm TDTT Hà Nội. 
- Đã lựa chọn được 17 bài tập để phát 
triển năng lực mềm dẻo cho nữ sinh viên 
chuyên sâu Thể dục. 
- Thực nghiệm sư phạm đã chứng 
minh các bài tập do tác giả lựa chọn có 
khả năng nâng cao năng lực mềm dẻo cho 
nữ sinh viên chuyên sâu thể dục năm thứ 
nhất Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà 
Nội, sự khác biệt sau thực nghiệm đều đạt 
độ tin cậy thống kê cần thiết, với p  0.05 
đến p  0.01. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Bửu,Nguyễn Thế Truyền (1986), kiểm tra năng lực,thể chất và thể thao, NXB TDTT,Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
2. Dương Nghiệp Chí (1987), Phương pháp lập test đánh giá khả năng tập luyện trong thể thao, 
Bản tin KHKT TDTT. 
3. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT ,Hà Nội. 
4. Nguyễn Kim Xuân (1997), Một số vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV TDDC, 
Thông tin KHKT TDTT. 
5. Nguyễn Kim Xuân, Lê Văn Lẫm (2000),Vai trò các yếu tố đánh giá trình độ tập luyện của nữ 
VĐV thể dục 6-8 tuổi trong giai đoạn huấn luyện ban đầu, Thông tin KHKT TDTT. 
6. Aulic I.V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao, NXB TDTT Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_nang_luc.pdf