Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV

Xây dựng, lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than - khoáng

sản của TKV, tạo điều kiện nâng cao hệ số sử dụng các trang thiết bị, thời gian lao động, nhằm tăng

năng suất lao động, tăng sản lượng và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho các đơn vị. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị khai thác, chế biến, tiêu thụ than

và khoáng sản là rất cần thiết về mặt khoa học và thực tiễn đối với TKV.

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 6

Trang 6

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 7

Trang 7

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 8740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV

Nghiên cứu lựa chọn chế độ công tác phù hợp cho các đơn vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng sản của TKV
54 KHCNM SỐ 1/2021 * KINH TẾ MỎ
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
việc của các đơn vị
Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của người 
lao động trong ngành mỏ bị ảnh hưởng bởi rất 
nhiều nhân tố, bao gồm:
3.2.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên
Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với 
hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của người 
lao động và thiết bị là khách quan không thể phủ 
nhận. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn 
đề như vị trí khoáng sản, hàm lượng của quặng, 
độ nông sâu của các vỉa than, trữ lượng của các 
mỏ, chiều dày vỉa, độ dốc, độ kiên cố của đất đá; 
than, đều tác động đến khai thác, ảnh hưởng rất 
lớn đến hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của 
máy móc thiết bị và người lao động, do đó, tác 
động đến NSLĐ. Như vậy, các yếu tố về điều kiện 
tự nhiên bao gồm điều kiện địa lý, khí hậu, điều 
kiện địa chất mỏ là các yếu tố quan trọng, cần phải 
đặc biệt tính đến trong các ngành khai thác than 
và khoáng sản ở nước ta. Tuy nhiên, đây là những 
nhân tố khách quan, doanh nghiệp khó có thể tác 
động vào được.
3.2.2. Yếu tố công nghệ
Các yếu tố điều kiện công nghệ khai thác đều 
có tác động đến thời gian làm việc của người lao 
động, tuy nhiên công nghệ vận tải ảnh hưởng 
không lớn lắm đến hiệu quả sử dụng thời gian 
làm việc của ngưởi lao động. Các yếu tố này ảnh 
hưởng đến thời gian làm việc của người lao động 
chỉ dừng ở mức trên trung bình, riêng công nghệ 
vận tải ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử 
dụng thời gian làm việc của người lao động.
3.2.3. Yếu tố gắn với tổ chức và con người
- Nhóm các yếu tố gắn với bản thân người lao 
động: Đây là nhóm các yếu tố quan trọng nhất liên 
quan đến người lao động và ảnh hưởng trực tiếp 
đến hiệu quả sử dụng thời gian làm việc. Bao gồm 
kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, trạng thái 
sức khoẻ, thái độ lao động, kỷ luật lao động, tinh 
thần trách nhiệm, sự gắn bó với doanh nghiệp 
Để tăng được hiệu quả sử dụng thời gian làm việc 
thì các yếu tố này phải được quan tâm đặc biệt 
và trước tiên. Vì cho dù khoa học kỹ thuật phát 
triển đến đâu đi chăng nữa cũng cần đến sự vận 
dụng của người lao động. Kỹ năng, kỹ xảo của 
người lao động phải tương ứng với sự phát triển 
của khoa học kỹ thuật.
- Nhóm các yếu tố gắn với tổ chức sản xuất: 
Để nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc, 
nâng cao sức sản xuất thì việc tổ chức sản xuất, 
quản lý người lao động có vai trò quan trọng. Tổ 
chức quản lý hợp lý sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu 
quả sử dụng thời gian làm việc. 
- Các yếu tố gắn với điều kiện lao động: Việc di 
chuyển lên khai trường, tiếng ồn và nguy cơ xảy 
ra tai nạn là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến 
hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của người lao 
động. Cải thiện điều kiện lao động như điều kiện 
về chiếu sáng, tiếng ồn, độ rung, bụi, thông gió, 
khói, các chất độc hại, khí độc hại, an toàn lao 
động ... sẽ tạo điều kiện không những làm tăng 
hiệu quả sử dụng thời gian làm việc mà còn tác 
động đến tâm lý, trạng thái của người lao động.
Ngoài các yếu tố nêu trên, công tác quản trị 
doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả 
sử dụng thời gian làm việc của người lao động. 
Các đơn vị cũng cần có các giải pháp tác động vào 
hoạt động này để nâng cao hiệu quả sử dụng thời 
gian làm việc của người lao động
3.3. Những đặc điểm của đơn vị cần tính 
đến khi lựa chọn chế độ công tác
Khi lựa chọn CĐCT của doanh nghiệp mỏ cần 
tính đến những đặc điểm có liên quan sau:
- An toàn cho con người và thiết bị luôn là ràng 
buộc quan trọng trong lựa chọn CĐCT đặc biệt 
với các doanh nghiệp mỏ. Do vậy, lựa chọn CĐCT 
trước hết phải đảm bảo thực hiện đúng các quy 
định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ 
với người và thiết bị;
- Điều kiện mỏ địa chất phức tạp, tác động 
lớn và đột biến đến tình trạng kỹ thuật của thiết bị 
khiến chúng nhanh hỏng, đòi hỏi phải bố trí thời 
gian cho công tác bảo dưỡng sửa chữa ngoài kế 
hoạch;
- Diện sản xuất phân tán dẫn đến khó phối hợp 
công tác giữa các khâu và quá trình theo không 
gian và thời gian đồng thời;
- Dây chuyền sản xuất của mỏ khó thực hiện 
đồng bộ vì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện 
khoáng sàng. Điều này đòi hỏi ngoài việc thiết kế 
phù hợp cần tìm các giải pháp giảm thiểu sự lệch 
pha giữa CĐCT của các khâu liên quan trong dây 
chuyền sản xuất.
- Yêu cầu về sử dụng tài nguyên tiết kiệm và 
có hiệu quả, vừa phải tính đến góc độ pháp lý vừa 
phải xem xét đến yếu tố đảm bảo các chỉ tiêu công 
nghệ và hiệu quả kinh tế;
- Cần phải xem xét đến những quy định mang 
tính pháp lệnh riêng đặc thù của ngành.
4. Đề xuất các giải pháp để triển khai áp 
 KHCNM SỐ 1/2021 * KINH TẾ MỎ
 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
55
dụng các chế độ làm việc phù hợp cho các đơn 
vị sản xuất, chế biến, tiêu thụ than và khoáng 
sản của TKV
Để triển khai áp dụng CĐCT phù hợp với các 
đơn vị trong ngành than và khoáng sản của TKV 
cần thay đổi thời gian làm việc trong ca từ 8 giờ 
lên thành 12 giờ.
Việc thay đổi thời gian làm việc trong ca từ 8 
giờ lên thành 12 giờ liên quan đến tất cả các hoạt 
động sản xuất trong đơn vị từ quản lý chung, điều 
hành sản xuất chung của đơn vị, tổ đội và các 
phân xưởng, vì vậy cần phải có các giải pháp phù 
hợp với việc triển khai áp dụng.
Đối với các bộ phận không ảnh hưởng bởi chế 
độ công tác mới thì sẽ giữ nguyên như cán bộ 
nhân viên khối cán bộ quản lý, văn phòng.
Đối với các bộ phận ảnh hưởng bởi chế độ 
công tác mới thì sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp 
như công nhân trực tiếp sản xuất tại các công 
trường, phân xưởng.
4.1. Các giải pháp về hoàn thiện, đổi mới 
quy định, quy chế nội bộ đơn vị
Thay đổi các quy chế, quy định trong đơn vị: 
- Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ 
ngơi cho từng khối, từng bộ phận.
- Quy định số giờ làm việc trong ca, số ca làm 
việc trong ngày đối với từng bộ phận.
- Quy định về số ngày làm việc, số ngày nghỉ 
theo tháng.
- Quy định về chế độ trả lương, thưởng kèm 
theo khi áp dụng CĐCT mới
4.2. Các giải pháp về sắp xếp lại tổ chức sản 
xuất và tổ chức lao động
- Lập sơ đồ bố trí nhân lực: sắp xếp thời gian 
biểu đồ tổ chức.
- Tổ chức nhân lực theo thời gian làm việc, thời 
gian nghỉ ngơi trong ngày, tuần, tháng, năm.
- Lập các lịch đi ca: thời gian bắt đầu, thời gian 
kết thúc, thời gian thực hiện các công việc trong 
ca.
- Cơ cấu lại các bộ phận (gián tiếp, phục vụ, 
phụ trợ) phù hợp với thời gian ca làm việc của bộ 
phận lao động trực tiếp khi làm việc ca 12 giờ
- Bố trí thiết bị: thiết bị huy động, thiết bị sửa 
chữa
- Thay đổi thời gian thực hiện các dịch vụ cung 
cấp (nấu ăn, cấp phát vật tư, xăng dầu).
- Đối với các bộ phận có liên quan trực tiếp tới 
các đối tác bên ngoài (kho vận, cảng) phải có 
các bố trí sao cho liên tục, không ảnh hưởng đến 
hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các bên.
- Bố trí nhân lực lao động trong các đơn vị phải 
gọn nhẹ khoa học, hợp lý, tăng số lao động trực 
tiếp giảm tối đa lao động phụ trợ gián tiếp. 
- Quản lý, điều hành bố trí sản xuất khoa học 
hợp lý
- Trình độ chuyên môn và năng lực của người 
lao động phải đáp ứng yêu cầu làm chủ được 
công nghệ thiết bị.
- Điều kiện làm việc, cơ chế chính sách về thu 
nhập tiền lương, tiền thưởng phải khuyến khích 
được người lao động tích cực sản xuất, tiết kiệm 
vật tư, nâng cao năng suất hiệu quả sử dụng thời 
gian, hiệu quả lao động.
- Xây dựng lịch đi ca cụ thể cho các đơn vị như 
sau:
+ Đối với khối văn phòng:
Theo quy mô đối tượng áp dụng và đối tượng 
áp dụng có sự trùng lặp hoàn toàn giữa chế độ 
công tác của toàn bộ khối văn phòng và chế độ 
công tác của người lao động làm việc trong bộ 
phận đó.
Theo tính chất liên tục về thời gian: chế độ 
công tác không liên tục – tuần làm việc 5 ngày bắt 
đầu từ 8h00 đến 17h00 các ngày từ thứ hai đến 
thứ sáu, nghỉ thứ bảy, chủ nhật hàng tuần (ngoài 
ra thời gian nghỉ gián đoạn còn bao gồm các ngày 
nghỉ lễ tết và các ngày nghỉ khác theo quy định)
Theo quy mô về thời gian: chế độ công tác 
tuần: 5 ngày/tuần; chế độ công tác ngày đêm: 1 
Bảng 1. Lịch đi ca theo CĐCT mới của khối văn phòng
Thời 
gian
Thứ tự ngày trong tuần
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
8:00-
17:00 A A A A A Nghỉ Nghỉ A A A A A Nghỉ Nghỉ A A A A A Nghỉ Nghỉ
17:00-
8:00 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
56 KHCNM SỐ 1/2021 * KINH TẾ MỎ
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
ca/ngày; chế độ công tác ca: 8h/ca
Theo tính chất linh hoạt: chế độ công tác cố 
định.
Do đặc thù của chế độ công tác khối văn phòng 
nên người lao động làm việc tại khối này không 
cần đảo ca, do vật không có chu kỳ đảo ca
+ Đối với khối sản xuất: 
Tổ chức ca làm việc 12h/ca, theo hai chế độ 
đảo ca (đảo ca thuận và đảo ca nghịch)
 * Chế độ đảo ca thuận
Với chế độ công tác này:
- Đối với toàn bộ khối sản xuất và máy móc 
thiết bị:
Theo tính chất liên tục về thời gian: chế độ công 
tác tuần gián đoạn, tuần làm việc 4 ngày (tương 
đương 48 giờ/tuần), sau đó nghỉ 3 ngày; chế độ 
Bảng 2. Lịch đi ca theo CĐCT mới của khối sản xuất (đảo ca thuận)
Thời 
gian
Ngày trong chu kỳ đảo ca
1 2  n n+1  n+k n+k+1
n+k
+2 
n+k
+n
2n+k
+1 
2n+k
+k
2n+2k
+1
2n+2k
+2 
2n+2k
+n
3n+2k
+1 
3n+2k 
+2
Ca 1 A A A A nghỉ nghỉ nghỉ A A A A nghỉ nghỉ nghỉ A A A A nghỉ nghỉ nghỉ
Ca 2 nghỉ nghỉ B B B B nghỉ nghỉ nghỉ B B B B nghỉ nghỉ nghỉ B B B B nghỉ
Ca 1 C nghỉ nghỉ nghỉ C C C C nghỉ nghỉ nghỉ C C C C nghỉ nghỉ nghỉ C C C
Ca 2 nghỉ nghỉ nghỉ D D D D nghỉ nghỉ nghỉ D D D D nghỉ nghỉ nghỉ D D D D
Ca 1 A A A A nghỉ nghỉ nghỉ A A A A nghỉ nghỉ nghỉ A A A A nghỉ nghỉ nghỉ
Ca 2 nghỉ nghỉ B B B B nghỉ nghỉ nghỉ B B B B nghỉ nghỉ nghỉ B B B B nghỉ
Ca 1 C nghỉ nghỉ nghỉ C C C C nghỉ nghỉ nghỉ C C C C nghỉ nghỉ nghỉ C C C
Ca 2 nghỉ nghỉ nghỉ D D D D nghỉ nghỉ nghỉ D D D D nghỉ nghỉ nghỉ D D D D
Bảng 3. Lịch đi ca theo CĐCT mới của khối sản xuất (đảo ca nghịch)
Thời 
gian
Ngày trong chu kỳ đảo ca
1 2  i  n+1 n+2  n+i  n+n 2n+1 2n+2  2n+i  2n+n 1 2 3 
Ca 1 A A A A B B B B C C C C D D D D A A A A B
Ca 2 B B B B C C C C D D D D A A A A B B B B C
Ca 1 C C C C D D D D A A A A B B B B C C C C D
Ca 2 D D D D A A A A B B B B C C C C D D D D A
Ca 1 B B B B C C C C D D D D A A A A B B B B C
Ca 2 C C C C D D D D A A A A B B B B C C C C D
Ca 1 D D D D A A A A B B B B C C C C D D D D A
Ca 2 A A A A B B B B C C C C D D D D A A A A B
 KHCNM SỐ 1/2021 * KINH TẾ MỎ
 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
57
công tác ngày đêm liên tục: 2 ca/ngày;
Theo quy mô tính thời gian: chế độ công tác 
tuần: 4 ngày/tuần, chế độ công tác ngày đêm: 2 
ca/ngày, chế độ công tác ca 12h/ca
Theo tính chất linh hoạt: chế độ công tác cố 
định
- Đối với người lao động làm việc trong khối 
sản xuất:
Theo tính chất liên tục về thời gian: chế độ công 
tác tuần gián đoạn, tuần làm việc 4 ngày (tương 
đương 48 giờ/tuần), sau đó nghỉ 3 ngày; chế độ 
công tác ngày đêm gián đoạn: 1 ca/ngày
Theo quy mô tính thời gian: chế độ công tác 
tuần: 4 ngày/tuần, chế độ công tác ngày đêm: 1 
ca/ngày, chế độ công tác ca 12h/ca
Theo tính chất linh hoạt: chế độ công tác cố 
định.
Hình thức đảo ca: thuận (ca 1 ® ca 2 ® ca 1)
Số ngày 1 lần đảo ca: 4 ngày
Số ngày trở về ca cũ: 2x(4+3) = 14 ngày
 * Chế độ đảo ca nghịch
Với chế độ công tác này:
- Đối với toàn bộ khối sản xuất và máy móc 
thiết bị:
Theo tính chất liên tục về thời gian: chế độ 
công tác liên tục – tuần 7 ngày, chế độ công tác 
ngày đêm gián đoạn: 2 ca/ngày
Theo quy mô tính thời gian: chế độ công tác 
tuần:7 ngày/tuần, chế độ công tác ngày đêm: 2 ca/
ngày, chế độ công tác ca 12h/ca
Theo tính chất linh hoạt: chế độ công tác cố 
định
- Đối với người lao động làm việc trong khối 
sản xuất:
Theo tính chất liên tục về thời gian: chế độ 
công tác tuần liên tục, tuần làm việc 7 ngày; chế 
độ công tác ngày đêm gián đoạn: 1 ca/ngày;
Theo quy mô tính thời gian: chế độ công tác 
tuần: 7 ngày/tuần, chế độ công tác ngày đêm: 1 
ca/ngày, chế độ công tác ca 12h/ca
Theo tính chất linh hoạt: chế độ công tác cố 
định
5. Kết luận
Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tổ chức 
sản xuất và CĐCT trong lĩnh vực khai thác và chế 
biến than khoáng sản. Bài báo đã đề xuất thay đổi 
CĐCT thay đổi thời gian làm việc trong ca từ 8h x 
3 ca thành 12h x 2 ca. Việc tính toán đã cho thấy 
việc thay đổi thời gian làm việc trong ca từ 8 giờ 
thành ca làm việc 12 giờ sẽ mang lại hiệu quả sản 
xuất cho doanh nghiệp trong công tác khai thác 
tại các mỏ lộ thiên và tuyển chế biến khoáng sản.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Định mức lao động và năng suất một số 
thiết bị chủ yếu khai thác than hầm lò của Tập 
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 
ĐM 2411/QĐ-TKV ngày 31/12/2019.
[2]. Hướng dẫn định biên lao động theo mô hình 
mẫu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng 
sản Việt Nam ĐM 2412/QĐ-TKV ngày 31/12/2019.
[3]. Công ty Cổ phần than Đèo Nai, Cao Sơn, 
Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo (2019, 2020) “Kế hoạch 
kỹ thuật công nghệ và Báo cáo kết quả thực hiện 
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.”
[4]. PGS.TS Mai Quốc Chánh, (2000), Kinh tế 
lao động, Nxb Giáo dục Hà nội.
[5]. TS.Vương Huy Hùng, ThS.Đặng Huy Thái, 
(2005), Tổ chức sản xuất doanh nghiệp mỏ, Nxb 
Giao thông vận tải.
[6]. Trương Đoàn Thể, (2001), Quản trị sản 
xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục.
[7]. PGS.TS. Ngô Thế Bính, Định mức lao 
động, Trường đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội 2008.
[8]. PGS. TS. Nhân Văn Toán, (2000) Kinh tế 
quản trị doanh nghiệp công nghiệp, Nhà xuất bản 
Giao thông vận tải, Hà nội.
[9]. Đặng Huy Thái (Chủ biên), Phân tích kinh 
tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp công nghiệp mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa 
chất, 2001
[10]. Joseph W. Leonard (1991), Coal 
preparation; Society for Mining, Metallurgy and 
Exploration, Inc; Littleton, Colorado. 
[11]. OECD, 2012. Labour productivity 
indicators.
[12]. Japan Coal Energy Center (2014), 
Technology Transfer Project on Clean Coal 
Technology - Coal Preparation Sector
58 KHCNM SỐ 1/2021 * KINH TẾ MỎ
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ
Research on and selection of the suitable business fee mechanism for the coal and 
mineral production, processing and consumption units of Vinacomin
Eng. Ton Thi Thu Huong - Vinacomin – Instiute of Mining Science and Technology
MSc. Tran Thi Thanh Huong, MSc. Dang Thi Thu Giang - Quang Ninh University of Industry
Abstract:
Development and selection of the suitable business fee mechanism for the coal minerals production, 
processing and consumption units of Vinacomin, conditions to improve the equipment usage coefficient, 
working time to increase the labor productivity, enhance the output and contribute to improve the 
production efficiency for the units. Therefore, the study and selection of the suitable business fee 
mechanism for the coal and minerals mining, processing and consumption units are very necessary in 
terms of the science and practice aspects for Vinacomin.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_che_do_cong_tac_phu_hop_cho_cac_don_vi_s.pdf