Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh

Những năm gần đây thành tích của đội cầu lông Trường TDTT Quảng Ninh có phần đi

xuống, trong đó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân cơ bản là sức bền chuyên môn của vận động viên

còn ở mức hạn chế. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn công tác huấn luyện cho đối tượng nghiên

cứu, đề tài lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 -

15, Trường TDTT Quảng Ninh.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15, trường Thể dục Thể thao Quảng Ninh
 8 
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN 
CHUYÊN MÔN CHO NỮ VĐV CẦU LÔNG 
LỨA TUỔI 14 -15, TRƯỜNG TDTT QUẢNG NINH 
TS. Hướng Xuân Nguyên; ThS.Nguyễn Việt Hồng* 
ThS. Đinh Vân Hà** 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Những năm gần đây thành tích của đội 
cầu lông Trường TDTT Quảng Ninh có 
phần đi xuống, nguyên nhân cơ bản là 
sức bền chuyên môn của VĐV còn ở 
mức hạn chế. Vì thế, để có được thành 
tích cao trong thi đấu thì một trong những 
việc cần làm là phải nâng cao sức bền 
chuyên môn cho các VĐV, nó tạo nền 
tảng để VĐV thực hiện và vận dụng có 
hiệu quả kĩ - chiến thuật trong đánh cầu, 
nó giúp cho VĐV duy trì được những 
trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm 
bảo một cách hiệu quả những đường cầu 
tấn công nhanh, mạnh đầy uy lực, hoặc 
kiên trì phòng thủ an toàn trước những 
pha áp đảo của đối phương. Những năm 
gần đây đã có nhiều tác giả quan tâm 
nghiên cứu về thể lực và sức bền chuyên 
môn (SBCM) trong cầu lông, song chúng 
tôi nhận thấy chưa có công trình nào 
nghiên cứu về sức bền chuyên môn cầu 
lông cho nữ VĐV lứa tuổi 14 - 15. Xuất 
phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi 
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: 
“Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát 
triển sức bền chuyên môn cho nữ vận 
động viên cầu lông lứa tuổi 14 - 15, 
Trường TDTT Quảng Ninh”. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng 
các phương pháp nghiên cứu khoa học 
sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp 
tài liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, 
phương pháp quan sát sư phạm, phương 
pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp 
thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán 
học thống kê. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Lựa chọn các test đánh giá sức 
bền chuyên môn của nữ VĐV cầu lông 
lứa tuổi 14 - 15, Trường TDTT Quảng 
Ninh 
3.1.1. Xác định các test đánh giá 
SBCM cho đối tượng nghiên cứu 
 Kết quả phỏng vấn được trình bày tại 
bảng 3.1. 
Tóm tắt: Những năm gần đây thành tích của đội cầu lông Trường TDTT Quảng Ninh có phần đi 
xuống, trong đó có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân cơ bản là sức bền chuyên môn của vận động viên 
còn ở mức hạn chế. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn công tác huấn luyện cho đối tượng nghiên 
cứu, đề tài lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên cầu lông lứa tuổi 14 - 
15, Trường TDTT Quảng Ninh. 
Từ khóa: Sức bền chuyên môn; Cầu lông 
Abstract: In recent years, the performance of the badminton team at Quang Ninh Sports and Physical 
Training School has decreased, the basic reason is that the professional endurance of athletes is still 
limited. Through theoretical basis and practice of training for research subjects, the research has 
selected exercises to develop professional endurance for female badminton players aged 14-15, Quang 
Ninh Sports and Physical Training School 
Keywords: Professional endurance; Badminton 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
* Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
**Giảng viên Trường ĐHSP TDTT Hà Nội 
*** Trường TDTT Quảng Ninh. 
 9 
Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức bền 
chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu (n=25) 
TT Test 
Kết quả phỏng vấn 
Thường 
xuyên 
Không 
thường xuyên 
Không 
sử dụng 
Tổng 
điểm 
n % n % n 
1 Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s). 20 80.00 4 16.00 1 4.00 69 
2 Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 6 điểm trên sân (s). 19 76.00 4 16.00 2 8.00 67 
3 Di chuyển tiến lùi ném cầu qua lưới 10 lần (s). 11 44.00 12 48.00 2 8.00 59 
4 Di chuyển tiến lùi 15 lần (s). 10 40.00 11 44.00 4 16.00 56 
5 
Di chuyển chéo ba bước sang hai bên phải trái 
đẩy cầu 15 lần (s). 
11 44.00 11 44.00 3 12.00 58 
6 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng động tác đập 
cầu và bỏ nhỏ 1 phút (lần). 
19 76.00 5 20.00 1 4.00 68 
7 Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s). 18 72.00 4 16.00 3 12.00 65 
8 Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s). 20 80.00 3 12.00 2 8.00 68 
Kết quả phỏng vấn tại bảng 3.1, chúng 
tôi chỉ sử dụng những test có số người 
đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng ở 
mức > 70%. Các test được lựa chọn gồm: 
Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s); Di 
chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 6 điểm trên 
sân (s); Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng 
động tác đập cầu và bỏ nhỏ 1 phút (lần); Tại 
chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s); Di chuyển 
lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s). 
3.1.2. Xác định độ tin cậy và tính thông 
báo của các test đánh giá sức bền chuyên 
môn cho đối tượng ngiên cứu 
Kết quả được trình bày ở bảng 3.2, 3.3 
Bảng 3.2. Mối tương quan giữa các test đánh giá sức bền chuyên môn với thành 
tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu 
TT Test 
Lứa tuổi 14 (n = 6) Lứa tuổi 15(n = 6) 
 r P r P 
1 Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s). 73.37±5.66 0.83 <0.05 72.65±4.74 0.82 <0.05 
2 
Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 6 
điểm trên sân (s). 
53.71±4.85 0.80 <0.05 53.56±4.68 0.81 <0.05 
3 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng 
động tác đập cầu và bỏ nhỏ 1 phút 
(lần). 
11.70±4.81 0.82 <0.05 12.53±4.65 0.83 <0.05 
4 Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s). 80.14±3.27 0.81 <0.05 79.67±3.06 0.80 <0.05 
5 
Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập 
cầu 20 lần (s). 
80.15±8.29 0.82 <0.05 79.98±6.56 0.83 <0.05 
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa hai lần lập test của các test đánh giá sức bền chuyên 
môn của đối tượng nghiên cứu 
T
T 
Test 
Lứa tuổi 14(n = 6) Lứa tuổi 15(n = 6) 
Lần 1 
 x 
Lần 2 
 x r P 
Lần 1 
 x 
Lần 2 
 x r P 
1 
Di chuyển ngang sân đơn 20 
lần (s). 
73.37±5.66 73.47±5.71 0.84 < 0.05 72.65±4.74 72.66±4.65 0.83 < 0.05 
2 
Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 
lần 6 điểm trên sân (s). 
53.71±4.85 53.72±4.44 0.82 < 0.05 53.56±4.68 53.53±4.37 0.83 < 0.05 
3 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô 
phỏng động tác đập cầu và bỏ 
nhỏ 1 phút (lần). 
11.70±4.81 11.69±4.69 0.81 < 0.05 12.53±4.65 12.51±4.11 0.82 < 0.05 
4 
Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 
quả (s). 
80.14±3.27 80.82±3.54 0.83 < 0.05 79.67±3.06 79.91±3.44 0.84 < 0.05 
5 
Di chuyển lùi 3 bước bật 
nhảy đập cầu 20 lần (s). 
80.15±8.29 80.31±8.07 0.80 < 0.05 79.98±6.56 79.91±6.22 0.81 < 0.05 
 x x
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 10 
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập 
phát triển sức bền chuyên môn cho nữ 
VĐV cầu lông lứa tuổi 14 - 15, Trường 
TDTT Quảng Ninh 
 3.2.1. Lựa chọn và ứng dụng bài 
tập phát triển sức bền chuyên môn cho 
đối tượng nghiên cứu 
Đề tài tiến hành tham khảo các tài liệu 
có liên quan, các giáo án huấn luyện của 
các đơn vị có thành tích cầu lông mạnh 
như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... Kết 
quả nghiên cứu đề tài đã tổng hợp được 
23 bài tập, để đảm bảo tính khách quan, 
đề tài tiến hành phỏng vấn các giáo viên, 
huấn luyện viên, chuyên gia để lựa chọn 
các bài tập. Kết quả nghiên cứu được 
trình bày tại bảng 3.4. 
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn 
cho đối tượng nghiên cứu (n=25) 
TT Bài tập 
Thường 
uyên sử 
dụng 
(3 điểm) 
Không 
thường 
xuyên (2 
điểm) 
Không sử 
dụng 
(1 điểm) 
n % n % n % 
1 Di chuyển ngang sân đơn. 24 96.00 1 4.00 0 0.00 
2 Di chuyển tiến lùi dọc sân. 20 80.00 4 16.00 1 4.00 
3 Di chuyển tiến làm động tác bắt bỏ nhỏ và lùi đập cầu. 13 52.00 9 36.00 3 12.00 
4 Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc. 21 84.00 3 12.00 1 4.00 
5 Di chuyển tới 6 điểm trên sân. 20 80.00 4 16.00 1 4.00 
6 Bật nhảy tại chỗ làm động tác đập cầu liên tục. 18 72.00 5 20.00 2 8.00 
7 Bật nhảy đánh cầu trên lưới. 19 76.00 4 16.00 2 8.00 
8 Di chuyển đánh cầu toàn sân. 20 80.00 3 12.00 2 8.00 
9 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng động tác đập 
cầu và bỏ nhỏ. 
23 92.00 2 8.00 0 0.00 
10 
Di chuyển đánh cầu trên lưới, lùi về bật nhảy đập 
cầu trong 1 phút. 
19 76.00 4 16.00 2 8.00 
11 Di chuyển 3 bước đánh cầu cao sâu liên tục. 20 80.00 4 16.00 1 4.00 
12 Phát cầu ngắn và phối hợp bật nhảy đánh cầu trên lưới 14 56.00 8 32.00 3 12.00 
13 Di chuyển ngang cuối sân bật nhảy đánh cầu góc. 12 48.00 9 36.00 4 16.00 
14 Di chuyển 2 bước lên lưới vồ cầu trong 5 phút. 18 72.00 5 20.00 2 8.00 
15 Bài tập nhiều cầu với kĩ thuật tổng hợp. 19 76.00 4 16.00 2 8.00 
16 Di chuyển lùi đánh cầu cao sâu, lên lưới đặt cầu 3 phút. 19 76.00 5 20.00 1 4.00 
17 Di chuyển bật nhảy 2 góc đánh cầu trên lưới. 18 72.00 4 16.00 3 12.00 
18 Tại chỗ nhảy đập cầu liên tục. 23 92.00 2 8.00 0 0.00 
19 Lùi bật nhảy đập cầu hai góc cuối sân. 21 84.00 2 8.00 2 8.00 
20 Lùi 2 bước bật nhảy đập cầu. 21 84.00 4 16.00 0 0.00 
21 Thi đấu đơn 20 80.00 4 16.00 1 4.00 
22 Thi đấu 30 điểm 22 88.00 3 12.00 0 0.00 
23 Thi đấu đôi 20 80.00 4 16.00 1 4.00 
Kết quả phỏng vấn tại bảng 3.4 cho 
thấy có 20/23 bài tập được các huấn 
luyện viên sử dụng ở mức thường xuyên 
có tỷ lệ >70% số người đồng ý để đưa 
vào thực nghiệm nhằm phát triển sức bền 
chuyên môn cho VĐV cầu lông lứa tuổi 
14 – 15. Các bài tập gồm: 
Bài tập 1: Di chuyển ngang sân đơn; 
Bài tập 2: Di chuyển tiến lùi dọc sân; 
Bài tập 3: Di chuyển từ giữa sân ra 4 góc; 
Bài tập 4: Di chuyển tới 6 điểm trên sân; 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 11 
Bài tập 5: Bật nhảy tại chỗ làm động 
tác đập cầu liên tục; 
Bài tập 6: Bật nhảy đánh cầu trên lưới; 
Bài tập 7: Lùi 2 bước bật nhảy đập cầu; 
Bài tập 8: Di chuyển 4 góc tiến lùi mô 
phỏng động tác đập cầu và bỏ nhỏ; 
Bài tập 9: Di chuyển đánh cầu trên lưới, 
lùi về bật nhảy đập cầu trong 1 phút; 
Bài tập 10: Di chuyển bật nhảy 2 góc 
đánh cầu trên lưới; 
Bài tập 11: Di chuyển 2 bước lên lưới 
vồ cầu trong 5 phút; 
Bài tập 12: Bài tập nhiều cầu với kĩ 
thuật tổng hợp; 
Bài tập 13: Di chuyển lùi đánh cầu cao 
sâu, lên lưới đặt cầu 3 phút; 
Bài tập 14: Di chuyển 3 bước đánh 
cầu cao sâu liên tục; 
Bài tập 15: Tại chỗ nhảy đập cầu liên tục; 
Bài tập 16: Lùi bật nhảy đập cầu hai 
góc cuối sân; 
Bài tập 17: Di chuyển đánh cầu toàn sân; 
Bài tập 18: Thi đấu đôi; 
Bài tập 19: Thi đấu đơn; 
Bài tập 20: Thi đấu 30 điểm. 
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả 
các bài tập phát triển sức bền chuyên 
môn cho đối tượng nghiên cứu 
Tổ chức ứng dụng các bài tập để phát 
triển SBCM được tiến hành trong thời 
gian 8 tháng từ 15/9/2017 đến 30/5/2018 
với 3 buổi/tuần. 
Trước khi tiến hành thực nghiệm 
chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của 
2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, 
cùng nội dung như nhau với 12 nữ VĐV cầu 
lông lứa tuổi 14 - 15, Trường TDTT Quảng 
Ninh và được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: 
- Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 6 
VĐV, nhóm này được áp dụng 20 bài tập phát 
triển sức bền chuyên môn đã lựa chọn; 
- Nhóm đối chứng: Bao gồm 6 VĐV, 
nhóm này được áp dụng các bài tập phát 
triển sức bền chuyên môn đã được xây 
dựng theo chương trình huấn luyện, giáo 
án tập luyện theo từng giai đoạn huấn 
luyện có sẵn từ trước đến nay. 
Kết quả kiểm tra trước TN được trình 
bày tại bảng 3.5 
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm 
TT Test 
Nhóm TN 
(n=6) 
Nhóm ĐC 
(n=6) t p 
x  x  
1 Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s). 83.45 4.61 83.42 4.92 0.094 >0.05 
2 
Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 
6 điểm trên sân (s). 
55.80 4.06 55.75 4.77 0.125 >0.05 
3 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng 
động tác đập cầu và bỏ nhỏ 1 phút 
(lần). 
9.14 3.56 9.19 4.21 0.632 >0.05 
4 Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s). 83.06 4.17 83.11 3.96 0.355 >0.05 
5 
Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập 
cầu 20 lần (s). 
82.04 6.45 82.00 5.99 0.196 >0.05 
Qua kết quả bảng 3.5 có thể nhận thấy trước thực nghiệm SBCM của nhóm đối chứng 
và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau (ttính 0.05). 
3.2.3.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm: Được trình bày tại bảng 3.6 và bảng 3.7 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
 12 
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 
TT Test 
Nhóm TN 
(n=6) 
Nhóm ĐC 
(n=6) t p 
x  x  
1 Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s). 72.47 3.27 82.15 4.43 2.561 <0.05 
2 Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 6 điểm trên sân (s). 52.12 4.51 53.44 4.26 3.242 <0.05 
3 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng động tác 
đập cầu và bỏ nhỏ 1 phút (lần). 
13.05 4.55 10.64 4.02 4.819 <0.05 
4 Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s). 78.08 4.72 82.51 4.79 3.667 <0.05 
5 Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s). 78.75 5.19 81.13 5.47 4.344 <0.05 
Bảng 3.7. Nhịp tăng trưởng sức bền chuyên môn của nữ VĐV cầu lông lứa tuổi 
14 - 15, Trường TDTT Quảng Ninh TN 
TT Test 
W nhóm TN 
(%) (n=6) 
W nhóm ĐC 
(%) (n=6) 
Chênh 
lệch 
1 Di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s). 14.08 1.53 12.55 
2 Di chuyển zích zắc nhặt cầu 5 lần 6 điểm trên sân (s). 6.82 4.23 2.59 
3 
Di chuyển 4 góc tiến lùi mô phỏng động tác đập cầu và bỏ 
nhỏ 1 phút (lần). 
35.24 14.62 20.62 
4 Tại chỗ bật nhảy đập cầu 40 quả (s). 6.18 0.72 5.46 
5 Di chuyển lùi 3 bước bật nhảy đập cầu 20 lần (s). 4.09 1.07 3.02 
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.6 và 
bảng 3.7 cho thấy, ở tất cả các test kiểm 
tra đều có sự khác biệt về thành tích của 
2 nhóm thực nghiệm và đối chứng với 
ttính = 2.561 – 4.819 > tbảng = 2.228 ở 
ngưỡng xác suất p < 0.05 điều đó chứng 
tỏ các bài tập đề tài lựa chọn đã phát huy 
được tính ưu việt hơn so với các bài tập 
cũ. Sau 8 tháng thực nghiệm SBCM của 
2 nhóm thực nghiệm đã được tăng lên 
đáng kể thể hiện ở sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê. Nhịp tăng trưởng ở tất cả 
các test nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm 
đối chứng. 
4. KẾT LUẬN 
- Qua các bước nghiên cứu, đề tài đã 
lựa chọn được 20 bài tập huấn luyện sức 
bền chuyên môn cho nữ VĐV cầu lông 
lứa tuổi 14 - 15, Trường TDTT Quảng 
Ninh. 
- Qua thời gian thực nghiệm sư phạm, 
đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt 
của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng 
dụng trong giảng dạy - huấn luyện sức 
bền chuyên môn cho nữ VĐV cầu lông 
lứa tuổi 14 - 15, Trường TDTT Quảng 
Ninh (ttính >t bảng ở ngưỡng xác suất p < 
0.05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao, Nxb 
TDTT Hà Nội. 
2. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, Nxb TDTT Hà 
Nội. 
3. Phạm Ngọc Viễn (1991), Tâm lý học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội. 
4. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ (2003), Hệ thống bài tập huấn luyện cầu 
lông, Nxb TDTT Hà Nội. 
5. Hướng Xuân Nguyên, Trần Văn Vinh, Mai Thị Ngoãn (2004), Giáo trình Cầu lông, Nxb 
TDTT Hà Nội 
THÔNG TIN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_ben_chuyen_mon_ch.pdf