Nghiên cứu khả năng phân hủy vật liệu compozit axit polylactic/gypsum phế thải của chủng vi khuẩn khử sunfat biển
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gypsum phế thải là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất phân lân từ hòa tan
quặng apatit trong axit sulfuric (H2SO4) dư để thu được axit phosphoric (H3PO4)
theo phương trình 1 như sau:
Ca5(PO4)3F + 5H2SO4 + 10H2O = 3H3PO4 + 5CaSO4.2H2O + HF (1)
Gypsum phế thải (gọi tắt là gypsum) ở dạng bột, màu ghi, có tính axít (pH = 2-
3). Thành phần chủ yếu của gypsum là CaSO4.2H2O (chiếm 75-80% khối lượng),
một số các oxit kim loại (SiO2, P2O5, SiO2, Al2O3) và phần còn lại là kim loại nặng
chiếm 20-25% khối lượng, do đó tiềm ẩn tác động xấu tới môi trường và con người.
Ở nước ta, có 3 nhà máy phát sinh nguồn chất thải gypsum lớn là nhà máy
DAP - Đình Vũ (Hải Phòng), nhà máy DAP - Lào Cai và nhà máy phân bón Đức
Giang tại thành phố Lào Cai với lượng tồn đọng lên tới 5,6 triệu tấn. Dự báo lượng
chất thải này sẽ tăng lên khoảng 3,8 triệu tấn mỗi năm. Trong các biện pháp xử lý
gypsum dư thừa hiện nay, đổ thải trực tiếp gypsum vào nước mặt hoặc đổ ra bãi rác
hay chôn lấp hiện đang được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia sản xuất phân lân nói
chung và ở Việt Nam nói riêng do dễ tiến hành và chi phí thấp [1, 2]. Tuy nhiên,
biện pháp này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước ngầm và đất đai [3]. Để
giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, gypsum đã được sử dụng làm nguyên
liệu thô chế tạo vật liệu cho ngành xây dựng hay công nghiệp sản xuất hóa chất như
làm phụ gia cho xi măng, bê tông, sản xuất tấm gypsum xây dựng. Một hướng đi
mới có nhiều triển vọng hiện nay là sử dụng gypsum thay thế bột đá làm chất độn
cho nhựa nhiệt dẻo như poly etylen tỷ trọng thấp (LDPE) [4], poly etylen tỷ trọng
cao (HDPE) [5-7]. Vật liệu compozit trên cơ sở nhựa nhiệt dẻo và gypum có thể ứng
dụng làm vỏ cáp điện, ống nước, ống gân xoắn nhờ khả năng chống cháy, độ bền
cơ học tốt, chi phí sản xuất thấp, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các
nhựa nhiệt dẻo có nguồn gốc dầu mỏ như PE, PP lại gián tiếp gây ra các chất thải
khó phân hủy, làm ô nhiễm môi trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng phân hủy vật liệu compozit axit polylactic/gypsum phế thải của chủng vi khuẩn khử sunfat biển
tủa màu nâu đen CuS bằng máy quang phổ (APHA, 1998). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Làm giàu hỗn hợp chủng vi khuẩn khử sunfat Sự sinh trưởng của vi khuẩn KSF trong mẫu làm giàu được nhận biết sau 5-7 ngày thông qua kết tủa FeS màu đen và hàm lượng sulfide tạo ra. Cấy chuyển dịch làm giàu được thực hiện sau mỗi 5-7 ngày. Sau 3 lần cấy chuyển, mẫu làm giàu có lượng sulfide tạo ra trong môi trường khá cao, đạt mức 300-350 mg/l, chứng tỏ tập đoàn vi khuẩn KSF đã thích nghi và sinh trưởng tốt ở điều kiện làm giàu. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 61 3.2. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào của chủng vi khuẩn KSF lựa chọn Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của chủng M3: Chủng M3 tạo thành khuẩn lạc hình đĩa lồi hai mặt, kích thước từ 1-2 mm. Màu đen của khuẩn lạc được tạo thành là do kết tủa FeS (hình 1). Hình 1. Hình thái khuẩn lạc của chủng vi khuẩn khử sunfat Desulfomicrobium sp. M3 trên môi trường đặc hiệu Đặc điểm hình thái tế bào của chủng M3: Hình ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử quét (SEM) cũng cho thấy tế bào của chủng M3 có dạng oval dài đặc trưng cho các loài thuộc chi Desulfomicrobium, kích thước 4µm 5,5 µm (hình 2). Hình 2. Hình thái tế bào chủng vi khuẩn khử sunfat M3 dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) Chủng vi khuẩn khử sunfat lựa chọn đã được phân loại bằng phân tích trình tự gene 16SrRNA. So sánh trình tự gen cho thấy, chủng M3 gần gũi nhất với Desulfomicrobium sp., độ tương đồng khi so sánh trình tự của 16S rADN là 99%. Dựa trên các phân tích về trình tự gen, chủng M3 được định danh là Desulfomicrobium sp. M3. * Nghiên cứu khả năng sử dụng compozit polylactic axit/gypsum như nguồn sunfat (chất nhận điện tử) và năng lượng cacbon duy nhất (chất nhường điện tử) Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 62 Chủng Desulfomicrobium sp. M3 được nuôi cấy trên môi trường khoáng WB cải tiến bổ sung compozit polylactic axit/gypsum với hàm lượng 10 g/l. Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện kỵ khí với pH 7,5, 30oC và tỷ lệ tiếp giống vi khuẩn KSF là 1% (v/v) (tương đương với 105 tế bào/ml). Đối chứng (1): môi trường WB cải tiến có bổ sung compozit PLA/gypsum (10g/l) nhưng không bổ sung chủng Desulfomicrobium sp. M3; đối chứng (2): môi trường WB cải tiến có bổ sung chủng Desulfomicrobium sp. M3 (1% (v/v) nhưng không bổ sung compozit PLA/gypsum hay bất kỳ muối sunfat và nguồn cacbon nào và đối chứng (3): môi trường WB cải tiến có bổ sung nguồn sunfat là các muối sunfat hòa tan (2g MgSO4/l và 1g Na2SO4/l), lactate-Na như nguồn cacbon và chủng Desulfomicrobium sp. M3 (1% (v/v). Khả năng sử dụng compozit polylactic axit/gypsum như nguồn sunfat và cacbon, năng lượng duy nhất của chủng M3 được đánh giá dựa trên sự sinh trưởng của chủng này thông qua kết tủa FeS (màu đen) và xác định hàm lượng sulfide tạo ra (hình 3). Hình 3. Khả năng sử dụng compozit PLA/gypsum như nguồn sunfat và cacbon, năng lượng duy nhất Kết quả (hình 3) cho thấy, chủng Desulfomicrobium sp. M3 sinh trưởng tốt và ổn định trong môi trường bổ sung 10 g/l (w/v) compozit PLA/gypsum như nguồn sunfat và cacbon, năng lượng duy nhất (mẫu thí nghiệm), hàm lượng sulfide đạt 321 mg/l tương đương với 67% so với hàm lượng sulfide chủng này tạo ra trên môi trường WB bổ sung muối sunfat hòa tan là 428 mg/l (mẫu Đ/c 3). Gần như không xác định được hàm lượng sulfide tạo ra ở mẫu Đ/c 1, và chỉ một hàm lượng sulfide rất nhỏ được tạo ra ở mẫu Đ/c 2 (15 mg/l) sau 14 ngày. 3.3. Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn khử sunfat lựa chọn Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng và phát triển của chủng Desulfomicrobium sp. M3 trên nguồn sunfat và cacbon duy nhất là PLA và sunfat giải phóng từ compozit PLA/gypsum được đánh giá trên môi trường khoáng WB cải tiến. Thí 6 0 7 5 321 0 15 428 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 TN Đ/c 1 Đ/c 2 Đ/c 3 H àm lư ợn g su lfi de (m g/ l) Mẫu thí nghiệm (TN) và Đối chứng (Đ/c) Oh 14 ngày Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 63 nghiệm được tiến hành trong điều kiện kỵ khí ở 30oC với các giá trị pH khác nhau (4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 8,5; 9; 9,5 và 10). Hàm lượng compozit PLA/gypsum được bổ sung vào môi trường khoáng là 10g/l, tỷ lệ tiếp giống là 1% (v/v) dịch nuôi cấy vi khuẩn KSF sau 3 lần làm giàu trên môi trường WB cải tiến. Sự sinh trưởng của chủng Desulfomicrobium sp. M3 được đánh giá dựa trên hàm lượng sulfide tạo ra sau 0, 4, 8 và 12 ngày thí nghiệm. Kết quả ở Hình 4 cho thấy, chủng M3 có khả năng sinh trưởng ở dải pH rộng từ 5 - 9, tuy nhiên sinh trưởng và phát triển tối ưu ở pH trung tính hơi kiềm (pH 6- 8). Với pH 7,5 hiệu quả khử sunfat và tạo sulfide của M3 là cao nhất, với hàm lượng sulfide tạo ra ở mức cao 330 mg/l sau 8 ngày thí nghiệm. Vì vậy, chúng tôi chọn pH 7,5 cho các nghiên cứu tiếp theo. Hình 4. Ảnh hưởng của pH lên khả năng tạo sulfide của chủng vi khuẩn KSF Desulfomicrobium sp. M3 theo thời gian 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn khử sunfat lựa chọn Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của chủng Desulfomicrobium sp. M3 trên nguồn sunfat và cacbon (axit lactic) duy nhất giải phóng từ compozit PLA/gypsum được đánh giá trên môi trường WB cải tiến. Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện kỵ khí với pH 7,5 ở nhiệt độ khác nhau (25, 30, 37, 45 và 55oC). Hàm lượng compozit PLA/gypsum được bổ sung vào môi trường khoáng là 10g/l, tỷ lệ tiếp giống là 1% (v/v) vi khuẩn KSF sau sau 3 lần làm giàu trên môi trường WB. Sinh trưởng của chủng Desulfomicrobium sp. M3 được đánh giá dựa trên hàm lượng sulfide tạo ra sau 0, 4, 8 và 12 ngày thí nghiệm. Kết quả ở Hình 5 cho thấy, chủng Desulfomicrobium sp. M3 sinh trưởng tốt ở dải nhiệt độ từ 25 - 37oC và sinh trưởng tối ưu ở 30oC. Điều này được chứng minh bởi hàm lượng sulfide tạo ra trong suốt 12 ngày thí nghiệm. Hàm lượng sulfide đạt cao nhất ở dải nồng độ 25-37oC sau 8 ngày thí nghiệm là 301-332 mg/l. Ở 30oC hàm lượng sulfide tạo ra là cao nhất đạt tới 332 mg/l. Vì vậy, 30oC được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 0 50 100 150 200 250 300 350 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 9,5 10H àm lư ợn g su lfi de (m g/ l) Giá trị pH 0 4 8 12 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 64 Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng tạo sulfide của chủng vi khuẩn KSF Desulfomicrobium sp. M3 theo thời gian 3.5. Ảnh hưởng của hàm lượng compozit PLA/gypsum tới sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn KSF lựa chọn Chủng Desulfomicrobium sp. M3 được nuôi cấy trên môi trường khoáng WB cải tiến bổ sung compozit PLA/gypsum (Hình 6) với hàm lượng khác nhau (5, 10, 20, 30, 40, và 50 g/l tương ứng trên đồ thị hình 6 là 0,5; 1; 2; 3; 4 và 5% w/v). Thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện kỵ khí ở pH 7,5 và 30oC. Tỷ lệ tiếp giống là 1% (v/v) vi khuẩn KSF. Sinh trưởng của chủng Desulfomicrobium sp. M3 được đánh giá dựa trên hàm lượng sulfide tạo ra sau 0, 7, 14 và 28 ngày. Kết quả (hình 6) cho thấy, chủng M3 có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường có bổ sung compozit PLA/gypsum với hàm lượng từ 5-500g/l. Trong môi trường khoáng WB cải tiến bổ sung compozit PLA/gypsum với hàm lượng 10-20 g/l, ở pH 7,5, 30oC, chủng M3 sinh trưởng và phát triển tốt nhất với hàm lượng sulfide tạo ra sau 14 ngày là 318-322 mg/l. Sinh trưởng của chủng M3 giảm đi trong môi trường bổ sung 30 - 40g/l compozit polylactic axit/gypsum và hầu như không sinh trưởng trong môi trường bổ sung 50 g/l compozit polylactic axit/gypsum (hàm lượng sulfide từ 10-12 mg/l). Hình 6. Ảnh hưởng của hàm lượng compozit PLA/gypsum tới khả năng tạo sulfide của chủng vi khuẩn KSF Desulfomicrobium sp. M3 theo thời gian 0 100 200 300 400 25oC 30oC 37oC 45oC 55oC H àm lư ợn g su lfi de (m g/ l) Thời gian (ngày) 0 4 0 50 100 150 200 250 300 350 001% 1% 2% 3% 4% 5% H àm lư ợn g su lfi de (m g/ l) Hàm lượng PLA/gypsum (%, w/v) sulfide-0h sulfide-7ngày sulfide 14 ngày sulfide 28 ngày Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 65 3.6. Khả năng phân hủy compozit PLA/gypsum của chủng Desulfomicrobium sp. M3 Khả năng phân hủy compozit PLA/gypsum của chủng Desulfomicrobium sp. M3 được đánh giá dựa trên (1) khả năng sử dụng compozit PLA/gypsum như nguồn sunfat và cacbon, năng lượng duy nhất (chất nhận và nhường điện tử) và (2) sự phân rã của compozit PLA/gypsum dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM). Như kết quả đã đề cập ở trên, chủng Desulfomicrobium sp. M3 có khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường có bổ sung compozit PLA/gypsum với hàm lượng từ 5-40g/l, tốt nhất với hàm lượng compozit PLA/gypsum là 10-20g/l ở pH 7,5 và 30oC. Sự phân hủy compozit PLA/gypsum của chủng vi khuẩn KSF này được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét. So sánh hình ảnh SEM của mẫu đối chứng (không bổ sung vi khuẩn KSF) (7A) và mẫu thí nghiệm (7B) (bổ sung vi khuẩn KSF) nhận thấy, compozit PLA/gypsum đã bị phân hủy sau 21 ngày thí nghiệm. (A) (B) Hình 7. Sự phân hủy compozit PLA/gypsum của chủng vi khuẩn KSF Desulfomicrobium sp. M3 được quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) sau 21 ngày thí nghiệm; (A) đối chứng không vi khuẩn KSF; (B) Mẫu bổ sung chủng vi khuẩn KSF 4. KẾT LUẬN - Đã lựa chọn và phân loại được chủng vi khuẩn khử sulfae M3 có độ tương đồng 99% với Desulfomicrobium sp. Chủng Desulfomicrobium sp. M3 có khả năng sử dụng compozit PLA/gypsum như nguồn cacbon, năng lượng và sunfat duy nhất. - Chủng Desulfomicrobium sp. M3 có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường khoáng bổ sung 10-20g/l (w/v) compozit PLA/gypsum ở 30oC, pH7,5. Chủng vi khuẩn KSF Desulfomicrobium sp. M3 có khả năng phân hủy compozit PLA/gypsum sau 21 ngày thí nghiệm. Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của chương trình hỗ trợ nghiên cứu viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, mã số: NCVCC.13.09/20-20. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Oliveira M.L.S, Ward C.R., French D., Hower J.C., Querol X., Silva L.F.O., Mineralogy and leaching characteristics of beneficiated coal products from Santa Catarina, Brazil. Int. J. Coal. Geol., 2012, 94:314-25. 2. Tayibi H., Choura M., López F.A., Alguacil F.J., López-Delgado A., Environmental impact and management of phosphogypsum, J. Environ. Manage., 2009, 90:2377-86. 3. Standard methods for examination of water and wastewater, 20th edition, APHA, 1998. 4. Thái Hoàng, Nguyễn Vũ Giang, Nguyễn Thúy Chinh, Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Hữu Trung, Mai Đức Huynh, Vũ Mạnh Tuấn, Nghiên cứu chế tạo và khảo sát một số tính chất của vật liệu tổ hợp EVA/LDPE/gypsum, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2013, 51(5A):327-333. 5. Khuong Viet Ha, Nguyen Vu Giang et al, Effect of gypsum modified by stearic acid on properties and morphology of HDPE/EVA/gypsum, Vietnam Journal of Science and Technology, 2015., 53(4C):149-159 6. Nguyễn Vũ Giang và cộng sự, Ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt natri dodecyl sunfat đến tính chất và cấu trúc của hạt gypsum, Tạp chí Hóa học, 2015, 53(E2):92-96. 7. Nguyễn Vũ Giang và cộng sự, Nghiên cứu tính chất cơ lý và cấu trúc vật liệu compozit nhựa nền polypropylene và hạt gypsum biến tính natri dodecyl sunfat, Tạp chí Hóa học, 2014, 52(1):101-106. 8. Huynh M. D., Trung T. H., Dat N. H., Giang N.V., The melting rheology, mechanical properties, thermal stability and morphology of polylactic acid/ethylene bis stearamide modified gypsum composite, Vietnam Journal of Chemistry, 2020, 58(2):251-255. 9. Jacobsen S., Fritz H.G., Degee P., Dubois P., Jerome R., New developments on the ring opening polymerization of polylactide, Industrial Crops and Products, 2000, 11:265-275. 10. Kulkarni R.K., Moore E.G., Hegyeli A.F., Leonard F., Biodegradable poly (lactic acid) polymer, J. Biomed. Mater., 1971, 5:169-181. 11. Syama T., Tokiwa Y., Ouichanpagdeen P., Kanagawan T., Kamagatan Y., Phylogenetic affiliation of soil bacteria that degrade aliphatic polyesters available commercially as biodegradable polymers, Appl. Environ. Microbiol., 1998, 64:5008-5011. 12. White C., Gadd G.M., A comparison of carbon/energy and complex nitrogen sources for bacterial sulphate-reduction: potential applications to bioprecipitation of toxic metals as sulphides, J. Ind. Microbiol., 1996, 17:116-23. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 67 13. Widdel F., Bak F., Gram-negative mesophilic sulfate-reducing bacteria, ATrüper HG, Dworkin M, Harder W, Schleifer KH, editors, New York, USA: Springer-Verlag, 1992, 4:3352-78. 14. Postgate, J.R.,. The sulfate-reducing bacteria, Cabridge: Cambridge University Press, 1984, 2nd ed. 15. Miller T.L., Wolin M.J., A serum bottle modification of the Hungate technique for cultivating obligate anaerobes., Appl. Microbiol., 1974, 27(5):985-987. SUMMARY STUDY ON BIO-DEGRADATION OF POLYLACTIC ACID/GYPSUM COMPOSITE BY A MARINE STRAIN OF SULFATE REDUCING BACTERIUM A sulfate-reducing bacterium, Desulfomicrobium sp. M3 capable of using polylactic acid (PLA)/gypsum composite as the sole carbon, energy and sulfate sources was selected among marine sulfate-reducing bacteria. Solid PLA/gypsum composite mixed in water hydrolyzed abiotically to release lactic acid (electron donor) and sulfate (electron acceptor) into solution over the period of time. The identification using sequencing analysis of 16S rRNA gene showed that the strain M3 smilar 99% with Desulfomicrobium sp. The addition of PLA/gypsum composite was required for the growth and metabolic activity of the investigated sulfate- reducing bacterium. The suitable conditions for the optimal growth of the strain M3 were found to be 25-37oC, 6-8, 10-20 g/l (w/v) for temperature, initial solution pH, intitial concentration of PLA/gypsum composite, respectively. The results of SEM analysis revealed that the Desulfomicrobium sp. M3 exhibited a tremendous potential for contaminated bio-degradation of PLA/gypsum composite. Keywords: Bio-degradation,bioplastic, sulfate-reducing bacteria, polylactic acid /gypsum composite Nhận bài ngày 30 tháng 11 năm 2020 Phản biện xong ngày 13 tháng 12 năm 2020 Hoàn thiện ngày 15 tháng 12 năm 2020 (1) Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2) Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (3) Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (4) Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_phan_huy_vat_lieu_compozit_axit_polylact.pdf