Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Vườn Quốc gia U Minh Thượng (VQGUMT) có trữ lượng than bùn trên đất ngập nước theo mùa còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long, là tàn dư xác thực vật được tích lũy qua một quá trình phát triển và chết đi qua lượng vật rụng và bị vùi lấp không phân hủy với độ ẩm cao và yếm khí. Trong than bùn hàm lượng hữu cơ cao từ 25% trở lên; đất than bùn có cấu trúc mềm đến cứng, giàu chất hữu cơ nên rất dễ cháy và tỏa ra năng lượng cao tùy thuộc vào cấu trúc của than bùn. Để hiểu rõ các thành phần khoáng hóa của than bùn, đã thu thập mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm của Trường Đại học Kiên Giang. Kết quả phân tích cho thấy độ phân giải than bùn trung bình ở độ dày 20 cm là 94,68%, ở 40 cm là 94,47%, ở 60 cm là 89,57%, ở 80 cm là 87,7%. Thành phần hóa học đất than bùn như sau: pH từ 2,9 đến 6,8, axit humic từ 2,76% đến 14,25%, chất hữu cơ từ 18,92% đến 46,33%, NH4+ từ 8,78 đến 27,01 mg/100g, nitơ tổng số (NTS) từ 0,41% tới 0,94%, P2O5 từ 0,03 mg/100g đến 0,09 mg/100g, K2O từ 0,27 mg/ 100g đến 0,84 mg/100g, độ ẩm từ 31,8% đến 66,77%. Kết quả nghiên cứu này đã khái quát hóa tính chất hóa học và khả năng khoáng hóa của đất than bùn VQGUMT nhằm có được các biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý lâu dài và bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng trang 1

Trang 1

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng trang 2

Trang 2

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng trang 3

Trang 3

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng trang 4

Trang 4

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Nghiên cứu khả năng phân giải và khoáng hóa than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng
n giải trong mẫu 
đất than bùn 
Bảng 1. Kết quả phân tích độ phân giải của đất than 
bùn (Đơn vị: %) 
 Độ sâu 
NT 
20 cm 40 cm 60 cm 80 cm 
Lần 1 93,53 92,41 89,29 85,05 
Lần 2 96,56 90,53 88,36 88,50 
Lần 3 93,94 94,47 89,57 89,56 
Trung bình 94,68 92,47 89,07 87,70 
Kết quả phân tích mẫu đất than bùn ở các vị trí ở 
bảng 1 cho thấy: Độ phân giải bình quân ở 20 cm là 
94,68%, ở 40 cm là 94,47%, ở 60 cm là 89,07%, ở 80 cm 
là 87,7%; mức độ tan rã, phân huỷ các thành phần 
khoáng hoá và hoá học trong đất than bùn ở độ sâu 
là khá cao. Đánh giá độ phân giải than bùn ở các độ 
sâu khác nhau có thể cho thấy: 
+ Điều kiện để hình thành than bùn: Sự tích lũy 
chất hữu cơ: Quá trình phát triển của quần xã thực 
vật là phóng thích các nhân tố già cỗi mất đi, trả cho 
đất rừng thông qua lượng vật rụng và hình thành sự 
tích lũy chất hữu cơ, sau đó là sự phân hủy chất hữu 
cơ do điều kiện thoáng khí với nhiệt độ, ẩm độ, lượng 
mưa, ánh sáng, không khí, vi sinh vật. Biểu thị cường 
độ phân hủy chất hữu cơ chính là tốc độ phân hủy 
chất hữu cơ và tỉ lệ nghịch so với sự phóng thích chất 
hữu cơ từ thực vật. Sự phân hủy chất hữu cơ hình 
thành mùn hữu cơ: Tốc độ phân hủy chất hữu cơ 
mạnh do điều kiện thoáng khí sẽ hình thành mùn, 
chính lượng mùn là tiềm năng cung cấp độ phì nhiêu 
cho đất than bùn tầng mặt. 
Sự hình thành than bùn: Khi có điều kiện yếm 
khí, tốc độ phân hủy chất hữu cơ yếu trong trường 
hợp mực nước ngập thường xuyên nên không có sự 
phân hủy chất hữu cơ. Chất hữu cơ không bị phân 
hủy hoặc phân hủy chậm trong điều kiện yếm khí do 
mực nước ngập thường xuyên tạo thành lớp hữu cơ 
tương đối chặt, là thành phần cơ bản của than bùn. 
Như vậy, việc hình thành than bùn là do (+) quá trình 
tích lũy chất hữu cơ lâu dài thành một kho chứa các 
bon, (+) phải có quá trình yếm khí trong điều kiện 
ẩm ướt thường xuyên, không diễn ra quá trình phân 
hủy chất hữu cơ. 
+ Mối liên hệ các vấn đề hệ sinh thái: Than bùn, 
rừng, thủy văn, con người và lửa rừng. 
Mối quan hệ giữa than bùn và thảm thực vật 
rừng: Muốn cho than bùn được duy trì và phát triển 
thì phải có nguồn hữu cơ cung cấp lâu dài và liên tục; 
do vậy thảm thực vật rừng trên đất than bùn đóng 
một vai trò hết sức quan trọng. 
Mối quan hệ giữa thủy văn và than bùn: Quản lý 
bảo vệ than bùn chính là bảo vệ chế độ thủy văn 
trong đất than bùn không để xảy ra quá trình phân 
hủy đất than bùn, nếu quá trình phân hủy xảy ra thì 
sẽ làm suy thoái đất than bùn, ngược lại nếu bảo vệ 
chế độ ẩm ướt đất than bùn sẽ duy trì được hệ sinh 
thái. 
Liên hệ giữa than bùn và con người: Nhu cầu sử 
dụng của cộng đồng với than bùn là rất lớn như: làm 
chất đốt, phân than bùn; ngoài ra con người còn có 
nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất than bùn 
sang canh tác nông, lâm, ngư nghiệp nên dẫn đến 
thu hẹp dần diện tích than bùn, làm phá vỡ hệ sinh 
thái than bùn. 
Than bùn và lửa rừng: Đối với một số loại than 
bùn phân bố lộ thiên trên mặt đất thì lửa rừng là mối 
đe dọa trực tiếp, khi có lửa rừng thì ban đầu là cháy 
lan trên mặt đất, sau đó chuyển sang cháy ngún và 
cuối cùng là cháy ngầm; với các loại cháy trên thì 
than bùn bị tiêu hủy nhanh chóng. 
Phân tích kiểm định LSD giữa các mẫu đất tại 4 
độ sâu than bùn khác nhau cho thấy độ phân giải của 
đất than bùn chỉ có sự khác biệt thống kê khi lấy 
mẫu đất ở các vị trí có độ cao lớp than bùn khác 
nhau: 20 cm, 40 cm, 60 cm, 80 cm. Kiểm định LSD 
với các vị trí so với vị trí 80 cm (Sig. = 0,026) < 0,05, 
chứng tỏ rằng độ phân giải của mẫu đất ở vị trí 80 cm 
có sự chênh lệch đáng kể. Độ phân giải ở các vị trí 
còn lại khi kiểm định LSD với nhau thì không có sự 
khác biệt về mặt thống kê. 
Phân tích phương sai của các mẫu đất tại các 
vị trí cho thấy độ phân giải than bùn ở các vị trí ít 
có ý nghĩa thống kê (P = 0,06) > 0,05, chứng tỏ độ 
phân giải ở các vị trí không có sự chênh lệch đáng 
kể. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 115 
3.2. Kết quả phân tích hóa tính than bùn 
Bảng 2. Kết quả phân tích hóa tính than bùn trong 
Vườn Quốc gia U Minh Thượng 
Chỉ tiêu 
Giá trị 
thấp nhất 
Giá trị cao 
nhất 
Trung 
bình 
pHH2O 2,91 6,84 4,87 
Axit humic (%) 2,76 14,25 8,51 
Chất hữu cơ (%) 18,92 46,33 32,63 
NH4
+ (mg/ 100 g) 8,78 27,01 17,90 
N tổng số (%) 0,41 0,94 0,67 
P2O5 tổng số (%) 0,03 0,09 0,06 
K2O tổng số (%) 0,27 0,84 0,55 
Độ ẩm (%) 31,80 66,77 49,29 
 Ghi chú: Al3+: me/100g than bùn khô; NH4
+: 
mg/100g than bùn khô; độ ẩm (%) = (lượng nước mất 
sau khi sấy/lượng đất khô còn lại sau khi sấy) * 100 
Các kết quả phân tích hóa tính đều cho thấy 
than bùn có pHH2O thay đổi từ 2,91- 6,84, trung bình 
4,87. Qua đây cho thấy than bùn trong VQGUMT 
không phải ở nơi nào cũng đều có độ chua trung 
tính, nó phụ thuộc vào tính chất lập địa nơi lấy mẫu, 
nếu ở nơi lấy mẫu tầng than bùn bị nhiễm phèn thì 
nó chua và pHH2O ở đó thấp; nếu nơi lấy mẫu đất 
chưa bị phèn hóa thì tầng than bùn chưa bị nhiễm 
phèn. Như vậy, than bùn có độ chua từ rất chua đến 
trung tính. 
Hàm lượng axit humic từ 2,76% đến 14,25%, bình 
quân là 8,51%, lớn hơn hàm lượng biên của axit 
humic (≥5%). Trong sản xuất nông nghiệp người ta 
quan tâm nhiều đến chỉ tiêu này vì nó cung cấp cho 
cây trồng lượng axit humic giúp cho các cây non sinh 
trưởng nhanh, có nhiều chồi; thường trong phân bón 
hữu cơ hàm lượng axit humic lớn hơn 5% và có thể 
được sử dụng làm phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ 
vi sinh. 
Chất hữu cơ thay đổi 18,92 - 46,33%, trung bình 
32,63%, lớn hơn hàm lượng biên tối thiểu của chất 
hữu cơ (≥20%). Chất hữu cơ là thành phần quan trọng 
trong đất vì nó có khả năng cải thiện tính chất vật lý 
đất. Việc than đất bùn có hàm lượng hữu cơ cao hơn 
25% nên có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ vi sinh, 
giúp cải tạo đất trồng. 
Hàm lượng NH4
+ từ 8,78 đến 27,01 mg/100g, 
trung bình 17,9 mg/100g; hàm lượng nitơ tổng số 
thay đổi 0,41-0,94%, trung bình 0,67%, lớn hơn chỉ tiêu 
công nghiệp tối thiểu của nitơ (0,25%). Việc nghiên 
cứu hàm lượng nitơ tổng số là thành phần quan trọng 
để có thể biết hàm lượng này có thể sử dụng làm 
phân bón cho cây trồng. Thông thường phân bón 
hữu cơ phải có hàm lượng ni tơ tổng số từ 3% đến 5%. 
P2O5 tổng số thay đổi 0,03 đến 0,09%, trung bình 
0,06%, lớn hơn hàm lượng biên tối thiểu của P2O5 
(0,01%); hàm lượng lân ở trong than bùn là rất thấp, 
như vậy nếu chỉ sử dụng than bùn đơn thuần để làm 
phân bón thì không có hiệu quả. Vì vậy việc sử dụng 
than bùn làm phân bón phải bổ sung hàm lượng lân 
sao cho đạt từ 3% đến 4% thì mới phát huy được hiệu 
lực phân bón cho cây trồng. 
Hàm lượng K2O tổng số dao động 0,27-0,84%, 
trung bình 0,55%, lớn hơn hàm lượng biên tối thiểu 
của K2O (0,077%). Hàm lượng kali trong than bùn đạt 
ở mức tương đối cao nên khi sử dụng than bùn làm 
phân bón chỉ bổ sung một lượng khá thấp hoặc có 
thể không cần bổ sung thì phân bón từ than bùn 
cũng đã có đủ hàm lượng K2O tổng số. 
Độ ẩm thay đổi 31,80%-66,77%, trung bình 
49,29%, trong than bùn hàm lượng giữ ẩm thường 
khá cao, vì vậy việc sử dụng than bùn làm phân bón 
có khả năng giữ ẩm để chống lại điều kiện khô hạn, 
giúp cho cây trồng hạn chế bớt điều kiện khắc 
nghiệt. 
3.3. Kết quả phân tích thành phần khoáng kim 
loại và không kim loại bằng quang phổ 
Thành phần của các nhóm kim loại và không 
kim loại có mặt trong đất than bùn theo phân loại 
khoáng sản như sau: 
- Nhóm kim loại quí: Ag; 
- Nhóm kim loại hiếm: Co, Mo, Nb; 
- Nhóm kim loại màu: Pb, Ni, Cu, Zn, Sn, Ga, Zr; 
- Nhóm kim loại nhẹ: Al, Li, Mg, Be; 
- Nhóm kim loại đen: Fe, Ti, Cr, Mn, V, Y; 
- Nhóm kim loại phóng xạ: Không có nhóm kim 
loại phóng xạ trong đất than bùn ở đồng bằng sông 
Cửu Long; 
- Nhóm đất hiếm: Sc, La; 
- Nhóm không kim loại: Si, Ca, As, Na, Yb, Gd. 
Kết quả cho thấy thành phần hóa học trong đất 
than bùn ở khu vực nghiên cứu có 29 kim loại và 
không kim loại được xác định, tùy theo mức độ xuất 
hiện chúng được xác định trong 8 nhóm, trong đó 5 
nhóm kim loại là: kim loại quí có một loại, kim loại 
hiếm có 3 loại, kim loại màu có 7 loại, kim loại nhẹ có 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 116 
4 loại, kim loại đen có 6 loại, nhóm kim loại phóng xạ 
không xuất hiện, nhóm đất hiếm có 2 loại, nhóm 
không kim loại có 6 loại. 
Bảng 3. Kết quả phân tích các mẫu bằng quang phổ 
bán định lượng 
Thành 
phần 
Thấp 
nhất (%) 
Cao nhất 
(%) 
Trung 
bình (%) 
Al 1,4 8 4,7 
Si 0,5 7 1,875 
Mg 0,14 1,17 0,655 
Ca 0,1 0,18 0,14 
Fe 1,5 6,67 4,835 
V 0,002 0,018 0,01 
Mn 0,01 0,023 0,016 
Ti 0,047 0,50 0,48 
Co 0,001 0,004 0,0025 
Ni 0,0027 0,0033 0,005 
Cr 0,00075 0,01 0,0054 
Mo 0,0002 0,007 0,0037 
Sn 0,0003 0,002 0,0011 
As 0,01 0,01 0,01 
Cu 0,0015 0,0051 0,0033 
Ag 0,00001 0,00015 0,00008 
Pb 0,0005 0,005 0,0027 
Zn 0,004 0,01 0,007 
Ga 0,00015 0,002 0,0011 
Be 0,0002 0,0005 0,00035 
Nb 0,001 0,001 0,001 
Zr 0,001 0,013 0,007 
Na 0,03 0,071 0,065 
Li 0,003 0,0051 0,004 
La 0,003 0,003 0,003 
Y 0,0015 0,003 0,0015 
Yb 0,0001 0,0003 0,0002 
Gd 0,001 0,001 0,001 
Sc 0,0003 0,00031 0,0003 
Sắp xếp theo phân loại tuần hoàn Menđêlêep các 
nguyên tố thành các nhóm sau: 
- Kim loại kiềm: Na, Li. 
- Kim loại kiềm thổ: Mg, Ca, Fe, Be. 
- Kim loại chuyển tiếp: V, Mn, Ti, Co, Cr, Cu, Ag, 
Zn, Nb, Zr, La, Y, Sc, Ni, Mo. 
- Nhóm Lanthanide: Yb, Gd. 
- Kim loại khác: Al, Sn, As, Pb, Ga. 
- Không kim loại: Si. 
Trong bản phân loại tuần hoàn của Menđêlêep 
có 118 nguyên tố hóa học thì trong đất than bùn đã 
phát hiện có mặt của 29/118 nguyên tố hóa học ở 
những mức độ khác nhau. 
4. KẾT LUẬN 
Tốc độ phân giải đất than bùn U Minh Thượng 
đạt mức độ rất cao. Độ phân giải trung bình ở độ sâu 
20 cm là 94,68%, ở 40 cm là 94,47%, ở 60 cm là 89,57%, 
ở 80 cm là 87,7%; tốc độ phân giải cao biểu hiện sự 
chênh lệch về môi trường bên ngoài của than bùn tác 
động rất mạnh đến than bùn U Minh Thượng để 
chuyển hóa thành mùn. 
 Các kết quả phân tích hóa học than bùn cho 
thấy pHH2O đất than bùn thay đổi từ 2,9 đến 6,8, từ 
rất chua đến gần trung tính. Hàm lượng axit humic 
từ 2,76% đến 14,25%, bình quân là 8,51%, lớn hơn hàm 
lượng cho phép của axit humic (≥5%) nên có thể khai 
thác để sử dụng như phân bón hữu cơ. Chất hữu cơ 
thay đổi từ 18,92 đến 46,33%, trung bình 32,63%, lớn 
hơn hàm lượng cho phép tối thiểu của chất hữu cơ 
(≥20%) và có thể được sử dụng là thành phần của 
phân bón hữu cơ; các hàm lượng NH4
+ từ 8,78 đến 
27,01 mg/100 g, hàm lượng nitơ tổng số từ 0,41% đến 
0,94% nên có thể được sử dụng vào phân bón hữu cơ, 
hàm lượng lân P2O5 tổng số từ 0,03% đến 0,09% là khá 
thấp, vì vậy khi sử dụng cho phân bón cần phải bổ 
sung thêm lân; hàm lượng kali tổng số K2O từ 0,27% 
đến 0,84% đều vượt hàm lượng cho phép tối thiểu khi 
sử dụng làm phân bón. 
Đất than bùn trong khu vực nghiên cứu có 29 
kim loại và không kim loại, trong đó, kim loại quí có 
một loại, kim loại hiếm có 3 loại, kim loại màu có 7 
loại, kim loại nhẹ có 4 loại, kim loại đen có 6 loại, 
nhóm đất hiếm có 2 loại, nhóm không kim loại có 6 
loại, không có nhóm nguyên loại phóng xạ. Do than 
bùn có các nguyên tố vi lượng khá phong phú, tuy 
hàm lượng không cao, nhưng khi sử dụng cho cây 
trồng nó có thể bổ sung vi lượng hiếm mà các loại 
phân bón vô cơ khác không thể đáp ứng được. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Thanh Hương, Trần Thị Mỹ Linh, Lưu 
Cẩm Lộc, 2009. Nghiên cứu khả năng trữ ẩm của 
phân hữu cơ – khoáng trên nền than bùn. Tạp chí 
Hóa học 2009, Viện Công nghệ hóa học, Viện Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam. 
2. Thái Thành Lượm, 2005. Những vấn đề quản 
lý hệ sinh thái đất ngập nước và quản lý cháy ở Vườn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 117 
Quốc gia U Minh Thượng. NXB Tổng hợp TP Hồ Chí 
Minh, 2006. 
3. Trần Nguyễn Hải, Đặng Duy Minh và Nguyễn 
Mỹ Hoa. Khảo sát đặc tính hóa học môi trường đất ở 
vùng ngoại biên và vùng lõi Vườn Quốc gia U Minh 
Hạ - Cà Mau. Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần 
Thơ 2011:18b 83-91. 
4. Trần Thị Kim Hồng, Quách Trường Xuân, Lê 
Thị Ngọc Hằng, 2015. Sinh khối rừng tràm Vườn 
Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí 
Khoa học- Trường Đại học Cần Thơ. Phần A: Khoa 
học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 37 (2015): 
63-68. 
5. Trường Hoàng Đan, Quách Trường Xuân, Bùi 
Trường Thọ, 2014. Đánh giá lượng cacbon tích lũy 
của sinh khối rừng tràm trên nền đất than bùn tại 
Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Tạp chí Khoa học -
Trường Đại học Cần Thơ. Phần A: Khoa học Tự 
nhiên, Công nghệ và Môi trường: 30 (2014): 105-114. 
6. Vương Văn Quỳnh, Thái Thành Lượm, 2005. 
Cân bằng nước và giải pháp phòng cháy rừng tràm ở 
Vườn Quốc gia U Minh Thượng. NXB Tổng hợp TP 
Hồ Chí Minh, 2006. 
7. David Biggs July, 2005. Managing a rebel 
landscape, conservation, pioneers, and the 
revolutionary past in the u minh forest Vietnam. 
8. Le Phat Quoi, 2010. Inventory of peatlands in 
U Minh Thượng region, Kien Giang province, 
Vietnam. SNV Netherlands Development 
Organisation REDD+ Programme; Hanoi, Vietnam, 
2010. 24 pp. 
9. Tran Triet, 2000. Vegetation of U Minh 
Thuong Nature Reserve. Unpublished report to the 
U Minh Thuong Nature Reserve Conservation and 
Community Development Project. 
RESEARCH ON THE RESOLUTION CAPABILITY AND MINERAL CHEMICAL 
IN U MINH THUONG NATIONAL PARK 
 Le Viet Khai, Thai Thanh Luom 
 Kien Giang Uiversity 
Summary 
U Minh Thuong National Park (UMTNP) have the doposit of peat on the acid sulfat soil of seasonal 
inundation remain in Mekong delta. It is a production formed from plant material accumulation longtime in 
anaerobic condition, this productions form repository have seen peat mine. This subject were rather large 
rate in marsh areas, it was occurred the same time at formation process and development the Mekong 
delta. The subject use research methods as collection the samples and analysis in the labolatory of Kien 
Giang University. The result of research showed that average resolution of the layer of peat 20 cm as 
94.68%, in 40 cm as 94.47%, in 60 cm as 89.57%, in 80 cm as 87.7%; the chemical component of peat as follows 
pH 2.9 – 6.8, humic acid from 2.76% to 14.25%, organic matter from 18.92% to 46.33%, NH4
+ from 8.78 mg/ 
100g to 27.01 mg/ 100g, total nitrogen (NT) from 0.41% to 0.94%, total P2O5 from 0.025 mg/100g to 0.088 
mg/100g, total K2O from 0.27 mg/100g to 0.84 mg/100g, humidity from 31.8% to 66.77%. The results of 
research generalises the chemical components and mineralization ability of peat layer in UMTNP to set up 
the solutions in long time and sustainable in Mekong delta. 
Keywords: Mekong delta, property of peat, peat soil, U Minh Thuong National Park. 
Người phản biện: TS Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 3/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 22/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 9/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_phan_giai_va_khoang_hoa_than_bun_o_vuon.pdf