Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ
Bài báo này nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng
của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ. Dựa trên việc áp dụng mô hình Binary Logistic
cho bộ dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 139 hộ gia đình có đất bị thu hồi và được đền
bù giải phóng mặt bằng ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Bắc Ninh thông qua
phương pháp phỏng vấn sâu và phiếu khảo sát, kết quả cho thấy rằng việc các hộ
gia đình sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư vào công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và gửi tiết kiệm sẽ làm tăng xác suất tăng thu nhập của các hộ gia
đình. Việc các hộ gia đình được tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và đền bù
giải phòng mặt bằng cũng làm tăng xác suất tăng thu nhập của hộ. Tuy nhiên, nếu
hộ gia đình sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng để đầu tư vào các hoạt động
không đúng mục đích sẽ khiến xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình giảm mạnh.
Trong khi đó, học vấn của chủ hộ, sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư
cho giáo dục, diện tích đất bị thu hồi và diện tích đất được đền bù không tác động
đến xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình. Bài báo cũng đưa ra một số khuyến
nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng
của các hộ gia đình nông thôn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ
ộ tinh xảo cũng như có giá thành cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp. Biến Đầu tư vào dịch vụ (iSERVICES) có Odds ratio= 2.338 (>1) có nghĩa rằng: Khi tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào dịch vụ thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) tăng 2,338 lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Với việc các khu công nghiệp được xây dựng, lượng nhân công đổ về các khu vực này sẽ rất nhiều dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết yếu như mua bán hàng hóa, ăn uống, thuê trọ sẽ tăng rất nhanh. Điều này góp phần cải thiện thu nhập của những hộ gia đình ở xung quanh khu vực các khu công nghiệp. Biến Đầu tư vào gửi tiết kiệm và cho vay (iSAVING) có Odds ratio= 2.475 (>1) có nghĩa rằng: Khi tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào gửi tiết kiệm và cho vay thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) tăng 2,475 lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Có tới 82% số hộ gia đình được khảo sát sử dụng tiền đền bù để gửi tiết kiệm hoặc cho vay. Điều này dễ hiểu khi các hộ gia đình được khảo sát hầu hết là nông dân và họ thường có ít Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình theo Odds Logistic regression Number of obs = 139 LR chi2(10) = 35.52 Log likelihood = - 74.630699 Prob > chi2 = 0.0001 Pseudo R2 = 0.1922 Odds (Y) Odds Ratio Std. Err. Z P > |z| [95% Conf. Interval] EDUC 1.08239 0.072523 1.18 0.237 .9491852 1.234289 BARGAIN 2.327973 1.124963 1.75 0.080 * .9029129 6.002193 S1 1.002877 0.002469 1.17 0.243 .9980485 1.007728 S2 0.997912 0.002429 -0.86 0.391 .9931614 1.002686 iAGRI 3.553492 2.152837 2.09 0.036 ** 1.083842 11.65051 iINDUS 5.713531 5.648143 1.76 0.078 * .8230846 39.66109 iSERVICES 2.337776 1.145041 1.73 0.083 * .8951276 6.105493 iEDUC 1.446745 0.789246 0.68 0.498 .496631 4.214538 iSAVING 2.475297 1.335021 1.68 0.093 * .8600868 7.123812 iOTHER 0.129769 0.086027 -3.08 0.002 *** .0353913 0.475828 _cons 0.157134 0.196257 -1.48 0.138 .0135875 1.817201 Nguồn: Tính toán của tác giả qua phần mềm Stata 14 (*, **, ***: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%) PHẠM MẠNH HÙNG - TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG - NGUYỄN NHẬT MINH 21Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng kiến thức về các sản phẩm tài chính. Thay vào đó, họ thường sử dụng tiền đền bù để gửi tiết kiệm để đảm bảo tính an toàn cũng như có một khoản tiền chắc chắn nhận được hàng năm. Kết hợp với việc tiền đền bù GPMB thường là một số tiền lớn nên khoản tiền hàng năm nhận được của các hộ gia đình cũng sẽ tăng lên và điều này khiến tăng thu nhập của các hộ gia đình. Biến Đầu tư các hoạt động sai mục đích (iOTHER) có Odds ratio= 0.129 (<1) có nghĩa rằng: Khi tất cả các yếu tố không đổi, nếu hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào các hoạt động sai mục đích thì Odds của việc cải thiện thu nhập (so với việc không cải thiện thu nhập) giảm 1÷ 0.129 = 7,7 lần, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đúng với kỳ vọng của nhóm tác giả. Điều này có thể giải thích bởi việc có một bộ phận không nhỏ các hộ gia đình không tăng thu nhập sau khi nhận tiền đền bù vì họ đã sử dụng phần lớn tiền đền bù để đầu tư vào các hoạt động sai mục đích như mua bất động sản và xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ gia dụng, chia cho con cháu, du lịch và vui chơi giải trí Khi nhận được tiền đền bù, các hộ gia đình thường chi tiêu cho việc giải quyết các khó khăn hiện tại và cải thiện mức sống của gia đình. Khi đã tạm thỏa mãn với nhu cầu cuộc sống thì các hộ mới nghĩ đến việc đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập, và đến lúc này thì số tiền còn lại không đáng kể và không tạo được thu nhập cho hộ gia đình. Biến Trình độ học vấn của chủ hộ (EDUC) và biến Đầu tư cho giáo dục, học nghề (iEDUC) mặc dù có mối quan hệ cùng chiều với xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình và đúng với kỳ vọng của nhóm tác giả nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này được giải thích bởi việc tác động của việc đầu tư cho giáo dục, học nghề lên thu nhập của hộ gia đình là tác động trong dài hạn. Không giống việc đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngay lập tức cải thiện thu nhập, việc đầu tư cho giáo dục, học nghề yêu cầu khoảng thời gian dài để có thể mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia đình. Bên cạnh đó, các hộ gia đình vẫn luôn đầu tư cho giáo dục, học nghề dù có hay không việc nhận được tiền đền bù GPMB. Biến Diện tích đất bị thu hồi (S1), Diện tích đất được đền bù (S2) không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả này, có thể rút ra được kết luận: Việc hộ gia đình có thể cải thiện thu nhập sau khi nhận tiền đền bù GPMB hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của hộ gia đình chứ không phụ thuộc vào số tiền hay diện tích được đền bù. 5. Kết luận và một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bài báo nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ. Qua kết quả thực nghiệm, nhóm tác giả rút ra được kết luận: Các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù GPMB đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sẽ có xác suất tăng thu nhập cao nhất với 5,713 lần, tiếp theo là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với xác suất tăng thu nhập đạt 3,553 lần. Các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù GPMB để gửi tiết kiệm, cho vay và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ có xác suất tăng thu nhập lần lượt là 2,475 và 2,338 lần. Nếu hộ gia đình được tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và đền bù GPMB thì xác suất cải thiện thu nhập tăng 2,328 lần. Tuy nhiên, nếu hộ gia đình sử dụng tiền đền bù GPMB để đầu tư vào các hoạt động sai mục đích sẽ giảm xác suất tăng thu nhập lên tới 7,7 lần. Trình độ học vấn, sử dụng tiền đền bù GPMB đầu tư vào giáo dục, học nghề, hay diện tích đất bị thu hồi và được đền Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 bù không ảnh hưởng đến xác suất tăng thu nhập của hộ gia đình. Từ đó cho thấy, việc hộ gia đình có thể cải thiện thu nhập sau khi nhận tiền đền bù GPMB hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của hộ gia đình chứ không phụ thuộc vào số tiền hay diện tích được đền bù. Nhằm nâng cao và tăng cường hiệu quả sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn, từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả có một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, vì các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù GPMB đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sẽ có xác suất tăng thu nhập cao nhất (5,713 lần), tiếp theo là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (3,553 lần), gửi tiết kiệm (2,475 lần), cho vay và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (2,338 lần) nên các hộ gia đình cân nhắc lựa chọn sử dụng tiền đền bù để đầu tư vào các hoạt động trên nhằm tối ưu hóa số tiền đền bù cũng như có xác suất tăng thu nhập cao nhất. Thứ hai, bởi vì hộ gia đình được tham gia đàm phán khi thực hiện thu hồi và đền bù GPMB thì xác suất cải thiện thu nhập tăng 2,328 lần nên các hộ dân cần phải tích cực tham gia vào quá trình đàm phán đền bù GPMB nhằm có thể cải thiện xác suất tăng thu nhập cũng như đảm bảo quyền lợi của người được đền bù và hạn chế được những rủi ro về đền bù xuất phát từ phía đơn vị GPMB. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng cần phải tạo điều kiện cũng như hỗ trợ các hộ dân có thể tham gia vào quá trình đàm phán khi thu hồi và đền bù GPMB. Thứ ba, vì hộ gia đình sử dụng tiền đền bù GPMB để đầu tư vào các hoạt động sai mục đích sẽ giảm xác suất tăng thu nhập lên tới 7.7 lần nên các hộ gia đình cẩn phải hạn chế đến mức tối đa việc đầu tư tiền đền bù vào các hoạt động sai mục đích đã được đề cập ở trên. Điều này có thể rất khó vì nó xuất phát từ thói quen cũng như nhận thức của các hộ dân. Do đó, nhóm tác giả đề xuất thêm một số khuyến nghị nhằm hạn chế việc sử dụng tiền đền bù sai mục đích cho các hộ gia đình: Trước tiên, cần phải có phương án nhằm nâng cao trình độ của nông hộ. Thực tế cho thấy, tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ cũng như các lao động trong nông hộ còn thấp, ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Chính vì vậy, cần nâng cao trình độ của hộ, giúp hộ thay đổi cách tư duy, cách nghĩ cho phù hợp với thời cuộc và thực tế đang diễn ra tại địa phương. Muốn làm được như vậy nhóm tác giả đề xuất một số hướng giải quyết như tổ chức các khóa đào tạo, trao đổi chuyên môn; tăng cường học hỏi kinh nghiệm sản xuất và trao đổi công nghệ; cũng như hỗ trợ và khích lệ các nông hộ tự trau dồi, học hỏi thêm thông tin và kiến thức nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tiền đền bù. Tiếp theo, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương cần tư vấn các nông hộ lập kế hoạch chi tiết việc sử dụng tiền đền bù. Có thể thấy rằng do trình độ của nông hộ thấp, nông hộ chủ yếu làm việc theo thói quen và không có định hướng phát triển kinh tế hộ một cách rõ ràng, không có kế hoạch cụ thể trong các hoạt động kinh tế của hộ. Đây cũng chính là vấn đề nan giải trong quá trình phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là khi nông hộ mất đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, việc cùng hộ lập kế hoạch sử dụng tiền đền bù phục vụ mục đích ổn định cuộc sống và chuyển đổi nghề nghiệp là khuyến cáo thiết thực, giải quyết tận gốc của vấn đề. Việc lập kế hoạch sử dụng tiền đền bù cho nông hộ cần thực hiện các bước sau: (1) Thành lập Tổ tư vấn và giám sát kế hoạch sử dụng tiền đền bù của hộ; (2) Hướng dẫn các hộ tự lập kế hoạch sử dụng tiền đền bù nhận được; (3) Kiểm tra PHẠM MẠNH HÙNG - TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG - NGUYỄN NHẬT MINH 23Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch; (4) Tổng kết nghiên cứu định kỳ. Cuối cùng, cần có sự phối kết hợp giữa chủ đầu tư, chính quyền địa phương và nông hộ nhằm nâng cao chất lượng quản lý quá trình giải ngân tiền và hiệu quả sử dụng tiền đền bù GPMB của các nông hộ. Người nông dân thường có ý thức kỷ luật kém, gặp vấn đề phát sinh rất dễ phá kế hoạch và chi tiêu phung phí. Chính vì vậy mà phối kết hợp trên sẽ giúp hộ thực hiện được đúng kế hoạch đặt ra và hạn chế việc tiêu tiền không đúng mục đích. Hiện nay, việc giải ngân (chi trả tiền đền bù) cho nông hộ được thực hiện một lần và được trả toàn bộ số tiền tương ứng với diện tích đất nông nghiệp hộ bị mất, điều này sẽ làm tăng xác suất chi tiêu không đúng mục đích của hộ. Chính vì vậy, trên cơ sở kế hoạch sử dụng tiền đền bù của hộ, nhóm tác giả đề xuất một số phương án giải ngân, chi trả tiền đền bù cho nông hộ như: (1) Giải ngân theo thu nhập thiếu hụt từ việc mất đất của hộ: Căn cứ vào thu nhập của hộ trên diện tích đất nông nghiệp của hộ để giải ngân khoản tiền đền bù của hộ, kỳ hạn trả cho hộ là theo vụ hoặc theo năm, số tiền trả mỗi lần đúng bằng thu nhập bị thiếu hụt do diện tích đất nông nghiệp tạo ra trong một vụ hoặc một năm. Giải ngân tiền đền bù như vậy nhằm đảm bảo thu nhập của hộ không bị ảnh hưởng do diện tích đất nông nghiệp bị mất. (2) Giải ngân theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ: Cần bám sát vào kế hoạch đầu tư cho sản xuất kinh doanh do hộ và tổ tư vấn giám sát lập để giải ngân, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ. (3) Một số trường hợp đặc biệt cần linh hoạt trong việc giải ngân như: Nông hộ có người đau ốm cần một khoản tiền lớn để chạy chữa vượt quá khả năng của hộ, giải ngân toàn bộ cho những hộ đã chuyển hẳn sang ngành nghề phi nông nghiệp, những người già neo đơn, Bên cạnh đó, việc quản lý các giai đoạn giải ngân cho các hộ phải kết hợp chặt chẽ với tổ tư vấn, hoặc có thể do tổ tư vấn giám sát trực tiếp quản lý để đảm bảo sự chặt chẽ trong việc quản lý sử dụng tiền đền bù của hộ và kịp thời cung cấp vốn cho hộ đầu tư sản xuất kinh doanh ■ Tài liệu tham khảo Department for International Development (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets. Đinh Phi Hổ, Huỳnh Sơn Vũ (2011), “Sự thay đổi về thu nhập của người dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chính sách”, Tạp chí phát triển kinh tế. Đỗ Thị Nâng và Nguyễn Văn Ga (2008), “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, 5, 10-15. Green, S. B. (1991), “How many subjects does it take to do a regression analysis?”, Multivariate behavioral research, 26(3), 499-510. Hồ Kiệt, Trần Văn Hòa, Ngô Nhật Linh (2017), “Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn hội, tỉnh Bình Định”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 37CA, 195–205. Hội Nông Dân Việt Nam (2010), Công bố kết quả điều tra về thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp, đô thị: Hơn 2,5 triệu nông dân bị ảnh hưởng, truy cập 15/4/2021 từ: aspx?Code=NEWS&NewsID=1583 Huỳnh Văn Chương (2010), “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 62A, 47–58. Morduch, J. (1995), ““Income Smoothing and Consumption Smoothing.” Journal of Economic Perspectives, 9 (3): 103-114.” Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (1995), Cẩm nang về tái định cư, Truy cập 15/4/2021 từ: Documents/Translations/Vietnamese/Resettlement_Handbook_VN.pdf Nguyễn Đình Hà (2012), “Nghiên cứu sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của hộ nông dân tại huyện Mỹ Hào tỉnh Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Bình Giang (2012), “Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội. Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn and Lebailly, P. (2007), “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên”. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà and Hồ Thị Lam Trà (2013), “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển trường Đại học Nông nghiệp Hà Nôi, 11(1), 59–67. World Bank (2004), Involuntary Resettlement Sourcebook Planning and Implementation in Development Projects Hanstad, T., Nielsen, R., and Brown, T. (2004), “Land and Livelihoods – Making Land Rights Real for India’s Ruural Poor”, Rural Development Institute (RDI) Trần Thị Thơm (2015), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân sau khi thu hồi đất xây dựng Khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long”, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Cần Thơ.
File đính kèm:
- nghien_cuu_hanh_vi_su_dung_tien_den_bu_giai_phong_mat_bang_c.pdf