Nghiên cứu, đề xuất sơ đồ công nghệ khai thác lò chợ khấu than bằng máy, chống giữ bằng giá khung, giá xích
Hiện nay, sản lượng than khai thác từ các lò chợ khoan nổ mìn, chống giữ bằng giá khung và
giá xích chiếm khoảng 43,5% tổng sản lượng than hầm lò của Tập đoàn TKV. Mặc dù công nghệ
đã được áp dụng thuần thục, tuy nhiên do khấu gương bằng khoan nổ mìn nên công nghệ đã đạt
đến giới hạn về năng suất và sản lượng. Nghiên cứu, đề xuất sơ đồ công nghệ nhằm nâng cao sản
lượng, năng suất lao động, mức độ an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động là
nội dung chính của bài báo này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất sơ đồ công nghệ khai thác lò chợ khấu than bằng máy, chống giữ bằng giá khung, giá xích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đề xuất sơ đồ công nghệ khai thác lò chợ khấu than bằng máy, chống giữ bằng giá khung, giá xích
đã khắc phục được nhược điểm dễ xô dạt của giá thủy lực di động, từ đó cho phép nâng cao mức độ an toàn và khả năng thích nghi của công nghệ trong các điều kiện địa chất phức tạp, đồng thời việc áp dụng máy khấu thay cho khoan nổ mìn cho phép nâng cao đáng kể sản lượng và năng suất lao động. Tổng hợp kinh nghiệm áp dụng cơ giới hóa [3] từ năm 2002 và kinh nghiệm khai thác lò chợ giá khung, giá xích [4] từ năm 2007 đến nay tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy giá khung và giá xích áp dụng hiệu quả đối với các khu vực vỉa than dày trên 1,6m, thoải đến nghiêng (≤35°), trong khi hầu hết các loại máy khấu làm việc thuận lợi trong miền góc dốc đến 20°, một số loại máy khấu làm việc với góc dốc đến 35°. Do vậy, việc nghiên cứu khả năng áp dụng giá khung hoặc giá xích kết hợp máy khấu than tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh có thể xem xét đối với các vỉa dày trên 1,6m và dốc đến đến 35°, đá trụ vỉa có cường độ kháng lún đạt từ cấp 4 trở lên [5]. Ưu tiên thử nghiệm trước tại các khu vực vỉa than có góc dốc đến 20°, đá trụ bền vững. Kết quả đánh giá tổng hợp trữ lượng than tại một số mỏ/khoáng sàng khai thác hầm lò vùng Quảng Ninh như: Mạo Khê, Nam Mẫu, Uông Bí, Vàng Danh, Hà Lầm, Núi Béo, Dương Huy, Quang Hanh, Thống Nhất, Hạ Long (Khe Chàm II-IV), Khe Chàm (Khe Chàm III) và Mông Dương cho thấy trong tổng số 630,6 triệu tấn than đã được quy hoạch vào khai thác đến năm 2025, trữ lượng các vỉa dày trên 1,6m và góc dốc vỉa đến 35 độ có khoảng 448,6 triệu tấn, chiếm đến 70% tổng trữ lượng than đã quy hoạch (chi tiết xem bảng 1). Trong đó, trữ lượng vỉa dày trung bình từ 1,6 ÷ 3,5m khoảng 168 triệu tấn (chiếm 26,7%) vỉa dày từ 3,5 ÷ 10m khoảng 251,5 triệu tấn (chiếm 40%), còn lại là vỉa dày trên 10m [3]. Theo đánh giá, trữ lượng các khu vực vỉa dày trên 1,6m, thoải đến nghiêng có khả năng CGH tại các mỏ hầm lò hiện nay khoảng 200 triệu tấn, đây cũng là những khu vực có thể áp dụng giá khung hoặc giá xích kết hợp máy khấu than. Đối với điều kiện các vỉa than dày trên 1,6m, thoải đến nghiêng, chống giữ bằng giá khung và Bảng 1. Tổng hợp trữ lượng than theo các yếu tố chiều dày và góc dốc Góc dốc (độ) Trữ lượng, nghìn tấn 0,8 ÷ 1,6 m 1,6 ÷ 3,5 m 3,5 ÷ 10 m >10 m Tổng ≤20 độ 6.742,75 64.395,06 113.116,54 14.588,30 198.842,65 1,07% 10,21% 17,94% 2,31% 31,53% 20 ÷ 35 độ 14.350,01 104.075,99 138.370,22 14.005,09 270.801,31 2,28% 16,50% 21,94% 2,22% 42,94% 35 ÷ 45 độ 6.023,07 45.808,34 35.858,62 - 87.690,04 0,96% 7,26% 5,69% 0,00% 13,90% >45 độ 8.696,01 32.957,88 30.766,90 889,94 73.310,73 1,38% 5,23% 4,88% 0,14% 11,62% Tổng 35.811,84 247.237,28 318.112,28 29.483,32 630.644,72 5,68% 39,20% 50,44% 4,68% 100,00% THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 1/2019 * CNKT HẦM LÒ10 giá xích kết hợp máy khấu có thể khai thác theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên trong điều kiện các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh hiện nay có thể xem xét áp dụng một số hệ thống khai thác (HTKT) như sau: (1) HTKT cột dài theo phương, khấu hết chiều dày vỉa Bản chất của HTKT cột dài theo phương, khấu hết chiều dày vỉa như sau: Công tác chuẩn bị: Theo giới hạn của tầng (hoặc phân tầng), tiến hành đào lò dọc vỉa vận tải (1) và thông gió (2) đến biên giới khai thác của lò chợ, tiếp theo đào lò thượng khởi điểm (3) nối thông lò vận tải và lò thông gió để lắp đặt lò chợ. Tùy theo cách thức chuẩn bị của từng khu vực có thể đào lò song song chân (4) và lò nối (5), khoảng cách giữa các lò nối theo phương từ 80 ÷ 100m. Trụ bảo vệ (6) được tính toán để đảm bảo khả năng chống giữ áp lực mỏ và duy trì lò dọc vỉa vận tải (1) làm lò thông gió khi khai thác tầng (hoặc phân tầng) dưới. Từ lò thượng khởi điểm tiến hành lắp đặt vì chống lò chợ, các thiết bị khai thác để tiến hành khấu than. Chi tiết về sơ đồ chuẩn bị cho HTKT cột dài theo phương, lò chợ khấu hết chiều dày vỉa xem hình 2. Công tác khai thác: Việc khai thác được tiến hành trên toàn bộ chiều dày vỉa tương tự với các lò chợ khai thác vỉa dày trung bình, thoải đến nghiêng. Theo đó, sau khi lắp đặt các vì chống và hoàn tất công tác phá hỏa ban đầu, tiến hành khai thác thường kỳ lò chợ. Trình tự khai thác thực hiện theo hướng khấu dật từ biên giới về trung tâm. Tiến độ khấu thay đổi tùy thuộc vào chiều rộng tang khấu được chọn (thường là 0,6 ÷ 0,8m). Điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần hoặc chèn lò. Công tác vận tải: Than khai thác từ gương theo máng cào lò chợ, lò song song chân (4), lò nối (5) xuống lò dọc vỉa vận tải (1) và ra ngoài. Vật liệu cung cấp cho lò chợ được vận chuyển từ ngoài mặt bằng, theo các đường lò khai thông, chuẩn bị mức thông gió vào cung cấp cho lò chợ. Công tác thông gió: Thông gió cho lò chợ theo sơ đồ thông gió chung của khu vực. Gió sạch từ ngoài mặt bằng, theo các đường lò khai thông mức vận tải vào lò dọc vỉa vận tải (1), lò nối (5), lò song song chân (4) vào cấp cho lò chợ. Gió thải từ lò chợ lên lò dọc vỉa thông gió (2) và ra ngoài theo các đường lò khai thông mức thông gió. Công tác thoát nước: Nước thoát ra từ lò chợ tự chảy xuống lò song song chân, lò nối, lò dọc vỉa vận tải và ra hệ thống thoát nước chung của toàn mỏ. Phạm vi áp dụng: HTKT này có thể áp dụng cho các khu vực vỉa dày trung bình từ 1,6 ÷ 2,5 m. Than từ trung bình đến cứng. Mức độ biến động chiều dày vỉa từ ổn định đến ổn định trung 1, 2 - lò dọc vỉa vận tải, thông gió; 2 - lò thượng khởi điểm; 4 - lò song song chân; 5 - lò nối Hình 2. Hệ thống khai thác cột dài theo phương, lò chợ khấu hết chiều dày vỉa Hình 3. Gương lò chợ khai thác 1 lớp hết chiều dày vỉa THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 11 KHCNM SỐ 1/2019 * CNKT HẦM LÒ bình. Mức độ biến động về góc dốc từ ổn định đến tương đối ổn định. Khu vực áp dụng có quy mô trữ lượng huy động của lò chợ không nhỏ hơn công suất thiết kế của lò chợ để hạn chế gián đoạn sản xuất do chuyển diện. Đá kẹp trong vỉa có hệ số kiên cố f ≤ 4 (phù hợp với khả năng làm việc của hầu hết các loại máy khấu hiện nay). (2) HTKT cột dài theo phương, khấu lớp trụ, hạ trần thu hồi than nóc Bản chất của HTKT như sau: Công tác chuẩn bị: Công tác chuẩn bị cho hệ thống khai thác này bao gồm đào các lò dọc vỉa vận tải, thông gió và thượng khởi điểm cùng các đường lò khác. Lò được đào bám trụ theo sơ đồ tương tự HTKT cột dài theo phương, khấu hết chiều dày vỉa (xem hình 2). Công tác khai thác: Công tác khấu gương bằng máy khấu, chiều cao khấu gương từ 1,8 ÷ 2,5 m, phần than nóc được hạ trần thu hồi sau khi di chuyển vì chống sang luồng mới (xem hình 4). Công tác vận tải: Công tác vận tải trong lò chợ được thực hiện bằng máng cào. Sơ đồ vận tải từ chân lò chợ ra ngoài cũng như các công tác phụ trợ khác thực hiện tương tự hệ thống khai thác khấu một lớp hết chiều dày vỉa. Phạm vi áp dụng: HTKT này được áp dụng trong điều kiện vỉa có chiều dày không ổn định đến ổn định, cấu tạo vỉa từ đơn giản đến phức tạp, đá vách dễ sập đổ đến sập đổ trung bình, than không có tính tự cháy. (3) HTKT chia lớp nghiêng hạ trần thu hồi than lớp giữa Về cơ bản, bản chất của HTKT này là tương tự HTKT khấu một lớp hết chiều dày vỉa đối với các vỉa rất gần nhau. Tuy nhiên thay vì một lớp khấu hết toàn bộ chiều dày vỉa, theo chiều dày, vỉa than được chia thành các lớp nghiêng khai thác độc lập (hình 5). Tùy thuộc vào chiều dày vỉa, đặc điểm phân lớp đá kẹp,... và chiều cao khấu của lò chợ sẽ hình thành từ 2 đến nhiều lớp khấu. Tại mỗi lớp, các công tác chuẩn bị, khai thác, vận tải, thông gió, cấp thoát nước, được thực hiện tương tự nhau. Các lò chợ chia lớp theo trình tự từ trên xuống (khi điều khiển đá vách bằng phá hỏa toàn phần) hoặc từ dưới lên trên (khi điều khiển đá vách bằng chèn lò). Chiều cao khấu gương từ 2,0 ÷ 2,5 m, giữa các lớp khấu là các lớp than hạ trần được tính toán để đảm bảo khả năng sập đổ phục vụ công tác thu hồi than hạ trần. Sơ đồ chuẩn bị vẽ trong trường hợp vỉa than được chia thành 2 lớp khấu xem hiǹh 6. Trong đó lớp vách khai thác trước, sau khi kết thúc lớp vách tiến hành khai thác lớp trụ hoặc khai thác đuổi nhau. Khi khai thác đuổi nhau, khoảng cách vượt trước của các lớp được xác định theo công thức: Lmin = m x cotgδ0 + Xmin, m 1,2 - lò dọc vỉa vận tải và thông gió lớp trụ; 3, 7 - lò thượng khởi điểm lớp vách; 5,6 - lò dọc vỉa vận tải và thông gió lớp vách Hình 5. Hệ thống khai thác chia lớp nghiêngHình 4. Lò chợ trụ, hạ trần thu hồi than nóc THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 1/2019 * CNKT HẦM LÒ12 Trong đó: m - là tổng chiều dày vỉa 2 lớp khấu liền nhau và than hạ trần, m; δ0 - góc biên giới theo phương, độ; Xmin - khoảng cách dự trữ để đảm bảo cho lò chợ lớp dưới khai thác liên tục trong thời gian lò chợ lớp trên gặp sự cố gián đoạn sản xuất. Giá trị Xmin phụ thuộc tốc độ tiến gương của lò chợ, thường được chọn với thời gian dự trữ khoảng 1 tháng. Điều kiện áp dụng của hệ thống khai thác: Vỉa than có chiều dày lớn hơn chiều dày tối đa cho phép của một lớp khấu tính theo khả năng sập đổ trần than và khả năng chịu tải của vì chống [5], vỉa ổn định đến ổn định trung bình về chiều dày và góc dốc. Tính toán sơ bộ cho một lò chợ bán cơ giới hóa sử dụng giá khung (GK) hoặc giá xích (GX) TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Lò chợ máy khấu Lò chợ khoan nổ mìn 1 Chiều dày vỉa trung bình m 6,5 6,5 2 Chiều dài lò chợ theo hướng dốc m 100 100 3 Chiều cao khấu gương m 2,2 2,2 4 Chiều dày lớp than hạ trần m 4,3 4,3 5 Chiều rộng bước khấu m 0,6 0,8 6 Trọng lượng thể tích của than Tấn/m3 1,55 1,55 7 Sản lượng than khai thác 1 ngày đêm Tấn 1.186 791 8 Sản lượng than khai thác 1 tháng Tấn 29.658 19.772 9 Hệ số tính đến thời gian chuyển diện - 0,92 0,92 10 Công suất lò chợ Tấn 300.000 200.000 11 Số công nhân lò chợ một ngày đêm Người 84 93 12 Năng suất lao động trực tiếp T/công 14,1 8,5 Bảng 2. So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò chợ bán cơ giới và lò chợ khoan nổ mìn, chống giữ bằng giá khung hoặc giá xích TT Tên thông số Đơn vị tính Lò chợ máy khấu Lò chợ khoan nổ mìn GK GX GK GX 1 Giá chống Tr.đồng 26.528,0 24.849,8 22.106,7 20.708,2 2 Máy khấu Tr.đồng 11.382,8 11.382,8 - - 3 Máng cào trước Tr.đồng 9.681,5 9.681,5 - - 4 Máng cào sau Tr.đồng 816,2 816,2 816,2 816,2 5 Máng cào lò chân Tr.đồng 816,2 816,2 816,2 816,2 6 Máng cào họng sáo Tr.đồng 816,2 816,2 816,2 816,2 7 Hệ thống điện và phụ trợ Tr.đồng 5.000 5.000 3.000 3.000 Bảng 3. Khái toán chi phí thiết bị các loại hình công nghệ TT Các yếu tố chi phí Đơn vị tính Lò chợ máy khấu Lò chợ khoan nổ mìn GK GX GK GX 1 Vật liệu Đồng 24.074 24.010 35.993 35.691 2 Động lực Đồng 15.000 15.000 7.500 7.500 3 Tiền lương Đồng 59.007 59.007 97.882 97.882 4 Các loại bảo hiểm Đồng 3.080 3.080 6.522 6.522 5 Khấu hao cơ bản Đồng 30.578 29.646 22.963 21.797 6 Chi phí khác Đồng 10.409 10.321 14.950 14.822 Tổng cộng Đồng 144.193 143.109 185.811 184.215 Bảng 4. Giá thành phân xưởng các loại hình công nghệ THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 13 KHCNM SỐ 1/2019 * CNKT HẦM LÒ Research and proposal of the coal mining flowsheet using coal cutting combines and longwall supporting with movable supporting frames and chain supporting frames Dr. Dao Ngoc Hoang; Dr. Le Duc Nguyen, MSc. Dam Huy Tai; MSc. Phung Viet Bac Institute of Mining Science and Technology – Vinacomin Summary: At present, the coal output exploited from the longwall with using blasting method and supporting with movable supporting frames and chain supporting frames has accounted for about 43.5% of VINACOMIN’s total coal output. Although the technology has been applied widely and skillfully, but due to using blasting method, the productivity and output has been limitted. Research and proposal of the mining flowsheet to improve productivity, labor productivity, safety level and the working conditions is the main content of this paper. kết hợp máy khấu có chiều dài 100m, chiều dày vỉa 6,5m cho thấy so với lò chợ khoan nổ mìn trong cùng điều kiện, lò chợ sử dụng máy khấu có công suất cao hơn 1,5 lần; nhu cầu nhân lực trực tiếp giảm khoảng10%; năng suất lao động trực tiếp cao hơn 1,66 ÷ 2,21 (chi tiết xem từ bảng 2 đến bảng 4). Với khái toán tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 55 tỷ đồng, giá thành khai thác một tấn than thấp hơn từ 20 ÷ 22% so với lò chợ khoan nổ mìn chống giữ bằng giá khung hoặc giá xích trong cùng điều kiện. 3. Kết luận Kết quả đánh giá tổng hợp kinh nghiệm áp dụng giá khung, giá xích kết hợp máy khấu than tại các mỏ hầm lò của Trung Quốc và tính toán sơ bộ trong điều kiện của các mỏ hầm lò của TKV đã cho thấy công nghệ này cho phép nâng cao đáng kể sản lượng của lò chợ so với khoan nổ mìn, từ đó nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành khai thác than. Ngoài ra, việc giảm khối lượng các công việc thủ công như khoan nổ mìn, xúc tải than đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và nâng cao mức độ an toàn. Hiện nay, trữ lượng than vỉa dày trung bình và dày, thoải đến nghiêng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh cũng như cơ cấu sản lượng khai thác hàng năm từ các đối tượng vỉa than này đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng sản lượng khai thác hầm lò của ngành than. Việc đổi mới công nghệ khai thác sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả khai thác và giảm áp lực về sự thiếu hụt nguồn nhân lực đối với ngành than những năm tới. Trong điều kiện địa chất phức tạp tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, việc đầu tư các lò chợ bán cơ giới sử dụng giá khung và giá xích kết hợp máy khấu cho phép khai thác được nhiều khu vực khó hoặc không có khả năng áp dụng cơ giới hóa đồng bộ do công nghệ có chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các lò chợ CGH đồng bộ. Ngoài ra, cán bộ và công nhân tại các mỏ đã có nhiều kinh nghiệm khai thác và chống giữ lò chợ bằng giá khung hoặc giá xích sẽ là một trong các yếu tố thuận lợi để nghiên cứu triển khai áp dụng trong thời gian tới./. Tài liệu tham khảo: 1. Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tổng hợp khối lượng mỏ, Hà Nội, 2008. 2. Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo tổng hợp khối lượng mỏ, Hà Nội, 2018. 3. Đặng Thanh Hải, Báo cáo tổng kết đề tài “Phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh giai đoạn 2013 ÷ 2015, lộ trình đến năm 2020”, Hà Nội, 2016. 4. Đinh Văn Cường, Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu áp dụng giá khung, giá xích thay thế cột thủy lực đơn trong các lò chợ khai thác vỉa dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng nhằm nâng cao mức độ an toàn, sản lượng và năng suất lao động tại các mỏ than hầm lò”, Hà Nội, 2017. 5. Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam, “Hướng dẫn thực hiện công tác phá hỏa ban đầu và chia lớp khai thác lò chợ trong các mỏ than hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam”, Hà Nội 2018.
File đính kèm:
- nghien_cuu_de_xuat_so_do_cong_nghe_khai_thac_lo_cho_khau_tha.pdf