Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi

Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh mới có 4.864 doanh nghiệp đang hoạt động

trong số khoảng 7.000 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế. So với quy mô dân số, số doanh

nghiệp ở Quảng Ngãi chỉ đạt mức 3,5 doanh nghiệp/nghìn dân, thấp hơn 2 lần so với cả

nước. Đồng thời với số lượng còn khiêm tốn, hoạt động của doanh nghiệp cũng gặp nhiều

khó khăn và thách thức, đặc biệt là về vốn, nhân lực, quản trị doanh nghiệp, thị trường tiêu

thụ sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, và siêu nhỏ, năng lực sản

xuất kinh doanh nhìn chung còn yếu, công nghệ còn lạc hậu và chậm được đổi mới, nguy cơ

gây ô nhiễm môi trường cao.

Để có những quyết sách đúng và giải pháp khả thi, phù hợp với đặc điểm của địa

phương và bối cảnh của từng giai đoạn phát triển cần thiết phải dựa trên những nghiên cứu

có cơ sở khoa học và thực tiễn. Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của

doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi” được triển khai thực

hiện nhằm nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về tình hình phát triển, vai trò của doanh

nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua, các nhân tố tác động đến sự

phát triển của doanh nghiệp nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất,

xây dựng các giải pháp thu hút đầu tư, phát triển và phát huy vai trò của doanh nghiệp trong

tiến trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới.

II. MỤC TIÊ

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 8

Trang 8

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 9

Trang 9

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
3.3. Định hướng và giải pháp thu hút đầu tư, phát huy vai trò của doanh nghiệp theo 
địa bàn
Trong giai đoạn từ nay đến 2025, Quảng Ngãi cần sớm hình thành cực tăng trưởng 
và phát triển ở vùng đồng bằng, ven biển và hải đảo, đặc biệt là khu vực đông bắc của tỉnh 
với các địa bàn Thành phố Quảng Ngãi - Sơn Tịnh - Bình Sơn và Lý Sơn. Đây là khu vực 
có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; là khu vực có sự 
kết nối rất thuận lợi với các trung tâm phát triển trong và ngoài nước; phù hợp với với định 
hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; với chiến lược phát triển bền vững 
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, cần quan tâm đặc 
biệt đến vai trò của Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP và huyện đảo Lý Sơn.
Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch, hình thành Trung tâm lọc hóa dầu 
quốc gia, găn với cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Quốc tế Chu Lai. Định hình Khu kinh 
tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP không chỉ là trung tâm kinh tế, một cực tăng trưởng 
của Quảng Ngãi mà còn là cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 
Phát triển huyện đảo Lý Sơn thành đảo du lịch xanh sạch đẹp, theo hướng bền vững sẽ 
tạo ra điểm nhấn quan trọng cho phát triển ngành du lịch của tỉnh và lan toả sang các ngành 
kinh tế khác. 
Quảng Ngãi cũng cần sớm hình thành, thu hút đầu tư triển khai các dự án phát triển 
hành lang kinh tế ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, nối Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình 
Định (Quảng Ngãi đóng vai trò trung tâm trong tam giác này) tạo mối liên kết phát triển khu 
vực Đông băc của tỉnh với khu vực phía Nam của tỉnh - nơi cũng có nhiều lợi thế để phát 
triển du lịch và kinh tế biển, và rộng hơn là kết nối với các tỉnh lân cận, với vùng duyên hải 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN302
Nam Trung bộ và cả nước.
Đồng thời, Thành phố Quảng Ngãi với vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, 
với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối hoàn chỉnh, một trong những đầu mối giao 
thông quan trọng và trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung có vai trò quan trọng trong 
quá trình hình thành và phát triển vùng đông bắc của tỉnh và cả các vùng khác. Do vậy, thu 
hút đầu tư phát triển Thành phố Quảng Ngãi cũng cần đặt trọng tâm trong chiến lược phát 
triển của tỉnh.
Đối với vùng miền núi phía tây, tỉnh cần hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã 
hội vùng này đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và 
quy hoạch phát triển vùng, ngành. Trong đó, cần sớm lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, 
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị kinh tế 
cao; quy hoạch xây dựng phát triển các khu dân cư, điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ 
đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới, phù hợp với điều 
kiện thực tế từng địa phương.
3.4. Các giải pháp tạo nền tảng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhằm phát huy vai 
trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Để phát triển các doanh nghiệp hiện hữu trên địa bàn và thu hút đầu tư của doanh 
nghiệp mới vào tỉnh đặt ra nhu cầu bức thiết của việc cần phải cải thiện môi trường kinh 
doanh trên địa bàn Quảng Ngãi. Theo đó, các chỉ số được đánh giá thấp như tính năng động, 
hiệu quả của quản trị công, hiệu quả thực thi chính sách, xây dựng môi trường kinh doanh 
cạnh tranh bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, phát triển hạ tầng, tạo điều kiện thuận 
lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực trong kinh doanh,.. .là những vấn đề cần 
được ưu tiên cải thiện.
3.4.1. Đổi mới tư duy quản lý, cải thiện các yếu tố trong quản trị công địa phương
Đổi mới tư duy quản lý
Để phát huy vai trò động lực quan trọng của doanh nghiệp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, 
Quảng Ngãi cần tiếp tục đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế. Trong đó, Chính quyền cần 
tôn trọng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế trên thị trường, phát triển đầy 
đủ các loại thị trường và đề cao vai trò của thị trường để các nguồn lực trong nền kinh tế của 
tỉnh được phân bổ dựa trên hiệu quả; phát huy sự năng động của các thành phần kinh tế trong 
hoạt động đầu tư, sản xuất, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường; chính quyền 
quản lý không nhằm mục tiêu xác lập trật tự, kiểm soát nguồn lực trên địa phương mà cần xây 
dựng chính quyền phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp, đóng vai trò bàn đỡ cho các hoạt 
động kinh tế của người dân để thúc đẩy sự phát triển.
Cải thiện các yếu tố trong quản trị công địa phương, xây dựng chính quyền năng động 
phục vụ doanh nghiệp
Thứ nhất, các cải thiện về bộ máy thực thi chính sách của địa phương, đặc biệt đối với các 
hoạt động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. 
Thứ hai, cải thiện các chính sách trong phạm vi địa phương đồng thời với việc xem xét lại 
các chính sách hiện hữu.
3.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường và các nguồn lực 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 303
trong kinh doanh
Chính quyền cần tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, kết nối thị trường, 
đặc biệt không chỉ các thị trường trong nước, mà còn các thị trường xuất khẩu. Đồng thời, quan 
tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các chỉ dẫn địa lý, các thương hiệu mạnh cho các sản phẩm 
trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương.
Hình thành Quỹ hỗ trợ DNNVV tại địa phương và hỗ trợ doanh nghiệp ở địa phương tiếp 
cận Quỹ của trung ương như: Quỹ hỗ trợ DNNVV hình thành và hỗ trợ doanh nghiệp theo quy 
định của Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; hay Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam, Startup Vietnam Foundation (SVF). Đồng thời, cần phát huy vai 
trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Hội doanh nhân trẻ để làm tốt chức năng cầu nối giữa 
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. 
Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân tài phát huy 
hết khả năng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh. Quảng Ngãi cũng cần sắp xếp lại cơ 
sở đào tạo trình độ cao đẳng và đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực với trình độ cao và các kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 
Xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ đồng bộ, trọng tâm là xây dựng 
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để chuyển 
giao, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống. 
Xây dựng chiến lược, kế hoạch khả thi trong việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ 
doanh nghiệp hiện đại hóa, doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tiến hành quy hoạch, xây dựng, 
hình thành và phát triển một số cơ quan khoa học - công nghệ của tỉnh như: công nghệ sinh học, 
công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu mới, ở đó trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản 
xuất ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu, cải thiện kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất.
Tạo điều kiện thuận lợi, công bằng và minh bạch trong tiếp cận đất đai. 
3.4.3. Phát triển và cải thiện yếu tố hạ tầng kỹ thuật
Tỉnh cần tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối giữa các 
địa phương trong tỉnh và giữa Quảng Ngãi với các tỉnh trong khu vực. Cụ thể như:
Về giao thông, đối với đường bộ, Nhóm nghiên cứu đề xuất tỉnh nên xem xét phân kỳ đầu 
tư, nâng cấp hệ thống các đừng trục dọc (7 tuyến chính), trục ngang (3 tuyến chính) của tỉnh. 
Bên cạnh đó, hiện nay, trên tuyến đường từ Quảng Ngãi - Đà Nẵng đã có đường cao tốc, đây là 
một điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các hoạt động giao thương của doanh nghiệp. Vận động sự 
ủng hộ của các cơ quan Trung ương để dự án cao tốc nối Quảng Ngãi với các tỉnh Bình Đình 
- Phú Yên - Khánh Hoá sớm triển khai; phối hợp các tỉnh Tây Nguyên nâng cấp quốc lộ 24;...
Quảng Ngãi cần sớm xúc tiến xây dựng hệ thống đường sắt kết nối Khu Kinh tế Dung 
Quất, cảng Dung Quất với hệ thống đường sắt Bắc - Nam để thúc đẩy sự phát triển của Khu 
kinh tế Dung Quốc và các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng 
hoá.
Về đường hàng không, đối với Quảng Ngãi, việc tăng kết nối với sân bay quốc tế Chu 
Lai không chỉ thông qua kết nối cơ sở hạ tầng mà còn kết nối thông qua các hoạt động vận 
tải - kinh doanh, đặc biệt hoạt động vận tải khách du lịch, kết nối với các doanh nghiệp vận 
tải hàng không-doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, tỉnh cần nghiên cứu khôi phục lại sân bay 
Lý Sơn để đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, kết hợp phát triển kinh tế, du lịch với quốc 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN304
phòng và an ninh.
Đối với đường thủy, phát triển cảng Dung Quất thành cảng chuyên dùng và tổng hợp 
container, thành cảng quốc tế. Tỉnh cần nghiên cứu phát triển các hệ thống giao thông đường 
thủy nội địa.
Về cung cấp điện, bên cạnh duy trì nguồn điện và đảm bảo chất lượng mạng lưới cấp 
điện đáp ứng nhu cầu ở hiện tại, Quảng Ngãi cần tận dụng những lợi thế về điều kiện tự 
nhiên tận dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời để phát triển các dự án năng lượng tái 
tạo, đặc biệt là ở khu vực ven biển và huyện đảo Lý Sơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, sinh hoạt của người dân, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi 
trường.
Về thông tin - truyền thông, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng viễn 
thông, dịch vụ thông tin - truyền thông ở các khu công nghiệp, khu dân cư mới. Triển khai 
các dịch vụ cơ bản của Chính phủ điện tử.
Về cấp, thoát nước và xử lý nước thải, cải tạo hệ thống cấp nước và nâng công suất của 
nhà máy nước tại thành phố Quảng Ngãi; nhà máy nước Dung Quất. Đồng thời điều tra bổ 
sung và quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước tại các đô thị mới và các khu công nghiệp. 
Đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng xử lý nước thải tại các KCN, CCN và các cơ 
sở sản xuất công nghiệp để đảm bảo nước thải công nghiệp đều được thu gom, xử ý đáp ứng 
yêu cầu về tiêu chuẩn trước khi xả thải xa môi trường.
3.4.4. Điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư và thuế đối với doanh nghiệp
Xây dựng danh mục các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Tiếp tục nghiên cứu và bổ sung danh 
mục ưu tiên đầu tư trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững và khai thác hiệu quả lợi thế của 
Quảng Ngãi đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ 
trợ và các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu trực tiếp tại địa phương trên cơ sở tận 
dụng lợi thế của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và Khu kinh tế mở Dung Quất. Bên 
cạnh đó các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư và đầu tư bao gồm: sản xuất nông nghiệp, 
đánh bắt hải sản, logistics, cảng biển và đặc biệt là phát triển du lịch.
Xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, định 
hướng thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án của nhà đầu tư có tiềm năng, sử dụng công nghệ 
sản xuất tiên tiến, dự án tận dụng lợi thế địa phương. Đa dạng hoá công tác xúc tiến đầu tư, 
trong đó chú trọng đến công tác khảo sát, nghiên cứu kênh thông tin được các nhà đầu tư tin 
cậy, thường xuyên khảo sát làm cơ sở xác định đúng hướng xúc tiến đầu tư, tránh lãng phí 
ngân sách.
Về chính sách thuế: Để tiến đến một cơ cấu ngân sách bền vững, Quảng Ngãi cần quan 
tâm nhiều đến khía cạnh hành thu và chiến lược nuôi dưỡng nguồn thu tại địa phương. Với 
cấp độ địa phương, đặc biệt với số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, việc nuôi dưỡng nguồn 
thu luôn là một nhân tố quan trọng trong tầm nhìn phát triển của địa phương.
3.4.5. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường
Quảng Ngãi đang thu hút nhiều dự án công nghiệp nặng, công nghiệp có rủi ro ô nhiễm 
cao. Quá trình tập trung các doanh nghiệp công nghiệp nặng hiện nằm dọc bờ biển mang lại 
những rủi ro đến các hoạt động kinh tế khác, đặc biệt là ngành du lịch và sinh kế của người 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 305
dân ở các khu vực có liên quan. Trong khi đó, ngành du lịch của tỉnh với các lợi thế về địa 
hình, địa chất đa dạng (công viên địa chất toàn cầu) cùng các di tích lịch sử và đảo Lý Sơn 
đang nổi lên như là các động lực tiềm năng cho ngành du lịch Quảng Ngãi phát triển mạnh. 
Kinh tế biển và du lịch không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với cơ cấu kinh tế Quảng 
Ngãi mà còn gắn kết chặt chẽ với sinh kế của người dân ở các khu vực ven biển.
Theo quan điểm của Nhóm nghiên cứu, cần khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp áp 
dụng giải pháp công nghệ sạch trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, và 
các thiết bị đảm bảo quy trình xử lý chất thải trước khi xả thải vào môi trường. Điều này đòi 
hỏi trước hết cần thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt để đầu tư, thứ đến là sự 
hỗ trợ của tỉnh cho doanh nghiệp hiện hữu cải tiến công nghệ, bảo vệ môi trường.
Đối với các dự án mới xin cấp phép đầu tư, đặc biệt các dự án có nguy cơ xả thải chất 
thải độc hại ra môi trường, các cơ quan chức năng cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá 
tác động môi trường, và kiểm tra chặt chẽ việc xây dựng lắp đặt hệ thống dây chuyền công 
nghệ phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
IV. KẾT LUẬN 
Tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, theo số liệu của 
Cục Thống kê (2018), tính tại thời điểm 31/12/2016 là 3.399 doanh nghiệp, tăng gấp 1, 3 lần 
so với năm 2010. Khu vực doanh nghiệp đã có những đóng góp quan trong đối với sự phát 
triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi: đóng góp 60% về GRDP; thúc đẩy chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, du lịch. Doanh 
nghiệp cũng tạo việc làm và thu nhập cho 67.310 lao động, trong đó lao động làm việc tại 
khu vực kinh tế tư nhân có mức thu nhập là 5,29 triệu đồng/người/tháng, tương ứng khu vực 
doanh nghiệp FDI là 10 triệu đồng/người/tháng, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 9,88 
triệu đồng/người/tháng; đóng góp vào nguồn thu NSNN chiếm tỷ trọng rất cao, từ 92,53% 
đến 97,75% trong giai đoạn 2010 - 2017. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng 
góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội;... Các 
kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép khẳng định rằng, doanh nghiệp có một vị trí hết sức 
quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi những năm 
qua 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_giai_phap_phat_huy_vai_tro_cua_doanh_nghi.pdf