Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030

ề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu, đề xuất các mô hình tính toán phù hợp để kiến nghị các biện pháp

giảm phát thải có hiệu quả chi phí đối với Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, các tác giả đã đề xuất tập hợp

các giải pháp giảm phát thải trong các ngành kinh tế chính của Việt Nam, xây dựng đường cong chi phí

biên giảm phát thải theo phương pháp mô hình dưới lên cho hệ thống năng lượng Việt Nam và đề xuất

cách thức sử dụng đường cong chi phí biên đó để đánh giá tiềm năng, chi phí giảm phát thải và xác định

các giải pháp giảm phát thải cho Việt Nam theo các mục tiêu giảm phát thải cụ thể.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 8

Trang 8

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 9

Trang 9

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 5780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm phát thải trên cơ sở xây dựng đường cong chi phí biên theo phương pháp sử dụng mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam đến năm 2030
 loại đường 
cong MAC này đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc 
cung cấp thông tin để đưa ra quyết định lựa chọn các biện pháp giảm phát thải thích hợp. 
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu tính toán và lựa chọn các biện pháp giảm phát thải, nhưng 
phần lớn là sử dụng phương pháp chuyên gia. Việc sử dụng đường cong MAC theo mô hình cũng đã 
được xem xét nhưng chưa được bàn luận kỹ lưỡng. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi mong muốn 
đề xuất một cách tiếp cận hợp lý trong việc xây dựng và sử dụng đường cong MAC nhằm kết hợp được 
thế mạnh của cả phương pháp chuyên gia và phương pháp mô hình để xem xét và lựa chọn những biện 
pháp giảm phát thải có hiệu quả chi phí cho hệ thống năng lượng trong bối cảnh kinh tế - xã hội của 
Việt Nam. 
II. Phương pháp nghiên cứu 
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 
- Nghiên cứu thông tin thứ cấp để thu thập các số liệu kinh tế - kỹ thuật, giá nhiên liệu, giá công nghệ và 
các số liệu liên quan để cung cấp số liệu đầu vào cho các mô hình năng lượng, các số liệu, tài liệu phục 
vụ đánh giá hiện trạng Hệ thống Năng lượng (HTNL) Việt Nam và sơ bộ lựa chọn các giải pháp giảm 
phát thải có thể áp dụng cho HTNL Việt Nam. 
- Sử dụng các mô hình năng lượng thích hợp cho HTNL Việt Nam được xác định theo kết quả của Đề 
tài nghiên cứu về mô hình năng lượng đã thực hiện năm 2011 để xây dựng kịch bản cơ sở (Base as 
usual - BAU) cho giai đoạn 2010 - 2030, tính toán phát thải của kịch bản cơ sở, tính toán phát thải và 
chi phí giảm phát thải cho các kịch bản giảm phát thải đã lựa chọn, xây dựng đường cong MAC cho 
HTNL Việt Nam theo mô hình dưới lên. 
- Phân tích, so sánh kết quả thu được theo hai cách xây dựng đường cong MAC: theo phương pháp 
chuyên gia và theo phương pháp mô hình, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất. 
III. Kết quả đạt được 
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, các tác giả đã nỗ lực cập nhật các số liệu để đánh giá tổng thể hiện 
trạng cung – cầu, phát hiện xu hướng gia tăng của HTNL Việt Nam và triển vọng đáp ứng các nguồn 
cung năng lượng trong tương lai; lựa chọn các mô hình phù hợp để sử dụng cho HTNL Việt Nam, thu 
thập các số liệu kinh tế - kỹ thuật làm đầu vào cho các mô hình để xây dựng kịch bản cơ sở của HTNL 
dựa trên kịch bản phát triển kinh tế thấp theo Quy hoạch Điện VII (QHĐ VII), tính toán phát thải và chi 
phí giảm phát thải, xây dựng đường cong MAC cho HTNL Việt Nam theo mô hình dưới lên, so sánh 
kết quả tính toán với phương pháp chuyên gia để từ đó đưa ra các kết luận và kiến nghị. Các kết quả 
chính được tóm tắt trong phần trình bày dưới đây. 
1. Hiện trạng cung-cầu và triển vọng của HTNL Việt Nam 
Kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng cung cầu của HTNL Việt Nam cho thấy từ sự phát triển và thay 
đổi cơ cấu của nền kinh tế, nhu cầu năng lượng tăng nhanh chóng từ 26,3 triệu TOE lên 50,7 triệu TOE 
trong giai đoạn 2000-2010, năng lượng thương mại tăng từ 12,09 triệu TOE lên 36 triệu TOE với tốc độ 
tăng trưởng hàng năm đạt 11,5%. Tuy nhiên, hệ số đàn hồi năng lượng/GDP vẫn giữ ở mức 1,59 trong 
giai đoạn 2000-2010. 
Hình 1 - Tương quan của phát triển kinh tế và xu hướng nhu cầu năng lượng của Việt 
Nam 
Bảng 1 - Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - năng lượng Việt Nam 2000-2010 
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 
GDP-USD2000/người 402 539 723 
Tiêu thụ NL thương mại (KgOE/ngời) 156 265 415 
Tiêu thụ điện năng thương phẩm (KWh/người) 289 567 1000 
Cường độ năng lượng TM (KgOE/1000USD2000) 387 492 574 
 2001-2005 2006-2010 
Hệ số đàn hồi năng lượng TM 1,7 1,5 
Hệ số đàn hồi điện 2,13 1,9 
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tính toán dựa trên số liệu của TC Thống kê, Viện Năng lượng 
Trước sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu năng lượng như trên, triển vọng phát triển nguồn cung của 
Việt Nam được đánh giá như sau: 
Bảng 2 – Triển vọng phát triển nguồn cung năng lượng của Việt Nam 
Loại 2010 2015 2020 2025 2030 
Than 
(triệu 
tấn) 
49,8 55-58 60-65 66-70 75 
Khí (tỷ m
3
) 7,98 12,4-12,6 14,2-19,6 11,1-18,2 9,6-13,4 
Dầu (10
6
 tấn) 19,86 20,0 20,7 21,7 20 
Ngoài ra, Việt Nam còn có tiềm năng kinh tế-kỹ thuật thủy điện vào khoảng 75-80 tỷ kWh với công 
suất tương ứng 18.000 đến 20.000 MW. Điện gió có thể đạt tới 6.000 MW và năng lượng sinh khối có 
thể đạt 9,4 triệu TOE. 
2. Lựa chọn mô hình cho hệ thống năng lượng Việt Nam 
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đánh giá các mô hình mô phỏng hệ thống cung-cầu 
năng lượng và đề xuất xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam” đã được thực hiện trong 
năm 2011, mô hình SIMESLEAP (SIMPLE-E – MESSAGES – LEAP) là một tổ hợp các mô hình từ 
khâu dự báo, tính toán tối ưu, xây dựng các kịch bản và đưa ra các giải pháp tối ưu trong HTNL đã 
được đề xuất sử dụng. 
Tuy nhiên, trong đề tài này, do thời gian thực hiện ngắn nên nhóm tác giả đề xuất sử dụng mô hình 
SIMPLE-E và mô hình LEAP để tập trung tính toán MACC, không sử dụng MESSAGES. 
Hình 2- Mô hình tính toán 
3. Xây dựng kịch bản cơ sở cho HTNL Việt Nam 
Sử dụng các mô hình tính toán ở trên theo kịch bản thấp của phát triển kinh tế được dự báo trong QHĐ 
VII và các số liệu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy, kết quả 
tính toán kịch bản cơ sở cho HTNL Việt Nam đưa ra một số dự báo về năng lượng và phát thải như sau: 
Bảng 2 - Kết quả dự báo nhu cầu năng lượng theo dạng nhiên liệu 
 Đơn vị: ktoe 
 2010 2015 2020 2025 2030 
Than 9893 14028 18300 23659 29270 
LPG 1409 2321 3364 4596 6195 
Xăng 4727 7426 11047 15689 21895 
Jet fuel 848 1521 2394 3475 4895 
Dầu hỏa 90 91 108 133 166 
Diesel 7147 10187 14392 19276 25933 
Fuel oil 1149 1557 2079 2766 3566 
Khí 493 753 1076 1520 2017 
Sản phẩm dầu khác 2843 2915 2988 3064 3141 
Điện 7475 13827 21349 30477 42327 
Năng lượng phi 
thương mại 
14695 14474 14044 13272 12443 
Tổng 50769 69098 91141 117927 151846 
Bảng 3 - Kết quả dự báo nhu cầu năng lượng giai đoạn 2010-2030 theo ngành kinh tế 
 Đơn vị: ktoe 
 2010 2015 2020 2025 2030 
Nông Nghiệp 612 690 746 789 809 
Công Nghiệp 17498 24626 32763 43141 55057 
Giao thông vận tải 11195 17331 25826 36228 50540 
Dịch vụ thương mại 1699 2996 5291 8431 12625 
Dân dụng 16922 20541 23527 26274 29655 
Phi năng lượng 2843 2915 2988 3064 3141 
Tổng 50769 69098 91141 117927 151846 
Bảng 4 - Tổng phát thải trong hệ thống năng lượng giai đoạn 2010-2030 
 Đơn vị: tr.tấn CO2e 
 2010 2015 2020 2025 2030 
Tiêu thụ năng lượng 99,7 141,0 190,8 252,1 327,2 
Chuyển đổi năng lượng 55,8 105,2 179,5 227,1 294,7 
Tổng 155,4 246,1 370,2 479,2 622,0 
 Bảng 5 - Phát thải của HTNL Việt Nam giai đoạn 2010-2030 theo các ngành 
Đơn vị: Triệu tấn CO2 
 2010 % 2015 % 2020 % 2025 % 2030 % 
Công nghiệp 42,360 27,3% 59,505 24,2% 77,018 20,8% 99,444 20,8% 121,598 19,6% 
Giao thông 
vận tải 
33,959 21,8% 52,262 21,2% 77,468 20,9% 108,048 22,5% 149,944 24,1% 
Nông nghiệp 1,660 1,1% 1,757 0,7% 1,855 0,5% 1,959 0,4% 1,992 0,3% 
Dân dụng 
thành thị 
1,265 0,8% 2,204 0,9% 3,416 0,9% 4,897 1,0% 6,864 1,1% 
Dân dụng 
nông thôn 
7,295 4,7% 10,235 4,2% 12,912 3,5% 15,355 3,2% 18,213 2,9% 
Thương mại 3,512 2,3% 5,142 2,1% 7,955 2,1% 12,031 2,5% 17,977 2,9% 
Phi năng 
lượng 
9,635 6,2% 9,879 4,0% 10,127 2,7% 10,384 2,2% 10,645 1,7% 
Sản xuất điện 34,623 22,3% 62,054 25,2% 114,392 30,9% 162,022 33,8% 229,669 36,9% 
Lọc dầu 20,376 13,1% 42,357 17,2% 64,324 17,4% 64,324 13,4% 64,324 10,3% 
Nhà máy xử 
lý khí đốt 
0,752 0,5% 0,753 0,3% 0,753 0,2% 0,753 0,2% 0,753 0,1% 
Tổng 155,438 1,0 246,148 1,0 370,219 1,0 479,217 1,0 621,979 1,0 
Hình 3 - Tổng phát thải trong các nhánh năng lượng giai đoạn 2010-2030 
4. Các giải pháp giảm phát thải trong hệ thống năng lượng Việt Nam 
Dựa trên kết quả nghiên cứu của dự án do nhóm nghiên cứu cùng các chuyên gia khác của Viện Năng 
Lượng và Viện Chiến lược phát triển GTVT hợp tác với Ngân hàng Thế giới thực hiện trong năm 2012-
2013, cũng như các nghiên cứu khác, nhóm tác giả đã lựa chọn và tập hợp 30 giải pháp giảm phát thải 
có khả năng phù hợp với Việt Nam trong các ngành sử dụng năng lượng chính như Điện, Công nghiệp 
Thép, Công nghiệp Xi măng, Công nghiệp Giấy, Giao thông vận tải, Dân dụng. Các tham số, giả thiết, 
chi phí cũng như dự báo nhu cầu cho từng giải pháp được đưa vào mô hình LEAP để xây dựng đường 
cong MAC giảm phát thải cho HTNL Việt Nam. 
5. Đường cong chi phí biên MAC cho các giải pháp giảm phát thải xem xét và ý nghĩa 
Trên cơ sở các kết quả tính toán các giải pháp giảm phát thải từ mô hình LEAP, đường cong MAC được 
xây dựng như trên Hình 4. 
Hình 4 – Đường cong chi phí biên giảm phát thải cho HTNL Việt Nam 
Ý nghĩa thực tiễn của kết quả tính toán 
Đường cong MAC nói trên có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách 
trong việc hoạch định các chính sách giảm phát thải. Cụ thể: 
 Đường cong MAC cho tho thấy nếu áp dụng cả 30 giải pháp giảm phát thải trong giai đoạn 
2011-2030 thì có thể giảm được 626 triệu tấn CO2 trong giai đoạn 2011-2030 với chi phí 
trung bình là 48,5USD 2010 / tấn CO2 giảm 
 Đường cong MAC có thể cho ta thấy một cách rõ ràng hơn chi phí và tiềm năng giảm phát 
thải của các giải pháp giảm phát thải mang lại. Như trên hình cho ta thấy rằng với 28 giải 
pháp đầu tiên sẽ là hiệu quả hơn khi xem xét hiệu quả về chi phí và tiềm năng giảm. Hai giải 
pháp tăng công suất của năng lượng gió và tăng công suất của nhà máy điện LNG là khá đắt 
và không hiệu quả bằng. 
 Kết quả tính toán giúp xác định được chi phí và tiềm năng giảm phát thải theo các năm tính 
toán theo từng ngành sử dụng năng lượng. Trên cơ sở đó, nhà hoạch định chính sách có thể 
lên kế hoạch giảm phát thải và phân bổ vốn cho từng ngành theo từng năm. 
Bảng 6 - Chi phí và tiềm năng giảm phát thải được tính toán tại các mốc năm 2015, 2020, 
2025, 2030. 
 2015 2020 2025 2030 
 Tr.tấ
n 
CO2 
Tr. $2010 Tr.tấ
n 
CO2 
Tr. $2010 Tr.tấn 
CO2 
Tr. $2010 Tr.tấn 
CO2 
Tr. $2010 
Thép 0,36 17,7 1,02 49,7 1,73 84,1 2,41 117,1 
Xi măng 0,37 17,9 0,97 47,1 1,61 78,0 2,23 108,2 
Giấy 0,07 3,6 0,39 18,7 0,70 33,9 1,01 49,0 
Dân 
dụng 
0,99 48,0 1,35 65,5 2,06 100,2 2,94 142,6 
Giao 
thông 
0,46 22,2 1,21 58,8 2,34 113,4 5,43 263,7 
Điện 0,24 11,6 8,82 428,1 61,07 2964,5 73,61 3573,2 
Tổng 2,49 120,9 13,76 667,9 69,51 3374 87,63 4253,8 
 Kết quả tính toán cũng có thể giúp nhà hoạch định chính sách lượng hóa được chi phí và 
tiềm năng giảm phát thải theo từng giai đoạn theo từng ngành sử dụng năng lượng. Trên cơ 
sở đó, họ có thể lên kế hoạch giảm phát thải và phân bổ vốn cho từng ngành theo từng giai 
đoạn. 
Bảng 7 – Chi phí và tiềm năng giảm phát thải theo từng giai đoạn 
Tr.tÊn CO2 Tr.USD2010 Tr.tÊn CO2 Tr.USD2010 Tr.tÊn CO2 Tr.USD2010 Tr.tÊn CO2 Tr.USD2010
ThÐp 0.4 17.7 4.1 200.7 11.4 552.6 22.1 1072
Xi m¨ng 0.4 17.9 4.0 193.7 10.8 521.9 20.7 1003
GiÊy 0.1 3.6 1.4 66.8 4.2 205.9 8.7 421
D©n dông 1.0 48.0 6.8 330.4 15.7 762.4 28.7 1391
Giao th«ng 0.5 22.2 5.0 243.0 14.4 700.8 35.4 1719
§iÖn 0.6 29.2 11.2 544.6 160.2 7776.6 510.5 24788
Tæng 2.85 138.5 32.53 1579.2 216.7 10520 626.03 30395
2011-2015 2011-2020 2011-2025 2011-2030
Hình 5 - Tiềm năng giảm phát thải giai đoạn 2011-2030 
6. So sánh các phương pháp xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải 
Những điểm khác biệt chính giữa các phương pháp xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải 
theo phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình (trên xuống) và phương pháp mô hình (dưới lên) 
được sử dụng trong đề tài này được tóm tắt trong bảng sau: 
Bảng 8 – So sánh các phương pháp xây dựng đường cong MAC 
MAC theo PP chuyên gia MAC theo PP mô hình MAC sử dụng trong đề tài 
- Tính toán độc lập cho 
mỗi giải pháp riêng biệt 
- Dễ hiểu và chi tiết 
theo từng loại công nghệ. 
- Không có tương tác 
giữa các giải pháp và 
quan hệ phụ thuộc trong 
hệ thống 
 Năng lượng. 
- Không mô tả chi 
tiết được các giải pháp 
công nghệ. 
- Xem xét được các 
tương tác trong các giải 
pháp giảm phát thải, và 
những quan hệ phụ 
thuộc trong cả hệ thống 
năng lượng và trên cả 
nền kinh tế. 
Kết hợp ưu điểm của hai PP: 
- Sơ bộ lựa chọn các giải 
pháp giảm phát thải theo 
phương pháp chuyên gia. 
- Sử dụng các mô hình 
năng lượng để tính toán 
ảnh hưởng giữa các giải 
pháp với nhau và ảnh 
hưởng lên hệ thống năng 
lượng. 
Kết quả tính toán xây dựng đường cong MAC theo mô hình dưới lên của đề tài cũng được so sánh với 
kết quả tính toán đường cong MAC theo phương pháp phổ biến ở Việt Nam hiện nay là phương pháp 
chuyên gia. Kết quả so sánh cho thấy: 
- Chi phí trung bình cho 1 tấn CO2 giảm của từng giải pháp theo hai phương pháp là rất khác 
nhau (ví dụ với giải pháp Lắp đầu phục hồi tuốc bin trong công nghiệp Thép, phương pháp mô 
hình dưới lên cho thấy chi phí trung bình cho 1 tấn CO2 giảm là -18,9 $2010, còn theo phương 
pháp chuyên gia là 2,6 $2010) 
- Nguyên nhân là do phương pháp chuyên gia chưa được xem xét đến sự tương tác trong hệ thống 
năng lượng như chi phí tăng lên hay giảm đi do xuất nhập khẩu năng lượng nên chi phí cho 1 tấn 
CO2 sẽ lớn hơn so với phương pháp sử dụng mô hình. 
- Cũng với lý do đó nên thứ thự ưu tiên theo tiêu chí chi phí cho 1 tấn CO2 tiết kiệm cũng khác 
nhau giữa hai phương pháp 
IV. Kết luận và kiến nghị 
Kết quả nghiên cứu áp dụng thử nghiệm xây dựng đường cong chi phí giảm phát thải theo mô hình dưới 
lên trong đề tài đã cho thấy các kết quả đáng khích lệ về khả năng áp dụng công cụ mô hình dưới lên để 
xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải CO2 (MACC) cho hệ thống năng lượng Việt Nam, 
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách lựa chọn các giải pháp giảm phát thải cho HTNL Việt Nam 
theo tiêu chí tổng lượng phát thải giảm hay giá cho một tấn CO2 giảm; lượng hóa được tổng chi phí 
hàng năm hoặc chi phí của giai đoạn cần xem xét và lượng CO2 có thể giảm với chi phí đó, nhờ đó đưa 
ra được các chính sách năng lượng phù hợp. 
Để hoàn thiện thêm kết quả và có thể áp dụng một cách hiệu quả cho việc đưa ra các chính sách năng 
lượng ở Việt Nam, nhóm tác giả kiến nghị tiếp tục đầu tư nghiên cứu bổ sung thêm các giải pháp giảm 
phát thải phù hợp với Việt Nam, chi tiết hóa mô hình để đảm bảo mô tả sát thực tế toàn bộ HTNL Việt 
Nam, và hoàn thiện mô hình SIMPLE_E – MESSAGES – LEAP – MACC để đưa ra các chính sách 
năng lượng. 
Tài liệu tham khảo 
1. "Abatement cost curves: a viable management tool for enabling the achievement of win-win 
waste reduction strategies?" Journal of Environmental Management 71(3): 207-215, Beaumont, 
N. J. and R. Tinch, 2004. 
2. "Carbon Abatement Costs: Why the Wide Range of Estimates?" Energy Journal 27(2): 73-86, 
Fischer, C. and R. D. Morgenstern, 2006. 
3. Marginal Cost Curves for Policy Making – expert-based vs. model-derived curves, Fabian 
Kesicki, 2011 
4. Short-term Energy Outlook, US Energy Information Administration, 2012 
5. Niên giám thống kê các năm 2000 – 2011, Tổng cục thống kê 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_cac_giai_phap_giam_phat_thai_tren_co_so_x.pdf