Nghiên cứu công nghệ cơ giới hóa phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, góc dốc vỉa nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê - Uông Bí
Trữ lượng các khu vực vỉa dày trung bình, dốc nghiêng có điều kiện đá vách, trụ vỉa yếu tập trung
chủ yếu tại các mỏ than hầm lò vùng Mạo Khê - Uông Bí. Để khai thác trong điều kiện vỉa như trên,
các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh chủ yếu áp dụng công nghệ khấu gương bằng khoan nổ mìn,
chống giữ bằng các vì chống thủy lực với năng suất lao động, công suất lò chợ thấp và mức độ an
toàn còn hạn chế. Do vậy, nghiên cứu công nghệ cơ giới hóa khai thác nhằm nâng cao hiệu quả khai
thác và mức độ an toàn là nội dung chính của bài báo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu công nghệ cơ giới hóa phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, góc dốc vỉa nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê - Uông Bí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu công nghệ cơ giới hóa phù hợp khai thác trong điều kiện các vỉa dày trung bình, góc dốc vỉa nghiêng, đá vách, trụ vỉa yếu tại các mỏ hầm lò vùng Mạo Khê - Uông Bí
h loại che chắn (loại chắn chống); (2) - Giàn chống tự hành loại chống chắn; (3) - Giàn chống tự hành loại chống. Giàn chống loại che chắn (hình 3a) gồm kết cấu tay biên; hai cột thủy lực gắn vào xà nóc và đế giàn; kích cân bằng xà nóc và xà che chắn nằm ở giữa đế giàn và xà che chắn; xà nóc, xà che chắn, kích cân bằng liên kết với nhau bằng kiểu khớp xoay. Giàn chống loại che chắn được thiết a. Hệ thống chống trôi giàn chống b. Hệ thống chống trôi máng cào c. Hệ thống chống đổ giàn chống Hình 2. Một số hình ảnh hệ thống chống trôi, chống đổ giàn chống, máng cào được lắp đặt trong lò chợ CGH tại mỏ Ngã Hai - Công ty than Quang Hanh THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 2/2019 * CNKT HẦM LÒ10 kế có phần xà nóc ngắn hơn so với xà che chắn, cho phép giảm diện tích chống giữ vách của giàn chống và diện tích lộ vách trong lò chợ. Khi đó, giảm áp lực mỏ tác động lên giàn chống, cũng như số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa, giúp cho vách ổn định hơn. Loại giàn chống này áp dụng phù hợp cho điều kiện vỉa có vách thuộc loại kém ổn định đến ổn định trung bình. Giàn chống loại chống chắn (hình 3b) có kết cấu tương tự như giàn chống che chắn (gồm tay biên, 04 cột thủy lực, kích cân bằng, xà nóc và xà che chắn). Tuy nhiên, xà nóc của giàn chống loại chống chắn được thiết kế dài hơn so với xà che chắn, do vậy diện tích chống giữ vách của giàn chống và diện tích lộ vách trong lò chợ lớn hơn so với loại giàn chống che chắn. Khi đó, áp lực mỏ tác động lên giàn chống lớn và số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa nhiều hơn, nhờ đó vách sẽ được làm yếu sơ bộ, thuận lợi cho việc điều khiển vách. Loại giàn chống này áp dụng phù hợp cho những vỉa than có vách thuộc loại ổn định và khó điều khiển. Giàn chống kiểu chống (hình 3c) là loại giàn chống không có kết cấu tay biên và xà che chắn, giàn chống chỉ thay đổi chiều cao theo hướng thẳng đứng, cột chống được gắn vào xà và đế giàn. Do giàn chống không có xà che chắn, nên để đảm bảo không gian làm việc cho người và thiết bị trong lò chợ, xà nóc thường được thiết kế dài. Do vậy, cơ chế làm việc của giàn chống loại chống tương tự như giàn chống loại chống chắn. Loại giàn chống này áp dụng phù hợp cho những vỉa than có chiều dày từ mỏng đến trung bình, vách thuộc loại ổn định. Mối quan hệ giữa chiều dài xà giàn và số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa trong quá trình khai thác xem hình 4. Theo biểu đồ hình 4, chiều dài xà nóc của giàn chống tỷ lệ thuận với số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa (tính từ thời điểm khấu gương đến khi phá hỏa), khi chiều dài xà giàn chống tăng, số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa trong quá trình khai thác cũng sẽ tăng và ngược lại. Do vậy, trong điều kiện vỉa dày trung bình có đá vách, trụ vỉa và a. Giàn chống che chắn (loại chắn chống) b. Giàn chống loại chống chắn c. Giàn chống loại chống (loại chắn chống) Hình 3. Phân loại giàn chống theo kết cấu Hình 4. Biểu đồ mối tương quan giữa chiều dài xà nóc với số lần tác động của giàn chống lên vách vỉa THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 11 KHCNM SỐ 2/2019 * CNKT HẦM LÒ gương than mềm yếu áp dụng các loại giàn chống kiểu che chắn (hình 3a) để khai thác sẽ phù hợp hơn các loại giàn chống khác. Ngoài ra, các bộ phận của giàn chống cũng được thiết kế phù hợp để ứng xử với điều kiện địa chất vỉa bất lợi của khu vực áp dụng, ví dụ: Xà nóc giàn chống cần được thiết kế phía đầu lắp xà tiến gương dạng thò thụt để kịp thời che chắn vách sau khi khấu gương, ngăn ngừa, xử lý hiện tượng tụt nóc. Đồng thời đầu xà tiến gương có vị trí lắp đặt tấm chắn gương (hình 5a), có thể tháo lắp tấm chắn gương dễ dàng. Trường hợp chiều cao khấu lớn, than gương mềm yếu hoặc dừng lò chợ thời gian dài để sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, đẩy tấm chắn gương áp sát gương than cho phép phòng tránh hiện tượng lở gương. Trong điều kiện gương than ổn định có thể tháo dỡ tấm chắn gương để giảm tối đa thao tác điều khiển giàn trong quá trình khai thác. Xà nóc và xà che chắn của giàn chống có tấm chắn cạnh linh hoạt lắp một bên làm kín tối đa không gian trên nóc, vị trí khớp nối giữa xà nóc và xà che chắn được thiết kế dạng khớp bản lề có vành chắn che kín toàn bộ không gian khớp nối (hình 5c) ngăn chặn đá rơi vào không gian lò chợ, đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc. Diện tích đế giàn đóng vai trò quan trọng trong việc kháng lún nền của giàn chống, diện tích của giàn phụ thuộc vào cường độ kháng nén của nền lò chợ. Với từng điều kiện địa chất cụ thể của khu vực áp dụng, sẽ xác định được cường độ kháng nén của nền lò, từ đó tính toán và lựa chọn được diện tích đế giàn phù hợp. Mối tương quan giữa cường độ kháng nén của nền lò với diện tích đế giàn xem hình 6. Theo biểu đồ hình 6, cường độ kháng nén (sn) của nền lò chợ tỷ lệ nghịch với diện tích đế giàn. Theo đó, khi giá trị áp lực mỏ lớn nhất tác dụng lên giàn chống là không đổi (Rmax), giá trị của cường độ kháng nén của nền lò chợ giảm, tương ứng với giá trị diện tích đế giàn chống tăng và ngược lại. Ngoài việc thiết kế diện tích đế giàn phù hợp với cường độ kháng nén của nền lò, đế giàn còn được trang bị kích nâng đế (hình 7b) để khi cần thiết có thể sử dụng kích nâng đế kết hợp với hệ thống thanh đẩy máng cào nhấc đế giàn lên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di chuyển giàn chống. Như vậy, trong điều kiện trụ vỉa mềm yếu, đế giàn chống cần được thiết kế dạng chỉnh thể, khả năng chống a. Kết cấu tấm chắn gương b. Xà nóc của giàn chống c. Khớp nối giữa xà nóc và xà che chắn Hình 5. Kết cấu xà nóc của giàn chống Hình 6. Biểu đồ mối quan hệ giữa cường độ kháng nén của nền lò chợ với diện tích đế giàn chống THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 2/2019 * CNKT HẦM LÒ12 biến dạng tốt, tính năng ổn định, chắc chắn. Đầu mũi trước đế giàn thiết kế vát dạng hình thuyền 450 cho phép giảm lực cản trong quá trình di chuyển giàn chống (hình 7a). Ngoài ra, đế giàn được trang bị kích chỉnh đế phục vụ căn chỉnh khoảng cách giữa các giàn chống để thuận lợi khi di chuyển giàn chống (hình 7c). Đối với điều kiện góc dốc vỉa: Kinh nghiệm áp dụng CGH đồng bộ khai thác tại Trung Quốc và các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy, khi góc dốc lò chợ < 15o, giàn chống có thể không cần trang bị các cơ cấu chống trôi, chống đổ giàn chống và máng cào. Trường hợp góc dốc vỉa từ 15 ÷ 250, cần xem xét đến khả năng trang bị các cơ cấu chống trôi, chống đổ giàn ở nhóm giàn chống chân lò chợ, đồng thời xem xét khả năng trang bị cơ cấu chống trôi máng cào ở mọi vị trí. Khi góc dốc vỉa > 250 cần lắp đặt thiết bị chống trôi, chống đổ cho các nhóm giàn chống trong lò chợ, cầu máng trung gian của máng cào lắp đặt thiết bị chống trôi trượt. Các hệ thống kích chống trôi, chống đổ được lắp đặt dọc theo lò chợ, tạo thành hệ liên kết nhóm giữa giàn chống và máng cào, tăng sự hỗ trợ giữa các thiết bị để có thể ngăn ngừa sự cố trôi, trượt thiết bị xuống lò chân, giúp cho thiết bị làm việc ổn định hơn, cụ thể: Kích chống đổ giàn chống sử dụng để liên kết hai xà giàn chống cạnh nhau bằng mối liên kết đặt biệt dạng khớp xoay chữ thập. Khớp xoay chữ thập cho phép kích thuỷ lực chống đổ có thể quay theo phương ngang và thẳng đứng (so với mặt phẳng nóc lò chợ) một góc khoảng 900. Độ chênh cáo giữa hai xà giàn chống sau khi lắp đặt kích chống đổ không được lớn hơn 350mm, trường hợp vượt quá giá trị cho phép, sẽ làm phá huỷ các thiết bị. Kích chống trôi giàn chống được lắp ở phía trước đế giàn (hình 9a) và phía sau đế giàn (hình a. Đế giàn chống có vị trí lắt kích nâng đế b. Kết cấu kích nâng đế giàn chống c. Kích căn chỉnh đế giàn Hình 7. Kết cấu đế giàn có kích chống lún nền a. Vị trí lắp đặt kích chống đổ b. Độ chênh cao cho phép giữa hai xà giàn Hình 8. Kết cấu thiết bị chống đổ xà giàn chống a. Thiết bị chống trôi đế giàn phía trước b. Thiết bị chống trôi đế giàn phía sau c. Độ chênh cao giữa hai đế giàn chống Hình 9. Kết cấu thiết bị chống trôi đế giàn THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 13 KHCNM SỐ 2/2019 * CNKT HẦM LÒ 9b). Các kích thuỷ lực này liên kết với đế giàn thông qua khớp nối chữ thập và có thể quay theo phương ngang và thẳng đứng (so với mặt phẳng nền lò chợ) một góc khoảng 900. Độ chênh cáo giữa các đế giàn khi lắp kích chống trôi không được vượt quá 250mm, trường hợp vượt quá giá trị cho phép, sẽ làm phá huỷ các thiết bị. Để chống trôi máng cào sử dụng kích thủy lực một đầu kích liên kết với tai của cầu máng cào, đầu còn lại liên kết với đế giàn bên cạnh phía trên. Khi máng cào có hiện tượng trôi xuống phía dưới, dựa vào lực kéo của kích thuỷ lực để kéo máng cào lên (hình 10). Ngoài các giải pháp về kết cấu của các thiết bị chính như trên, có thể áp dụng thêm một số giải pháp kỹ thuật để ứng xử với điều kiện vỉa có vách, trụ và gương than mềm, góc dốc vỉa lớn như: - Đẩy nhanh tốc độ tiến gương của lò chợ nhằm giảm áp lực mỏ tác dụng lên giàn chống, cũng như giảm thời gian lộ vách, giúp cho nóc lò chợ ổn định hơn. Tốc độ tiến gương của lò chợ phụ thuộc chủ yếu vào tham số chiều dài lò chợ theo hướng dốc, khi chiều dài lò chợ lớn, thời gian hoàn thành chu kỳ kéo dài dẫn đến tốc độ tiến gương của lò chợ chậm và ngược lại. Kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH trong và ngoài nước cho thấy, trong điều kiện vỉa có đá vách, trụ và gương than mềm yếu, góc dốc vỉa lớn, chiều dài lò chợ theo hướng dốc thường được lựa chọn từ 80 ÷ 120m là phù hợp. - Khấu lò chợ xiên chéo với chân tiến trước đầu chợ nhằm đưa góc dốc của lò chợ phù hợp với miền làm việc của đồng bộ thiết bị. Đồng thời 03 giàn chống đầu tiên tại đầu và chân lò chợ lắp đặt cụm kích chống trôi, chống đổ ở phần xà và đế giàn, ngoài ra trong lò chợ cứ 10 giàn bố trí một nhóm kích chống trôi, chống đổ cho giàn chống và máng cào để thuận lợi cho việc điều chỉnh giàn lúc di chuyển. - Áp dụng sơ đồ khấu một chiều theo hướng từ trên xuống, chiều từ dưới lên máy khấu không cắt than mà sẽ thực hiện vét nền lò. Việc bố trí khấu gương lò chợ theo hướng từ trên xuống trong trường hợp góc dốc vỉa lớn sẽ đảm bảo an toàn cho nhóm công nhân thao tác di chuyển giàn chống và máng cào phía sau máy khấu (không bị than, đá quăng trong khi máy khấu cắt than gương), đồng thời tang khấu luôn tỳ vào bậc gương than và tạo lực đẩy vào máng cào theo hướng lên trên, góp phần hạn chế trôi trượt máng cào và máy khấu. - Để ngăn ngừa máng cào trượt xuống, lúc máy khấu tiến hành khấu xuống, trước tiên không đẩy cầu máng mà đợi sau khi máy khấu khấu đến khoảng giữa lò chợ, lúc này mới bắt đầu di chuyển máng cào, việc di chuyển được thực hiện đồng thời cả hướng lên và hướng xuống. - Khi máy khấu than theo hướng đi xuống, cứ 5 giàn tổ hợp thành một phân đoạn để di chuyển giàn chống theo hình thức di từ dưới lên trên, giàn dưới cùng làm thành giàn đầu hàng của nhóm kiểm soát trôi trượt cho các giàn còn lại. - Các giàn từ số 3 đến số 7 tại ngã ba chân chợ là nhóm giàn có vai trò chống trôi, chống đổ cho toàn bộ lò chợ, việc di chuyển giàn chống của nhóm này được thực hiện theo thứ tự từ giàn chống số 4®5®6®7®3. - Khi di chuyển giàn chống phía chân lò chợ, trước tiên di chuyển giàn chống số 2, 3 đợi sau khi giàn chống số 2 và số 3 di chuyển ổn định chắc chắn, tiếp tục di chuyển giàn chống số 1. - Sử dụng giàn chống đặc biệt tại đoạn ngã ba giữa chân lò chợ với lò dọc vỉa vận tải nhằm tăng cường độ ổn định đoạn ngã ba và hạn chế Hình 10. Kết cấu thiết bị chống trôi máng cào lò chợ THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 2/2019 * CNKT HẦM LÒ14 Study on the suitable mechanization technology for the medium coal seam exploitation with dip angle, inclined bed, weak roof rock and coal pillar at underground coal mines at Mao Khe and Uong Bi areas Dr. Le Van Hau, Dr. Le Duc Nguyen, MSc. Ngo Van Thang Institute of Mining Science and Technology – Vinacomin Summary: The coal reserves in medium coal seams with dip angle, inclined bed and weak roof rock and coal pillar are estimated at 32.9 million tons, mainly concentrated in Mao Khe and Uong Bi underground coal mines. In order to exploit the coal in the above mentioned mining conditions the coal mining units usually apply the drilling and blasting mining method, using hydraulic supports. However, the labor productivity and the longwall capacity are low and the safety level has been limited. Therefore, research on mining mechanization technology to improve the mining efficiency and the safety level is the main content in this paper. trôi trượt cho các giàn chống ở trong lò chợ. 4. Kết luận Kết quả đánh giá trữ lượng và điều kiện địa chất tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh cho thấy, phần trữ lượng vỉa dày trung bình, dốc thoải đến nghiêng, có đá, vách trụ yếu khoảng 32,9 triệu tấn. Để khai thác trong điều kiện vỉa trên, các mỏ than hầm lò vùng Quang Ninh chủ yếu áp dụng công nghệ khấu gương bằng khoan nổ mìn, chống giữ bằng các vì chống thủy lực cho năng suất lao đông, công suất lò chợ thấp và mức độ an toàn còn hạn chế. Trên cơ sở kinh nghiệm áp dụng công nghệ CGH đồng bộ khấu hết chiều dày vỉa trong và ngoài nước, để lựa chọn đồng bộ thiết bị CGH phù hợp cho điều kiện vỉa dày trung bình, góc dốc vỉa nghiêng đến dốc nghiêng, có đá vách, trụ yếu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp: (1) - Lựa chọn các loại giàn chống kiểu che chắn có phần xà nóc ngăn hơn so với xà che chắn; (2) - Xà nóc của giàn chống thiết kế có xà tiến gương kết hợp với tấm chắn gương; (3) - Đế giàn chống được thiết kế phù hợp với cường độ kháng nén của nền lò và được trang bị kích nâng đế, kích căn chỉnh đế giàn; (4) - Để hạn chế ảnh hưởng của góc dốc vỉa, trong lò chợ lắp đặt bổ sung hệ thống kích chống trôi, trượt máng cào và giàn chống. Ngoài ra, có thể áp dụng bổ sung các giải pháp như: Đẩy nhanh tốc độ tiến gương; khấu lò chợ xiên chéo với chân tiến trước đầu chợ; áp dụng sơ đồ khấu một chiều theo hướng từ trên xuống... Tài liệu tham khảo: 1. Trần Xuân Hòa (2011), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu nâng cao mức độ cơ giới hóa và hiện đại hóa khai thác than hầm lò và định hướng ứng dụng cho các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh”, Viện KHCN Mỏ, Hà Nội. 2. Đặng Thanh Hải (2016), Đề tài “Phát triển áp dụng cơ giới hóa đào lò và khai thác tại các mỏ hầm lò vùng Quang Ninh giai đoạn 2013 ÷ 2015, lộ trình đến năm 2020”, Viện KHCN Mỏ, Hà Nội. 3. Đào Hồng Quảng (2018), Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ảnh hưởng của góc dốc vỉa than đến lò chợ cơ giới hóa vỉa thoải đến nghiêng”, Viện KHCN Mỏ, Hà Nội. 4. Đinh Văn Cường và nnk (2016), Báo cáo “Đánh giá kết quả áp dụng và nghiên cứu hoàn thiện công nghệ cơ giới hóa khai thác tại Công ty than Quang Hanh”, Viện KHCN Mỏ, Hà Nội.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cong_nghe_co_gioi_hoa_phu_hop_khai_thac_trong_die.pdf