Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite để tăng hiệu suất hấp thu năng lượng mặt trời ứng dụng nâng cao hiệu quả sản xuất nước ngọt từ nước mặn
Trong công trình này, hệ vật liệu nanocomposite có từ tính trên cơ sở graphene oxit (Al2O3/GO,
Fe3O4/GO, Fe3O4 – Al2O3/GO) đã được tổng hợp và đặc trưng bằng các phương pháp X-ray,
phổ hồng ngoại, SEM và EDX. Graphene oxide (GO) được tổng hợp từ graphite bằng phương
pháp Hummers cải tiến và các vật liệu composite được tổng hợp bằng phương pháp trộn huyền
phù. Sau khi tổng hợp và đặc trưng, dãy vật liệu cơ sở GO và được phân tán vào nước mặn và
đo khả năng hấp thu nhiệt. Kết quả cho thấy khi dùng phối hợp các vật liệu thì hiệu quả hấp
thu nhiệt hơn khi dùng đơn lẻ. Fe3O4-Al2O3/GO cho hiệu quả hấp thu cao nhất (chênh lệch
nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật liệu nồng độ 5mg/mL là 6oC). Ảnh hưởng của
hàm lượng vật liệu đến khả năng hấp thu nhiệt đã được khảo sát và lựa chọn được nồng độ phù
hợp là 5mg/mL, khi tăng nồng độ cao hơn 1.5 mg/mL và thời gian dài thì khả năng hấp thu
giảm. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu cũng được
khảo sát, khi dùng 2 bóng đèn thì chênh lệch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật
liệu tăng lên nhiều so với dùng một bóng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite để tăng hiệu suất hấp thu năng lượng mặt trời ứng dụng nâng cao hiệu quả sản xuất nước ngọt từ nước mặn
đo khả năng hấp thu nhiệt. Kết quả cho thấy khi dùng phối hợp các vật liệu thì hiệu quả hấp thu nhiệt hơn khi dùng đơn lẻ. Fe3O4-Al2O3/GO cho hiệu quả hấp thu cao nhất (chênh lệch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật liệu nồng độ 5mg/mL là 6oC). Ảnh hưởng của hàm lượng vật liệu đến khả năng hấp thu nhiệt đã được khảo sát và lựa chọn được nồng độ phù hợp là 5mg/mL, khi tăng nồng độ cao hơn 1.5 mg/mL và thời gian dài thì khả năng hấp thu giảm. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu cũng được khảo sát, khi dùng 2 bóng đèn thì chênh lệch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật liệu tăng lên nhiều so với dùng một bóng. Từ khóa: Vật liệu nanocomposite, cường độ ánh sáng, nước mặn. STUDY ON CREATING NANOCOMPOSITE MATERIALS TO INCREASE THE SOLUTION OF SOLAR ENERGY APPLICATION TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF WATER PRODUCTION FROM SALT WATER Le Thi Nguyen*, Le Quoc Anh Hanoi University of Mining and Geology *Corresponding Author: nguyenlviv@gmail.com ABSTRACT Research, nanocomposite materials are magnetically based on graphene oxide (Al2O3/GO, Fe3O4/GO, Fe3O4 – Al2O3/GO) synthesized and characterized by X-ray methods, infrared spectroscopy, SEM and EDX. Graphene oxide (GO) is synthesized from graphite by means of an improved Hummers method and composite materials are synthesized by suspension blending. After synthesis and characterization, the range of GO base materials is dispersed into saline water and measured for heat absorption. Results show that when used in combination with materials, the effect of heat absorption is greater than when used alone. Fe3O4-Al2O3/GO gives the highest absorption efficiency (the temperature difference between the blank sample and the material dispersion material with a concentration of 5 mg/mL is 6°C). The effect of the material content on the heat absorption capacity was investigated and selected the appropriate concentration is 5 mg/mL, the increase in concentration is higher than 1.5 mg/mL and the longer time the absorption capacity decreases. The effect of light intensity on the material's ability to absorb heat was also investigated; when using two bulbs, the temperature difference between the blank sample and the material dispersed sample increased significantly compared to using a light bulb. Keywords: Nanocomposite material, light intensity, salt water. GIỚI THIỆU Các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu công nghệ để nâng cao hiệu suất hấp thu nhiệt và bay hơi nước của các hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời cho các mục đích khác nhau. Một phương pháp hiệu quả là phân tán các vật liệu nano có khả năng nâng cao hiệu suất hấp thu nhiệt vào trong môi trường chất lỏng: 14 Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21 năm 2019 Kỷ yếu khoa học nước, glycol, dầu gọi là nanofluid. Nanofluid chứa các hạt nano khác nhau: dạng kim loại (Cu, Ag, Au, Ni), oxit kim loại (Al2O3, Cu2O, TiO2), cacbua kim loại (AlN, SiN), dạng C (carbon nanotubes, graphite) đã được nghiên cứu. Một số nanocomposite (hybrid nanopaticles) đã được đưa vào chất lỏng và cho hiệu quả cao hơn dạng hạt nano một thành phần. Các nanofluid thường được sử dụng trong chưng cất nước mặn ở dạng: đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt để gia nhiệt cho nước mặn và đưa vào trong bình chưng cất chứa nước mặn (phương pháp hấp thu nhiệt trực tiếp). Trong công trình này, với mong muốn kết hợp nhiều thành phần để tăng hiệu quả hấp thu nhiệt, hệ vật liệu nanocomposite có từ tính trên cơ sở graphene oxit (Al2O3/GO, Fe3O4/GO, Fe3O4–Al2O3/GO) được tổng hợp và đặc trưng bằng các phương pháp X-ray, phổ hồng ngoại, SEM và EDX. Khả năng hấp thu nhiệt của các vật liệu và khả năng thu hồi tái sử dụng vật liệu được nghiên cứu một cách hệ thống. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Graphite loại tinh khiết (99%) mua của Công ty Sigma- Aldrich, H2SO4 (98%), KMnO4 (loại tinh thể, 99%), H2O2 (30%), FeCl3.6H2O (99%), HCl (36-38%), NaNO3 (99%), FeSO4.7H2O (99%), AlCl3.6H2O Ethanol (99,7%) và NH3 (25%) mua của Công ty được cung cấp bởi nhà máy hóa chất Guangdong Guanghua, Trung Quốc. Tổng hợp Al2O3/GO Pha dung dịch AlCl3 1 M trong ethanol cho vào bình định mức 100 ml, sau đó khuấy dung dịch trong khoảng 30 phút. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch đến khi pH=9 (lúc này xuất hiện kết tủa màu trắng). Cho hỗn hợp kết tủa vào autoclave, sấy ở 200oC trong 3 giờ. Rửa kết tủa đến pH=7 và sấy ở 80oC. Cuối cùng, nung kết tủa ở 500oC trong 5h thu được Al2O3. Để tổng hợp vật liệu hỗn hợp GO và Al2O3, hòa tan 0,1g GO trong 200 ml, sau đó đem đi siêu âm trong 1h. Thêm Al2O3 vào huyền phù GO và khuấy đều trong vòng 6h. Cuối cùng, sản phẩm được sấy ở 70 oC trong vòng 12h. Tổng hợp Fe3O4/GO Hòa tan FeCl3.6H2O và FeSO4.7H2O vào 150 ml nước cất. Khuấy trên bếp từ trong 30 phút, thu được dung dịch màu vàng sáng. Sau 30 phút, nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến khi pH=10. Khuấy tiếp trong 30 phút. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, các hạt kết tủa màu đen được thu lấy bằng nam châm, sau đó rửa nhiều lần với nước và ethanol đến pH=7. Các hạt nano Fe3O4 được sấy ở 60oC. Hòa tan 0,3 g GO trong 300 ml nước cất, sau đó đem đi siêu âm trong 30 phút, thu được huyền phù GO. Thêm 0,15 g nano Fe3O4 vào dung dịch và siêu âm 30 phút. Sau khi siêu âm thu được một huyền phù đồng nhất, Fe3O4/GO được thu lại bằng nam châm và sấy ở 60oC. Tổng hợp Fe3O4 -Al2O3/GO Phân tán 0,3 g Al2O3/GO trong 300 ml nước cất, sau đó đem đi siêu âm trong 30 phút, thu được huyền phù Al2O3/GO tiếp theo thêm 0,3 g các hạt nano Fe3O4 vào huyền phù Al2O3/GO và siêu âm 30 phút. Sau khi siêu âm thu được một huyền phù đồng nhất, Fe3O4- Al2O3/GO được thu lại bằng nam châm và để khô tự nhiên. Đánh giá khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu Pha dung dịch nước muối 3,5% và 0,5 mg/mL vật liệu, siêu âm các mẫu vật liệu phân tán tốt trong nước muối. Các mẫu được ký hiệu là M1, M2... Các mẫu thí nghiệm được xếp thành 1 vòng tròn, sau đó đặt bóng đèn ở giữa vòng tròn. Đo nhiệt độ ban đầu trong mỗi cốc đựng mẫu. Bật bóng đèn, sau mỗi 10 phút ghi lại nhiệt độ trong mỗi mẫu thí nghiệm. Thực nghiệm đánh giá khả năng thu hồi và tái sinh vật liệu Đánh giá khả năng thu hồi vật liệu Lấy mẫu vật liệu có khả năng hấp thu nhiệt cao nhất đem đi đánh giá khả năng thu hồi vật liệu. Ghi lại thời gian mẫu được thu hồi hoàn toàn bằng nam châm và tính hiệu suất thu hồi mẫu vật liệu. Mẫu vật liệu sau khi thu hồi và thử nghiệm khả năng hấp thu nhiệt Phương pháp nghiên cứu đặc trưng của vật liệu Cấu trúc đặc trưng bằng các phương pháp X- ray (D8 ADVANCE BRUKER); SEM (Jeol 6490 JED 2300 (Nhật Bản); EDX (JED-2300 - JEOL (Nhật Bản);và FTIR (4600 JASCO). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả đặc trưng vật liệu Phổ hồng ngoại của các vật liệu Phổ hồng ngoại của GO (Hình 1a) có khoảng phổ chân 15 Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21 năm 2019 Kỷ yếu khoa học rộng với đỉnh ở 3480 cm-1 là dao động của nhóm –OH. Các đỉnh tại 1692 cm-1, 1572 cm -1, 1258 cm -1, 1062 cm -1 là hấp thụ đặc trưng của nhóm C=O, C=C, C-OH và C-O. Các dao động này đã minh chứng cho sự hiện diện các nhóm chức chứa oxy trong GO. Phổ hồng ngoại của Al2O3 (Hình 1), thể hiện đầy đủ các đỉnh đặc trưng của Al2O3. Đỉnh có chân rộng ở 3487 cm-1 là của nhóm OH, 1636 cm-1 là của nhóm OH là H-O-H, đỉnh đặc trưng của nhóm Al-O ở khoảng khoảng 600 – 800 cm-1. Theo Hình 1 đỉnh phổ ở 571 cm-1 là dao động hóa trị của nhóm chức Fe-O. Số sóng trong khoảng 1625 cm-1 đến 1400 cm-1 chỉ ra sự có mặt của dao động biến dạng của nhóm H-O-H, trong khi đó nhóm O-H có dao động hoá trị ở khoảng 3380 cm-1. So sánh phổ của GO, Al2O3 và GO hỗn hợp với Al2O3 (hình 2b) cho thấy phổ hồng ngoại của Al2O3/GO có đầy đủ đỉnh đặc trưng của GO và Al2O3 (hình 3.4), tuy nhiên, cường độ của các đỉnh phổ đặc trưng cho GO (1692 cm-1, 1572 cm-1, 1258 cm-1 và 1062 cm-1 của các nhóm C=O, C=C, C-OH và C-O) bị giảm do nồng độ GO trong mẫu giảm đi. Tương tự, phổ của của Fe3O4/GO (hình 2b) cũng có đầy đủ các đỉnh đặc trưng của GO và Fe3O4 (Hình 1a và 2a), nhưng với cường độ giảm do nồng độ GO trong mẫu giảm đi.Từ phổ của GO, Al2O3/GO, Fe3O4/GO, Fe3O4-Al2O3/GO ta thấy phổ của các vật liệu hỗn hợp có đầy đủ các đỉnh đặc trưng của các vật liệu riêng rẽ nhưng với cường độ giảm đi. 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 (a) (b) Hình 1. Phổ hồng ngoại của (a) các vật liệu TH; (b) vật liệu tái sinh Nhiễu xạ tia X của các vật liệu Từ giản đồ XRD ta thấy góc 2θ=11,2o là góc đặc trưng cho vật liệu GO, ở graphite, đỉnh hấp thu đặc trưng ở 2θ=26,5o. Đồng thời, khoảng cách giữa các lớp đã được nâng lên đáng kể. Ở graphite, đỉnh hấp thu đặc trưng ở 2θ=26,5o, khoảng cách giữa các lớp chỉ là 3,35 Å , nhưng ở mẫu GO thì khoảng cách giữa các lớp tăng lên đến 8,327Å. Kết quả này là do quá trình oxy hóa đã giúp cho các nhóm chức có oxygen như –OH, –O–, –C=O và –COOH chèn vào giữa các lớp dẫn đến làm nâng rộng khoảng cách giữa các lớp graphite. Kết quả nhiễu xạ tia X của Al2O3/GO cho thấy việc đưa Al2O3 đã làm cho đỉnh đặc trưng của GO ở góc 2θ=10,58o không còn, thay vào đó là sự xuất hiện các đỉnh mới ở giá trị 2θ tương ứng là 37,1o; 45,6o và 67,1o phù hợp với dữ liệu nhiễu xạ tia X của γ-Al2O3, thể hiện cho sự xen phủ γ -Al2O3 lên bề mặt GO. Kết quả tương tự cũng thu được khi đo phổ X-ray của mẫu Fe3O4-Al2O3/GO. Kết quả đo SEM và EDX của vật liệu Kết quả đo SEM của vật liệu Fe3O4-Al2O3/GO (Hình 6) cho thấy bề mặt của vật liệu có sự phân tán đều của Al2O3, Fe3O4 và GO. Kết quả ảnh SEM cho thấy vật liệu có kích thước khoảng 20 nm. Kết quả EDX của Fe3O4- Al2O3/GO cho thấy vật liệu chứa 4 nguyên tố C, O, Al và Fe (Bảng 1). Đánh giá khả năng hấp thu nhiệt của các vật liệu tổng hợp được Kết quả đo khả năng hấp thu nhiệt của các vật liệu khác nhau Để đánh giá sự tăng khả năng hấp thu nhiệt của các vật liệu tổng hợp được, các vật liệu được phân tán vào nước biển với nồng độ 0,5 mg/ml. Đem chiếu sáng các hỗn hợp và đo nhiệt độ định kỳ tại các thời điểm khác nhau để so sánh. Fe3O4-Al2O3/GO Fe3O4-Al2O3/GO tái sinh 16 Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21 năm 2019 Kỷ yếu khoa học Bảng 1. Kết quả đo EDX của vật liệu Fe3O4-Al2O3/GO Nguyên tố Thành phần khối lượng (%) Thành phần nguyên tố (%) C K 14.40 22.55 O K 45.79 53.82 Al K 28.41 19.80 Fe K 11.40 3.84 Tổng số 100.00 Từ kết quả đo cho thấy, tất cả các vật liệu nghiên cứu đều làm tăng khả năng hấp thu nhiệt của nước muối 3,5%. So sánh các mẫu M2, M3 và M4 ta thấy khi hỗn hợp Al2O3 và GO thì nhiệt hấp thu bởi dung dịch chứa vật liệu tăng lên cao hơn so với mẫu dung dịch chỉ có GO hoặc Al2O3. Tương tự, sự so sánh các mẫu M2, M5, M6 cho thấy hỗn hợp của Fe3O4 với GO cũng làm tăng khả năng hấp thu nhiệt của nước muối so với mẫu chỉ có GO hoặc Fe3O4. Đặc biệt, ở mẫu có sự kết hợp của Fe3O4, Al2O3 và GO thì khả năng hấp thu nhiệt cao nhất, cao hơn 6oC so với mẫu trắng. Sự khác biệt này sẽ càng tăng khí nhiệt độ môi trường càng cao (trời nằng to). Điều này chứng tỏ vật liệu GO hỗn hợp với cả Fe3O4 và Al2O3 là mẫu vật liệu có khả năng hấp thu nhiệt và dẫn nhiệt tốt nhất trong các mẫu vật liệu tổng hợp được. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu Khi tăng hàm lượng vật liệu phân tán trong nước từ 0,5mg/ml đến 1,5mg/ml thì nhiệt hấp thu tăng lên 1-2 độ. Tuy nhiên khi tăng nồng độ của chất hấp thu lên 2mg/ml và ở nhiệt độ cao trên 80oC thì khả năng hấp thu nhiệt lại giảm. Điều này có thể giải thích là nhiệt độ cao và hàm lượng chất hấp thu lớn dẫn đến các hạt này có xu hướng hút kết tụ với nhau tạo thành các hạt lớn hơn và lắng xuống dưới, vì vậy làm giảm khả năng hấp thu nhiệt và dẫn nhiệt. Kết quả cho thấy, ở hàm lượng 1,5 mg/ml của Fe3O4-Al2O3/GO thì mẫu thí nghiệm có kết quả hấp thu nhiệt cao nhất. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và giảm sự kết tụ khi dùng thời gian dài có thể dùng nồng độ chất hấp thu trong nước là 0,5mg/ml. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt Kết quả trên cho thấy, vật liệu Fe3O4- Al2O3/GO với hàm lượng 1,5 mg/ml có khả năng hấp thu nhiệt cao nhất. Vì vậy nồng độ 1,5 mg/ml để thử nghiệm sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu. Khi tăng cường độ chiếu sáng từ 1 bóng đèn lên 2 bóng đèn thì nhiệt độ hấp thu của vật liệu càng tăng lên. Chênh lệch nhiệt độ cao giữa khi sử dụng 1 bóng đèn với 2 bóng đèn là 9oC. Kết quả thử nghiệm đánh giá khả năng thu hồi và tái sinh vật liệu Khi không có nam châm sự thu hồi vật liệu chậm và không hoàn toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng nam châm để thu hồi thì sau 10 phút, vật liệu đã bị nam châm hút hết về phía đáy cốc. Kết quả sau khi gạn bỏ nước và sấy, hiệu suất thu hồi đạt 98%. Điều này chứng tỏ vật liệu chế tạo được có khả năng thu hồi tốt. Sau khi thu hồi, vật liệu được rửa bằng nước sạch, sấy khô, đo phổ hồng ngoại và đánh giá khả năng hấp thu nhiệt. Phổ hồng ngoại của vật liệu ban đầu và vật liệu sau khi tái sinh cho thấy, vật liệu sau khi tái sinh có các đỉnh đặc trưng giống với các đỉnh của vật liệu ban đầu. KẾT LUẬN Đã tổng hợp thành công các vật liệu hấp thu trên cơ sở GO là: Al2O3/GO, Fe3O4/GO và Fe3O4-Al2O3/GO. Kết quả phân tích bằng phổ FT-IR, X-ray, SEM, EDX đã chứng tỏ sự tạo thành của các vật liệu. Kết quả đo khả năng hấp thu cho thấy các vật liệu khi dùng phối hợp cho hiệu quả hấp thu nhiệt hơn khi dùng đơn lẻ. Fe3O4-Al2O3/GO cho hiệu quả hấp thu cao nhất (chênh lêch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật liệu nồng độ 0,5 mg/mL là 6oC và 8oC tương ứng. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của hàm lượng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu và khảo sát sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến khả năng hấp thu nhiệt của vật liệu cho thấy khi tăng nồng độ hơn 1.5mg/mL thì hiệu suất hấp thu giảm khi chiếu sáng lâu hơn 80 phút và khi 17 Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21 năm 2019 Kỷ yếu khoa học dùng 2 bóng đèn thì chênh lệch nhiệt độ giữa mẫu trắng và mẫu có phân tán vật liệu tăng lên nhiều. Vật liệu có từ tính nên hiệu quả thu hồi cao tới 98%, vật liệu sau thu hồi có đặc trưng nhóm chức không thay đổi và hiệu quả hấp thu nhiệt xấp xỉ vật liệu mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO RAJ P, SUBUDHI S., A review of studies using nanofluids in flat-plate and direct absorption solar Collectors, Renewable and Sustainable Energy Reviews, 84 (2018) pp 54–74. SARSAM W.S., KAZI S.N., A. BADARUDIN, A review of studies using nanofluids in flat- plate and direct absorption solar Collectors, Solar Energy, 122 (2015) pp 1245–1265.
File đính kèm:
- nghien_cuu_che_tao_vat_lieu_nanocomposite_de_tang_hieu_suat.pdf