Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Dân tộc Co đã cư trú lâu đời ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Kon Tum, có ý

thức cao về tộc người của mình, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hoá của ông bà tổ tiên.

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nét bản sắc văn hoá (trong đó có ngôn ngữ) của họ đang trong

xu hướng bị pha trộn và mai một, đặc biệt là trong giới trẻ. Trên thực tế, qua các cuộc điền

dã và tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng người Co tại địa bàn các huyện Tây Trà và Trà Bồng,

tỉnh Quảng Ngãi, những người thực hiện đề tài phát hiện các dấu hiệu cho thấy một bộ phận,

đặc biệt là thanh niên nam nữ, người Co dần dần ít sử dụng, thậm chí ngại nói tiếng mẹ đẻ

của chính mình. Nếu điều này phát triển thành một xu thế phổ biến trong giới trẻ người Co,

thì tiếng Co rõ ràng đang đối mặt với nguy cơ lụi tàn và biến mất trong cộng đồng các ngôn

ngữ trên lãnh thổ Việt Nam.

Hơn thế nữa, ngôn ngữ của người Co chỉ ở dạng lời nói, khẩu truyền từ đời này sang

đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác với những biến thiên, biến thể, khảo dị, với nhiều tiếp

biến, vay mượn khó tạo thành các chuẩn mực ngôn ngữ để quy chiếu. Lý do này khiến cho

tiếng Co chưa có vai trò đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cũng như

trong phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xác lập vị thế của dân tộc mình trong cộng đồng

các dân tộc khác

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu dạy - Học tiếng Co cho cán bộ, công chức (Người Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi
 Kon Tum, có ý 
thức cao về tộc người của mình, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hoá của ông bà tổ tiên. 
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nét bản sắc văn hoá (trong đó có ngôn ngữ) của họ đang trong 
xu hướng bị pha trộn và mai một, đặc biệt là trong giới trẻ. Trên thực tế, qua các cuộc điền 
dã và tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng người Co tại địa bàn các huyện Tây Trà và Trà Bồng, 
tỉnh Quảng Ngãi, những người thực hiện đề tài phát hiện các dấu hiệu cho thấy một bộ phận, 
đặc biệt là thanh niên nam nữ, người Co dần dần ít sử dụng, thậm chí ngại nói tiếng mẹ đẻ 
của chính mình. Nếu điều này phát triển thành một xu thế phổ biến trong giới trẻ người Co, 
thì tiếng Co rõ ràng đang đối mặt với nguy cơ lụi tàn và biến mất trong cộng đồng các ngôn 
ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. 
Hơn thế nữa, ngôn ngữ của người Co chỉ ở dạng lời nói, khẩu truyền từ đời này sang 
đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác với những biến thiên, biến thể, khảo dị, với nhiều tiếp 
biến, vay mượn khó tạo thành các chuẩn mực ngôn ngữ để quy chiếu. Lý do này khiến cho 
tiếng Co chưa có vai trò đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cũng như 
trong phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xác lập vị thế của dân tộc mình trong cộng đồng 
các dân tộc khác. 
II. MỤC TIÊU
Nghiên cứu, biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Co cho cán bộ công chức (người 
Kinh) công tác tại huyện Trà Bồng, huyện Tây Trà và tại các cơ quan trong hệ thống chính 
trị cấp tỉnh, huyện và xã có liên quan.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đề xuất phương án ghi âm (chữ) đối với tiếng Co ở Trà Bồng và Tây Trà: 
(BẢNG CÁC CHỮ CO (CHỮ HOA VÀ CHỮ THƯỜNG)
Hệ thống chữ này được dùng để thể hiện trong Tài liệu dạy và học tiếng Co và Bảng tra 
cứu Việt - Co, Co - Việt, các chyên đề, khi cần thể hiện ngôn ngữ đối tượng là tiếng Co. 
Đồng thời, nó cũng là đối tượng dạy và học trong Tài liệu dạy và học tiếng Co và Bảng tra 
cứu Việt - Co, Co - Việt. Ví dụ:
TAJẮU – TRÒ CHUYỆN 
- E kấi măn hnhư?
- E. Kấi nứ? Nhu măn axek kấi nứ, nhu?
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN262
- Kađing e al hnhư kâi Lai, xău?
(- Có ai ở nhà không?
- Có. Ai đó? Chú tìm ai đó ạ?
- Đây có phải nhà ông Lai không, cháu?). 
2. Tài liệu dạy và học tiếng Co (Bai hok apok Kool - Bài học tiếng Co): gồm 80 bài; 
khoảng 220 trang bản thảo. Bai hok apok Kool (Bài học tiếng Co) là sản phẩm chính trong 
đề tài. 
Cấu trúc Bai hok apok Kool:
Trong Phần 1, sau một bài giới thiệu chung về tiếng Co, là những bài tập trung vào 
hướng dẫn cách đọc và cách viết chữ Co. Tiếp theo là Phần 2, gồm các bài tập trung vào các 
chủ đề, nhằm cung cấp các từ ngữ và những cách nói thường gặp trong những hoàn cảnh 
khác nhau. Các chủ đề trong sách là: làm quen, gia đình, làng xóm, văn hóa văn nghệ, bệnh 
tật, sản xuất, nhà trường, mua bán, đất nước
Trong mỗi bài của Phần 1, các chữ cái được hướng dẫn đơn giản về cách đọc và được 
ghi trong các ví dụ cụ thể. Ở Phần 2, có các bài đọc xen kẽ với các bài hội thoại bằng tiếng 
Co. Sau mỗi bài là chú giải những từ ngữ và những cách nói thường gặp hoặc đáng lưu ý có 
trong bài, cuối cùng là dịch bài ra tiếng Việt. Xen kẽ, có những bài về một số đặc điểm của 
tiếng Co. Trong các bài đọc, có những bài nói về phong tục tập quán xen với những truyện 
cổ tích và thần thoại của người Co, một số bài hát, câu đố tiếng Co.
Các tư liệu ngôn ngữ trong sách được thu thập từ ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) của người 
Co hiện đang cư trú ở huyện Trà Bồng và Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi, có tham khảo tiếng 
Co ở các huyện Bắc Trà My và Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, công trình đã 
tiếp thu có chọn lọc một số tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, một số tư liệu 
về tiếng Co đã được thu thập ở những nghiên cứu trước đây. 
Ở Quảng Ngãi có sự phân biệt hai “giọng” Cor: ở “đường nước” (truôk đhak) và 
“đường rừng” (truôk gôk). Tiếng nói hai “giọng” này có một số điểm khác biệt, về ngữ âm 
và cả từ ngữ. 
Trong sách, tiếng Việt được dùng khi giải nghĩa từ ngữ hay câu, dịch các bài tiếng Co, 
chú giải các hiện tượng ngữ pháp, với mục đích là qua tiếng Việt giúp người sử dụng sách 
hiểu rõ hơn đối tượng cần học tập và rèn luyện là tiếng Co, đặc biệt trong giai đoạn học tập 
nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, cũng là để số người sử dụng sách này được nhiều hơn. 
BẢNG CÁC CHỮ CO (CHỮ HOA VÀ CHỮ THƯỜNG)
A a Á á Ă ă Ắ ắ Â â Ấ ấ B b Bh bh
Ch ch D d ‘D ‘d Đ đ Đh đh E e É é Ê ê
Ế ế G g H h I i Í í J j K k Kh kh
L l ‘L ‘l M m ‘M ‘m N n ‘N ‘n Ng ng ‘Ng ‘ng
‘Nh ‘nh O o Ó ó Ô ô Ố ố Ơ ơ Ớ ớ P p
Ph ph R r ‘R ‘r T t Th th U u Ú ú Ư ư
Ứ ứ W w X x
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 263
Qua cuốn sách này, người đọc có thể thấy được những đặc điểm chính của tiếng Co, 
đồng thời phần nào quang cảnh ở vùng Co, lối sống, tâm lí và cách giao tiếp bằng lời ăn 
tiếng nói hàng ngày của người Co. Các soạn giả cố gắng trình bày các bài và ngữ liệu theo 
trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong từng bài, từng phần, được chú ý là 
cách phân tích ngôn ngữ (từ ngữ liệu rút ra các quy tắc chung) và hướng về hoạt động giao 
tiếp (tạo ra các phát ngôn đa dạng, linh hoạt, trong những hoàn cảnh khác nhau của đời 
sống), cốt để học đi đôi với hành. Đồng thời, cũng được chú ý là vốn tri thức tiếng mẹ đẻ và 
thói quen sử dụng ngôn ngữ đã có (tiếng Việt, tiếng Co) của người sử dụng sách, từ đó có 
thể nhấn mạnh hoặc lướt qua hiện tượng ngôn ngữ này khác.
Để tạo nên các tình huống giao tiếp, các bài của sách chủ yếu xoay quanh những 
chuyện của các nhân vật trong một gia đình người Co (gồm ba thế hệ) và một số cán bộ công 
chức (người Kinh và người Co) đến công tác tại địa phương. Các soạn giả mong muốn tài 
liệu này sẽ có vai trò tích cực trong việc dạy và học tiếng Co, giúp người đọc có điều kiện 
tìm hiểu tiếng Co để sử dụng tốt trong đời sống, thêm yêu quý tiếng nói chữ viết Co, từ đó 
có ý thức giữ gìn và phát triển ngôn ngữ cùng những nét bản sắc văn hoá của cộng đồng này.
3. Bài đặc điểm của tiếng Co
Câu hỏi trong tiếng Co: Câu hỏi là kiểu câu rất thường gặp nhiều hoàn cảnh giao tiếp 
của người Co, cũng như ở các cộng đồng nói những ngôn ngữ khác. Nhìn chung, câu hỏi 
dùng để người nói nêu ra điều mình chưa biết, chưa rõ hoặc chưa khẳng định là như vậy, để 
cho người đối thoại phải trả lời, làm sáng tỏ, khẳng định hoặc phủ định điều người nói đã 
nêu ra. Cũng tương tự như trong tiếng Việt, trong tiếng Co có một số dạng câu hỏi, với cách 
thức cấu tạo và có sự tham gia của các từ ngữ để hỏi. Sau đây là các dạng thường gặp trong 
tiếng Co.
- Câu hỏi có chứa các từ ngữ hỏi chuyên dụng - câu hỏi bộ phận
Trong những câu hỏi dạng này, các từ ngữ hỏi đứng ở vị trí của thành phần câu biểu 
đạt ý hỏi.
Các từ ngữ để hỏi thường được sử dụng như sau:
• Kấi: nghĩa là “ai”, dùng để hỏi về người chưa biết. 
• Kajó/jó: nghĩa là “gì, cái gì”, dùng để hỏi về tên gọi, chủng loại, đặc trưng của sự vật. 
• Lé: nghĩa là “nào”, dùng để hỏi khi cần chọn lựa, tách đối tượng ra khỏi các đối tượng 
khác tương tự như nó. 
• Kalé: có nghĩa là hoặc “đâu, ở đâu”. 
• Alé/đhi alé: nghĩa là “vì sao, tại sao, sao”, dùng để hỏi về nguyên nhân (có thể dẫn 
đến kết quả xấu hoặc tốt)
Đây là dạng câu hỏi đưa ra hai khả năng, hướng người hỏi tới việc lựa chọn khẳng định 
hoặc phủ định một trong hai khả năng này. 
- Câu hỏi toàn bộ sử dụng các từ heh/ eh (à, hả), ih (nhỉ): Các câu hỏi dạng này nhằm 
tìm hiểu về tính đúng đắn hay không, hoặc sự đồng ý hay không của người nghe đối với điều 
được đưa ra hay phỏng đoán trong câu hỏi. Câu hỏi có heh thuộc loại thứ nhất, câu hỏi có ih 
thuộc loại thứ hai (cùng với ý thuyết phục người nghe đồng tình với người nói).
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN264
4. Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt 
4.1. Tính chất chung
Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt là một bộ sưu tập các từ ngữ đối dịch song ngữ, hai 
chiều (Việt – Co; Co – Việt), được biên soạn nhằm giúp ích cho việc tìm hiểu từ ngữ khi dạy 
học, sử dụng tiếng Co và tiếng Việt ở vùng đồng bào người Co. Đây là một công cụ đối chiếu 
sơ giản nhằm cung cấp những hiểu biết về từ ngữ Việt và Co. Bảng tra cứu gồm khoảng 
3.000 đơn vị - mục từ (phần Bảng tra cứu: khoảng 1.500 đơn vị; Bảng tra cứu: khoảng 1.500 
đơn vị). Đó là các từ ngữ thường dùng, phần lớn thuộc vốn từ ngữ cơ bản của tiếng Việt và 
tiếng Co.
Cấu trúc Bảng tra cứu:
• Lời nói đầu: giới thiệu chung về Bảng tra cứu và trình bày khái quát nguyên tắc đối 
dịch, thể lệ biên soạn, cách ghi và đọc chữ Co.
• Nội dung chính, gồm hai phần từ ngữ đối dịch song ngữ:
- Bảng tra cứu Việt – Co
- Bảng tra cứu Co – Việt.
Các tư liệu tiếng Co trong sách được thu thập chủ yếu từ ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) của 
người Co. Ngoài ra, công trình đã tiếp thu có chọn lọc một số tài liệu của các nhà khoa học 
trong và ngoài nước, một số tư liệu về tiếng Co đã được thu thập ở những nghiên cứu trước 
đây.
4.2. Nguyên tắc biên soạn và cách thể hiện
4.2.1. Nguyên tắc biên soạn 
• Khi đối dịch Việt – Co (Bảng tra cứu Việt – Co), tiếng Việt là ngôn ngữ được đối dịch 
(còn gọi là “ngôn ngữ gốc”), tiếng Co là ngôn ngữ đối dịch (còn gọi là “ngôn ngữ đích”). 
Như vậy, trong trường hợp này, các từ ngữ tiếng Việt được lấy làm điểm xuất phát.
Ngược lại, khi đối dịch Co – Việt (Bảng tra cứu Co – Việt), tiếng Co lại là ngôn ngữ 
được đối dịch, tiếng Việt là ngôn ngữ đối dịch. Như vậy, các từ ngữ tiếng Co được lấy làm 
điểm xuất phát.
• Các từ ngữ tiếng Việt trong sách thuộc vốn từ tiếng Việt phổ thông. Các từ ngữ tiếng 
Co chủ yếu được thu thập và ghi theo tiếng Co ở huyện Trà Bồng và Tây Trà thuộc tỉnh 
Quảng Ngãi, có tham khảo thêm tiếng Co ở các huyện Bắc Trà My, Núi Thành và Tiên 
Phước thuộc tỉnh Quảng Nam.
Ở Quảng Ngãi có sự phân biệt hai “giọng” Cor: ở “đường nước” (truôk đhak) và 
“đường rừng” (truôk gôk). Tiếng nói hai “giọng” này có một số điểm khác biệt, về ngữ âm 
và cả từ ngữ. Các từ ngữ dùng phổ biến sẽ được đưa vào Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt 
này.
• Khi đối dịch, xuất phát từ các từ ngữ của ngôn ngữ được đối dịch, tìm những từ ngữ 
tương đương trong ngôn ngữ đối dịch, trên cơ sở nghĩa cơ bản, nghĩa thường dùng hiện nay 
ở cả hai ngôn ngữ.
• Nếu không có sự tương đương hoàn toàn về nghĩa giữa từ ngữ được đối dịch và từ 
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 265
ngữ đối dịch, thì tuỳ trường hợp cụ thể để chọn một trong những cách giải quyết sau: a, Một 
từ ngữ được đối dịch có thể tương đương với hai hay nhiều từ ngữ đối dịch, hoặc: Hai hay 
nhiều từ ngữ được đối dịch có thể tương đương với một từ ngữ đối dịch; b, Có chú thích 
(ghi trong ngoặc đơn) để giới hạn sự khu biệt về nghĩa hoặc phạm vi sử dụng của từ ngữ; c, 
Dùng lối diễn giải hoặc phiên âm bằng ngôn ngữ đối dịch. 
4.2.2. Quy cách biên soạn và chính tả
• Dạng đầy đủ của mỗi mục từ trong sách gồm hai nội dung:
- Từ ngữ được đối dịch (đứng trước, theo thứ tự từ trái sang phải)
 - Từ ngữ đối dịch (đứng sau).
• Từ ngữ tiếng Việt được ghi bằng chữ Quốc ngữ. Từ ngữ tiếng Co được ghi bằng chữ 
Co.
• Khi đối dịch Việt - Co, các mục từ được xếp theo thứ tự chữ và dấu ghi thanh trong 
chữ Quốc ngữ, tức là của ngôn ngữ được đối dịch. Thứ tự đó như sau:
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ 
p q r s t u ư v x y
và: không dấu ; “huyền” ; “hỏi” ; “ngã” ; “sắc” ; “nặng”
Ngược lại, khi đối dịch Co - Việt, các mục từ được xếp theo thứ tự chữ cái và dấu trong 
chữ Co. Thứ tự đó như sau:
a ă â b c d (‘d) đ e ê g h i j k l (‘l) m (‘m) n 
(‘n) o ô ơ p r (‘r) t u ư w x
và: không dấu; “sắc”
• Dấu “phảy” (,) được sử dụng khi ở ngôn ngữ được đối dịch (ngôn ngữ được lấy làm 
điểm xuất phát) có các từ ngữ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa đặt bên cạnh nhau. Dấu “gạch 
chéo” (/) được sử dụng khi ở ngôn ngữ đối dịch có những từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa, 
hoặc một từ ngữ có những cách phát âm khác nhau. 
5. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy 
5.1. Hướng dẫn chung
- Về mặt ngữ âm:
Bên cạnh phần lớn các từ chỉ có hình thức là một “tiếng”, tiếng Co còn có những từ 
gồm hai “tiếng”, thậm chí ba tiếng (một hoặc hai âm tiết phụ - còn gọi là “tiền âm tiết” - 
đứng trước, một âm tiết chính đứng sau).
Không có thanh điệu (không có các thanh “huyền, sắc, ngã” như của tiếng Việt).
Bên cạnh các phụ âm đơn như ở tiếng Việt, còn có các phụ âm kép, ví dụ: hl, bhr, hm, 
‘m, ‘n).
Có một số phụ âm tiếng Việt không có, ví dụ: ở đầu các “tiếng”, là: bh, đh; ở cuối 
các “tiếng”, là: l, h
Bên cạnh các nguyên âm “bình thường” còn có các nguyên âm mang đặc tính “giọng 
kẹt” không có trong tiếng Việt (các âm được ghi bằng chữ có dấu “sắc”)
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN266
- Về mặt từ vựng:
Vì nhiều lí do, hiện nay tiếng Co có một vốn từ ngữ gốc Co không lớn. Vì vậy, ngôn 
ngữ này phải tạo nên các từ mới và những cách nói mới, hoặc vay mượn từ ngữ của các ngôn 
ngữ khác. Một nguồn vay mượn đáng kể của tiếng Co là các từ ngữ của tiếng Việt. 
- Về ngữ pháp:
Trong tiếng Co, các từ ngữ xưng gọi nhìn chung không có nghĩa tôn trọng hay hạ thấp 
(như ở tiếng Việt), mà thường mang sắc thái trung tính. Trong số các từ xưng gọi số nhiều ở 
ngôi thứ nhất (“chúng tôi, chúng mình”) và thứ hai (“chúng mày”) có sự phân biệt giữa số 
nhiều chỉ có hai người, với số nhiều có ba người trở lên.
Các từ để hỏi tiếng Co thường có lé (“nào, gì”): lé, alé, mlé, đhưng lé... (nào, sao, đâu, 
khi nào...).
Khi đếm, người nói tiếng Việt thường dùng số từ + Con (hoặc cái) + từ chỉ thứ cần 
đếm. Trong khi đó, tương ứng với Con hoặc cái, người Co thường dùng đhro, pop, rá... 
(“cái, chiếc, Con”)
Tiếng Việt không có các phụ tố cấu tạo từ, còn tiếng Co vẫn có các phụ tố. Ví dụ: m- 
(trong mjiêk); a- (trong amut)...
IV. KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện thành công với các sản phẩm chính gồm Tài liệu dạy và học tiếng 
Co và Bảng tra cứu Việt - Co, Co - Việt. Các sản phẩm này có giá trị khoa học và thực tiễn.
Kết quả đề tài giúp cho cán bộ, công chức đang công tác ở vùng đồng bào Co, có tài 
liệu để học tập để nắm được tiếng Co, có điều kiện tìm hiểu đời sống, tâm tư nguyện vọng 
và những nét văn hoá của đồng bào, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ công tác ở vùng đồng 
bào Co. Đồng thời, kết quả đề tài cũng giúp cho cũng như những người có tiếng mẹ đẻ là 
tiếng Co có tài liệu tìm hiểu ngôn ngữ tộc người mình 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_soan_tai_lieu_day_hoc_tieng_co_cho_can_bo_co.pdf