Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Học tập hợp tác là một hình thức đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình giảng dạy, bởi nó vừa giúp

cho người học chủ động lĩnh hội kiến thức vừa giúp họ hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Tuy nhiên, để áp dụng thành công hình thức học tập này vào giảng dạy tiếng Anh đòi hỏi người

dạy phải tuân thủ và đáp ứng một số yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Bài viết này nhằm giới thiệu

khái quát một số nét chính về hình thức học tập hợp tác và các lưu ý khi áp dụng hình thức này

vào giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự.

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 1

Trang 1

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 2

Trang 2

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 3

Trang 3

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 4

Trang 4

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 5

Trang 5

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 6

Trang 6

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 800
Bạn đang xem tài liệu "Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Hình thức học hợp tác và một số lưu ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự
Anh của học viên 
thông qua sự trao đổi, tương tác giữa các thành 
viên trong nhóm với nhau. Qua quá trình học hợp 
tác, học viên có cơ hội luyện tập tiếng Anh thường 
xuyên với nhau và đó là cơ hội để học viên học hỏi 
lẫn nhau về tự vựng, cách phát âm....
Hình thức này có ưu điểm nổi trội hơn các 
phương pháp dạy học truyền thống khác là tạo ra 
môi trường lý tưởng cho học viên có thể phát triển 
các kỹ năng giao tiếp và khả năng hợp tác trong 
quá trình làm việc nhóm. Trong quá trình học hợp 
tác, học viên buộc phải sử dụng nhiều kỹ năng giao 
tiếp xã hội để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 
vì vậy các kỹ năng này sẽ được rèn luyện, củng cố 
và phát triển.
Hơn nữa, hình thức này còn tạo ra môi trường 
và mục đích thực sự để học viên tiến hành giao 
tiếp và sử dụng tiếng Anh. Tất cả học viên khi 
tham gia học hợp tác có thể học và gia tăng ngôn 
ngữ khi sử dụng, nói và nghe các thành viên khác 
nói, có người cùng học để trao đổi, đàm thoại và 
bàn bạc thông tin.
Một lợi ích khác nữa của hình thức này là góp 
phần xây dựng tinh thần hợp tác, mối quan hệ hỗ 
trợ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo 
nên sự đoàn kết chặt chẽ nhằm hướng tới hoàn 
thành mục tiêu học tập chung. Trong quá trình làm 
việc, các học viên sẽ nảy sinh nhu cầu bàn bạc, 
tranh luận nên đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá nhân 
cũng như sự thống nhất của tập thể để hoàn thành 
mục tiêu chung.
Học hợp tác còn tạo cơ hội cho tất cả học viên 
rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc tập 
thể, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, kỹ năng 
lắng nghe.... Đây là những kỹ năng quan trọng 
để học viên biết cách làm việc trong môi trường 
tập thể.
Một lợi ích nữa là, hình thức này khuyến khích 
học viên phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân. 
Thông thường, học viên sẽ cảm thấy e ngại khi 
phải trình bày hay bảo vệ ý kiến của mình trước 
tập thể lớp học, tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy thoải 
mái và tự tin hơn khi bày tỏ quan điểm của mình 
trong một nhóm nhỏ.
Như vậy, trong quá trình học hợp tác học viên 
có cơ hội được trao đổi, thảo luận thông tin và giúp 
đỡ nhau để tiến bộ hơn. Hình thức này không chỉ 
giúp học viên trở thành người giao tiếp thành công 
mà còn phát triển những kỹ năng mềm cần thiết vì 
họ có yêu cầu và mục đích giao tiếp thực sự.
3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN KHI 
ÁP DỤNG HÌNH THỨC HỌC HỢP TÁC 
TRONG GIẢNG DẠY
Mặc dù hình thức học hợp tác có nhiều lợi ích 
như đã nêu trên nhưng để các nhóm học hợp tác 
trong lớp của mình hoạt động hiệu quả, thì giảng 
viên cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
3.1. Thiết kế các nhiệm vụ, tình huống học 
tập hợp tác cho học viên
Nội dung dạy học phải được giảng viên thiết 
kế thành các nhiện vụ học tập hợp tác, đây là công 
việc quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của 
quá trình dạy học. Như chúng ta đã biết học tập 
hợp tác chỉ nảy sinh khi học viên gặp khó khăn 
trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập; 
do đó họ có nhu cầu hợp tác để hỗ trợ, giúp đỡ 
nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Chính những đặc 
điểm trên yêu cầu giảng viên phải có nền tảng kiến 
thức, kỹ năng thiết kế nhiệm vụ và tạo ra được 
ham muốn giải quyết vấn đề cho học viên.
Trong quá trình thiết kế nhiệm vụ cho học 
viên, yêu cầu giảng viên phải dự kiến được những 
khó khăn mà học viên có thể gặp phải, dự đoán 
được trình độ hiện có của học viên để giao nhiệm 
vụ phù hợp, dự kiến thời gian hoàn thành nhiệm 
vụ và hình thức hoạt động của học viên để có thể 
hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ yêu cầu đặt 
ra. Điểm chú ý cho giảng viên khi thiết kế nhiệm 
vụ, tình huống cho học viên thì phải đảm bảo các 
nguyên tắc sau: Một là, các nhiệm vụ phải được 
thiết kế phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân và 
phát huy tốt được tính tương trợ, phụ thuộc lẫn 
nhau giữa các thành viên trong nhóm. Hai là, các 
nhiệm vụ phải tăng dần về độ khó trong quá trình 
học tập nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, giúp đỡ, 
tương trợ giữa các học viên.
3.2. Nghiên cứu cách thức chia nhóm học 
tập hợp tác 
Điểm đặc trưng nhất của kỹ năng học tập hợp 
tác là nó được tổ chức theo hình thức nhóm. Do 
đó, giảng viên phải phân chia nhóm học tập hợp 
tác cho khoa học và phù hợp: xác định số lượng 
thành viên, thời gian tồn tại của nhóm, kế hoạch 
làm việc, thời gian hoàn thành nhiệm vụ của cả 
nhóm.... 
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, quy mô 
của nhóm học hợp tác càng nhỏ thì mức độ tương 
tác giữa các học viên càng cao. Do đó, nhóm nên tổ 
chức tối đa từ bốn đến sáu thành viên là phù hợp.
Các thành viên trong nhóm học hợp tác nên đa 
dạng về giới tính, trình độ và năng lực. Sự đa dạng 
trong nhóm tạo ra sự bình đẳng, hỗ trợ nhau trong 
quá trình làm việc, đồng thời cũng tạo cơ hội cho 
mỗi thành viên trong nhóm thể hiện được ưu điểm 
cá nhân. Việc phân chia các nhóm học tập phải 
đảm bảo đồng đều nhau về trình độ, năng lực để 
tạo ra sự công bằng giữa các nhóm. Điều này nhằm 
phát huy ưu thế và tạo động lực thúc đẩy nhóm 
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
Sau khi các nhóm học hợp tác được hình thành, 
giảng viên phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho 
các nhóm và hướng dẫn học viên phân chia vai trò 
của các thành viên trong nhóm sao cho phù hợp 
với năng lực, sở trường của mỗi thành viên. Tiếp 
đó, các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau thực 
hiện nhiệm vụ và tăng cường hiệu quả của học tập 
hợp tác. 
Như vậy, mỗi một học viên đều phải đảm 
nhiệm một vai trò nhất định trong hoạt động chung 
của nhóm và giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm 
vụ. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng 
thành viên là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành 
công của cả nhóm học tập.
3.4. Bố trí không gian lớp học
Bố trí không gian lớp học cũng có sức ảnh 
hưởng lớn đến quá trình dạy học. Nếu như ở các 
lớp học truyền thống việc bố trí không gian phải 
đảm bảo thuận lợi cho học viên hướng vào “bảng” 
thì bước đột phá trong học hợp tác là giảng viên 
sắp xếp lại không gian học, các học viên có sự 
tương tác tích cực và thường xuyên hơn với nhau 
trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì 
vậy, tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp học, 
giảng viên phải khéo léo sắp xếp các nhóm đảm 
bảo quá trình làm việc của các nhóm không ảnh 
32 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
hưởng tới nhau đồng thời tạo điều kiện thuận lợi 
cho giảng viên kiểm tra, giám sát quá trình làm 
việc của từng nhóm, từng học viên.
3.5. Tổ chức, cố vấn, giúp đỡ học viên trong 
quá trình học hợp tác
Trong quá trình tổ chức học tập hợp tác, giảng 
viên phải luôn thay đổi vai trò của mình: khi là 
người điều khiển, người cố vấn, người cổ vũ, 
người quan sát.... Đồng thời giảng viên luôn phải 
giữ thái độ công minh, không can thiệp quá sâu 
vào quá trình làm việc của các nhóm, nhưng cũng 
không được bàng quang trước những khó khăn của 
học viên. 
Với vai trò của mình, giảng viên nên xây dựng 
bầu không khí hài hòa, thoải mái, nhưng đồng thời 
cũng phải giám sát quá trình làm việc của học viên 
để kịp thời phát hiện những vấn đề còn tồn tại và 
đưa ra những hướng khắc phục kịp thời đảm bảo 
hiệu quả. Ngoài ra, giảng viên cũng phải dự kiến 
và khống chế thời gian của nhóm học hợp tác một 
cách hợp lý để đảm bảo quá trình học tập diễn ra 
đúng tiến độ.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc dạy 
học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác 
trong quá trình dạy học tiếng Anh ngoài việc nâng 
cao khả năng sử dụng tiếng Anh của học viên còn 
rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác và giúp cho học 
viên có tinh thần đoàn kết, tự tin, có trách nhiệm 
hơn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, quá trình dạy 
học theo hình thức học hợp tác trong giờ học tiếng 
Anh mang lại hiệu quả chưa cao. Điều này một 
phần xuất phát từ phía học viên nhưng một phần 
cũng do giảng viên chưa phát huy triệt để vai trò 
của mình trong giảng dạy.
4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI ÁP 
DỤNG HÌNH THỨC HỌC HỢP TÁC TRONG 
GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
Với mong muốn khắc phục tình trạng nêu trên, 
chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc cơ bản để 
áp dụng hình thức học hợp tác để có hiệu quả cao 
nhất trong giảng dạy tiếng Anh.
4.1. Dạy học phải tạo được sự phối hợp tích 
cực giữa các thành viên
Giảng viên phải tạo được sự liên kết giữa các 
thành viên trong nhóm theo tiêu chí chỉ có sự cố 
gắng, nỗ lực làm việc cùng nhau thì học viên mới 
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khi làm việc hợp tác, học viên phải nhận thức 
được trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ 
chung của nhóm. Các thành viên trong nhóm phải 
gắn kết với nhau và phải xác định được nhóm chỉ 
thành công khi các thành viên cố gắng, nỗ lực hết 
khả năng. Vì vậy, giảng viên phải xác định rõ cho 
học viên trách nhiệm khi học tập nhóm đó là: thực 
hiện nhiệm vụ được giao của cả nhóm và đảm bảo 
các thành viên trong nhóm mình cũng hoàn thành 
nhiệm vụ được giao (học viên nào xong trước thì 
hỗ trợ cho bạn mình để nhiệm vụ của nhóm được 
hoàn thành đúng thời hạn quy định). Giảng viên 
cần phải đảm bảo rằng, tất cả học viên của mình 
hiểu rõ các nguyên tắc thì mới bắt đầu việc phát 
triển hình thành nhóm học tập.
4.2. Dạy học phải tạo môi trường hợp tác 
trong nhóm
Giảng viên phải đảm bảo sự tương tác, hỗ trợ 
giữa các cá nhân trong nhóm học tập hợp tác. Mỗi 
thành viên là một mắt xích quan trọng trong hoạt 
động của nhóm; họ phải hợp tác với nhau, giúp đỡ 
nhau, trao đổi thông tin, bàn bạc... dưới sự giám 
sát, hướng dẫn của giảng viên.
Chỉ khi có sự trao đổi tích cực giữa các học 
viên trong nhóm thì quá trình học hợp tác mới diễn 
ra thành công và điều này chỉ được thực hiện khi 
các thành viên trong nhóm tương tác trực tiếp với 
nhau (không qua các phương tiện truyền thông). 
Điều này làm tăng hứng thú học tập, kích thích sự 
chia sẻ về ý tưởng, phát triển mối quan hệ gắn bó 
giữa các học viên. Vì vậy, giảng viên cần hướng 
33KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
dẫn cho học viên khi làm việc theo nhóm có cách 
góp ý hợp lý với các thành viên khác tránh gay gắt, 
nóng nảy đồng thời có thể động viên, khích lệ nhau 
để cùng tiến bộ, khi cần thiết có thể giúp đỡ nhau.
4.3. Dạy học phải đảm bảo học viên có trách 
nhiệm cá nhân cao
Nhóm học tập được tổ chức sao cho từng 
thành viên trong nhóm không thể trốn tránh công 
việc, hoặc trách nhiệm học tập. Vì vậy, giảng viên 
cần phải đảm bảo rằng mọi học viên trong nhóm 
đều có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
Giảng viên không những phải nêu rõ trách nhiệm 
của từng cá nhân trong nhóm mà còn phải quan sát 
hoạt động của họ. Giảng viên cần phải đảm bảo 
rằng không có hiện tượng ỷ lại, trốn tránh nhiệm 
vụ trong khi làm việc nhóm; họ phải có đóng góp 
nhất định vào hoạt động chung của cả nhóm. Mỗi 
cá nhân có tiến độ thực hiện công việc khác nhau, 
nếu học viên gặp khó khăn, giảng viên phải khuyến 
khích học viên có lực học tốt hơn giúp đỡ bạn mình. 
Ở nguyên tắc này giảng viên cần đảm bảo tính vừa 
sức khi giao nhiệm vụ học tập cho học viên để 
học viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
4.4. Dạy học phải đảm bảo phát triển các kỹ 
năng giao tiếp và kỹ năng xã hội 
Việc phát triển các kỹ năng mềm cũng rất quan 
trọng trong quá trình học tập. Vì vậy, giảng viên cần 
chú ý rèn luyện cho học viên các kỹ năng làm việc 
hợp tác: kỹ năng hình thành nhóm, kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng xây dựng niềm tin, kỹ năng giải quyết 
các mối bất đồng.... Có những kỹ năng có thể rèn 
được ngay, nhưng cũng có những kỹ năng với một 
số học viên thì phải cần cả một quá trình để rèn luyện 
và phát triển. 
4.5. Rút kinh nghiệm tương tác nhóm 
Sau mỗi hoạt động hợp tác, giảng viên hướng 
dẫn học viên đánh giá quá trình hoạt động của mỗi 
thành viên nhóm như những mặt tốt trong hoạt 
động chung và những đóng góp cá nhân nổi bật 
cần được phát huy, những mặt cần thay đổi, cải 
thiện để hoạt động của nhóm có hiệu quả hơn. Việc 
kiểm tra, đánh giá không chỉ dựa vào nội dung kết 
quả học tập mà cả thái độ, kỹ năng hợp tác. Điều 
này, giúp học viên đạt được kỹ năng hợp tác với 
người khác một cách hiệu quả nhất.
5. KẾT LUẬN
Tóm lại, học hợp tác là một trong những 
phương pháp học tập tích cực, phát huy được tính 
chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy, hình 
thức học tập này rất phù hợp để áp dụng vào trong 
giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân 
sự. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này vào 
giảng dạy, giảng viên phải chú ý các yêu cầu và 
một số nguyên tắc cơ bản như đã trình bày. Phương 
pháp này nếu được sử dụng thành công, học viên 
không những hoàn thiện được các kiến thức và kỹ 
năng mà còn hình thành được phương pháp học 
tập hiệu quả cho bản thân. Chúng tôi hy vọng đây 
sẽ là những gợi ý cho giảng viên trong việc giảng 
dạy và rèn luyện kỹ năng cho học viên./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trịnh Văn Biểu (2011), “Dạy học hợp tác, 
một xu hướng mới của giáo dục thế kỷ XXI”, Tạp 
chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 
số 25, tr.83-95.
2. Gille, R.M., Ashman, A.F, & J. Terwel 
(2007), The Teacher’s Role in Implementing 
Cooperative learning in the Classroom, Swiss 
Federal Institute of Technology, Lausanne, CH-
1015, Swetzerland.
3. David W. Johnson, Roger T. Johnson, and 
Karl A. Smith (2013), “Cooperative Learning: 
Improving University Instruction By Basing Practice 
On Validated Theory”. Retrieved from May 26, 
2017, <
Johnson-Johnson-Smith-Cooperative_Learning-
JECT-Small_Group_Learning-draft .pdf>.
34 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
COOPERATIVE LEARNING AND SOME NOTES WHEN APPLYING IT 
TO ENGLISH TEACHING AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
HUYNH THI VU HANH, VU TIEN TUNG
Cooperative learning is a productive teaching approach as it not only helps learners grasp the 
desired knowledge in a proactive way but also enables them to perfect their social skills. However, 
to successfully apply it to teaching English, there are some certain requirements and principles 
that teachers have to meet and follow. The article aims to briefly introduce some main features of 
cooperative learning as well as some notes when applying it to English teaching.
Keywords: English teaching, communication, cooperative learning/Group-based learning
Received: 18/8/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
4. Li, M. P. & Lam, B. H. (2013), 
Cooperative Learning. Available online: 
<ht tp: / /www.ied.edu.hk/aclass /Theories /
cooperativelearningcoursewriting_LBH%20
24June.pdf>.
5. Macpherson, A. (2009), Cooperative 
learning group activities for college courses: a 
guide for instructors. Retrieved from May 26, 2017, 
<
CoopLearningActivities.doc>.
6. Sheng Qun Li, Zheng Shu Zhen (2000), 
Coopertive learning design, China Press.
7. Slavin, R.E. (1983), Cooperative Learning 
Theory, Research and Practice, Englewood Cliffs, 
NJ: Prentice- Hall.

File đính kèm:

  • pdfhinh_thuc_hoc_hop_tac_va_mot_so_luu_y_khi_ap_dung_hinh_thuc.pdf