Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng

Tóm tắt

Tư tưởng về lực lượng cách mạng là một bộ phận và là một bộ phận hợp thành

quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng, xuyên suốt cả

trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng

chủ nghĩa xã hội. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin về lực lượng cách mạng vào điều kiện đặc thù của thực tiễn Việt

Nam. Bài viết tập trung đi sâu nghiên cứu một số nét độc đáo, sáng tạo trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng.

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 1

Trang 1

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 2

Trang 2

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 3

Trang 3

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 4

Trang 4

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 5

Trang 5

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 6

Trang 6

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 7

Trang 7

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 8

Trang 8

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 8580
Bạn đang xem tài liệu "Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng

Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng
 động lực chính của cách mạng là vô sản. Hai giai cấp này 
cũng đƣợc Quốc tế Cộng sản đánh giá là lực lƣợng chính của cách mạng Đông Dƣơng. 
Thƣ của Quốc tế Cộng sản gửi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ngày 03/8/1934 có viết: 
Động lực chủ yếu của cách mạng là giai cấp vô sản và giai cấp nông nhân. Trong tài 
liệu đƣa ra để thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Ban Phƣơng Đông ngày 18/10/1929 
có đoạn viết: Những ngƣời cộng sản phải luôn chú ý rằng, phong trào phản đế có đƣợc 
sức mạnh thực sự, trở thành phong trào cách mạng thực sự chỉ khi nào ngày càng có 
đông đảo quần chúng công nông đƣợc lôi cuốn vào phong trào ấy và chỉ khi nào có sự 
tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và của Đảng Cộng sản trong phong trào 
ấy. Quốc tế Cộng sản đòi hỏi: "Những người cộng sản phải hướng sự chú ý chủ yếu 
của mình vào việc lôi kéo ngày càng động đảo quần chúng công nông vào phong trào 
phản đế, phải ra sức phát triển theo hướng đó"7. Nhƣ vây, lý luận chủ nghĩa Mác - 
Lênin và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản chƣa đề cập đến sự liên minh giai cấp công 
nhân, nông dân và trí thức, mà phần lớn đề cập đến liên minh công nông. 
 Theo Hồ Chí Minh xây dựng khối liên minh công, nông, trí thức là sự phù hợp 
với thực tiễn cách mạng nƣớc ta. Dân tộc Việt Nam luôn coi trọng trí thức, trí thức là 
“vốn liếng quý báu của dân tộc”, là sự tiếp nối truyền thống của dân tộc Việt Nam, 
“hiền tài là nguyên khí quốc gia”, coi trọng sức mạnh vô tận của trí tuệ con ngƣời và 
7 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.601. 
 271| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
sức mạnh lớn lao của một dân tộc giàu tri thức. Thực tế lịch sử chứng minh, khi thực 
dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam, trí thức là tầng lớp có số lƣợng khiêm tốn trong xã hội, 
nhƣng luôn đi đầu, là ngòi nổ trong các phong trào đấu tranh chống Pháp, bảo vệ độc 
lập, hoặc đòi lại quyền dân tộc, tự chủ. Trí thức cũng là những ngƣời đi tiên phong 
trong việc tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại, đón nhận những luồng tƣ 
tƣởng mới, tiến bộ từ bên ngoài, thực hiện tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân. 
Mặc dù, trí thức đa số xuất thân từ các thành phần phú nông, địa chủ, phong kiến, tƣ 
sản. Nhƣng Hồ Chí Minh đã coi trí thức cùng với công nhân và nông dân là chủ lực của 
cách mạng, vì trí thức Việt Nam đều bị đế quốc áp bức. “Tất cả những ngƣời trí thức 
nào có đôi chút tiếng tăm đều bị đƣa đi đày. Tất cả các trƣờng tƣ thục đều bị đóng cửa 
và tất cả các sách báo nƣớc ngoài đều bị cấm”. Ngƣời chỉ ra hai yếu tố tích cực của trí 
thức Việt Nam: “Có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng” và nhận xét: “trí thức có học 
thức, dễ có cảm giác chính trị. Họ không trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp 
thu sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”8. 
 Thứ ba, Hồ Chí Minh luôn nhận thức đúng và đánh giá cao khả năng tham gia 
của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. 
 Đây là một nét độc đáo, đặc sắc và sáng tạo trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về 
lực lƣợng cách mạng ở Việt Nam. Hồ Chí Minh không chỉ dựa trên sự phân tích về 
quan hệ sản xuất, mà còn rất chú trọng xem xét thái độ của các giai cấp đối với sự 
nghiệp giải phóng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, chính chủ nghĩa dân tộc đã thúc giục 
ngƣời An Nam bao gồm cả các nhà tƣ bản, cả một số ngƣời đứng đầu chế độ phong 
kiến nhƣ Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân cũng nổi dậy chống thực dân Pháp. Chính 
từ sự nhìn nhận sát thực và sáng tạo đó, Hồ Chí Minh xem xét hai giai cấp đối lập với 
giai cấp công nhân và nông dân, tức giai cấp tƣ sản và giai cấp địa chủ. Điểm độc đáo 
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh khi xem xét, đánh giá giai cấp tƣ sản và địa chủ, Ngƣời đã 
đánh giá một cách khách quan, cụ thể bản chất của hai giai cấp đó mà không bị rơi vào 
"vơ đũa cả nắm". Về lợi ích kinh tế thì cả tƣ sản và điạ chủ là những giai cấp bóc lột, 
đối lập với giai cấp công nhân và nông dân. Nhƣng xét trên bình diện lớn hơn đó là lợi 
ích quốc gia dân tộc, trƣớc hết là độc lập dân tộc thì tƣ sản, địa chủ là những giai cấp 
không thuần nhất. Một bộ phận đi hẳn với thực dân, đế quốc, trong khi một bộ phận 
khác có thể đồng hành với giai cấp công nhân và nông dân, đồng hành cùng dân tộc. 
Hồ Chí Minh cho rằng: "Họ tuy hai mà một, một mà hai"9. Đây chính là cơ sở để Hồ 
Chí Minh đề ra đối sách phù hợp với từng bộ phận. 
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.258. 
9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.195. 
|272 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Trước hết, đối với giai cấp tư sản: Hồ Chí Minh chia giai cấp tƣ sản thành hai loại, 
tƣ sản mại bản và tƣ sản dân tộc. Trong đó, tƣ sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế 
quốc, phong kiến, đây là đối tƣợng mà cách mạng cần đánh đổ. Tƣ sản dân tộc hay "tư 
sản bản xứ" không có thế lực gì, thì Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong tƣ sản dân tộc không có 
ai làm chủ nhà máy hoặc nhà hàng lớn. Họ chỉ là chủ xƣởng nhỏ nhƣ xƣởng mộc, xay 
xát lúa gạo, xƣởng in, nên thế và lực của họ yếu ớt. Một mặt họ oán ngƣời Pháp, mặt 
khác khi phong trào công nhân lên mạnh, họ sợ cách mạng. Từ đó Hồ Chí Minh chủ 
trƣơng: Đảng phải có thái độ khôn khéo, mềm dẻo, phải hết sức lôi kéo họ, thúc đẩy họ 
hành động nếu có thể, cô lập họ về chính trị nếu cần, chí ít là trung lập họ. Hồ Chí Minh 
chỉ rõ: Tránh hết sức để họ ngoài mặt trận, và nhƣ vậy là đẩy họ rơi vào tay bọn phản 
động, là tăng thêm lực lƣợng cho chúng. 
 Đối với giai cấp địa chủ. Về mặt lý thuyết thì đây chính là đối tƣợng của cách 
mạng giải phóng dân tộc, cần phải đánh đổ, nhƣng Hồ Chí Minh lại là một trong số ít 
những nhà chính trị, lãnh tụ cộng sản nhìn nhận, đánh giá giai cấp địa chủ ở các nƣớc 
thuộc địa, trong đó có Việt Nam rất độc đáo. Tháng 01/1924, Ngƣời đã nhận định rằng, 
địa chủ ở Trung Quốc gồm hai lực lƣợng: Địa chủ hạng lớn, địa chủ hạng vừa. Khi xem 
xét giai cấp địa chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận định: Có một bộ phận có thể đồng 
hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân 
tộc. Theo Hồ Chí Minh, giai cấp địa chủ bao gồm: Đại địa chủ, bộ phận này về kinh tế 
cũng nhƣ chính trị đều đứng hẳn về phe đế quốc, là những lực lƣợng phản động. Vì 
vậy, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng phải đánh 
trúc bọn đại địa chủ. Đối với phú nông, trung và tiểu địa chủ thì cần khôn khéo phát 
động và phát huy tinh thần dân tộc của họ, chí ít là trung lập họ. Nhƣ vậy, quan điểm 
của Hồ Chí Minh đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ gần giống với bộ phận tƣ sản 
dân tộc. 
 Đối với tiểu tư sản. Hồ Chí Minh cho rằng, ở Việt Nam thì thƣơng nghiệp lớn đã 
nằm trong tay ngƣời Pháp, nhỏ hơn thì nằm trong tay Hoa kiều. Ngƣời Việt chỉ buôn 
bán nhỏ, họ không ngoi lên đƣợc do bị chèn ép và phải chịu các loại thuế rất nặng nề. 
Do đó, họ rất căm ghét ngƣời Pháp, đồng tình với cách mạng. Chính từ sự phân tích 
khách quan, khoa học trên, Hồ Chí Minh đã vạch rõ: Đảng phải lôi kéo tiểu tƣ sản,... về 
phía giai cấp vô sản. 
 Cách xem xét, đánh giá các giai cấp, tầng lớp của Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở lý 
luận và thực tiễn vững chắc, cho phép phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tinh thần 
dân tộc, chủ nghĩa dân tộc, tiềm ẩn trong từng giai cấp và tầng lớp cũng nhƣ cá nhân 
mỗi con ngƣời vào sự nghiệp chung là giải phóng dân tộc. 
 273| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
 Về lực lượng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Đông Dương: Xuất phát từ quan 
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu giai cấp công nhân phải đoàn kết quốc 
tế, nhằm tận dụng tối đa nguồn sức mạnh bên trong kết hợp với sức mạnh thời đại, sức 
mạnh quốc tế, nguồn lực từ bên ngoài. Thấm nhuần quan điểm đó, ngay từ khi chƣa trở 
thành ngƣời cộng sản, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm mang tính mácxít về vai 
trò của nhân tố quốc tế. Những nhận thức đó đƣợc Ngƣời phát triển trong suốt cuộc đời 
hoạt động cách mạng của mình. Lực lƣợng quốc tế chủ yếu ủng hộ cách mạng Việt 
Nam trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền đƣợc Hồ Chí Minh nói tới bao gồm: 
 Đối với quốc tế cộng sản: Hồ Chí Minh luôn gắn niềm tin của mình vào chủ nghĩa 
chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản ở cùng một thời điểm. Tháng 7/1920, khi 
Ngƣời đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của 
Lênin. Từ đó đến năm 1940, Hồ Chí Minh luôn đề cập đến vấn đề Quốc tế Cộng sản 
cần và phải giúp đỡ Việt Nam nhiều hơn nữa. Theo Hồ Chí Minh, tầm quan trọng của 
Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam không chỉ là những vấn đề chủ trƣơng, 
đƣờng lối, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, mà còn là vấn đề trƣớc tiên mọi cuộc cách mạng 
cần phải có, đó chính là việc thành lập Đảng Cộng sản. Trong điều kiện thuộc địa thiếu 
thốn và ở thời kỳ đầu khi Đảng ta mới ra đời, sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản càng 
cần thiết. Ngay từ những việc tƣởng chừng nhƣ rất nhỏ nhƣ cung cấp các loại sách báo 
ABC về chủ nghĩa cộng sản. Trong thƣ gửi Ban Phƣơng Đông của Quốc tế Cộng sản 
vào tháng 01/1935, Hồ Chí Minh nhận thấy có trách nhiệm báo cáo với Ban một vấn đề 
bức thiết của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, đó là tình trạng: đại đa số các đồng chí của 
chúng tôi, trình độ lý luận và chính trị rất thấp. Học không hiểu cách mạng dân chủ tƣ 
sản là gì. Hồ Chí Minh thẳng thắn gọi đó là sự ngu dốt. Ngƣời cho rằng, biện pháp duy 
nhất có hiệu quả để khắc phục tình trạng trên là Ban Phƣơng Đông cần xuất bản và 
cung cấp cho những ngƣời cộng sản Đông Dƣơng những quyển sách nhỏ viết về các 
vấn đề nhƣ: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản; Đảng Cộng sản và tổ chức của Đảng; lịch sử 
Quốc tế Cộng sản; vấn đề dân tộc; vấn đề ruộng đất; khởi nghĩa vũ trang. Từ đó, Hồ 
Chí Minh kết luận: An Nam muốn cách mệnh thành công, thì nhất thiết phải nhờ đệ 
tam quốc tế. 
 Đối với Liên bang Xô viết: Trƣớc và sau khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh sống 
và làm việc ở Liên Xô hơn 10 năm. Do đó, Ngƣời thấu hiểu và luôn nhấn mạnh vai trò 
và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam. Trƣớc hết đó là tấm 
gƣơng sáng cho các nƣớc thuộc địa trong đó có Việt Nam noi theo. Cách mạng tháng 
|274 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
Mƣời Nga là cuộc cách mạng đã thành công và thành công đến nơi: Đuổi đƣợc bọn tƣ 
bản, địa chủ, ra sức giúp đỡ công nông các nƣớc và các dân tộc thuộc địa làm cách 
mạng để đạp đổ tất cả đế quốc và tƣ bản trên thế giới. Từ những năm 1920 của thế 
kỷ XX trở đi, Hồ Chí Minh có nhiều bài viết về vai trò to lớn của Liên Xô đối với cách 
mạng Việt Nam. Ngay sau khi thành lập Đảng, Hồ Chí Minh tự đặt cho mình nhiệm vụ 
viết một cuốn sách để nói cho ngƣời Việt Nam biết về đất nƣớc của Lênin. Hồ Chí 
Minh viết thƣ gửi các đồng chí Liên Xô kèm theo đề cƣơng cuốn sách. Sự kiện trên 
càng chứng tỏ tầm quan trọng về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam. 
 Đối với Trung Quốc: Trung Quốc là nƣớc láng giềng của Việt Nam, đã thành lập 
đƣợc Đảng Cộng sản vào năm 1921, trở thành chỗ dựa quan trọng của cách mạng Việt 
Nam. Trong khi đó, Việt Nam là một nƣớc thuộc địa, không những mọi hoạt động cộng 
sản mà cả những hoạt động tự do, dân chủ tối thiểu cũng bị cấm, nên việc dựa vào 
Trung Quốc để phát triển cách mạng là rất quan trọng. Ngay từ những năm 20 của thế 
kỷ XX đến trƣớc khi về nƣớc (tháng 01/1941), Hồ Chí Minh có rất nhiều bài viết đề 
cập đến sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam. Sự giúp đỡ của hai 
nƣớc đối với nhau theo Hồ Chí Minh, giúp bạn là tự giúp mình. 
 Đối với Pháp thì sự giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng 
Pháp là sự giúp đỡ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, giữa hai nƣớc 
có cùng chung một kẻ thù trực tiếp đó là chủ nghĩa tƣ bản Pháp. Mối quan hệ đã đƣợc 
Hồ Chí Minh nhắc đến bằng hình tƣợng rất sinh động: "Chủ nghĩa tư bản là một con 
đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào 
giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết chết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt 
cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu 
của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra"10. 
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động 
Pháp đối với Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong Sách lược vắn tắt của 
Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và 
quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp"11. 
III. KẾT LUẬN 
 Như vậy, nét độc đáo của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lực lƣợng cách mạng, là cơ sở 
quan trọng để thúc đẩy việc hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam về số 
10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 320 
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.4. 
 275| 
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 
lƣợng và chất lƣợng. Góp phần vào xây dựng lực lƣợng chủ lực của cách mạng, tranh 
thủ triệt để các lực lƣợng có thể tranh thủ đƣợc nhƣ giai cấp tƣ sản dân tộc, giai cấp địa 
chủ vừa và nhỏ, tầng lớp trí thức, giai cấp tiểu tƣ sản và các lực lƣợng cách mạng quốc 
tế, tạo nên lực lƣợng cách mạng hùng mạnh. Quán triệt nét độc đáo tƣ tƣởng của Hồ 
Chí Minh về lực lƣợng cách mạng có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi 
việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ tổ quốc hiện nay. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa 
 học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí 
 Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005) Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo 
 trình các bộ môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tập 2, (Tài 
 liệu dùng cho lớp tập huấn giảng viên các môn khoa học Mác Lênin, tƣ tƣởng 
 Hồ Chí Minh các trƣờng đại học, cao đẳng). 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh (Tài liệu phục vụ dạy 
 và học Chƣơng trình các môn Lý luận chính trị trong các trƣờng đại học, cao 
 đẳng), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 
 4. Đại học Sài Gòn, TS. Võ Văn Lộc (Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu) 
 (2011), Tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc 
 gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
 5. Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Đinh Xuân Lý - PGS.TS. Phạm Ngọc Anh 
 (2008), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị,. 
 6. GS.TS. Mạch Quang Thắng (2010), Hồ Chí Minh con người của sự sống (Sách 
 tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 7. GS. Trần Nhâm (2011) Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài, Nxb Chính trị 
 quốc gia, Hà Nội. 
|276 

File đính kèm:

  • pdfnet_doc_dao_trong_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_luc_luong_cach_man.pdf