Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Năng suất lao động là một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng

kinh tế nhanh, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hiện nay, năng

suất lao động của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao tuy nhiên giá trị tuyệt đối thấp và có sự

chênh lệch lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tự do FTA c ng là điều kiện

thuận lợi thúc đẩy cải thiện năng suất lao động thông qua thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đồng thời c ng đặt ra nhiều thách thức trong việc thu hẹp

khoảng cách chênh lệch với các quốc gia trên thế giới. Bài viết tập trung nghiên cứu và phân

tích thực trạng năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. Trên cơ sở

đó gợi ý một số giải pháp nh m cải thiện năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện

tham gia vào nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 1

Trang 1

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 2

Trang 2

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 3

Trang 3

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 4

Trang 4

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 5

Trang 5

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 6

Trang 6

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 7

Trang 7

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 8

Trang 8

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 9

Trang 9

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Năng suất lao động của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
c động làm tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – là cơ hội tận dụng 
1114 
sức lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước. Theo đánh giá của Trung tâm Thông 
tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), các FTA thế hệ mới, đặc biệt là hiệp định Đối 
tác và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định Thương mại tự do Việt Nam 
-EU (EVFTA) sẽ có tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao 
động như dệt may, da giày là những ngành dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Hơn nữa, 
NCIF cũng đã xây dựng kịch bản nhằm dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 
2021 – 2025. Trong đó, đối với kịch bản cơ sở, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 
khoảng 7%, năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6,3%/năm. (NCIF, 2019) 
Tuy nhiên, các cơ hội đến từ FTA thế hệ mới cần được khai thác triệt để nhằm thúc 
đẩy tăng trưởng, tăng năng suất lao động. Một trong những FTA được đánh giá có triển vọng 
tác động đến nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam chính là AEC 2015. Tuy nhiên, 
theo nhiều đánh giá hiện nay, tác động này không lớn, nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn 
đang ở trình độ chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu theo AEC. Do đó, trong quá 
trình hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ 
nhằm tận dụng được lợi thế của các FTA để thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng 
kinh tế trong dài hạn. 
4. Một số thảo luận và giải pháp nhằm cải thiện NSLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập 
Năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua tiếp tục được cải thiện theo 
hướng tăng dần qua các năm và có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. 
Đóng góp của NSLĐ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao. Tuy nhiên, NSLĐ còn thấp hơn 
rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các khu vực kinh tế và loại hình doanh 
nghiệp cũng có sự khác biệt trong NSLĐ. Đối với khu vực kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp 
và thủy sản có mức NSLĐ thấp nhất; khu vực công nghiệp và xây dựng có mức NSLĐ cao 
nhưng chưa phát huy hết vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đối với các 
loại hình doanh nghiệp, NSLĐ của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt thấp nhất và khoảng 
cách giữa NSLĐ của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước là khá cao và ngày càng nới rộng. Điều này sẽ tạo ra 
những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong quá trình 
hội nhập kinh tế quốc tế. 
Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá dựa trên một số yếu tố cơ bản tác động 
đến năng suất lao động bao gồm: chuyển dịch cơ cấu lao động, công nghệ, chất lượng nguồn 
lực, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm 
Theo Tổng cục thống kê, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng NSLĐ ở 
nước ta vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, tỷ lệ này trong giai đoạn 2011-2017 đạt 
39%, thấp hơn mức 54% của giai đoạn 2000-2010. 
Hơn nữa, mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua diễn ra 
nhanh chóng nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn lớn, đa số lao 
động trong khu vực này là lao động giản đơn, công việc có tính thời vụ, không ổn định nên 
1115 
giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến NSLĐ thấp. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tỷ 
trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống còn 
37,7% năm 2018 (trung bình mỗi năm giảm 1,5 điểm phần trăm) nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều 
so với các nước trong khu vực. Đến năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 
khoảng 20,5 triệu lao động làm việc với NSLĐ chỉ đạt 39,8 triệu đồng/lao động, bằng 38,9% 
mức NSLĐ chung của nền kinh tế; bằng 30,4% NSLĐ khu vực công nghiệp, xây dựng và 
bằng 33,7% NSLĐ khu vực dịch vụ. 
Chất lượng nguồn lao động còn thấp 
Hiện nay, mặc dù số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo 
tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ này còn thấp. Năm 2011 tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng 
chỉ đạt 15,4%, năm 2018 đạt 21,9%. Ngoài ra, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo của nước 
ta còn bất hợp lý, năm 2015 tỷ lệ tương quan giữa trình độ đại học trở lên - cao đẳng - trung 
cấp - sơ cấp tương ứng là: 1-0,35-0,63-0,38, điều này sẽ cho thấy sự thiếu hụt kỹ sư thực hành 
và công nhân kỹ thuật bậc cao. Hơn nữa, so với các nước trong khu vực thì người lao động 
Việt Nam chỉ đảm nhận các công đoạn hoàn thiện theo mẫu trong quá trình sản xuất. Mặc dù, 
lực lượng lao động nhiều nhưng người lao động chỉ đảm nhận những công việc gia công, 
không tạo ra sản phẩm có thương hiệu. 
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao 
Hiện nay, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh 
nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên gặp hạn chế trong 
việc nâng cao NSLĐ do khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín dụng 
chính thức hạn chế, thiếu lao động có kỹ năng, khó tham gia và học hỏi từ chuỗi giá trị do các 
doanh nghiệp FDI dẫn dắt và không khai thác được hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô,.. 
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian qua luôn có tác động tích cực đến cải 
thiện NSLĐ thông qua việc các doanh nghiệp này mang công nghệ sản xuất và quản lý tiên 
tiến vào đầu tư trong nước (Tổng cục thống kê, 2019a). Tuy nhiên, theo Báo cáo năm 2017 
của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu làm đầu 
vào trong nước ở Việt Nam đạt 67,6%, thấp hơn nhiều so với một số nước như Trung Quốc 
(97,2%); Ma-lai-xi-a (99,9%) hay Thái Lan (96,4%) (WB, 2017). Hơn nữa, tác động lan tỏa 
của các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Việc tham gia vào 
chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa sâu. Các doanh nghiệp nội địa 
hầu như chưa kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia 
lớn nên chưa tận dụng được tính lan toả của tri thức, công nghệ và NSLĐ từ các công ty, tập 
đoàn xuyên quốc gia vào DN trong nước; những DN tham gia xuất, nhập khẩu có NSLĐ cao 
hơn 35% so với DN không có hoạt động này. Ngoài ra, quá trình cổ phần DNNN còn chưa 
được như mong muốn, việc phân bổ nguồn lực của các DNNN còn hạn chế. 
Việc nâng cao năng suất lao động hiện nay là một yêu cầu tất yếu nhằm thúc đẩy tăng 
trưởng cao, bền vững; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội 
nhập kinh tế toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, cần phải có các giải pháp nhằm khắc phục 
1116 
các nguyên nhân cơ bản trên. Một số giải pháp có thể đưa ra nhằm cải thiện năng suất lao 
động theo hướng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời chuyển dịch cơ 
cấu lao động theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng lao động; tăng khả năng cạnh tranh 
của các doanh nghiệp tư nhân. Cần tập trung hai nhóm giải pháp như sau: 
Thứ nhất, giải pháp của Nhà nước 
- Tăng cường vai trò của Chính phủ theo hướng Chính phủ kiến tạo trong việc cải 
thiện năng suất lao động. Cần tiếp tục cải cách bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện 
môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, xây dựng chính phủ điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt 
động của Chính phủ. 
- Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao NSLĐ của Việt 
Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các 
nước trong khu vực. 
- Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng,... đối với các doanh 
nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại;có các chính sách nhằm khuyến khích 
các doanh nghiệp đầu tư đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, 
tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tăng năng suất nhằm tận dụng được cơ hội của 
CMCN 4.0. 
- Chính phủ cần đổi mới phương thức thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút các 
nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới, các nước nắm giữ công nghệ nguồn có năng lực 
quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào Việt Nam. Hỗ trợ và thúc đẩy các doanh 
nghiệp tạo liên kết chặt chẽ với khu vực FDI, tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ 
nội địa hóa, tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh kiện, chi tiết nội địa cho các doanh nghiệp FDI. 
- Tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh 
nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước 
với việc cổ phần hoá và cải tiến quản trị doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả của các 
doanh nghiệp này. 
- Cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa 
tăng tiền lương và tăng NSLĐ. Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao 
động trong các doanh nghiệp, nhất là lao động trong các khu công nghiệp. 
- Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đầu tư phát triển công nghệ mới. Thu hút 
mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông nghiệp 
sang công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn. 
- Chính phủ cần có các chính sách thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng cao, đặc biệt tận dụng lợi thế hội nhập trong giáo dục đào tạo nhằm đổi mới đào tạo 
phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài. 
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại đã 
ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao khả năng tiếp cận thị 
trường, liên kết với các tập đoàn nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ 
phát triển sản phẩm mới, tham gia đấu thầu mua sắm công, tạo thị trường hỗ trợ phát triển. 
1117 
Thứ hai, giải pháp của các doanh nghiệp 
- Lựa chọn quy mô phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm 
lượng công nghệ cao. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững các thị trường truyền 
thống và từng bước thâm nhập vào các thị trường hoặc những phân đoạn thị trường cao cấp. 
- Đổi mới tư duy nâng cao năng suất lao động theo hướng ứng dụng khoa học công 
nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình 
hỗ trợ chuyển giao, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, 
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 
- Tập trung đào tạo kỹ năng cho người lao động; tổ chức lại lao động, trong đó chú 
trọng kết hợp hiệu quả giữa lao động và người máy theo từng công đoạn sản xuất, giúp 
tăng NSLĐ. 
- Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân, trong đó chú trọng 
đào tạo kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại, chuyên nghiệp; ngoại ngữ, tin học và quản lý hệ 
thống thông tin doanh nghiệp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và doanh nhân. 
- Cần chủ động tận dụng sự kết nối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài nhằm thực hiện được chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy phát 
triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp công nghệ tiên tiến. 
- Cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, nắm bắt kịp thời nhu cầu 
của thị trường trong nước và quốc tế. 
Kết luận 
Năng suất lao động có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế 
theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Quá trình hội nhập 
kinh tế quốc tế thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế và doanh nghiệp, đặc biệt là năng 
suất lao động. Ngược lại, năng suất lao động được nâng cao sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập 
kinh tế toàn cầu. Hiện nay ở Việt Nam, tốc độ tăng năng suất lao động toàn bộ nền kinh 
tế, các khu vực kinh tế và các doanh nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, giá trị của năng suất lao 
động lại thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới; có khoảng cách 
lớn về năng suất lao động giữa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Nguyên 
nhân cơ bản của vấn đề này chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao 
động còn diễn ra chậm; chất lượng nguồn lực còn thấp và khả năng cạnh tranh của các 
doanh nghiệp chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Để cải thiện được 
năng suất lao động, cần phải có các giải pháp đồng bộ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp 
theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ ngành nông, lâm 
nghiệp và thủy sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ; nâng cao chất lượng lao động; 
tăng cường khả năng cạnh tranh và năng suất lao động của doanh nghiệp đặc biệt là các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
1118 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Adenikinju, A. F., & Chete, L. N. (2002). Productivity, market structure and trade 
liberalization in nigeria. 
Amiti, M., & Konings, J. (2007). Trade liberalization, intermediate inputs, and 
productivity: Evidence from indonesia. 97(5), 1611-1638. doi:10.1257/aer.97.5.1611 
APO. (2019). Apo productivity databook 2019. Retrieved from 
Baldwin, J. R., & Gu, W. (2004). Trade liberalization: Export-market participation, 
productivity growth, and innovation. Oxford Review of Economic Policy, 20(3), 372-392. 
doi:10.1093/oxrep/grh022 
Bộ Kế hoạch và đầu tư. (2019). Năng suất lao động và giải pháp chủ yếu thúc đẩy 
tăng năng suất lao động của việt nam. Retrieved from 
Hashim, D., & Banga, R. (2009). Impact of trade on labour productivity and wage 
inequality in india. 
Nassif, A. (2006). Measuring the sources of labour productivity change in the 
brazilian manufacturing plants: The role of trade liberalization and the macroeconomic 
environment. (2006). 
NCIF. (2019). Triển vọng kinh tế việt nam giai đoạn 2021-2025: Cơ hội và thách thức 
từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Retrieved from 
Ngô Hoàng Thảo Trang. (2018). Năng suất của doanh nghiệp nh và vừa ở việt nam: 
Vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế 
Tp. Hồ Chí Minh, 
Nguyễn Thắng, Nguyễn Tiên Phong, & Lê Văn Hùng. (2019). Năng suất và năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam. Retrieved from 
Tổng cục Thống kê. (2016). Năng suất lao động của việt nam: Thực trạng và giải 
pháp. Retrieved from 
Tổng cục thống kê. (2018). Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018. Retrieved from 
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19454 
Tổng cục thống kê. (2019a). Thông cáo báo chí tại hội nghị ―cải thiện năng suất lao 
động quốc gia‖. Retrieved from https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid= 
382&idmid=2&ItemID=19315 
Tổng cục thống kê. (2019b). Tình hình kinh tế - xã hội quý iv và năm 2019. Retrieved 
from https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19454 
Topalova, P., & Khandelwal, A. (2011). Trade liberalization and firm productivity: 
The case of india. 93(3), 995-1009. doi:10.1162/REST_a_00095 
Viện năng suất Việt Nam. (2018). Báo cáo năng suất việt nam 2017. Retrieved from Hà Nội: 
WB. (2017). Việt nam: Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp 
vừa và nh - bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Retrieved from 

File đính kèm:

  • pdfnang_suat_lao_dong_cua_viet_nam_trong_dieu_kien_hoi_nhap_kin.pdf