Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ thuộc cơ quan Đảng ở Lào hiện nay
Năng lực tư duy lý luận có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với người
cán bộ thuộc cơ quan đảng. Ở Lào, trong những năm gần đây, năng lực tư duy lý luận của nhiều
cán bộ đảng viên còn hạn chế, bất cập, thậm chí có những biểu hiện vi phạm kỷ luật đảng. Trước
thực trạng đó, việc giáo dục, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ nói chung, cán bộ thuộc
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nói riêng là việc làm cấp thiết, nhằm làm trong sạch và vững
mạnh tổ chức đảng, đáp ứng yêu cầu Đảng cầm quyền trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Lào hiện nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ thuộc cơ quan Đảng ở Lào hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ thuộc cơ quan Đảng ở Lào hiện nay
tố cấu thành, vừa là nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển năng lực ở người cán bộ. Có năng lực tư duy lý luận, người làm công tác cán bộ nắm được thực chất quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có khả năng phân tích, luận giải để nắm được tinh thần cốt lõi của đường lối. Năng lực tư duy Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 - 2019 54 lý luận giúp người cán bộ ở UBKTTW có đủ năng lực phân tích sự phong phú, tính đa dạng và phức tạp của thực tiễn cuộc sống, để từ đó vận dụng lý luận, vận dụng chủ trương, chính sách một cách chủ động, thích hợp, sáng tạo và hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Nếu không có năng lực tư duy lý luận, người cán bộ chỉ biết áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 3. Thực trạng năng lực tư duy lý luận của cán bộ cơ quan UBKTTW ở Lào UBKTTW Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào là một cơ quan trực thuộc Đảng NDCM Lào, chịu sự lãnh đạo và giám sát trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng NDCM Lào. Ngay từ khi thành lập, Đảng NDCM Lào (trước đây là Đảng Nhân dân Lào) đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, gắn chặt với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Ở thời điểm mới thành lập, Đảng NDCM Lào chưa có cơ quan kiểm tra. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II năm 1972 mới có quy định về Ban Kiểm tra. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư và Ban Kiểm tra Trung ương (nay là UBKTTW). Ở cấp tỉnh, Đảng cũng lựa chọn một số Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh ủy để tổ chức thành Ban Kiểm tra cấp tỉnh. Ở cấp huyện cũng có một số đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành huyện ủy phụ trách công tác kiểm tra. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng, từ khi thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của ủy ban kiểm tra các cấp đã được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với tình hình phát triển của bộ máy tổ chức đảng, nhà nước, kinh tế - xã hội và theo nhiệm kỳ của các kỳ Đại hội Đảng. Do đặc điểm riêng của thể chế lãnh đạo và quản lý (ở Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào nhất thể hóa Bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể các cấp, các ngành), nên từ ngày thành lập đến nay bộ máy tổ chức Ban Kiểm tra - Thanh tra của Đảng NDCM Lào xét trong toàn hệ thống là một cơ quan hợp nhất, chỉ riêng bộ máy tổ chức ở cấp trung ương có giai đoạn 1992-1996 và 2002-2006 tách cơ quan kiểm tra và thanh tra thành hai cơ quan. Từ năm 2006 đến nay, bộ máy tổ chức của Ban Kiểm tra các cấp, các ngành đã được củng cố theo quy định trong Điều lệ Đảng khóa VIII và khóa IX. Từ khóa III năm 1982 đến hết khóa VIII tháng 3 năm 2011 được gọi là Ủy ban Kiểm tra. Từ khóa IX (năm 2011) đến nay là UBKTTW. UBKTTW có một vị trí quan trọng, là cơ quan duy nhất của Đảng NDCM Lào thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết tố cáo và thi hành kỷ luật trong đảng; chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. UBKTTW cũng là cơ quan trực tiếp lãnh đạo về chuyên môn với các cơ quan kiểm tra các cấp, tức là Ban Kiểm tra các cấp. Người cán bộ đảng ở Lào cần phải nắm bắt sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayson Phomvihan, quan điểm của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào. Sysouk Phongphijit 55 Bởi vì, chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị phương pháp nhận thức biện chứng, thế giới quan khoa học, lập trường giai cấp vững vàng; tư tưởng Cayson Phomvihan chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Lào. Hệ thống lý luận này trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng NDCM Lào. Cán bộ đảng ở Lào cần cụ thể hóa tư duy lý luận vào các công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu thi hành kỷ luật của mình. Công việc đó không đơn thuần là chỉ vận dụng một cách rập khuôn, máy móc, mà người cán bộ còn phải cập nhật kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn và xử lý các thông tin ấy một cách nhanh chóng, chính xác. Đó chính là năng lực vận dụng sáng tạo cái chung vào cái riêng. Cũng trong quá trình lãnh đạo, yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ Ủy ban Kiểm tra Đảng ở Lào còn thể hiện ở nhiều khía cạnh như: năng lực tư duy về con người (hiểu biết về con người để thu hút tập hợp, động viên, lôi cuốn họ để họ hoạt động tích cực, phát hiện sai phạm, dám nghĩ dám làm). Hoạt động lãnh đạo vừa mang tính định hướng chung vừa mang tính thực tiễn cụ thể, cho nên trong quá trình hoạt động của mình, người cán bộ còn phải có năng lực tổng kết việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, đúc rút kinh nghiệm, để từ đó có cơ sở hình thành các giải pháp nhằm đạt kết quả cao hơn. Thực tế hiện nay, phần lớn cán bộ Ủy ban Kiểm tra Đảng ở Lào là những người đi đầu, gương mẫu trong thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Họ thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayson Phomvihan, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào. Đây là đội ngũ được đánh giá là có bản lĩnh chính trị, có đức và tài. Nhìn chung, cán bộ đảng ở Lào vẫn giữ được phẩm chất chính trị, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, nhiệt tình với công việc, chức trách đang đảm nhiệm, có ý thức không ngừng học tập vươn lên. Năng lực tư duy lý luận của cán bộ Ủy ban Kiểm tra Đảng ở Lào hiện nay tương đối đồng đều. Do đó, họ có khả năng nắm bắt được quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để làm sáng tỏ con đường, phương thức để giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề nảy sinh ở trong quá trình làm việc. Lối tư duy tập trung, bao cấp, thụ động chờ đợi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đối với cán bộ đảng ở Lào đã dần mất đi. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng thoái hoá biến chất, thiếu bản lĩnh chính trị. UBKTTW Đảng ở Lào đã kỷ luật nhiều đảng viên vi phạm điều lệ đảng, trong đó có cả một số cán bộ cao cấp. Trên thực tế, kết quả lãnh đạo, quản lý vẫn còn bất cập. Bởi, trình độ của đội ngũ cán bộ UBKTTW Lào chưa cao, một số được đào tạo thiếu cơ bản. Trình độ tư duy lý luận của một số cán bộ còn hạn chế, vẫn bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh kinh nghiệm, bệnh chủ quan của chủ nghĩa thành tích cùng với thói quen ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 - 2019 56 của cấp trên. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã tác động tiêu cực tới cán bộ Ủy ban Kiểm tra Đảng ở Lào, làm ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Không ít cán bộ dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay (xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu) có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu về trình độ của cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào còn chưa đồng bộ, chưa cân đối. Trình độ cán bộ được nâng cao, song lại tập trung nhiều vào nâng cao về trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước, số cán bộ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ về công tác kiểm tra, giám sát còn rất hạn chế. Ở một số cán bộ chủ chốt, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa thật sự đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhất là khi giải quyết những vấn đề khó, mới và nhạy cảm. Phương pháp làm việc còn mang tính hành chính, sự vụ, chưa sâu sát với thực tế. Nhiều cán bộ có tâm lý ngại học hỏi, đặc biệt là với những cái mới. Những kiến thức văn hóa, khoa học mà các cán bộ ở Lào tiếp thu được trong quá trình học tập trước đây đã trở nên lạc hậu trước sự biến đổi và đòi hỏi của hiện thực khách quan. Đây là một thực tế mà cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào cần nhận rõ để khắc phục một cách có hiệu quả. Những kiến thức văn hóa và khoa học kỹ thuật chính là tiền đề để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Cán bộ ở Lào còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bệnh giáo điều, dẫn tới những sai lầm trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đó là lối tư duy cứng nhắc, máy móc trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, không tính đến điều kiện lịch sử cụ thể, không căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, áp dụng một cách rập khuôn kinh nghiệm của địa phương này vào địa phương khác. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nhận thức, cản trở sự phát triển của năng lực tư duy lý luận, làm trì trệ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, hạn chế tính năng động của nhân tố chủ quan trong cải tạo hiện thực. Bệnh giáo điều đang là một thực tại đáng lo ngại, bởi nó khiến người cán bộ ngại thay đổi, bằng lòng với hiện tại, không phản ứng kịp trước những đổi thay, coi những cái đã được hình thành là chân lý bất di, bất dịch. 4. Giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ ở Lào hiện nay Để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tư duy (tức là bản thân các cán bộ). Năng lực tư duy lý luận “là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta” [2, tr.487]. Năng lực tư duy cần phải được phát triển hoàn thiện thông qua giáo dục và tự Sysouk Phongphijit 57 rèn luyện. Vì vậy, bản thân cán bộ cơ quan Đảng ở Lào phải tự mình học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Một là, tăng cường giáo dục và đào tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayson Phomvihan cho đội ngũ cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào. Với tư cách là môn khoa học, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayson Phomvihan có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ cơ quan đảng ở Lào. Bởi lẽ, ngoài việc trang bị cho họ những tri thức, tình cảm, lý tưởng... quá trình giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayson- Phomvihan còn giúp cán bộ phát triển những phẩm chất trí tuệ, cung cấp cho họ phương pháp tư duy, giúp họ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng hiệu quả, chính xác hơn. Đây là những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành cũng như nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào hiện nay. Cần đổi mới nội dung giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Cayson- Phomvihan cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Đó là, chủ yếu cung cấp cho người học phương pháp nhận thức biện chứng để giải quyết những vấn đề bất cập trong xã hội (tình trạng thoái hóa, biến chất ở một số cán bộ; tình trạng tham ô, tham nhũng; tự diễn biến, tự chuyển hóa của cán bộ đảng viên ở Lào hiện nay). Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Cayson- Phomvihan cần triển khai theo phương châm biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của người cán bộ, biến những tri thức khoa học được tiếp nhận thành niềm tin của họ. Để làm tốt nhiệm vụ này, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayson Phomvihan. Giảng viên cũng cần học tập và tự cập nhật những quan điểm mới, tiến bộ của thời đại. Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ cơ quan đảng ở Lào. Thường xuyên tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn là một trong những giải pháp chủ yếu và quan trọng để nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận cho cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào. Người cán bộ phải là người có năng lực thực sự. Năng lực của người cán bộ không tự nhiên mà có, đó là cả một quá trình rèn luyện cả đạo đức lẫn chuyên môn. Khổng Tử cho rằng, năng lực của con người bắt đầu từ sự tìm hiểu các sự vật và hiện tượng của thế giới (cách vật trí tri), để làm đà cho việc tu dưỡng nhân cách (sửa mình qua việc tu thân). Con đường sửa mình là suốt đời, không bao giờ ngừng nghỉ [7]. Trong thời đại của khoa học và công nghệ, của nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, thì tri thức ngày càng có vai trò quan trọng. Cán bộ cơ quan đảng ở Lào không những phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, mà còn phải trang bị cho mình tri thức về pháp luật, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Việc nâng cao trình độ học vấn sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ là phẩm chất thuộc về tài, chứ không thuộc về đức; nhưng ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thuộc về đức [3]. Người cán bộ cần phải có ý thức Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 - 2019 58 rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đó là cơ sở để đánh giá về đức và tài. 5. Kết luận Sau hơn 30 năm đổi mới, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Có được những thành tựu đó là nhờ sự đóng góp của toàn thể nhân dân Lào, trong đó có đội ngũ cán bộ ở UBKTTW Đảng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều cán bộ đảng viên của Lào có những biểu hiện nhạt phai lý tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng, cửa quyền. Vì vậy, đội ngũ cán bộ UBKTTW Đảng ở Lào cần thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là trình độ tư duy lý luận, tri thức nền tảng để góp phần hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân tin tưởng giao trọng trách. Tài liệu tham khảo [1] C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] C.Mác - Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Trương Quốc Chính, Trương Quỳnh Hoa (2018), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9. [4] Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, t.7, Nxb Sự thật, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Đào Duy Tùng (2015), Công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Trần Nguyên Việt (2017), “Quan niệm của Khổng Tử về đạo đức người cầm quyền và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng công vụ cho cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 8. [8]iii tao-boi-duong/item/2365-cong-tac-dao-tao- boi-duong-can-bo-cho-cong-hoa-dan-chu- nhan-dan-lao-tai-hoc-vien-chinh-tri-quoc-gia- ho-chi-minh.html [9]iii 39217102-lao-tinh-giam-bien-che-nham-nang- cao-nang-luc-hanh-chinh.html [10]iii nam-tiep-tuc-giup-dao-tao-can-bo-kiem-tra- dang-tintuc421424
File đính kèm:
- nang_cao_nang_luc_tu_duy_ly_luan_cho_can_bo_thuoc_co_quan_da.pdf