Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Bình

Dương. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp

nước ngoài) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, với số mẫu hợp lệ là 210 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy

Chính sách tỷ giá; Chính sách thuế; Lạm phát; Thể chế; Chính sách giáo dục quốc gia; Môi trường pháp

lý và Môi trường kinh tế xã hội là 07 yếu tố tác động đến chính sách chuyển giá. Dựa vào kết quả nghiên

cứu này, bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá đối với

các doanh FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 7

Trang 7

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 8

Trang 8

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 9

Trang 9

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3440
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương
õ 
ràng. Bảng kết quả phân tích cho thấy có tất cả 24 
quan sát tạo ra 7 nhân tố. 
Bảng 3: Kiểm định KMO 
Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett 
Hệ số KMO 0,675 
Kiểm định Bartlett 
Giá trị chi bình phương xấp xỉ 132,796 
Df 3 
Giá trị Sig 0,000 
Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20 của tác giả 
4.3. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc DD 
Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 
0,675 > 0,5 và giá trị Sig của kiểm định Bartlett là 
0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy 3 biến quan sát 
CSGD1, CSGD2, CSGD3 có tương quan với nhau 
và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. 
Bảng 4: Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc 
Biến quan sát Hệ số tải 
CSGD1 0,796 
CSGD2 0,785 
CSGD3 0,839 
Eigenvalues 1,955 
Phương sai rút trích 65,154% 
Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20 của tác giả 
Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá 
trên, tổng phương sai trích là 65,154% lớn hơn 
50% và giá trị Eigenvalues của nhân tố lớn hơn 
1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố 
là phù hợp. 
4.4. Phân tích tương quan 
Kết quả chạy tương quan giữa các biến đại 
diện cho các nhân tố độc lập với biến đại diện cho 
nhân tố phụ thuộc như sau: 
Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20 của tác giả 
Kết quả phân tích tương quan Pearson từ 
bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các biến biến 
độc lập với biến phụ thuộc đều có giá trị Sig < 
0,05 kết luận các biến có sự tương quan giữa các 
biến độc lập với biến phụ thuộc. Do đó sẽ được 
đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. 
4.5. Phân tích hồi quy đa biến 
Sau khi thực hiện phân tích tương quan, việc 
phân tích hồi quy tiếp theo nhằm xác định mối 
quan hệ tuyến tính. 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
81 
Bảng 6: Phân tích hồi quy đa biến 
Mô hình 
Hệ số hồi quy chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số hồi quy 
chuẩn hóa Giá trị 
Sig 
Hệ số phóng 
đại phương 
sai (VIF) B Sai số chuẩn 
(Hằng số) -1,396 0,177 0,000 
Chính sách thuế 0,248 0,038 0,241 0,000 1,383 
Lạm phát 0,238 0,049 0,208 0,000 1,838 
Chính sách tỷ giá 0,267 0,039 0,273 0,000 1,630 
Môi trường pháp lý -0,205 0,040 -0,203 0,000 1,574 
Chính sách giáo dục 
quốc gia 
-0,137 0,046 -0,116 0,003 1,560 
 Môi trường kinh tế 
xã hội 
-0,254 0,039 -0,215 0,000 1,101 
Thể chế -0,124 0,041 -0,115 0,003 1,479 
R bình phương chưa chuẩn hóa: 0,985; R bình phương đã chuẩn hóa: 0,801 
P(Anova): 0,000; Giá trị Durbin – Watson: 1,649 
Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20 của tác giả 
4.5.1. Giả định tự tương quan 
Kết quả phân tích hồi quy trên bảng 7 cho 
thấy 3 > Giá trị Durbin – Watson = 1,649 > 1, vì 
thế có thể kết luận không có hiện tượng tự tương 
quan giữa các phần dư. Nghĩa là, giả định này 
không vi phạm. 
4.5.2. Giả định phương sai của sai số không đổi 
Để kiểm định giả định phương sai của phần 
dư không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của giá 
trị dự báo đã được chuẩn hóa và phần dư đã được 
chuẩn hóa. 
4.5.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư 
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa cho 
thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (Mean 
bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0,983). Do đó, có thể 
kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần 
dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm. 
4.5.6. Kiểm tra đa cộng tuyến 
Việc kiểm tra có đa cộng tuyến trong mô 
hình hay không được tiến hành bằng cách xem xét 
hệ số phóng đại phương sai (VIF). Ở đây, tất cả 
các hệ số phóng đại phương sai của các biến độc 
lập đều nhỏ hơn 2. Như vậy, trong mô hình không 
có hiện tượng đa cộng tuyến. 
4.5.7. Hệ số R bình phương 
Hệ số R bình phương hiệu chỉnh ở kết quả 
phân tích hồi quy bằng 0,801 đạt yêu cầu. Như 
vậy, các biến độc lập giải thích được 80,1% 
(>50%) sự biến thiên của biến phụ thuộc. 
Mô hình hồi quy chuẩn hóa: CSCG = 0.273* 
CSTG + 0.241* CST + 0.208* LP – 0.115* TC -
0.116* CSGD – 0.203* MTPL - 0.215* 
MTKTXH 
5. Kết luận 
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá 
đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, 
cần phải hoàn thiện các yếu tố sau: 
5.1 Về chính sách tỷ giá 
Gia tăng tích lũy ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ phải 
tương xứng với tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu. 
Từng bước xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý, 
môi trường hoạt động nhằm đưa nghiệp vụ thị 
trường mở lên đúng vị trí của nó trong việc điều 
chỉnh tỷ giá hối đoái. Cần lựa chọn phương pháp 
khả thi cho việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ 
chủ yếu đối với những đồng tiền mạnh như USD, 
Yen, Euro,... Thực hiện chính sách lãi suất phù 
hợp với cơ chế thị trường, chính sách tỷ giá hối 
đoái theo thị trường có sự điều tiết linh hoạt với 
biên độ phù hợp. Đổi mới chính sách quản lý 
ngoại hối, phát triển thị trường tài chính, không 
ngừng chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị 
trường mở nội tệ. Hạn chế và tiến tới chấm dứt 
tình trạng đô la hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 
kiểm soát giá cả, lạm phát và mức bội chi ngân 
sách nhà nước. 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
82 
5.2. Chính sách thuế 
Hoàn thiện chính sách thuế, thuế suất, đặc 
biệt là thuế suất thuế TNDN nếu ở mức độ cao sẽ 
tạo ra sự khuyến khích đối với hành vi chuyển giá. 
Bên cạnh đó mức thuế cao trong các sắc thuế khác 
như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cao 
cũng tạo ra động lực để các DN FDI chuyển giá. 
Vì thế, cần rà soát tổng thể hệ thống thuế có thể 
giảm các loại thuế hoặc điều chỉnh cho phù hợp. 
Đồng thời cần sửa đổi bổ sung các văn bản 
pháp luật về thuế và các Luật có liên quan như: 
Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế TNDN, 
theo hướng không thực hiện hoàn thuế GTGT 
đối với DN có số lỗ lớn hơn vốn điều lệ đã đăng 
ký; không thực hiện hoàn thuế cho các doanh 
nghiệp lỗ nhiều năm, lỗ âm vốn đăng ký kinh 
doanh ban đầu. 
5.3 Lạm phát 
Ổn định đồng tiền Việt Nam. Ảnh hưởng của 
sự mất giá đồng tiền Việt Nam so với các đồng 
tiền mạnh khác là điều lo ngại của các nhà đầu tư 
nước ngoài và là động cơ thúc đầy các DN FDI 
thực hiện thủ thuật chuyển giá khi đầu tư vào Việt 
Nam. Do đó, giải pháp ổn định tiền tệ cũng góp 
phần hạn chế động lực chuyển giá của DN FDI, 
đồng thời có tác dụng thu hút thêm nhiều nguồn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài. 
5.4. Thể chế 
- Để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa 
phương và thu hút nguồn vốn FDI, song song với 
việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ 
thống hạ tầng thuận tiện, tạo điều kiện tốt nhất cho 
các nhà đầu tư nước ngoài đến Bình Dương thì cần 
phải phát huy tính chủ động, vận dụng sáng tạo 
các quy định của nhà nước để xây dựng một hệ 
thống các giải pháp kiểm soát chuyển giá riêng 
phù hợp với các DN FDI hoạt động trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương. 
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra đối 
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 
dấu hiệu chuyển giá: kiểm soát kê khai giao dịch 
liên kết; chủ động phối hợp với các cơ quan chức 
năng trên địa bàn tỉnh, Tổng Cục Thuế và các địa 
phương khác thu thập thông tin về doanh nghiệp 
có quan hệ liên kết; Thu thập và quản lý cơ sở dữ 
liệu về các doanh nghiệp FDI có quan hệ liên kết; 
phân tích thông tin và rà soát ưu đãi thuế. 
5.5 Chính sách giáo dục quốc gia 
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn 
nhân lực làm công tác kiểm soát chuyển giá. 
Chuyển giá thường tập trung vào các DN FDI là 
thành viên công ty đa quốc gia có nhiều kinh 
nghiệm hoạt động trên toàn cầu. 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng 
cao đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp 
cho chính bản thân các doanh nghiệp nhận thức đầy 
đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng 
như hiểu rõ nội dung của các quy định pháp luật về 
thuế nói chung và chuyển giá nói riêng. 
5.6. Môi trường pháp lý 
- Chuyển giá xuất phát từ nhiều nguyên nhân, 
trong đó hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn 
nhiều kẻ hở mà lợi dụng vào đó doanh nghiệp FDI 
vận dụng “lách luật” để chuyển giá. Do vậy, cần 
phải có hệ thống pháp luật vững chắc tạo thuận lợi 
cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp áp dụng 
thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, 
chi phí vận hành và tuân thủ thấp, hướng tới tuân 
thủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 
- Chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý 
về chống chuyển giá: Củng cố lại cơ sở pháp lý về 
quản lý hoạt động chuyển giá, ban hành và hướng 
dẫn đầy đủ các phương pháp xác định giá chuyển 
giao phù hợp với trình độ phát triển kinh doanh 
trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phải 
nâng cao tính pháp lý của hoạt động chuyển giá để 
có thể quy định các chế tài và hình thức xử phạt 
cũng như quy định các “ngưỡng an toàn” cho hoạt 
động chuyển giá, tạo thuận lợi cho DN khi áp dụng, 
nhưng cũng xử lý nghiêm khắc khi có vi phạm. 
- Xây dựng các quy định về giá chuyển 
nhượng, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị 
định 20/2017/NĐ-CP, Thông tư 41/2017/TT-
BTC. Trong thời gian tới hiện tượng kinh tế này 
cần thiết phải được luật hóa để tăng hiệu lực pháp 
lý cho công tác quản lý nên việc ban hành Luật 
kiểm soát chuyển giá hay Luật xác định giá thị 
trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ 
liên kết là cần thiết. 
- Cần ban hành quy chế xử phạt cụ thể cho 
các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá. Việc 
cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên 
sự công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
83 
và xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời giảm 
các tiêu cực có thể xảy ra. 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao 
dịch. Hiện nay ở Việt Nam chưa xây dựng cơ sở 
dữ liệu giá cả cho các loại sản phẩm được giao 
dịch giữa các doanh nghiệp độc lập và các doanh 
nghiệp có quan hệ liên kết. 
- Xây dựng số liệu về tỷ suất lợi nhuận bình 
quân ngành. Xuất phát từ tình hình thực tế ở Bình 
Dương cũng như các địa phương khác trên cả nước, 
nhiều DN FDI hoạt động trong những ngành nghề 
có tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành ở mức cao 
nhưng lại thường xuyên báo cáo thua lỗ hoặc có lãi 
nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp, thấp hơn cả lãi 
suất huy động của ngân hàng. Do đó, các cơ quan 
chức năng cần nhanh chóng xây dựng và công bố 
số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành của các 
ngành nghề thuộc nền kinh tế quốc dân, để làm cơ 
sở cho cơ quan thuế áp dụng kiểm tra, thanh tra 
thuế, thanh tra giá chuyển nhượng. 
5.7. Môi trường kinh tế xã hội 
Ổn định kinh tế vĩ mô. Yếu tố kinh tế vĩ mô 
tác động rất lớn đến chuyển giá và hoạt động kiểm 
soát chuyển giá. Kinh tế vĩ mô ổn định là một 
trong những yếu tố hàng đầu để thu hút đầu tư trực 
tiếp nước ngoài. Các công ty đa quốc gia chỉ đầu 
tư vào nơi có nền kinh tế ổn định, bởi đó có nhiều 
cơ hội kinh doanh và loại trừ được rủi ro chính trị. 
Còn nếu một nền kinh tế thiếu ổn định, khó dự báo 
về chiều hướng phát triển như lạm phát cao, chính 
sách thuế chưa rõ ràng, hoàn toàn có thể thúc 
đẩy các chi nhánh đa quốc gia thực hiện chuyển 
giá. Kinh tế vĩ mô thiếu ổn định sẽ gây ra khó khăn 
cho hoạt động kiểm soát chuyển giá. Vì vậy, cần 
tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ 
mô trong đó chú trọng các giải pháp như: tập trung 
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện 
đại trên cơ sở tuân thủ các quy luật của kinh tế thị 
trường và hội nhập kinh tế quốc tế; Đảm bảo các 
cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó điều hành 
hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và 
các chính sách khác để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ 
mô, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý; tiếp tục 
triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có 
hiệu quả thị trường ngoại hối phù hợp với mục tiêu 
chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; xử lý 
giảm thiểu các khoản nợ xấu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Adams, M. J. (1994). Beginning to read: Thinking and learning about print. 
[2]. Arrow, K. J. (1973). Higher education as a filter. Journal of public economics, 2(3), 193-216. 
[3]. Barringer, M. W., & Milkovich, G. T. (1998). A theoretical exploration of the adoption and design of flexible 
benefit plans: A case of human resource innovation. Academy of Management review, 23(2), 305-324. 
[4]. Chan, C. W., Troutman, C. S., & O’Bryan, D. (2000). An expanded model of taxpayer compliance: 
Empirical evidence from the United States and Hong Kong. Journal of International Accounting, Auditing 
and Taxation, 9(2), 83-103. 
[5]. Dogan, E. (2013). Foreign direct investment and economic growth: a time series analysis of Turkey, 
1979-2011. Journal of the Faculty of Economics and Administrative Sciences, 3(2), 239-252. 
[6]. Greening, D. W., & Gray, B. (1994). Testing a model of organizational response to social and political 
issues. Academy of Management journal, 37(3), 467-498. 
[7]. Heide, J. B., & John, G. (1992). Do norms matter in marketing relationships?. Journal of 
marketing, 56(2), 32-44. 
[8]. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and 
ownership structure. Journal of financial economics, 3(4), 305-360. 
[9]. Keohane, R. O., & Nye Jr, J. S. (1998). Power and interdependence in the information age. Foreign 
Aff., 77, 81. 
[10]. Lewis, A. (1982). The social psychology of taxation. British Journal of Social Psychology, 21(2), 
151-158. 
[11]. Milani, K., & Rivera, J. (2004). The Rigorous Business of Budgeting for International 
Operations. Management Accounting Quarterly, 5(2), 38. 
Chuyên mục: Tài chính – Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 16 (2021) 
84 
[12]. Niemirowski, P., & Wearing, A. J. (2003). Taxation agents and taxpayer compliance. J. Austl. 
Tax'n, 6, 166. 
[13]. Newton, L. G., & Norris, R. (2000). Clearing a continent: the eradication of bovine 
pleuropneumonia from Australia (No. 74). Csiro Publishing. 
[14]. Norris, P. (2000). The Internet in Europe: A new north-south divide?. 
[15]. Riley, J. G. (2001). Silver signals: Twenty-five years of screening and signaling. Journal of 
Economic literature, 39(2), 432-478. 
[16]. Ross, S. A. (1973). The economic theory of agency: The principal's problem. The American 
economic review, 63(2), 134-139. 
[17]. Rogers, C. R. (1983). Um jeito de ser. São Paulo: EPU. 
[18]. Shulman, J. S. (1966). The Tax Environment of Multinational Firms. Tax Executive, 19, 173. 
[19]. Vaitsos, C. V. (1974). Income distribution and welfare considerations. Economic analysis and the 
multinational enterprise. 
[20]. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L. (1983). Agency problems, auditing, and the theory of the firm: 
Some evidence. The journal of law and Economics, 26(3), 613-633. 
[21]. Wernerfelt, B. (1984). A resource‐based view of the firm. Strategic management journal, 5(2), 171-
180. 
Thông tin tác giả: 
1. Nguyễn Ngọc Giàu 
- Đơn vị công tác: Trường Đại học Thủ Dầu Một 
- Địa chỉ email: giaunn@tdmu.edu.vn 
2. Nguyễn Thị Hạnh 
- Đơn vị công tác: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương 
Ngày nhận bài: 23/03/2021 
Ngày nhận bản sửa: 27/03/2021 
Ngày duyệt đăng: 30/03/2021 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_kiem_soat_hoat_dong_chuyen_gia_cua_cac_doa.pdf