Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Các dự án đầu tư công có ý ngh H hiện tốt công tác thanh tra để góp phần phòng ngừa và xử lý có hiệu quả các nhân tố gây thất thoát, lãng phí và gây mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, để công tác thanh tra các dự án ồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn công tác quản lý đặt ra yêu cầu phải thực ĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố đầu tư công có hiệu quả cần có những giải pháp phù hợp trong tình hình mới để hướng tới sự phát triển bền vững. Đây là nội dung tác giả đề cập trong bài viết “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới”. Thông qua bài viết, tác giả trình bày thực trạng, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong triển khai thực hiện để từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 18900
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới
à triển khai thực hiện 
công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các 
cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung lãnh đạo công 
tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, 
chống lãng phí vào các kỳ họp chuyên đề hoặc lồng 
ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ, góp 
phần lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát 
triển kinh tế -xã hội trên địa bàn Thành phố.
Đối với hệ thống chính quyền, căn cứ Thông 
tư số 01/2014/TT -TTCP ngày 23 tháng 4 năm 
2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây 
dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh 
tra, kế hoạch thanh tra; hướng dẫn của Thanh tra 
Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch thanh tra 
hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo Ngành 
thanh tra tổ chức nghiên cứu, đề xuất Kế hoạch 
thanh tra định kỳ, trong đó chú trọng tổ chức các 
đoàn thanh tra thường xuyên, kết hợp với tổ chức 
các đoàn thanh tra đột xuất theo thông tin của báo 
chí, dư luận xã hội... Hướng trọng tâm đến mục 
tiêu chất lượng, hiệu quả, thực chất; xử lý nghiêm 
minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá 
nhân vi phạm; thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất 
thoát về cho Nhà nước; kịp thời ngăn chặn, phòng 
ngừa hành vi vi phạm pháp luật, chấn chỉnh hoạt 
động quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, 
kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật qua 
thanh tra; chú trọng việc công khai kết luận thanh 
tra theo quy định để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức 
chính trị-xã hội và nhân dân có điều kiện giám sát; 
tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra lại các kết 
luận thanh tra khi cấp dưới có vi phạm.
Ngành thanh tra thành phố đã từng bước nâng 
cao chất lượng công tác thanh tra nói chung và việc 
ban hành các kết luận thanh tra nói riêng; tổ chức 
thanh tra chuyên đề theo diện rộng việc thực hiện 
các quy định của pháp luật về công tác tiếp công 
dân của người đứng đầu để qua đó, đánh giá kết 
quả, hiệu quả thực hiện vai trò, trách nhiệm của 
người đứng đầu trong công tác thanh tra, giải quyết 
khiếu nại, tố cáo nói chung và công tác quản lý đầu 
tư công nói riêng, làm rõ những tồn tại, vướng mắc 
trong quá trình thực hiện và nguyên nhân phát 
sinh; đề xuất giải pháp xử lý, giải quyết theo nguyên 
tắc không để phát sinh tiêu cực, không ảnh hưởng 
đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh 
tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 142 - tháng 8/2019
Qua công tác thanh tra hành chính, Thanh tra 
Tp. Hồ Chí Minh phát hiện 114 đơn vị có sai phạm 
về kinh tế (sai phạm 91,986 tỷ đồng) trong năm 
2015, 141 đơn vị có sai phạm vào năm 2016 (sai 
phạm 82,013 tỷ đồng), 235 đơn vị có sai phạm vào 
năm 2017 (sai phạm 495,544 tỷ đồng), 136 đơn vị 
có sai phạm vào năm 2018 (sai phạm 1.060,158 tỷ 
đồng) và 34 đơn vị có sai phạm vào 6 tháng đầu 
năm 2019 (104,416 tỷ đồng). 
Hoạt động thanh tra các chương trình, dự án 
đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 
không có kế hoạch riêng và được lồng ghép vào nội 
dung trong Kế hoạch thanh tra của Thanh tra các 
cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê 
duyệt hàng năm; công tác thanh tra các chương 
trình, dự án đầu tư công được thực hiện chủ yếu 
qua hình thức thanh tra thường xuyên; khi có 
thông tin từ báo chí, dư luận xã hội hoặc có yêu 
cầu từ các cấp lãnh đạo, công tác thanh tra đột xuất 
được thực hiện theo quy định.
Kết quả thanh tra các dự án đầu tư xây dựng sử 
dụng vốn đầu tư công và quản lý, sử dụng đất công 
của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh [2], [3]:
Nội dung Năm 2015
Năm 
2016
Năm 
2017
Năm 
2018
6 tháng đầu 
năm 2019
Sai phạm trong quản 
lý, thực hiện dự án đầu 
tư xây dựng
Số kết luận thanh tra được 
ban hành 31 27 37 30 6
Số tiền sai phạm (tỷ đồng) 0,445 0,469 10,965 16,332 0,212
Quản lý, sử dụng đất 
đai
Số kết luận thanh tra được 
ban hành 31 32 36 28 5
Số tiền sai phạm (tỷ đồng) 10,452 3,796 15,567 155,048 0,156
Nhìn chung, các cấp ủy đảng, Ủy ban nhân 
dân thành phố luôn quan tâm và chỉ đạo Ngành 
thanh tra thực hiện cơ bản nghiêm túc chỉ đạo 
của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch thanh tra 
đã được Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt; định 
hướng thanh tra bước đầu bám sát các quy định 
và thực tiễn tình hình tại các cơ quan, địa phương, 
đơn vị; các cuộc thanh tra đã cơ bản hoàn thành 
đúng kế hoạch đề ra; chất lượng các kết luận thanh 
tra được nâng lên, kiến nghị xử lý khách quan, 
chính xác, kịp thời; các kết luận, kiến nghị được 
đối tượng thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý 
Kết quả thanh tra hành chính của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh [2], [3]
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 142 - tháng 8/2019
nhà nước cùng cấp thống nhất; công tác giám sát, 
xử lý sau thanh tra từng bước được tăng cường và 
thực hiện có hiệu quả. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, 
công tác thanh tra trên lĩnh vực kinh tế nói chung 
và tại các dự án đầu tư công nói riêng trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh còn một số khó khăn, tồn 
tại như sau:
Một là, công tác quán triệt, triển khai thực hiện 
các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố 
về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, 
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nhiều 
nơi còn chậm hoặc chất lượng chưa cao; nội dung 
công tác thanh tra có nơi thiếu trọng tâm, trọng 
điểm, chưa tập trung vào những ngành, lĩnh vực, 
địa bàn nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực; chưa có 
giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện nhiệm vụ có 
hiệu quả.
Hai là, hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu 
tư công trên địa bàn Thành phố nhìn chung chưa 
cao, số kết luận thanh tra và số tiền sai phạm trong 
các chương trình, dự án đầu tư xây dựng sử dụng 
vốn đầu tư công và số tiền sai phạm trong quản 
lý, sử dụng đất công được phát hiện bởi Thanh tra 
thành phố còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số đơn 
vị sai phạm và tổng số tiền sai phạm. 
Ba là, hoạt động thanh tra các dự án đầu tư công 
tại một số địa bàn, lĩnh vực còn bỏ trống, chưa 
được thực hiện thường xuyên; còn tình trạng trùng 
lắp về đối tượng thanh tra giữa Thanh tra Thành 
phố, Thanh tra sở-ngành và Thanh tra quận-huyện; 
nội dung các cuộc thanh tra và kết luận thanh tra 
có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo các 
cấp và nhu cầu giải quyết những vấn đề bức xúc, 
nổi cộm được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. 
Những khó khăn, tồn tại nêu trên bắt nguồn từ 
cả nguyên nhân khách quan và chủ quan bao gồm:
Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền, thủ 
trưởng các địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan 
tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ 
chức xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra; 
chương trình, kế hoạch phòng chống tham nhũng, 
lãng phí; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và 
thông tin phản ánh liên quan đến các tập thể, cá 
nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối 
sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước. 
Thứ hai, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công 
tác thanh tra chưa đồng đều giữa các địa phương, 
giữa các ngành và lĩnh vực, có lúc, có nơi chưa đáp 
ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao; khối lượng 
công việc ngày càng tăng trong điều kiện phải giảm 
biên chế ít nhất 10%. Bên cạnh đó, một bộ phận 
cán bộ thanh tra chưa được đào tạo, bồi dưỡng kịp 
thời về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến hiệu quả 
thực hiện nhiệm vụ chưa cao.
Thứ ba, một số cơ quan, đơn vị chưa xây dựng 
hoặc chưa thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp 
về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 
hoặc Quy chế phối hợp về công tác phòng chống 
tham nhũng, lãng phí; vai trò của một số tổ chức, 
cá nhân được giao trách nhiệm tham mưu, triển 
khai thực hiện công tác thanh tra, phòng chống 
tham nhũng, lãng phí còn thụ động, chưa phát huy 
hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Dự báo bối cảnh thực hiện công tác thanh 
tra các dự án đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí 
Minh trong thời gian tới
Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn 
đầu của thời kỳ hiện đại hóa, vốn đầu tư công có 
vai trò rất quan trọng trong xây dựng, cải tạo cơ sở 
hạ tầng, kinh tế-xã hội trong điều kiện Thành phố 
triển khai thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14 của 
Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù 
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và phải khắc 
phục những sai phạm, tồn tại, hạn chế trong các 
kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh 
tra Chính phủ tại các dự án lớn, có khiếu kiện phức 
tạp, kéo dài như: Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 
Dự án Khu công nghệ cao, các dự án liên quan đến 
việc chuyển nhượng đất công trái quy định của 
pháp luật sẽ tạo ra nhiều sức ép cho công tác 
thanh tra trong việc phòng ngừa, phát hiện, chấn 
chỉnh, đề xuất xử lý và thực hiện xử lý đối với các 
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 142 - tháng 8/2019
hành vi vi phạm pháp luật trong công tác quản lý 
đầu tư công trên địa bàn. 
5. Những giải pháp trọng tâm để nâng cao 
hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu tư công 
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công 
tác thanh tra các dự án đầu tư công tại Thành phố 
Hồ Chí Minh, tác giả khuyến nghị thực hiện tốt các 
giải pháp trọng tâm như sau:
5.1. Tập trung khắc phục các hạn chế, khuyết 
điểm, sai phạm trong các kết luận của Ban Chỉ 
đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy 
ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ 
về các dự án lớn, trọng điểm như: Dự án Khu đô 
thị mới Thủ Thiêm, Dự án Thảo Cầm Viên mới tại 
huyện Củ Chi; tiếp tục thành lập các Đoàn rà 
soát tổng thể các cuộc thanh tra về kinh tế - xã hội 
và các Đoàn kiểm tra về công tác xử lý sau thanh 
tra theo Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12 
tháng 3 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy 
định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc 
thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về 
thanh tra và Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 
tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về việc thực hiện 
kết luận thanh tra, đảm bảo các kết luận thanh tra 
được thực hiện một cách nghiêm túc; chuyển các 
vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan 
điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
5.2. Nâng cao chất lượng các Kế hoạch thanh 
tra thông qua việc rà soát những nội dung đơn thư 
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại Thanh 
tra các cấp; kết quả giải quyết thông tin phản ánh 
liên quan đến các tập thể, cá nhân suy thoái về tư 
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy 
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước theo Quy 
định số 1374-QĐ/TU ngày 01 tháng 12 năm 2017 
của Ban Thường vụ Thành ủy; nội dung tiếp nhận, 
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị 
khởi tố của Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp và kết 
quả thực hiện kế hoạch thanh tra, chương trình, 
kế hoạch phòng chống tham nhũng, lãng phí các 
năm trước. Từ đó, Thanh tra Thành phố và thanh 
tra sở-ngành, thanh tra quận-huyện xác định các 
chương trình, dự án đầu tư công để đưa vào kế 
hoạch thanh tra cho từng giai đoạn và cho từng 
năm tiếp theo để trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị 
phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 142 - tháng 8/2019
5.3. Tập trung rà soát, xây dựng, ban hành đồng 
bộ quy định về trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện 
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng 
quy định của pháp luật và thực tiễn địa bàn, lĩnh 
vực; hoàn thành giải quyết một số vụ việc khiếu 
nại đông người tại một số dự án đã có kết luận 
của Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 
phòng ngừa có hiệu quả việc phát sinh “điểm nóng” 
và tình trạng khiếu kiện đông người do nguyên 
nhân thu hồi đất; thực hiện tốt Quy chế tiếp xúc, 
đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, 
người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân 
trên địa bàn thành phố; tổ chức giám sát kết quả 
đánh giá mức độ hài lòng của nhân dân gắn với 
thực hiện Chương trình cải cách hành chính. 
5.4. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các địa 
phương, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công 
tác thanh tra, đặc biệt là công tác phối hợp giữa cơ 
quan thanh tra với ủy ban kiểm tra và Viện kiểm 
sát nhân dân cùng cấp; giữa thanh tra sở-ngành với 
thanh tra quận-huyện... để tập trung thanh tra vào 
các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, nhạy cảm, hạn 
chế tối đa nội dung trùng lắp trong các Kế hoạch 
thanh tra; kết hợp nhịp nhàng giữa thanh tra 
thường xuyên và thanh tra đột xuất, giữa đánh giá 
cán bộ, đảng viên với việc thanh tra trách nhiệm 
thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban 
nhân dân các quận, huyện trong việc xây dựng, 
thực hiện các kế hoạch, kết luận thanh tra; nâng 
cao hiệu quả giám sát và phản biện của Hội đồng 
nhân dân và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp 
trong công tác thanh tra các dự án đầu tư công trên 
địa bàn.
5.5. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, 
sử dụng, quy hoạch, luân chuyển, biệt phái, bổ 
nhiệm cán bộ để cán bộ thanh tra thực sự là “tai 
mắt của trên” và “người bạn của dưới”; thực hiện 
có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII 
về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ 
thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của 
Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất 
là trong việc thực hiện các chương trình đột phá, 
công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại 
hội X của Đảng bộ Thành phố, công tác quản lý 
Nhà nước về đất đai, trật tự đô thị, xây dựng, bồi 
thường, giải phóng mặt bằng...
kết luận 
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 
đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương 
trình, dự án đầu tư công bao gồm cả các dự án quan 
trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương 
đầu tư và các dự án khác do Hội đồng nhân dân 
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định 
đầu tư. Trong những năm qua, các cơ quan, đơn 
vị làm công tác thanh tra đã có nhiều nỗ lực, cố 
gắng trong công tác phòng ngừa, phát hiện, chấn 
chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý 
các dự án đầu tư công để từng bước xây dựng, hiện 
đại hóa cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, 
trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, 
vướng mắc, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ không chỉ của 
các cơ quan, đơn vị thanh tra thuộc hệ thống chính 
trị Thành phố mà còn cả các cơ quan, đơn vị của 
cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để 
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra các dự án đầu 
tư công nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển 
kinh tế-xã hội trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật 
(2011), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, trang 
503, 504: 
vn/Uploads/2018/6/2/14/HO%20CHI%20
MINH%20T OAN%20TAP%20-%20
TAP%2012.pdf;
2. Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Báo cáo 
kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải 
quyết khiếu nại, tố cáo quý IV và năm 2015, 
2016, 2017, 2018;
3. Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh (2019), 
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công 
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo quý II và 6 
tháng đầu năm 2019.
Ngày nhận bài: 13/07/2019
Ngày duyệt đăng: 30/07/2019

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_cong_tac_thanh_tra_cac_du_an_dau_tu_cong_t.pdf