Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay

Tóm tắt

Trong bài viết tác giả chỉ rõ sự cần thiết của nâng cao chất lượng dạy học môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học hiện nay. Trên cơ sở đó, xuất phát từ

góc độ chuyên môn tác giả đề xuất một số biện pháp sư phạm cơ bản góp phần

nâng cao chất lượng dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại

học hiện nay.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 7

Trang 7

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 8

Trang 8

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 9760
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta hiện nay
 xa dời bấy nhiêu. 
 Sinh thời, Hồ Chí Minh thƣờng nhắc nhở chúng ta phƣơng châm quý báu trong 
giáo dục đó là: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phải chống chủ nghĩa 
kinh nghiệm trong dạy và học, học thuộc lòng máy móc. Trong “Bài nói tại hội nghị tổng 
kết phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm”, 
Ngƣời nhấn mạnh: “thực hiện tốt phương châm nhà trường gắn chặt với xã hội, học đi 
đôi với hành”4 Nhƣ vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngƣời thầy không phải là bắt sinh viên học 
thuộc lòng những tƣ tƣởng cơ bản của Hồ Chí Minh một cách thụ động, máy móc, xơ 
cứng mà phải làm cho sinh viên nắm đƣợc cái tinh thần của tƣ tƣởng ấy, nắm đƣợc 
những quan điểm mang tính quy luật trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và biết áp dụng những 
3 Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.17. 
4 CD ROM, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 14, tr.746. 
 653| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
điều đó một cách sáng tạo phục vụ cho lĩnh vực nghề nghiệp phục vụ cho lĩnh vực nghề 
nghiệp mà họ đang và sẽ công tác với phƣơng châm “Học để mà làm, lý luận đi đôi với 
thực tiễn”. 
 Trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy chứa đựng một kho tàng 
những tri thức uyên thâm của Đông, Tây, kim, cổ, những quan điểm mang tính quy luật 
của cách mạng Việt Nam nhƣng lại đƣợc Ngƣời trình bày bằng một văn phong rất trong 
sáng, giản dị, dễ hiểu. Do vậy, để quá trình giảng dạy môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đạt 
kết quả tốt, không có gì hợp lý hơn là chúng ta học tập chính phƣơng pháp truyền đạt của 
Ngƣời. Có nhƣ vậy tƣ tƣởng của Ngƣời mới đƣợc ngƣời học tiếp nhận một cách nhẹ 
nhàng mà sâu sắc qua đó củng cố và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm 
chính trị, phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo của học viên. 
2.2. Phải có hệ thống kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực: Lịch sử, Triết học, 
Kinh tế, Văn hóa 
 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về 
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát 
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát 
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”5. 
Do vậy, để tạo cho bài giảng vừa đảm bảo đƣợc tính khoa học, chân lý và toàn diện, 
vừa có sức lôi cuốn sinh viên, ngƣời thầy ngoài yêu cầu tiên quyết là phải đƣợc trang bị 
kiến thức vững vàng về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về Hồ Chí Minh học thì còn cần phải 
có một phông văn hóa sâu rộng, ít nhất trong đó có sự hiểu biết về những truyền thống 
tƣ tƣởng văn hóa, các học thuyết lớn cổ kim, Đông, Tây mà Hồ Chí Minh đã chú trọng 
kế thừa trong việc hoạch định đƣờng lối cách mạng và các chính sách phát triển kinh tế 
- xã hội, hình thành nên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 
 Chẳng hạn, giảng viên cần hiểu biết về Lý thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Nguyễn 
Trãi,... và chủ nghĩa Mác- Lênin mới làm cho việc truyền thụ những nhận định về 
đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng Hồ Chí Minh thêm sinh động. Bởi trong đƣờng 
lối, phƣơng pháp cách mạng của Ngƣời chứa đựng tính kiên định, sắc sảo, nhạy bén 
của Lênin; tính độc lập tự chủ, tự cƣờng của Lý Thƣờng Kiệt, lòng nhân ái bao dung 
của Nguyễn Trãi; tài thao lƣợc quân sự của Trần Hƣng Đạo và sức mạnh thần tốc của 
Nguyễn Huệ; hay, hiểu rõ Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp nƣớc Mỹ; sự nghiệp của 
5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật, 
Hà Nội, tr.83. 
|654 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
Tổng thống George Washington thời lập nƣớc Mỹ, tƣ tƣởng sự nghiệp của Tổng thống 
Thomas Jefferson, Tổng thống Abraham Lincoln; hiểu rõ bản Tuyên ngôn Nhân quyền 
và dân quyền của nƣớc Pháp, các tƣ tƣởng về tự do, bình Đẳng, bác ái, về Nhà nƣớc 
pháp quyền trong tƣ tƣởng văn hóa Phƣơng Tây mới càng thấy rõ thêm bản lĩnh sáng 
tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng lập, lãnh đạo xây dựng Nhà nƣớc của dân do 
dân vì dân ở nƣớc ta; và, càng hiểu rõ các quan điểm về đạo đức, về con ngƣời của Nho 
giáo, Phật giáo, Đạo giáo, của triết học Mác - Lê nin càng có thêm nội lực văn hóa và 
trí tuệ cảm xúc khi thuyết giảng tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh 
 Mặt khác, Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng kiệt xuất mà Ngƣời còn là một 
nghệ sỹ, một tâm hồn thơ lớn. Thơ văn của Ngƣời chứa đựng tầm vóc tƣ tƣởng của 
Ngƣời. Do đó, sử dụng thơ văn của chính Ngƣời để minh họa cho tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 
cũng là điều làm tăng thêm sức hấp dẫn, tạo sự truyền cảm cho bài giảng. 
 Nhƣ vậy, với một nền tảng tri thức văn hóa sâu rộng, vững chắc; cùng với những 
dẫn chứng minh họa thực tế, những câu chuyện có thật về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ 
Chí Minh, giảng viên sẽ giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc sức sống mãnh liệt và hiệu quả to 
lớn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 
2.3. Coi trọng việc sử dụng chính các tác phẩm kinh điển của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
làm tư liệu chuẩn để giảng dạy và học tập 
 Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ nghiên cứu bất cứ một vĩ nhân, một 
nhà tƣ tƣởng nào, nhất là khi nhân vật lịch sử ấy đã qua đời, đã lùi vào quá khứ và để 
lại di sản thì lẽ dĩ nhiên phải chú trọng nghiên cứu các tác phẩm mà họ để lại. Đối với 
Hồ Chí Minh, các tác phẩm của Ngƣời là sản phẩm của trí tuệ thiên tài, là những tổng 
kết, chỉ dẫn toàn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất 
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sử dụng các tác phẩm kinh điển của Ngƣời làm tƣ 
liệu chuẩn để giảng dạy là con đƣờng và phƣơng pháp hiệu quả nhất trong nghiên cứu, 
giảng dạy; giúp ngƣời học nắm vững đƣợc quan điểm tƣ tƣởng, tính đúng đắn, sáng tạo 
của những tƣ tƣởng đó mà Ngƣời gửi gắm qua tác phẩm; đồng thời, khắc phục đƣợc 
tình trạng “tam sao thất bản”, gán ghép chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động 
không đúng với tƣ tƣởng của Bác. 
 Về tƣ liệu khoa học và các tài liệu dùng cho việc dạy và học môn tƣ tƣởng Hồ 
Chí Minh, chúng ta cần chú trọng theo định hƣớng sau: cần phải coi các tác phẩm của 
Hồ Chí Minh (trong các tuyển tập và toàn tập, bao gồm cả bộ sách Hồ Chí Minh - Biên 
niên tiểu sử) là loại tài liệu quan trọng nhất. Cần phải làm cho mọi ngƣời học (ở mọi 
 655| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
đối tƣợng, mọi trình độ đào tạo khác nhau) đƣợc tiếp xúc trực tiếp, trở đi trở lại nhiều 
lần các tác phẩm của Hồ Chí Minh. Nói một cách hình ảnh, phải tạo đƣợc nhu cầu và 
khả năng thâm canh trên cánh đồng của tƣ duy và tƣ tƣởng này mới có thể hy vọng gặt 
hái đƣợc một cái gì đó trong di sản mà Ngƣời để lại. 
 Trong quá trình nghiên cứu và giới thiệu các tác phẩm của Hồ Chí Minh cho học 
viên, chúng ta cần chú ý những điểm sau: 
 - Giúp cho học viên nắm đƣợc đặc điểm chung các tác phẩm của Hồ Chí Minh bao 
gồm hình thức thể hiện của tác phẩm và nội dung tác phẩm. 
 - Giúp học viên hiểu đƣợc hoàn cảnh lịch sử ra đời và nội dung tác phẩm, bao 
gồm hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nƣớc; nội dung tổng quát và nội dung cụ thể 
của tác phẩm. 
 - Giúp học viên hiểu đƣợc ý nghĩa các tác phẩm của Hồ Chí Minh, đó là ý nghĩa 
lịch sử và ý nghĩa thời đại. 
 Khi hiểu đƣợc nhƣ vậy, sẽ làm cho ngƣời học nảy nở những xúc cảm, tình cảm 
với đối tƣợng nghiên cứu, nhất là sự hòa quyện cảm xúc cảm, tình cảm trí tuệ - đạo đức 
- thẩm mỹ khi tiếp xúc với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh qua từng trang viết, từng tác phẩm 
của Ngƣời. Từ đó, nảy nở những hứng thú, những nhu cầu nội tại của bản thân ngƣời 
học trong việc tìm hiểu để có hiểu biết, để tự mình khám phá, sáng tạo, lĩnh hội tri thức 
một cách tích cực chủ động, biến những tri thức đó thành sự hiểu biết thực sự của 
mình, không tiếp nhận một chiều, thụ động, tiêu cực. 
2.4. Kế thừa nhận định, đánh giá của Đảng, của các vị lãnh đạo, Đảng, Nhà nước; 
nghiên cứu của các học giả lớn trong và ngoài nước về Hồ Chí Minh 
 Đây chính là hƣớng quán triệt sâu sắc tính Đảng và tính khoa học trong nghiên 
cứu, giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 
 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không chỉ là trí tuệ cá nhân Hồ Chí Minh, đó cũng là kết 
tinh trí tuệ và kinh nghiệm đấu tranh của Đảng ta. Những tinh hoa trí tuệ, kinh nghiệm 
đó còn đƣợc thể hiện ở những lãnh tụ Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt ở những vị lãnh 
đạo Đảng, Nhà nƣớc kiệt xuất, đồng thời là những học trò xuất sắc, là cộng sự trung 
thành của Hồ Chí Minh. Nhƣ các đồng chí Trƣờng Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, 
Võ Nguyên Giáp Đây cũng chính là những ngƣời có công đầu trong việc cụ thể hóa, 
bảo vệ, phát triển và truyền bá rộng rãi tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay, việc tìm 
hiểu các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đó vẫn cho ta những 
định hƣớng cơ bản trong nghiên cứu, bảo vệ và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong 
sự nghiệp đổi mới. 
|656 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
 Nghiên cứu các văn kiện Đảng từ Đại hội II năm 1951 cho đến Đại hội XI hiện 
nay, các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc qua các thời kỳ, 
chúng ta càng có thêm bản lĩnh chính trị, lập trƣờng vững chắc trong vận dụng, phát 
triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. 
 Một yêu cầu có tính nguyên tắc trong khoa học là để có cái mới khoa học, Ngƣời 
đi sau phải biết đứng trên vai ngƣời đi trƣớc. Tức là biết kế thừa thành quả nghiên cứu 
của ngƣời đi trƣớc. Hơn nữa, chúng ta lại đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin về 
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Hàng ngày, hàng giờ xuất hiện nhiều bài nói, bài viết, tác phẩm 
văn hóa, nghệ thuật về Hồ Chí Minh ra đời. Các công trình đó nói về Hồ Chí Minh từ 
nhiều góc độ khác nhau. Những ngƣời tham gia công tác giảng dạy lý luận chính trị nói 
chung, giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói riêng cần sáng suốt phân biệt đúng - sai, 
thật - giả, nghiêm túc hay cẩu thả, vô trách nhiệm trong các ấn phẩm về Hồ Chí Minh. 
Thấy rõ tính gay go, phức tạp thậm chí quyết liệt trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa hiện 
nay xung quanh vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. 
Do đó, giảng viên cần kịp thời tranh thủ những kết quả mới và tiến bộ trong các nghiên 
cứu về Hồ Chí Minh, đặc biệt là thành tựu của các học giả lớn và tiến bộ. Đó là một 
điều kiện cần thiết để nâng cao tính khoa học, nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, giảng 
dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, dám lên tiếng bác bỏ một cách khoa học những 
sai trái trong các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm hạ bệ thần tƣợng Hồ Chí Minh. 
2.5. Kết hợp giữa giảng dạy lý thuyết với việc nghiên cứu tế những nơi Hồ Chí Minh 
đã sống và làm việc 
 Chúng ta biết rằng, các tác phẩm, nội dung tƣ tƣởng không thể tồn tại biệt lập bên 
ngoài cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. Các tác phẩm cũng không tự nó hình thành mà 
là sự phản ánh, một sự vang vọng bởi những biến cố và thăng trầm của thời đại lịch sử. 
Hay nói cách khác, các tác phẩm không phải là toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Hồ 
Chí Minh mà nó chỉ là một phần tiêu biểu máu thịt và tâm hồn của Ngƣời. Do đó, khi 
giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chúng ta không chỉ giúp ngƣời học tìm thấy đƣợc 
chân giá trị tƣ tƣởng của Ngƣời qua các trƣớc tác mà còn phải giúp họ hiểu đƣợc tƣ 
tƣởng ấy ngay trong hoạt động thực tiễn phong phú của Ngƣời qua hơn 6 thập kỷ tranh 
đấu, hy sinh, từ lúc Ngƣời quyết định bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc cho đến giây phút 
cuối cùng, khi trái tim ngừng đập và khối óc ngừng suy nghĩ, đi vào cõi vĩnh hằng và 
để lại muôn vàn tình yêu thƣơng dành cho nhân dân Việt Nam và nhân loại. 
 Mặt khác, đặc thù của môn học tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là bên cạnh việc làm cho 
ngƣời học nắm vững những quan điểm cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, một nhiệm 
 657| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
vụ hết sức quan trọng và cần thiết là giáo dục ngƣời học sống, học tập và phấn đấu theo 
tấm gƣơng đạo đức, phong cách của Ngƣời. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ đơn 
thuần nghiên cứu tác phẩm, tƣ tƣởng, quá trình hoạt động cách mạng của Ngƣời qua 
sách vở, bài viết, các công trình nghiên cứu mà cần cho học viên đƣợc trực tiếp tìm 
hiểu những nơi, những vùng đất đã in đậm dấu chân Bác: từ Kim Liên nơi Bác cất tiếng 
khóc chào đời đến Pắc Bó - vùng đất chiến khu cách mạng, nơi Hồ Chí Minh đã chỉ 
đạo cách mạng Việt Nam những ngày đầu gian khổ và còn rất nhiều địa danh Ngƣời đã 
sống, đã cống hiến cho đến khi Ngƣời ra đi vĩnh viễn, có đƣợc những chuyến đi thực 
tế về những nơi đó sẽ giúp cho sinh viên cảm nhận sâu sắc hơn những lý luận mà mình 
đã tiếp thu đƣợc từ môn học. Đây chính là điều thuyết phục nhất, sống động nhất khi 
chúng ta giảng cho sinh viên về tƣ tƣởng và con ngƣời Hồ Chí Minh. 
III. KẾT LUẬN 
 Nâng cao chất lƣợng dạy học các môn Lý luận chính trị nói chung, môn Tƣ tƣởng 
Hồ Chí Minh nói riêng là yêu cầu quan trọng, cấp thiết trong các trƣờng đại học hiện 
nay. Trong bài viết trên đây tác giả đề xuất 5 biện pháp góp phần nâng cao chất lƣợng 
dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các trƣờng đại học. Hy vọng những kết quả 
của bài viết sẽ là tiếng nói góp phần cải thiện tình trạng “nhận thức chƣa đầy đủ về ý 
nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả học tập, 
nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong 
tình hình mới”; nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các 
trƣờng đại học ở nƣớc ta hiện nay. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chƣơng trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ban 
 hành theo Quyết định số 4890/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2019 của Bộ Giáo dục 
 và Đào tạo về việc phê duyệt chƣơng trình, giáo trình sử dụng chung các môn 
 lý luận chính trị đối với trình độ đào tạo các ngành không chuyên về lý luận 
 chính trị). 
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội. 
|658 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
5. Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thƣ về tiếp tục đổi mới, 
 nâng cao chất lƣợng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ 
 nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 
6. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị “Về công tác lý 
 luận và định hƣớng nghiên cứu đến năm 2030”. 
7. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học 
 Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí 
 Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
9. Hồ Chí Minh (2011), Biên niên tiểu sử, (10 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 659| 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_giang_day_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_trong.pdf