Một vài đối sánh về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI – XVII
Ở châu Á, với Nhật Bản và Việt Nam, Bồ Đào Nha là một trong những vị khách
phương Tây đầu tiên thực hiện quá trình xâm nhập qua hai con đường chủ yếu là
buôn bán và truyền đạo. Thông qua các giáo sĩ, Ki tô giáo từng bước xâm nhập vào
Việt Nam (1533) và Nhật Bản (1549). Theo đó, về mặt thời gian Ki tô giáo đến Nhật
Bản muộn hơn so với Việt Nam nhưng tại Nhật Bản công cuộc truyền đạo của Bồ
Đào Nha lại sớm gặt hái được thành tựu. Và khi các nhà truyền giáo bị trục xuất
hoàn toàn khỏi Nhật Bản từ năm 1641 trở đi, đây lại là thời điểm số lượng tín đồ Ki
tô giáo ngày một gia tăng ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về
hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ XVI
- XVII; từ đó rút ra một vài đối sánh về hoạt động này ở hai quốc gia.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một vài đối sánh về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI – XVII
ể đến Việt Nam. Các bề trên Dòng Tên còn thành lập hẳn một tổ chức truyền giáo tại Đàng Trong (la Mission de Cochinchine) năm 1615. Những nỗ lực truyền giáo đầu tiên thực tế chỉ là những sự dò dẫm, chuẩn bị cho giai đoạn khai phá chính thức. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615-1665 với các vị thừa sai Dòng Tên. Các linh mục Dòng Tên theo chân Francesco Xavier truyền giáo tại Nhật Bản năm 1549, bị trục xuất khỏi đất Phù Tang năm 1614 đã tập trung tại Macao. Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản, các thừa sai rất quan tâm đến việc học ngôn ngữ, phong tục Việt và giảng đạo bằng tiếng Việt. Do đó, người Bồ Đào Nha có vai trò tiên phong trong việc hình thành chữ quốc ngữ ở Việt Nam Từ năm 1614, Nhật Bản đã tỏ rõ kiên quyết khi trục xuất các giáo sĩ khỏi đất nước mình. Vào khoảng năm 1616, thể theo lời mời của chính quyền Ðàng Trong Việt Nam, một kế hoạch di cư - định cư của Bồ Ðào Nha được đề nghị và được sự hỗ trợ của phó vương Je'ronimo Azevedo và triều đình. Nhưng các phó vương João Coutinho và Francisco de Gama nhất quyết bác bỏ, nên các kế hoạch ấy bị dẹp đi ngoại trừ những lĩnh vực thuần tuý tôn giáo. Nếu chủ tâm tìm lợi ích trên bình diện chính thức của Bồ Ðào Nha đối với Việt Nam thời gian này thì có thể thấy truyền giáo tỏ ra mờ nhạt hơn so với những trao đổi thương mại đều đặn giữa Macao và Việt Nam. Trong địa hạt tôn giáo, các miền truyền giáo tại Việt Nam được liên hệ với Dòng Tên của Nhật Bản, liên hệ với các toà giám mục Bồ Ðào Nha ở Malacca và Macao, Dòng Tên chính thức thành lập ở Ðàng Trong vào năm 1615, ở Ðàng Ngoài vào năm 1627. Tỉnh dòng Nhật Bản của Dòng Tên hoàn toàn thuộc quyền Bồ Ðào Nha và do Bồ Ðào Nha tài trợ trong khuôn khổ bảo trợ của hoàng gia. Nhân sự đa số là người Bồ Ðào Nha, nhưng ngay từ đầu có nhiều người Ý trong đó; có người Nhật, nhưng chỉ ở vào thành phần thuộc cấp, kể từ cuối thế kỷ XVI, Tỉnh dòng ấy nới rộng dần lãnh thổ quyền hạn của mình đến Trung Hoa và đặt trụ sở tại Macao. Vào thời kỳ chúng ta đang nghiên cứu, Tỉnh dòng này cố gắng nới rộng về phía Ðông Dương và các vùng bán đảo phía Nam Thái Bình Dương, hướng theo các con đường hàng hải khởi phát từ Macao. Một vài đối sánh về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI - XVII 120 Thường các tu sĩ Dòng Tên ít khi lưu ý đến các thẩm quyền các địa phận, mặc dầu trên lý thuyết các thẩm quyền này được trao trách nhiệm phối trí công việc truyền giáo [1]. Ngày 15 tháng 1 năm 1615, linh mục Francesco Buzomi, Diego Carvalho và các trợ sĩ đến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Tiếp theo là Francisco de Pina, Cristoforo Borri, nhất là khi Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thanh Hóa (1629). Vì nhu cầu học hỏi ngôn ngữ Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người Việt mà các giáo sĩ bắt đầu ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin. Các giáo sĩ đã cố gắng tổ chức giáo hội bằng cách tập trung khắp nơi từng nhóm thanh thiếu niên và cả người đã đứng tuổi thiện chí, sống đời độc thân và cùng với các linh mục trong giáo xứ hay là trong các nơi xa xôi hẻo lánh để chia sẻ việc truyền đạo, nhất là chuyện dạy giáo lý cho dân chúng và cũng giúp nâng cao đời sống xã hội của người dân. Việc truyền đạo được vua chúa Việt Nam cho phép trong một số nơi với nhiều hạn chế của các quan lại địa phương, nên các tín đồ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đạo, có nơi các giáo sĩ bị truy bức. Ngày 3 tháng 7 năm 1645, linh mục Alexandre de Rhodes rời Việt Nam về Roma để báo cáo cho Tòa Thánh về những tiến triển mau chóng trong việc truyền đạo tại Việt Nam, nhất là xin gửi một số giám mục đến truyền giáo tại Việt Nam, nơi mà ông gọi là "cánh đồng truyền giáo phì nhiêu" để củng cố nền móng cho Giáo hội tại nước này. Ông được Tòa Thánh cho phép đi khắp nước Pháp tìm kiếm những linh mục sẵn sàng xung phong và tiếp tục công việc đã khởi sự với nhiều thành quả may mắn. Tại đây mới có Hội Thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris), ra đời năm 1658 và được chấp nhận năm 1664 dưới thời Giáo hoàng Alexander VII. Cho đến năm 1658, hai cơ sở truyền giáo của Bồ Ðào Nha thuộc Dòng Tên tại Ðàng Trong và Ðàng Ngoài đã gặt hái thành quả lớn lao, xây dựng nền tảng chắc chắn cho cộng đồng Ki tô giáo Việt Nam. Vào năm 1658, khi Tòa Thánh từ chối không công nhận triều vua Bồ Ðào Nha mới được phục hưng, nên đã quyết định đặt các vùng truyền giáo này dưới quyền mình, thì bấy giờ đã có gần 70 nhà truyền giáo với tám quốc tịch khác nhau kế tiếp đến Việt Nam, trong đó có tới 35 người Bồ Ðào Nha, 19 người Ý và 7 người Nhật Bản. Việt Nam đã có hơn 100.000 tín đồ Cơ đốc giáo phân bố khắp cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhưng trong cùng một thời gian ấy, cộng đồng Ki tô giáo ở Nhật Bản đang trong giai đoạn lụi tàn, còn cộng đồng ở Trung Hoa đang gặp phải khó khăn; Siam bấy giờ chỉ còn khoảng 200 tín hữu và Makassar (Macassar)2 thì chỉ có một nhóm nhỏ. Đến nữa cuối thế kỷ XVII, đối với toàn bộ châu Á, ngoài hai vùng Goa và Macao, thì Việt Nam (và Sri Lanka) trở thành những vùng đất mà công cuộc truyền đạo diễn ra một cách hiệu quả nhất. 2 Là một eo biển ở miền Trung Indonesia, nơi người Bồ Đào Nha đã đến và định cư ở đây từ năm 1516 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 121 3. MỘT VÀI ĐỐI SÁNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA BỒ ĐÀO NHA TẠI NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM THẾ KỶ XVI - XVII Có thể nói, hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI - XVII là một thời kỳ đầy biến động đối với cả ba chủ thể này. Bồ Đào Nha đã xuất hiện ở Việt Nam sớm hơn so với Nhật Bản, cụ thể họ có mặt ở Đàng Trong (1523) và Đàng Ngoài (1626) nhưng việc thiết lập hoạt động truyền giáo đều nhỏ hơn về mặt quy mô và thành tựu so với Nhật Bản. Tại sao lại như vậy? Từ sau năm 1511, khi những thuyền buôn Bồ Ðào Nha bắt đầu quay lên hướng Bắc vượt qua eo biển Malacca, thì mục tiêu chính của họ là hai đế quốc lớn là Nhật Bản và Trung Hoa. Chuỗi dài các quốc gia nhỏ giữa Malacca và Macao, trong đó có Việt Nam đối với các thuyền nhân và thương gia được xem là những bến dừng chân, trạm tiếp tế. Còn đối với các nhà truyền giáo, khởi phát từ Francisco Javier vào giữa thế kỷ XVI, mục đích trong các nỗ lực của họ là nhằm làm cho hoàng đế Trung Hoa chấp nhận Ki tô giáo vì họ cho rằng một khi có được sự chấp nhận này, thì các quốc gia lệ thuộc từ miền bắc Việt Nam (Ðàng Ngoài) đến Siam, hẳn phải noi theo. Trong khuôn khổ chiến lược truyền giáo như thế, các nước nhỏ nói trên không được xem là ưu tiên. Đây là lý do lý giải thích tại sao quan hệ thương mại và truyền giáo giữa Bồ Đào Nhà và Việt Nam diễn ra dè dặt và không mấy thịnh đạt trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI. Điều đó, có nghĩa là, trong nhận thức của chính quyền Bồ Đào Nha lúc bấy giờ, việc thiết lập quan hệ với Nhật Bản và Việt Nam xuất phát từ mục đích chung là hình thành mạng lưới buôn bán liên hoàn ở châu Á nhưng với mỗi chủ thể, Bồ Đào Nha lại có động cơ chiến lược rất rõ ràng. Nhật Bản là chốt chặn cuối cùng trong mạng lưới thương mại nội Á, Việt Nam lại được xem như “trạm trung chuyển” để kết nối các trung tâm buôn bán từ Goa, Malacca đến Macao và Nhật Bản. Theo đó, Bồ Đào Nha đã ghé vào Việt Nam để tiếp thêm nước ngọt và củi đốt cho các chuyến hành trình lên Macao từ năm 1623. Và sau khi đã thiết lập được các trung tâm thương mại ở cả Nhật Bản và Trung Quốc thì Việt Nam dần trở thành một mắt xích quan trọng trong hành trình thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở châu Á. Ở Nhật Bản, giai đoạn từ cuối thế kỷ XVI đến những năm đầu thế kỷ XVII là giai đoạn hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha đạt được những thành tựu lớn với ước tính có khoảng 15 vạn dân theo Ki tô giáo (1580) và đến đầu thế kỷ XVII, con số này đã tăng gấp đôi. Ngược lại, ở Việt Nam đây mới là giai đoạn thăm dò, chưa có kết quả gì đáng kể do nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam và Nhật Bản trong nhận thức của Bồ Đào Nha bấy giờ là rất khác nhau. Nhưng từ thập niên đầu của thế kỷ XVII trở đi, khi công cuộc truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Nhật Bản đi vào thoái trào do sự chống đối kịch liệt của chính quyền sở tại thì ở Việt Nam, hoạt động này lại ngày càng khởi sắc với số lượng tín đồ tăng lên trong những thập niên cuối của thế kỷ XVII. Một vài đối sánh về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI - XVII 122 Đối với cả Nhật Bản và Việt Nam, Bồ Đào Nha đã trở thành vị khách phương Tây đầu tiên và đều thiết lập quan hệ thông qua hai hoạt động quan trọng là thương mại và truyền giáo. Và các hoạt động này đều được sự bảo trợ của chính quyền Bồ Đào Nha và Giáo hội Roma. Ở Nhật Bản, ngay sau khi xuất hiện vào năm 1549, công cuộc truyền giáo cũng bắt đầu được thiết lập và nhanh chóng phát triển. Đối với Việt Nam, mốc thời gian này đều sớm hơn là vào năm 1533. Với Bồ Đào Nha, theo quy định của Quyền Bảo trợ, vua Bồ Đào Nha có quyền kiểm soát trên tất cả các giáo phận, kể cả việc cung ứng tài chính cho giáo đoàn. Vua Bồ Đào Nha có trách nhiệm giới thiệu nhân sự cho công cuộc truyền giáo ở phương Đông. Tất cả các linh mục từ giám mục giáo phận đến linh mục giáo xứ đều nhận lương từ vua Bồ Đào Nha. Tất cả nhân sự dưới Chế độ Bảo trợ, các linh mục sang truyền giáo ở phương Đông đều được cấp phép “thông hành” tại Lisbon, thêm vào đó, đều theo các đoàn thuyền buôn để đến được phương Đông, hai mục đích thương mại và truyền giáo luôn được gắn kết chặt chẽ nhau [2, tr. 119]. Sự gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố kinh tế và chính trị này không chỉ là điểm chung trong quan hệ giữa Bồ Đào Nha với Nhật Bản và Việt Nam mà trong toàn mạng lưới ở châu Á đều được thực hiện tương tự. Song song với điều này, đối với hai nước tiếp nhận là Việt Nam và Nhật Bản, hoạt động truyền giáo, ở những mức độ khác nhau cũng đều được thực hiện chính thức thông qua các chính quyền sở tại, chứ ko phải là những hoạt động riêng rẽ. Nghĩa là giữa các bên đều có sự gặp gỡ về lợi ích và chiến lược riêng của mình. Và nếu so sánh với các nước phương Tây khác, đặc biệt là Pháp sau này thì vị trí chiến lược của Việt Nam trong nhìn nhận của hai nước này là hoàn toàn khác nhau. Vì thế, việc tiến hành quan hệ buôn bán và truyền giáo của Bồ Đào Nha ở Việt Nam là mang tính thời đoạn nên ngay khi có sự xâm nhập mạnh từ Hà Lan, Pháp thì chậm dần và đi đến kết thúc. Trong quá trình truyền giáo ở Nhật Bản và Việt Nam, trước những diễn biến phức tạp của tình hình nội tại hai nước này, Bồ Đào Nha luôn gặp phải sự chống đối của chính quyền sở tại. Nhật Bản sau một thời gian chào đón Cơ đốc giáo, kể từ năm 1587 đã bắt đầu ra lệnh cấm đạo và tiến hành các cuộc tàn sát đẫm máu đối với các tín đồ. Chính sách cấm đạo càng trở nên gắt gao hơn từ sau năm 1600, các chỉ dụ cấm đạo được ban hành liên tục vào các năm: 1612, 1613, 1614, 1632, 1635, 1637 và cho đến năm 1641 trở đi tất cả các giáo sĩ người Bồ Đào Nha đều bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Sau khi lụi tàn ở Nhật Bản, công cuộc truyền đạo ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển từ năm 1615 trở đi, về cơ bản trong thời gian đầu để thúc đẩy thương mại, chính quyền Việt Nam luôn có những chính sách tạo điều kiện để tôn giáo mới xâm nhập vào nhưng càng về sau thì các chính sách cấm đạo gắt gao ở Đàng Ngoài vào các năm từ 1628 đến 1657 và ở Đàng Trong vào nửa cuối thế kỷ XVII. Mặc dù vậy, Bồ Đào Nha chính là người đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của đạo Cơ đốc ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt, với Việt Nam, quá trình này càng trở nên có giá trị khi quá trình ấy gắn liền với việc cho ra đời chữ Quốc ngữ - ngôn ngữ của dân tộc Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) 123 Nam ngày nay. Bản thân lịch sử luôn có tính hai mặt của nó, bên cạnh những động cơ kinh tế, chính trị mà các nước phương Tây mong muốn đạt được thì quá trình xâm nhập của Bồ Đào Nha vào Việt Nam và Nhật Bản tự thân nó đã đưa lại những nền tảng lớn lao trong hành trình tiếp xúc giữa các nền văn minh thời Cận thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bồ Đào Nha và chữ Quốc ngữ Website: ngày khai thác 18/4/2019. [2]. Hoàng Thị Anh Đào (2017). “Hoạt động thương mại - truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII)”, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Thế giới, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. [3]. Trần Thị Tâm, Cao Nguyễn Khánh Huyền (2018). Hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha với Nhật Bản và Việt Nam cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6 (208), tr.57-58 [4]. Nguyễn Nam Trân (2015). Giáo trình lịch sử Nhật Bản, Bản thảo năm 2015, file PDF, 839 trang, Website: thuong-phan-2-nguyen-nam-tran-224837.html. [5]. Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện Sử học (2007). Quốc Sử quán triều Nguyễn – Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội. Một vài đối sánh về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Nhật Bản và Việt Nam thế kỷ XVI - XVII 124 SOME MISSIONARY ACTIVITIES OF PORTUGAL BETWEEN JAPAN AND VIETNAM IN THE –16th – 17 th CENTURIES – A COMPARATIVE CASE STUDY Nguyen Van Tan*, Tran Thi Tam Faculty of History, University of Sciences, Hue University *Email: tapchidhkh@hueuni.edu.vn ABSTRACT Portugal was one of the first western guests entering to Asia, Japan and Vietnam particularly through trade and mission. Through the missionaries, Christianity penetratedinto Vietnam (in 1533) and Japan (in 1549). Accordingly, the Christianity came to Japan later than Vietnam but the mission of Portugal in Japan soon reached achievements. When missionaries were expelled completely from Japan from 1641 onwards, the number of Christians gradually increased in Vietnam. In this article, we will present some missionary activities of Portugal in Japan and Vietnam in the 16th – 17th centuries; then some comparisions are made between two countries. Keywords: Japan, missionary, Portuguese, 16th – 17th centuries, Vietnam. Nguyễn Văn Tận sinh ngày 27/9/1954 tại Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành lịch sử năm 1976 tại Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội; bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới năm 1988 tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Beelarutxia. Hiện nay, ông là giảng viên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử thế giới cận hiện đại, Những vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN, Lịch sử Nhật Bản. Trần Thị Tâm sinh ngày 10/8/1983 tại Thanh Hóa. Bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lịch sử thế giới năm 2006, Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử thế giới năm 2008, Tiến sĩ Chuyên ngành Lịch sử thế giới năm 2019 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện nay bà là giảng viên tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử thế giới cận và hiện đại, Lịch sử văn minh thế giới, Lịch sử Nhật Bản.
File đính kèm:
- mot_vai_doi_sanh_ve_hoat_dong_truyen_giao_cua_bo_dao_nha_tai.pdf