Một số vấn đề trong công tác kiểm toán xác định giá trị phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, xác định giá trị phần vốn nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như thành công của việc chào bán cổ phần. Ngoài phương pháp tài sản, Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định giá trị phần vốn nhà nước cần phải được xác định theo ít nhất một phương pháp khác. Phương pháp dòng tiền chiết khấu theo đó thường được lựa chọn do những ưu điểm sẵn có trong tính toán và khả năng bao quát được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, bản thân phương pháp cũng có những hạn chế về độ tin cậy do dựa vào dữ liệu mang tính dự báo và ước lượng. Kiểm toán nhà nước khi kiểm toán lại kết quả định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu cần am hiểu đặc điểm của phương pháp, nguồn dữ liệu, cách dự báo cũng như các tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành để kết hợp, vận dụng phù hợp các chuẩn mực, hướng dẫn kiểm toán để đảm bảo hiệu quả và chất lượng kiểm toán
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề trong công tác kiểm toán xác định giá trị phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
h giá. * Đối với rủi ro sai sót trong quá trình tính toán Nguyên lý của phương pháp rất rõ ràng, dựa trên các lý thuyết tài chính cơ bản. Theo đó, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu theo TCĐGVN số 12 được xếp vào nhóm cách tiếp cận từ thu nhập, bao gồm 3 phương pháp cụ thể là chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, chiết khấu dòng cổ tức và chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, cả 3 phương pháp đều được tính toán bằng cách chiết khấu dòng tiền với một hệ số chiết khấu nhất định và cộng thêm giá trị các tài sản phi hoạt động. Trong cách tiếp cận như trên, các sai sót trong kết quả định giá nếu có sẽ xuất phát từ sai sót ở các tham số tham gia tính toán và các dữ liệu đầu vào. KTVNN trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán cần đánh giá những tham số, dữ liệu có rủi ro cao, tham số, dữ liệu có rủi ro thấp để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp, phân bổ thời gian kiểm toán và phân công kiểm toán viên với trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm hợp lý. Các tham số, dữ liệu có rủi ro thấp có thể kể đến như các tham số, dữ liệu có sẵn và dễ dàng thu thập, kiểm chứng từ các nguồn thông tin tương đối tin cậy, bao gồm: Lãi suất trái phiếu Chính phủ, thuế suất hoặc tỷ suất lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Các tham số, dữ liệu có rủi ro cao như giá trị dòng tiền, cổ tức tương lai, tốc độ tăng trưởng cổ tức... sẽ là trọng tâm để kiểm toán trên cả hai phương diện là nguồn dữ liệu để tính toán và phương pháp dự báo. Với các tham số, dữ liệu có rủi ro cao về độ tin cậy, KTVNN cần thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đánh giá mức độ tin cậy của nguồn số liệu đầu vào trên cơ sở áp dụng các văn bản hướng dẫn của KTNN (Chuẩn mực KTNN số 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC, QĐ số 03/2018/QĐ-KTNN hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán). Chẳng hạn, thông tin tài chính đơn vị tư vấn sử dụng để tính toán nếu dẫn nguồn từ BCTC đã kiểm toán sẽ tin cậy hơn BCTC chưa kiểm toán, hoặc dự báo doanh số nếu trích xuất từ các báo cáo nghiên cứu thị trường của các công ty tư vấn chuyên nghiệp thì tin cậy hơn số liệu do đơn vị cổ phần hóa tự đưa ra, hoặc số liệu từ kết quả thống kê trong nhiều năm thì tin cậy hơn thống kê trong thời gian ngắn... KTVNN cũng cần rà soát, đối chiếu chéo thông tin số liệu dòng tiền mà đơn vị cổ phần hóa và đơn vị tư vấn đang áp dụng để phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý. Ví dụ, nếu dòng tiền được dự báo tăng trưởng do sự mở rộng của thị phần thì cần kiểm tra chéo đến các báo cáo nghiên cứu, khảo sát thị trường; hoặc do gia tăng công suất thì cần đối NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 142 - tháng 8/2019 chiếu đến kế hoạch nâng cấp nhà máy, dây chuyền và tính khả thi của kế hoạch này. Mặt khác, KTVNN đồng thời cần đánh giá mức độ hợp lý trong phương pháp dự báo xây dựng dòng tiền tương lai mà đơn vị tư vấn áp dụng. Việc đánh giá có thể tập trung ở một số phương diện sau đây: - KTVNN cần xem xét khoảng thời gian quá khứ mà đơn vị tư vấn sử dụng để tính toán, dự báo tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, dòng tiền có đủ dài hay không, trong giai đoạn đó có giao dịch kinh tế hay sự kiện bất thường nào không. Một hợp đồng mang tính đơn lẻ có giá trị lớn có thể làm lợi nhuận một năm cao đột biến, ngược lại doanh thu sụt giảm trong một năm có nhiều sự kiện bất khả kháng có thể làm lợi nhuận năm đó xấu đi mà không phản ánh đúng “sức khỏe” của đơn vị. Các giao dịch kinh tế và sự kiện này không phản ánh bản chất và tiềm năng kinh doanh vốn có. Vì vậy, nếu phát hiện có các sự kiện, giao dịch này, KTVNN cần tiếp tục kiểm tra chi tiết để xác định liệu đơn vị tư vấn đã tính đến các nhân tố này và có các điều chỉnh phù hợp khi tính toán tốc độ tăng trưởng. Trong trường hợp đơn vị tư vấn bỏ qua hoặc bỏ sót, KTVNN cần thu thập thông tin để ước tính quy mô ảnh hưởng của các sự kiện, giao dịch nhằm phản ánh vào kết quả tính toán. - Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ các năm quá khứ được đơn vị tư vấn sử dụng làm căn cứ ước tính tốc độ tăng trưởng cổ tức, lợi nhuận hoặc để dự báo dòng tiền có thể chưa phản ánh hết các sai sót kế toán phát hiện ra ở các năm sau do quy định về cách xử lý hồi tố của Chuẩn mực kế toán số 29. Ví dụ, nếu sai sót doanh thu, chi phí của năm 2014 phát hiện ở năm 2016 thì chỉ điều chỉnh vào số dư đầu kỳ bảng cân đối năm 2016 mà không điều chỉnh lại vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014, vì vậy báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 không phản ánh chính xác doanh thu, chi phí năm đó. Do đó, KTVNN cần kiểm tra liệu đơn vị tư vấn đã rà soát và đã tính đến các sai sót kế toán này hay chưa. - KTVNN cần xem xét mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được cổ phần hóa trong bối cảnh kế hoạch trong tương lai thay vì hiện tại. Cấu trúc vốn, quy mô sản xuất sau khi cổ phần hóa có thể có những thay đổi đáng kể và căn bản so với thời điểm định giá, tác động trọng yếu đến kết quả về dòng tiền, hệ số chiết khấu. KTVNN cần lưu ý để tránh trường hợp đơn vị tư vấn vẫn dựa vào số liệu, thông tin tài chính của mô hình sản xuất kinh doanh cũ khi dự báo dòng tiền và xác định hệ số chiết khấu. Ngược lại, sẽ có trường hợp đơn vị chưa có kế hoạch cụ thể, chưa thẩm định tính hợp lý của phương án hoạt động sau cổ phần hóa thì việc dựa vào phương án sẽ có rủi ro nhất định. Cụ thể, KTVNN có thể đánh giá, xem xét trên một số góc độ bao gồm: NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 142 - tháng 8/2019 + Cấu trúc quản trị của doanh nghiệp có thay đổi không, sau cổ phần hóa thì cổ đông nhà nước có còn nắm giữ cổ phần chi phối, có sự tham gia của cổ đông bên ngoài hay không. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chính sách về tài chính, thuế áp dụng. Ví dụ, chi phí lương của đơn vị 100% vốn nhà nước trước đây tính toán theo các thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhưng sau khi cổ phần hóa thì lương của người lao động do đơn vị tự quyết định, nếu đơn vị tư vấn dự báo chi phí lương theo cách xây dựng quỹ lương cũ có thể không còn hợp lý. + Quy mô hoạt động, mô hình sản xuất kinh doanh có thay đổi sau cổ phần hóa không, đơn vị đã có kế hoạch, đề án cụ thể được thẩm định, phê duyệt hay chưa, và nếu có sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, hệ số chiết khấu như thế nào và đã được đơn vị tư vấn phản ánh trong kết quả định giá hay chưa. Ví dụ, một đơn vị nông sản có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ hàng hóa có giá trị gia tăng thấp (hàng hóa thô, sơ chế biến) sang hàng hóa có hàm lượng giá trị gia tăng cao (hàng hóa chế biến đóng hộp, hàng hóa xuất khẩu) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lợi nhuận gộp cũng như các chi phí khác kèm theo (chi phí tiếp thị, chi phí máy móc chế biến mới). + Cơ cấu nguồn vốn của đơn vị cổ phần hóa liệu có thay đổi đáng kể trong tương lai hay không. Chẳng hạn, trước cổ phần hóa, do ràng buộc bởi các quy định về quản lý vốn nhà nước nên đơn vị cổ phần hóa phải duy trì hệ số đòn bẩy thấp, vay nợ ít. Tuy nhiên, sau cổ phần hóa, đơn vị dự tính sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua vay nợ thương mại. Trong tình huống này, chi phí tài chính sẽ là một yếu tố đáng kể làm thay đổi kết quả kinh doanh và cổ tức trong tương lai. Cấu trúc nguồn vốn thay đổi cũng tác động đến hệ số chiết khấu áp dụng1. KTVNN do đó cần thu thập thông tin tài liệu, phỏng vấn ban lãnh đạo doanh nghiệp để hiểu rõ cơ cấu vốn kế hoạch trong tương lai nhằm đánh giá tác động đến dòng tiền và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Ngoài tác động của yếu tố tính tin cậy, hợp lý của dòng tiền dự báo, kết quả định giá cũng chịu tác động đáng kể của giá trị hệ số chiết khấu. Ba phương pháp định giá của TCĐGVN sử dụng hai hệ số chiết khấu chính là chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (dòng tiền tự do) và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Re (dòng cổ tức, dòng tiền thuần vốn chủ). Việc tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân hay vốn chủ sở hữu cũng cần được KTVNN kiểm tra kỹ lưỡng. Bên cạnh các vấn đề nêu trên, KTVNN cũng cần đánh giá sơ bộ tính chính xác của dòng tiền dự báo bằng cách so sánh với số liệu kết quả đã thực hiện của thời kỳ hiện hành. Ngoài ra, KTVNN nên đồng thời đánh giá mức độ biến động của kết quả xác định giá trị doanh nghiệp dưới tác động của các tham số đầu vào (hay còn gọi là đánh giá độ nhạy cảm). Chỉ cần thay đổi nhỏ vài % trong mức độ tăng trưởng lợi nhuận hoặc hệ số chiết khấu cũng có thể làm kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tăng giảm vài trăm hoặc vài nghìn tỷ đồng. Trong trường hợp đơn vị tư vấn chưa thực hiện phân tích biến động của kết quả giá trị doanh nghiệp theo biến động của các tham số đầu vào thì KTVNN nên yêu cầu đơn vị phối kết hợp tính toán lại, từ đó đưa ra đánh giá về mức độ tin cậy của kết quả cuối cùng, đặc biệt trong các trường hợp nhiều tham số tính toán yêu cầu xét đoán, lập luận của thẩm định viên (ví dụ: rủi ro quốc gia, rủi ro tỷ giá, tỷ lệ phụ phí rủi ro...). Cũng theo quy định của TCĐGVN số 12, phương pháp định giá theo dòng tiền chiết khấu cần xác định hai nhóm tài sản chính của doanh nghiệp là tài sản hoạt động và tài sản phi hoạt động. Giá trị doanh nghiệp sẽ bằng giá trị hiện tại thuần dòng tiền đem lại từ các tài sản hoạt động cộng với giá trị của các tài sản phi hoạt động2. KTVNN cần thận trọng xem xét việc phân loại giữa hai nhóm tài 1Theo quy định tại TCĐGVN số 12, công thức tính toán hệ số chiết khấu phụ thuộc vào cơ cấu vốn chủ, vốn vay của doanh nghiệp; 2Tài sản phi hoạt động: Những tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Khoản đầu tư vào công ty khác (trừ trường hợp các doanh nghiệp cần thẩm định giá là các công ty đầu tư tài chính) không góp phần tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc không giúp tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần thẩm định giá; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; tiền mặt và các khoản tương đương tiền; tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp không đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng vẫn có giá trị (tài sản chưa khai thác, bằng sáng chế chưa sử dụng, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất chưa khai thác...); tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của doanh nghiệp có tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp nhưng không góp phần tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc không giúp tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cần thẩm định giá (quyền sử dụng đất, quyền thuê đất khai thác không đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp...) và tài sản phi hoạt động khác. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 142 - tháng 8/2019 sản này do đây có thể là một trong những nội dung có thể bị lợi dụng để thao túng làm thay đổi kết quả định giá. Đơn vị tư vấn và đơn vị cổ phần hóa có thể đưa một số tài sản vào, ra nhóm tài sản phi hoạt động để tăng, hạ giá trị doanh nghiệp tùy mục đích lợi ích của mình. Việc phân loại trong thực tế cũng có thể không dễ dàng và phát sinh nhiều quan điểm trái chiều do tiêu chí để định nghĩa tài sản phi hoạt động chỉ mang tính nguyên tắc và tương đối định tính. Chẳng hạn, lợi ích đem lại của một bằng sáng chế có thể khó định lượng rõ ràng và việc xếp loại tài sản này vào nhóm hoạt động (đem lại lợi ích cho doanh nghiệp) hay phi hoạt động (chưa đem lại lợi ích) đôi khi không rõ ràng. Mặt khác, việc định giá giá trị các tài sản phi hoạt động sẽ cần áp dụng nhiều tiêu chuẩn định giá khác (ví dụ định giá quyền sử dụng đất sẽ cần TCĐGVN số 11, bằng sáng chế sẽ cần TCĐGVN số 13) dẫn tới yêu cầu KTVNN cần lưu ý nghiên cứu và tìm hiểu cả những TCĐGVN khác. Cuối cùng, KTVNN cần yêu cầu đơn vị định giá cung cấp bảng tính dạng điện tử do đây là nguồn dữ liệu quan trọng và giúp KTV thao tác dễ dàng trong việc kiểm tra tính toán. Tuy nhiên, KTVNN cần đối soát chặt chẽ tính thống nhất giữa tài liệu điện tử và báo cáo kết quả định giá dạng văn bản để phòng tránh rủi ro bảng tính cung cấp không phải là bảng tính cuối cùng hoặc đã bị chỉnh sửa (đơn vị thao tác chỉnh sửa công thức, dữ liệu để gian lận...). Tóm lại, từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng vì các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định một nguyên tắc chung đối với phương pháp định giá là phải phù hợp các quy định về thẩm định giá nên các tiêu chuẩn thẩm định giá trong thời gian tới sẽ là một trong những tiêu chí kiểm toán được áp dụng bên cạnh các văn bản truyền thống về kế toán, tài chính. Thực tế này đòi hỏi KTNN cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về công tác thẩm định giá cho KTVNN để KTVNN nắm được những nội dung căn bản của lĩnh vực. Đồng thời, mỗi KTVNN bên cạnh việc tham gia các khóa đào tạo của KTNN cũng cần tích cực nghiên cứu tìm hiểu lĩnh vực thẩm định giá, kết hợp sáng tạo với các kinh nghiệm kiểm toán đã có trước đây để mang lai hiệu quả kiểm toán cao. Ngày nhận bài: 03/07/2019 Ngày duyệt đăng: 15/07/2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các Báo cáo kiểm toán kết quả tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần của KTNN năm 2015-2017; 2. Kỷ yếu Hội thảo xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của Kiểm toán nhà nước tháng 08/2017 do Kiểm toán nhà nước và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) phối hợp thực hiện; 3. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; 4. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi Nghị định 59/2011/ NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; 5. Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 sửa đổi Nghị định 59/2011/ NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; 6. Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành; 7. Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; 8. Tài liệu Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa” tháng 03/2019 do KTNN chuyên ngành VI và Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán phối hợp thực hiện; 9. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính; 10. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 10 - Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_trong_cong_tac_kiem_toan_xac_dinh_gia_tri_phan.pdf