Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện

V- thu nhập của các cán bộ cấp cao hiện nay là một nội dung rất “nóng” và đang được dư luận xã ới mục tiêu đánh giá tính trung thực, hợp lý của việc kê khai tài sản - thu nhập, đặc biệt là tài sản

hội quan tâm, bức xúc. Kiểm toán Nhà nước không thể đứng ngoài cuộc khi dư luận, báo chí đặt câu hỏi về

sự trung thực của các cán bộ cấp cao trong kê khai tài sản - thu nhập hàng năm. Mặt khác, đây là loại hình

kiểm toán, nội dung kiểm toán mới nhằm mục tiêu phòng chống tham nhũng, lãng phí và đang được Đảng

và Nhà nước quan tâm. Do đó, tác giả xác định mục tiêu tổng quát và chủ yếu của bài viết này là phát triển

lý luận về kiểm toán việc kê khai tài sản - thu nhập do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 1

Trang 1

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 2

Trang 2

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 3

Trang 3

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 4

Trang 4

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 5

Trang 5

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 6

Trang 6

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 7

Trang 7

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 8

Trang 8

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 9

Trang 9

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8760
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện

Một số vấn đề lý luận về kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập do kiểm toán nhà nước thực hiện
 với bản kê khai 
tài sản của hai loại cán bộ nói trên khi có yêu cầu đột 
xuất của cơ quan quản lý cán bộ và cơ quan chức 
năng (Ví dụ: khi có các biểu hiện vi phạm qua đơn 
thư khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu khác cần xác 
minh). Tuy nhiên các trường hợp này nên giao cho 
cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện và tùy thuộc 
vào cơ chế, pháp luật của từng quốc gia. 
2.5. Quy trình kiểm toán kê khai tài sản - thu nhập 
Kiểm toán việc kê khai tài sản - thu nhập do 
KTNN thực hiện là việc KTV nhà nước tiến hành 
kiểm tra, xác minh và đưa ra ý kiến về tính trung 
thực của quá trình kê khai và bản kê khai tài sản thu 
nhập của cán bộ đó. Quy trình kiểm toán là trình tự 
tiến hành công việc kiểm toán của mỗi cuộc kiểm 
toán cụ thể, trình tự đó đã được sắp xếp theo một thứ 
tự phù hợp với diễn biến khách quan của hoạt động 
kiểm toán, phù hợp với quy định pháp luật và tình 
hình thực tế. Quy trình kiểm toán việc kê khai tài 
sản thu nhập của cán bộ lãnh đạo thuộc trung ương 
quản lý được mô tả theo quy trình bên: 
Như trên đã trình bày, mục đích chủ yếu của bài 
viết này là phát triển lý luận về kiểm toán kê khai tài 
sản - thu nhập do KTNN thực hiện. Trên thực tế có 
thể chưa có một cuộc kiểm toán nào được thực hiện 
riêng biệt cho việc kê khai tài sản thu nhập. Tuy 
nhiên, nếu một cuộc kiểm toán có thể xảy ra thì nhất 
thiết phải tuân thủ quy trình kiểm toán nêu trên. 
Đồng thời KTNN phải tiến hành kiểm tra, xác minh 
để tìm kiếm các bằng chứng thích hợp và đầy đủ để 
minh chứng cho việc kê khai tài sản thu nhập của 
một cán bộ nào đó là trung thực và minh bạch. 
Ở bước lập kế hoạch kiểm toán: 
* Theo Điều 41 luật PCTN 2018, Cơ quan kiểm 
soát tài sản - thu nhập (bao gồm cả KTNN) xác 
minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ 
sau đây: 
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu 
nhập không trung thực; 
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 
300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã 
kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê 
khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; 
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập 
không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy 
định của Luật Tố cáo; 
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác 
minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có 
nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên; 
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ 
chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền. 
Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn 
người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây 
Sè 149 + 150/2021152
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
LҨp kұ hoҢch kiҳm toán 
Thӌc hiҵn kiҳm toán 
Báo cáo kiҳm toán 
Sӊ dӅng 
kұt quң kiҳm toán 
Kiҳm tra viҵc thӌc hiҵn kұt 
luҨn kiҳm toán 
dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập 
hàng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. 
* Sau khi có căn cứ xác minh hoặc khi xét thấy 
cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán 
bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu 
cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu 
nhập (bao gồm cả KTNN) ra quyết định xác minh 
tài sản, thu nhập: 
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh 
đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban 
Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, 
người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán 
nhà nước; 
b) Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người 
dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, 
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án 
nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối 
cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 
c) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối 
với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và 
chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, 
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ 
quan thuộc Chính phủ, người dự kiến được bầu hoặc 
đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 
d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu 
xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm 
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, 
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu 
xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm 
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân 
dân các cấp; 
đ) Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác 
minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân 
dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc 
phê chuẩn; 
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch 
Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối 
với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn 
chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân 
cấp dưới trực tiếp; 
g) Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử 
hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu 
xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, 
người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; 
h) Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ 
chức chính trị - xã hội yêu cầu xác minh đối với 
người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính 
trị, tổ chức chính trị - xã hội; 
i) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc 
người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người 
có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác 
minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm 
quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình. 
Cơ quan thanh tra, KTNN, Cơ quan điều tra, 
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ 
quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu 
Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài 
sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, 
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét 
thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến 
hành vi vi phạm pháp luật. 
* Theo quy định hiện hành, người đứng đầu Cơ 
quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác 
minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 đến 15 ngày 
làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh. Đối với 
KTNN thẩm quyền ra quyết định là Tổng KTNN. 
Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các 
nội dung sau đây: 
a) Căn cứ ban hành quyết định xác minh; 
b) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được 
xác minh tài sản, thu nhập; 
c) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng 
và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; 
d) Nội dung xác minh; 
đ) Thời hạn xác minh; 
e) Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành 
viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; 
g) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối 
hợp (nếu có). 
Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được 
gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài 
sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ 
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh. 
* Tổ xác minh tài sản, thu nhập gồm có Tổ 
trưởng và các thành viên. Đối với KTNN, đây gọi là 
Tổ kiểm toán. Trường hợp nội dung xác minh có 
tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ 
chức, đơn vị thì người đứng đầu Cơ quan kiểm soát 
tài sản, thu nhập có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, 
153
?
Sè 149 + 150/2021
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
?đơn vị có liên quan cử người tham gia Tổ xác minh 
tài sản, thu nhập. 
Không bố trí người tham gia Tổ xác minh tài sản, 
thu nhập là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em 
ruột của người được xác minh hoặc người khác mà 
có căn cứ cho rằng người đó có thể không vô tư, 
khách quan trong việc xác minh tài sản, thu nhập. 
Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập có 
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Yêu cầu người được xác minh giải trình về 
tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, 
nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài 
sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó; 
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân 
cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội 
dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 
của Luật PCTN 2018; 
c) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm 
quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân 
đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp 
cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn 
chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, 
thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác 
minh tài sản, thu nhập; 
d) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm 
quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu 
nhập phục vụ cho việc xác minh; 
đ) Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập 
bằng văn bản với người ra quyết định xác minh và 
chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra 
quyết định xác minh về nội dung báo cáo; 
e) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được 
trong quá trình xác minh. 
Thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập (thành 
viên tổ kiểm toán) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Thu thập thông tin, tài liệu, xác minh tại chỗ 
đối với tài sản, thu nhập và thực hiện nhiệm vụ khác 
theo sự phân công của Tổ trưởng; 
b) Kiến nghị Tổ trưởng áp dụng biện pháp quy định 
cần thiết để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao; 
c) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao 
với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, 
trước Tổ trưởng về nội dung báo cáo; 
d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được 
trong quá trình xác minh. 
Ở bước thực hiện kiểm toán: 
* Yêu cầu người được xác minh giải trình về tài 
sản, thu nhập của mình. 
* Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập bằng các 
phương pháp phù hợp. 
* Quyền và nghĩa vụ của người được xác minh 
tài sản, thu nhập: 
- Giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng 
của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập 
tăng thêm. 
- Cung cấp thông tin liên quan đến nội dung xác 
minh khi có yêu cầu của Tổ xác minh tài sản, thu 
nhập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của 
thông tin đã cung cấp. 
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời yêu cầu của Tổ 
xác minh tài sản, thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá 
nhân có thẩm quyền trong quá trình xác minh tài 
sản, thu nhập. 
- Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có thẩm quyền về kiểm soát tài sản, 
thu nhập. 
- Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài sản, 
thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi 
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp 
pháp của mình. 
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, 
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xác minh tài 
sản, thu nhập. 
- Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và 
lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được bồi thường 
thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người 
xác minh tài sản, thu nhập gây ra theo quy định 
của pháp luật. 
Ở bước báo cáo kết quả kiểm toán: 
KTNN lập báo cáo kết quả kiểm toán kê khai tài 
sản - thu nhập đối với cán bộ do KTNN quản lý. Đối 
với các đơn vị khác, với tư cách phối hợp, KTNN 
xem xét các nội dung sau: 
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết 
định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu 
nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập 
bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; 
trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài 
nhưng không quá 90 ngày. 
Sè 149 + 150/2021154
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
- Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập gồm 
các nội dung sau đây: 
a) Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh 
đã được tiến hành và kết quả xác minh; 
b) Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng 
của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình 
về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; 
c) Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp 
luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. 
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được 
Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra 
quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác 
minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời 
hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày. 
- Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm 
các nội dung sau đây: 
a) Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê 
khai tài sản, thu nhập; 
b) Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn 
gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; 
c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm 
quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập. 
- Người ban hành (KTV nhà nước) Kết luận xác 
minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính 
khách quan, trung thực của Kết luận xác minh. 
- Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được 
gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, 
đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh theo 
quy định của pháp luật. 
- Người được xác minh có quyền khiếu nại Kết 
luận xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của 
pháp luật về khiếu nại. 
Ở bước sử dụng kết quả kiểm toán: 
KTNN công khai kết luận xác minh tài sản thu 
nhập đối với cán bộ thuộc quản lý của KTNN. Đối 
với các cơ quan khác trước khi chuyển hồ sơ xác 
minh cho cơ quan chức năng, KTNN xem xét các 
vấn đề sau: 
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban 
hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra 
quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm 
công khai Kết luận xác minh. 
- Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu 
nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai. 
Ở bước kiểm tra việc thực hiện các kết luận về 
kiểm toán: KTNN chỉ kiểm tra đối với cuộc kiểm 
toán việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc quản lý 
của KTNN và các cơ quan khác khi có yêu cầu theo 
quy định của pháp luật.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Đỗ Ánh Tuyết (2008), Vai trò của KTNN trong 
cuộc chiến chống tham nhũng, Tạp chí Kiểm toán, 
Số 6 - tháng 2/2008 (tr30 - 35); 
2. Đinh Văn Minh, Viện trưởng Viện KHTT, 
Kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn 
và 6 vấn đề cần được giải đáp, nguồn: 
3. Kiểm toán nhà nước (2015), Kỷ yếu Hội thảo 
Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của cơ 
quan Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham 
nhũng (đã được dịch và sử dụng tại Hội thảo do 
KTNN tổ chức ngày 22/7/2015). 
4. Nguyễn Thanh Hải (2018), Ban nội chính 
trung ương, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả 
việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người 
có chức vụ, quyền hạn, Tạp chí khoa học thanh tra 
8/2018. 
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam, Luật số 
36/2018/QH14 ngày 20/11/2018, Luật phòng, chống 
tham nhũng; 
6. Vương Đình Huệ (2012), Giải pháp nâng cao 
vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam trong phòng 
chống tham nhũng, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp bộ của KTNN. 
Summary 
The assessment of the validity and reliability of 
asset-income declaration, especially the assets and 
incomes of senior officers, is a hot topic that has 
been arousing arguments in the society. State Audit 
is no outsider as the public and media are question-
ing the honesty of senior officers in declaring their 
annual assets and incomes. On the other hand, this is 
a new type of auditing aiming to fight corruption 
and waste with priority given by Vietnam’s 
Communist Party and Government. On that basis, 
the researchers identify the main aim of the paper as 
to develop theories on asset-income declaration 
auditing by State Audit. 
155Sè 149 + 150/2021
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_ve_kiem_toan_ke_khai_tai_san_thu_nhap.pdf