Một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở Trung học phổ thông
Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT đòi hỏi phải đổi
mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của
người học. Một trong những biện pháp có thể thực hiện là
tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi, hình
thức tổ chức dạy học phong phú, hấp dẫn cho người học
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc
sống, hầu như tất cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với
các trò chơi. Trong dạy học ở phổ thông, nếu dựa trên
một số nội dung dạy học để thiết kế thành các trò chơi sẽ
tạo cho học sinh (HS) có hứng thú trong học tập. Thông
qua việc tham gia các trò chơi, HS được cung cấp kiến
thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và tích cực.
Môn Công nghệ là môn học có tính thực tiễn cao, có
nhiều nội dung thuận lợi để thiết kế trò chơi dùng trong
dạy học. Trong dạy học môn Công nghệ - phần công
nghiệp (sau đây gọi tắt là môn Công nghệ), trò chơi với
các nội dung thuộc lĩnh vực kĩ thuật không chỉ gây hứng
thú cho HS mà còn có thể là tiền đề để xây dựng thành
dự án tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên,
việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học Công nghệ
ở trường phổ thông vẫn chưa được chú trọng và phát triển
mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu trò chơi đáp ứng
được yêu cầu dạy học, nhiều giáo viên (GV) rất muốn
triển khai nhưng còn lúng túng trong khâu thiết kế và
cách sử dụng trò chơi trong dạy học.
Bài viết trình bày một số vấn đề lí luận cơ bản về thiết
kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật (TCKT) trong dạy học
môn Công nghệ ở trung học phổ thông.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở Trung học phổ thông
quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Từ cơ sở này có thể chia ra 4 loại TCKT dựa theo các mục tiêu cụ thể nêu trên. Mặt khác, trò chơi dùng trong dạy học nên cũng phải dựa vào nội dung dạy học để thiết kế trò chơi cho phù hợp. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Khi tổ chức hoạt động chơi, đặc biệt là với TCKT, thường cần phải có phương tiện, công cụ hỗ trợ. Vì vậy, khi thiết kế TCKT cần phải căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ. Đối với loại trò chơi vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn càng cần quan tâm tới yếu tố này. - Trình độ và năng lực nhận thức của HS: Trong dạy học, tính vừa sức luôn luôn được chú ý. Vì thế, khi thiết kế TCKT cần phải căn cứ vào trình độ và năng lực nhận thức của HS. Nhờ đó mà trò chơi đảm bảo tính hấp dẫn và phát huy được vai trò dạy học. Trò chơi quá dễ hoặc quá khó sẽ không thu hút được HS. Ngoài 3 yếu tố chủ yếu trên, khi thiết kế TCKT cũng cần phải quan tâm tới yếu tố thời lượng để tổ chức hoạt động chơi. * Các nguyên tắc xây dựng TCKT dùng trong dạy học: - Trò chơi phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dạy học: Mục tiêu của trò chơi là tạo hứng thú, phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo của HS và nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, trò chơi phải đòi hỏi HS huy động tối đa các giác quan, các thao tác trí tuệ, kĩ năng thực hành,... trong hoạt động chơi. Qua đó, HS có thể lĩnh hội kiến thức, củng cố bài học, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề. - Nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học: Vì trò chơi dùng trong dạy học nên nội dung của trò chơi phải luôn gắn với nội dung dạy học. Nguyên tắc này vừa đảm bảo tính vừa sức vừa đảm bảo tính thiết thực của trò chơi. Ngoài ra, trò chơi còn phải là một hoạt động tích cực hóa hoạt động học tập của HS, tạo cơ hội cho các em hứng thú, tự nguyện tham gia vào trò chơi, tích cực vận dụng vốn hiểu biết và năng lực trí tuệ của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập. - Không ảnh hưởng tới thời lượng dạy học của lớp và các lớp học khác trong nhà trường: Nguyên tắc này giúp cho GV thiết kế, lựa chọn trò chơi có lượng thời gian chơi phù hợp và hoạt động chơi không ồn ào quá mức gây ảnh hưởng tới các lớp học xung quanh. - Trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục: Trò chơi dùng trong dạy học phải đảm bảo thực hiện được cả nhiệm vụ dạy học là trí dục, phát triển và giáo dục. Ngoài truyền VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 26-31 29 đạt kiến thức, phát triển kĩ năng, các hoạt động giáo dục nói chung trong nhà trường phải chú trọng tới nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS. Ngoài ra, trò chơi còn phải góp phần xây dựng khối đoàn kết tập thể cho HS; phải kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi HS vì thành tích bản thân và vì thành tích đồng đội. Qua đó, trò chơi góp phần vun đắp cho các em ý thức đoàn kết, thân ái, tình bạn bè. * Quy trình thiết kế TCKT dùng trong dạy học: TCKT dùng trong dạy học không phải là một trò chơi mới hoàn toàn nhưng cũng chưa được quan tâm nghiên cứu về thiết kế và sử dụng một cách đầy đủ, có quy trình khoa học. Dựa theo lí thuyết về trò chơi, đặc điểm của trò chơi nói chung và TCKT nói riêng, có thể rút ra quy trình thiết kế TCKT dùng trong dạy học bao gồm 6 bước chủ yếu (hình 1): Hình 1. Quy trình thiết kế TCKT dùng trong dạy học - Bước 1: Xác định mục tiêu của trò chơi. Đây là bước quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới sự thành bại của trò chơi. Bởi trò chơi dạy học phải được thiết kế, lựa chọn sao cho đạt được mục tiêu dạy học. Như trên đã trình bày, người thiết kế, lựa chọn TCKT phải xác định rõ mục đích trò chơi nhằm hình thành kiến thức, củng cố kiến thức, phát triển tư duy hay kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. Càng xác định được mục đích cụ thể thì trò chơi càng dễ thực hiện được mục đích dạy học. Và một điều tất yếu là nội dung trò chơi phải gắn với nội dung dạy học. - Bước 2: Phân tích nội dung dạy học. Đây là bước tiếp theo, việc phân tích nội dung của bài dạy cụ thể nhằm xác định tỉ lệ kiến thức tương ứng với thời gian tiến hành dạy học trên cơ sở giáo án thường soạn. GV cần xác định nội dung kiến thức và kĩ năng của bài dạy, tính toán những phương án dạy học và những điểm chốt kiến thức. Trên cơ sở đó xác định trò chơi và những yếu tố cần thiết sao cho trò chơi và các nội dung dạy học được gắn kết thành một thể thống nhất, tạo hứng thú cho HS, tránh hiện tượng nhàm chán trong học tập. - Bước 3: Xây dựng nội dung của trò chơi. Việc đầu tiên trong bước này là đặt tên trò chơi. Để trò chơi hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS; quá trình tổ chức hoạt động chơi được thiết thực, khả thi và có hiệu quả, việc đặt tên trò chơi cũng khá quan trọng. Tên trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn và phải thể hiện được nội dung trò chơi. Tính mục đích, khả thi của trò chơi một phần được thể hiện thông qua bước này. Người thiết kế (hoặc lựa chọn, điều chỉnh) trò chơi phải xây dựng được thể lệ, quy định của trò chơi, nghiên cứu kĩ cách thức chơi và cách tổ chức trò chơi, xác định tiến trình của trò chơi, hình thức tổ chức và những điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện trò chơi. Sau khi hoàn thành các công việc, người thiết kế (hoặc lựa chọn, điều chỉnh) trò chơi cần tiến hành soạn thảo nội dung trò chơi. Nội dung trò chơi là một văn bản bao gồm: tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi, quy định thưởng phạt khi chơi và có thể cả những điều nhận được sau khi chơi về khía cạnh học tập. - Bước 4: Xây dựng cách thức, thời điểm tiến hành trò chơi. Sau khi đã phân tích nội dung dạy học, xây dựng trò chơi, GV tiến hành xây dựng cách thức và thời điểm tiến hành trò chơi. Cách thức tiến hành dựa vào mục tiêu và nội dung của trò chơi, số HS trong lớp và điều kiện về thiết bị, môi trường học tập. Thời điểm tiến hành trò chơi phụ thuộc ý đồ xây dựng trò chơi, mục tiêu cụ thể như trò chơi trong thời điểm khởi động, trò chơi tìm hiểu kiến thức, trò chơi củng cố kiến thức cho HS. - Bước 5: Thử nghiệm trò chơi. Cần chuyển qua tiến hành thử nghiệm. GV tổ chức thử nghiệm bằng nhiều cách: xin ý kiến chuyên gia; thử nghiệm trò chơi trong tổ bộ môn để xin ý kiến. Tất cả những nội dung này cần được tiến hành đầy đủ về nội dung, cách thức tiến hành, kết quả đạt được khi so sánh với mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian chính xác. Kết quả có thể có hai khả năng: trò chơi đạt yêu cầu có thể sử dụng trong dạy học; trò chơi không đạt yêu cầu, GV cần quay trở lại bước 3 để tiến hành hiệu chỉnh, xây dựng lại. - Bước 6: Tiến hành sử dụng trong dạy học. 2.2.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học * Sử dụng TCKT trong giờ học trên lớp: Để việc sử dụng TCKT đạt mục đích, hiệu quả như mong muốn, GV phải chú ý làm tốt tất cả các khâu từ thiết kế hoặc lựa chọn và chỉnh sửa trò chơi đến cách thức sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Việc lạm dụng trò chơi đôi khi gây phản tác dụng của trò chơi, khiến HS mất tập trung vào nội dung chính cần học tập, rèn luyện. Vì vậy, bước chuẩn bị trò chơi trong dạy học cần được VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 26-31 30 thực hiện cẩn thận, có cân nhắc, trù liệu sao cho đảm bảo tính hấp dẫn, khả thi và hiệu quả. TCKT rất đa dạng, thời điểm sử dụng cũng không chịu sự ràng buộc chặt chẽ nên mỗi trò chơi có thể sử dụng theo những cách khác nhau. Tuy vậy, một cách khái quát, việc sử dụng TCKT trong dạy học vẫn thường được tiến hành gồm 3 bước (hình 2): - Bước 1: Chuẩn bị: + Lựa chọn trò chơi. Khi chuẩn bị bài lên lớp, căn cứ vào nội dung bài dạy và những trò chơi đã có sẵn thuộc nội dung của bài, GV lựa chọn trò chơi phù hợp để có thể sử dụng khi dạy học. Trong trường hợp không có sẵn trò chơi, GV có thể căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài để xây dựng trò chơi phù hợp. Cách thiết kế, xây dựng TCKT dựa theo quy trình như đã trình bày. + Phân tích trò chơi, xác định thời điểm sử dụng: Đây là công việc xem xét, dự kiến trò chơi này nhằm mục đích gì, có thể sử dụng vào lúc nào, điều kiện để tổ chức chơi trên lớp đã đảm bảo chưa; khi chơi có cần hỗ trợ gì không... + Soạn bài: Khi soạn bài, GV cần dự kiến thời điểm đưa ra trò chơi, dự kiến HS có thể sẽ gặp những khó khăn gì trong quá trình chơi, GV có thể phải gợi ý những điểm nào; có cần chuẩn bị những phương tiện hỗ trợ nào không, nếu có thì sẽ sử dụng như thế nào... + Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ (nếu cần). Căn cứ theo dự kiến khi soạn giáo án, GV chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho quá trình tổ chức hoạt động chơi. Đối với TCKT, đôi khi phương tiện hỗ trợ sẽ quyết định đến thành bại của việc tổ chức trò chơi. - Bước 2: Thực hiện: + Công bố trò chơi. Căn cứ nội dung dạy học và bối cảnh cụ thể, GV công bố trò chơi; giới thiệu tên trò chơi; phổ biến thể lệ, quy định của trò chơi; tuyên bố thưởng phạt của trò chơi và giao phương tiện, thiết bị phục vụ cho trò chơi. Việc tạo hứng thú cho HS phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của GV khi công bố trò chơi. Nếu không làm tốt khâu này, HS có thể không hứng thú, không hiểu thể lệ trò chơi, dễ phạm luật, thất bại dẫn đến chán nản, buông xuôi. + Tổ chức hoạt động chơi. Tùy vào độ khó của trò chơi, trình độ của HS và bối cảnh cụ thể mà GV có những gợi ý, hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp, kịp thời. Sự gợi ý, hướng dẫn đảm bảo vừa đủ để HS huy động tối đa vốn kiến thức, tích cực suy nghĩ, tìm cách lập luận logic để giải quyết; đồng thời tránh được sự bi quan, chán nản khi bị rơi vào tình trạng bế tắc. Đây cũng chính là điều kiện để GV thể hiện được nghệ thuật dạy học của mình. + Kết thúc: đánh giá kết quả, nhận xét. Bên cạnh đánh giá, nhận xét về tinh thần, thái độ, trình độ giải quyết vấn đề của HS, GV cần giúp HS rút ra được những bổ ích gì về kiến thức, kĩ năng, về phương pháp giải quyết vấn đề. - Bước 3: Rút kinh nghiệm: + Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành. Công việc này được tiến hành sau giờ lên lớp, GV kiểm nghiệm lại tất cả các khâu, từ việc chọn, xây dựng trò chơi, chuẩn bị giáo án cho tới việc tổ chức HS tham gia trò chơi và cả kết quả mang lại cho HS sau khi chơi... + Sau khi xem xét tất cả các công việc đã thực hiện, những điều cần điều chỉnh, GV tiến hành điều chỉnh nội dung trò chơi, phương tiện hỗ trợ và quá trình sử dụng trò chơi (nếu thấy cần). Cuối cùng là xem xét những gì cần rút kinh nghiệm cho lần sử dụng sau. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 26-31 31 * Sử dụng TCKT ngoài giờ học trên lớp: Cũng như các loại trò chơi khác, TCKT cũng có loại được sử dụng ngoài giờ lên lớp. Mục đích chủ yếu của loại trò chơi này là ngoài tạo hứng thú học tập môn Công nghệ, trò chơi còn nhằm giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Loại hình chủ yếu của loại trò chơi này là dưới dạng đề tài, dự án kĩ thuật. Các cuộc thi Robocon, thi khoa học kĩ thuật, thi theo chủ đề giáo dục STEM,... thuộc loại trò chơi này. Do mục đích, tính chất và quy mô của trò chơi loại này nên các TCKT ngoài giờ lên lớp có những đặc thù riêng của nó. Việc thiết kế trò chơi, tổ chức hướng dẫn chơi, thưởng phạt của trò chơi cũng có những điểm khác biệt đáng kể. 3. Kết luận Qua nghiên cứu một số lí luận cơ bản về việc xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ - phần công nghiệp ở trung học phổ thông, có thể thấy trò chơi dùng trong dạy học tăng hứng thú nhận thức, tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phát triển tư duy, tăng tính hợp tác,... cho HS. Trò chơi dùng trong dạy học Công nghệ là những trò chơi đề cập, liên quan đến kiến thức môn học, đến lĩnh vực kĩ thuật, được gọi là TCKT. Thiết kế được hệ thống TCKT và sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ sẽ là một biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy học môn học. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Ánh Tuyết (2000). Trò chơi trẻ em. NXB Phụ nữ. [2] A. X. Xôrokina - E. G. Baturina (1970). Những trò chơi có luật trong trường mẫu giáo. Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3 TP. Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Ngọc Trâm (2003). Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn. Luận án tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [4] Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] A.N. Leonchiep (1980). Sự phát triển tâm lí của trẻ em. Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3 TP. Hồ Chí Minh. [6] Fiona Carmichael (Người dịch: Phạm Văn Minh) (2016). Nhập môn Lí thuyết trò chơi. NXB Hồng Đức. [7] Robert Fisher (2003). Dạy trẻ học. Dự án Việt - Bỉ. [8] Vũ Minh Hồng (1980). Trò chơi học tập. NXB Giáo dục. [9] Nguyễn Kim Chuyên (2012). Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp. Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, mã số CS2011.01.41, Trường Đại học Đồng Tháp. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO... (Tiếp theo trang 11) đúng đắn và chuẩn xác, phù hợp với đòi hỏi của quân đội, nhà trường cũng như của xã hội. Bởi lẽ, nhờ có pháp luật, con người được tham gia vào các quyền và nghĩa vụ, được các cơ quan nhà nước bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như các quyền tự do, bình đẳng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 3. Kết luận Trong điều kiện yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lại càng đóng vai trò quan trọng, làm “cầu nối” để đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Tại Trường Đại học Chính trị - Bộ Quốc phòng, công tác này luôn được đề cao thực hiện; để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có lực lượng ở mọi nơi, mọi lúc với trình độ, năng lực pháp lí vững vàng; cùng với kế hoạch thực hiện mang tính thường xuyên, toàn diện; đồng bộ và tích cực. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Quốc phòng (2017). Báo cáo kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Hà Nội. [2] C. Mác và Ph. Ăngghen (1995). Tuyển tập (tập 1). NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] C.Mác và Ph. Ăngghen (1995). Toàn tập, (tập 20). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng. [5] Trường Sĩ quan Chính trị (2017). Báo cáo kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2017. [6] Võ Khánh Vinh (2012). Xã hội học pháp luật - những vấn đề cơ bản. NXB Khoa học xã hội. [7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
File đính kèm:
- mot_so_van_de_li_luan_ve_thiet_ke_va_su_dung_tro_choi_ki_thu.pdf