Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)

 Từ năm 1997 đến nay, ngành mỏ đã quan tâm phát triển các hợp phần của công nghệ thông

tin (CNTT) cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó

có mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp và cấp ngành, hạn hẹp về nguồn lực nên CNTT của

ngành mỏ nước ta vẫn ở quy mô nhỏ, chưa liên kết được thành một mạng lưới, chưa có cơ sở dữ

liệu dùng chung và do vậy cũng không chia sẻ được. Dưới tác động của Cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0), để phát triển lĩnh vực CNTT với tư cách là công cụ quan trọng để

thúc đẩy các công nghệ thuộc hợp phần của công nghiệp 4.0 cần thiết một tổ hợp chính sách mang tính

hệ thống. Bài viết có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu đó của lĩnh vực CNTT thuộc ngành mỏ nước ta.

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 1

Trang 1

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 2

Trang 2

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 3

Trang 3

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 4

Trang 4

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 5

Trang 5

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 6

Trang 6

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 7

Trang 7

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 8

Trang 8

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 9

Trang 9

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7580
Bạn đang xem tài liệu "Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)

Một số tiếp cận trong đánh giá chính sách công nghệ thông tin ngành mỏ nước ta dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (Nghiên cứu trường hợp: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam)
về phương 
tiện, hệ quan điểm về mục tiêu, hệ quan điểm về 
phương tiện. 
Cũng cần nói thêm rằng, mục tiêu quá sức thì 
không có phương tiện nào có thể thực hiện được. 
Tương tự, phương tiện không phù hợp có thể kìm 
hãm hoặc không thực hiện được mục tiêu. Ví dụ, 
mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản phải hình 
thành một hệ thống 3.000 doanh nghiệp KHCN, 
sau 7 năm thực hiện chúng ta mới chỉ có 400. 
Không thể hình dung với phương tiện xét duyệt 
như hiện nay thì bằng cách nào đạt được mục tiêu 
1.600 doanh nghiệp trong vòng 1 năm. Hoặc 
mục tiêu dân giàu nước mạnh bằng phương tiện 
xây dựng các nông trang ở Liên Xô cũ (gom 
các phương tiện vào chung - trong đó có đất 
đai) tức là lấy đi công cụ lao động của người 
nông dân. Kết quả là ai cũng biết: Liên bang 
Xô Viết sụp đổ. 
Ví dụ trên cho thấy các tác động ngoại biên 
âm tính của chính sách. 
4.2. Đánh giá tác động dương tính của chính sách 
CNTT trong ngành mỏ. 
i) Xây dựng được lĩnh vực CNTT của ngành 
góp phần giảm giá thành và nâng cao năng suất 
lao động của ngành mỏ cho phép giảm giá thành 
và nâng cao năng suất lao động. Trong mọi thời 
đại, các quá trình sản xuất luôn được điều khiển 
theo các quy luật kinh tế. Có thể nói giá thành là 
một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu 
cầu phát triển CNTT. Không một sản phẩm nào 
có thể cạnh tranh được nếu giá thành sản phẩm 
cao hơn các sản phẩm cùng loại, có tính năng 
tương đương. Trong bối cảnh nền kinh tế đang 
phải đối phó với các hiện tượng như lạm phát, 
chi phí cho vật tư, lao động v.v. cần có các 
phương pháp sản xuất tối ưu để giảm giá thành 
sản phẩm. Mặt khác nhu cầu nâng cao chất lượng 
sản phẩm sẽ làm tăng mức độ phức tạp của quá 
trình sản xuất. Khối lượng các công việc đơn 
giản cho phép trả lương thấp sẽ giảm nhiều. Chi 
phí cho đào tạo công nhân và đội ngũ phục vụ, 
giá thành thiết bị cũng tăng theo. Đây là động lực 
kích thích sự phát triển của CNTT. 
ii) Xây dựng được lĩnh vực CNTT của ngành 
mỏ cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Trong 
ngành mỏ sử dụng quá nhiều lao động thủ công 
rất dễ mất ổn định về giờ giấc, về chất lượng và 
năng suất lao động, gây khó khăn cho việc điều 
hành và quản lý sản xuất. Ngành mỏ được CNTT 
cho phép loại bỏ các nhược điểm trên. Đồng thời 
CNTT đã thay đổi tính chất lao động, cải thiện 
điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong 
điều kiện khai thác nhiều nguy cơ độc hại, nặng 
nhọc v.v, 
iii) CNTT của ngành mỏ cho phép đáp ứng 
cường độ lao động sản xuất hiện đại. Mặc dù 
trong ngành mỏ, các phương tiện lao động không 
đa dạng, khá nhiều thiết bị chuyên dụng, nhưng 
việc giúp hiện đại hóa lao động, đáp ứng sản 
lượng yêu cầu với giá thành nhỏ nhất. 
iv) Xây dựng được lĩnh vực CNTT của 
ngành, như bất kỳ quá trình sản xuất nào, cho 
phép thực hiện chuyên môn hóa và hoán đổi sản 
xuất. Như ta đã biết, chỉ có một số ít sản phẩm 
phức tạp là được chế tạo hoàn toàn bởi một nhà 
sản xuất. Việc nghiên cứu, cải tiến chỉ phải thực 
hiện theo chuyên môn sâu, vì thế có chất lượng 
cao hơn, tiến độ nhanh hơn. Nên khả năng tiêu 
chuẩn hóa sản phẩm là rất cao. Điều này cho 
phép ứng dụng nguyên tắc hoán đổi - một trong 
các điều kiện cơ bản dẫn tới sự hình thành dạng 
sản xuất hàng khối khi chế tạo các sản phẩm 
phức tạp, số lượng ít. Có thể nói CNTT giữ một 
vai trò quan trọng trong việc thực hiện tiêu chuẩn 
hóa một cách hiệu quả nhất. 
T.T.H. Van, D.M. Quan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 36-45 42 
v) Xây dựng được lĩnh vực CNTT của ngành 
cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng điều 
kiện sản xuất. Nhu cầu cạnh tranh sẽ loại bỏ các 
công ty khai thác với chất lượng thấp, giá thành 
cao. Cạnh tranh bắt buộc các công tác khai thác 
phải cải tiến công nghệ, áp dụng CNTT để tạo ra 
sản phẩm tốt hơn với giá rẻ hơn. 
vi) Xây dựng được lĩnh vực CNTT của 
ngành cho phép cải thiện điều kiện làm việc, an 
toàn lao động và phát triển bền vững. Cùng với 
cơ giới hóa, tự động hóa, tin học góp phần giảm 
nhẹ lao động, kiểm soát và ngăn chặn kịp thời 
những nguy cơ hiểm họa cháy nổ trong điều 
kiện khai thác. Mạng điều khiển giám sát tốc 
độ cao giúp tăng cường quản lý tập trung hoạt 
động khai thác. 
Với tất cả những mặt tích cực trên đây, 
CNTT đảm bảo tính bền vững cao hơn cho sự 
phát triển các doanh nghiệp (Công ty) của ngành 
mỏ. 
4.3. Đánh giá tác động âm tính của chính sách 
CNTT của ngành mỏ 
i) CNTT của ngành mỏ đòi hỏi đầu tư lớn, 
đôi khi quá sức đối với quy mô công ty. Như ta 
đã biết các thiết bị tự động hóa của ngành mỏ khá 
chuyên biệt và khá đắt, vì vậy không thể đầu tư 
hàng loạt, đồng bộ theo kiểu chiến dịch. Các dự 
án đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường rất lớn đòi 
hỏi tập trung nguồn tài chính cao. Điều đó đòi 
hỏi cần có quy trình quản lý sản xuất nghiêm 
ngặt và sự lựa chọn ưu tiên với năng lực tài 
chính. Trong khi năng lực tài chính của các công 
ty trong ngành mỏ nước ta không phải lúc nào 
cũng sẵn sàng. 
ii) CNTT đòi hỏi đầu tư cho phát triển nguồn 
nhân lực có trình độ. Hiện nay, ngành mỏ nước 
ta lực lượng lao động thủ công khá lớn, trong khi 
CNTT lại cần có số lượng lớn nhân lực KH&CN 
có tri thức vận hành hệ thống tự động điều khiển. 
Yêu cầu này đòi hỏi khoản đầu tư bổ sung khá 
lớn, là thách thức đối với ngành mỏ. 
iii) CNTT cùng với làn sóng của cách mạng 
công nghiệp 4.0 đang gây ra tâm lý “sẽ bị thất 
nghiệp” đối với đội ngũ lao động nói chung và 
trong ngành mỏ nói riêng, mặc dù lao động thủ 
công (đặc biệt lao động có tay nghề cao) nguy cơ 
này xảy ra sau so với đội ngũ hành chính, văn 
phòng. Tâm lý này cùng với ý thức ngại đổi 
mới tạo nên tác dụng ngoại biên âm tính đối 
với quá trình CNTT nói chung và trong ngành 
mỏ nói riêng. 
5. Đề xuất khung chính sách phát triển CNTT 
của ngành mỏ 
Căn cứ các định hướng và mục tiêu cũng như 
các danh mục các công nghệ ưu tiên được xác 
định trong quá trình nghiên cứu, các tác động 
dương tính và âm tính của chính sách công nghệ 
hiện hành, theo tiếp cận chính sách đổi mới, tác 
giả đề xuất khung chính sách phát triển lĩnh vực 
CNTT của ngành mỏ đến năm 2025 (Hình 1). 
5.1. Nhóm các chính sách về hoàn thiện quản lý, 
quản trị 
Theo tiếp cận chính sách đổi mới, chính sách 
phải được xây dựng trên cơ sở liên kết các chính 
sách KH&CN; Giáo dục; Thương mại; Tài 
chính; Tiền tệ, v.v, Vì vậy, cần xem xét giải 
pháp về liên kết các cơ quan quản lý nhà nước 
(với tư cách là các chủ thể chính sách) và hoàn 
thiện quản trị trong bản thân các doanh nghiệp 
với tư cách là chủ thể thụ hưởng chính sách (đối 
tượng tác động của chính sách). 
Trong nhóm này, cần phân công chức năng 
của các cơ quan quản lý nhà nước để có được 
sự điều hòa phối hợp chính sách của Chính 
phủ. Đồng làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản 
trị của lãnh đạo doanh nghiệp dưới tác động 
của chính sách. 
5.2. Nhóm chính sách liên kết của tác nhân hoạt 
động trong lĩnh vực CNTT của ngành mỏ 
Cùng với chính sách hợp tác công tư, các tác 
nhân tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực Tin 
học hóa ngành khai thác than có thể là Chính Phủ 
(theo PPP), các tổ chức KH&CN trong lĩnh vực 
Tin học hóa, các tổ chức cung cấp dịch vụ, các 
doanh nghiệp sản xuất của ngành mỏ. Sự liên kết 
này có vai trò rất quan trọng, hoạt động này góp 
T.T.H. Van, D.M. Quan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 36-45 43 
phần tăng cường được các nguồn lực trong nước 
và quốc tế (vốn xã hội) thúc đẩy sự phát triển bền 
vững của ngành mỏ và các tác nhân. Nhóm giải 
pháp này được xây dựng theo tiếp cận hệ thống 
đổi mới quốc gia.
Hình 1. Khung chính sách phát triển CNTT của ngành mỏ. 
5.3. Nhóm các chính sách về đào tạo nguồn 
nhân lực 
- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách 
phát triển nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc 
CMCN 4.0. 
- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng 
các cơ sở đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực 
CNTT của ngành mỏ có khả năng làm chủ và tiếp 
nhận các công nghệ mới. Quy hoạch lại mạng 
lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học 
thuộc lĩnh vực công nghệ công nghiệp 4.0. Tập 
trung một số cơ sở đào tạo bậc đại học và dạy 
nghề về CNTT đạt trình độ quốc tế. Đào tạo và 
tái đào tạo nhân lực trong lĩnh vực CNTT theo 
phương thức đa lớp (multi levels) trong nước 
cũng như ngoài nước. 
5.4. Nhóm các chính sách về đa dạng hóa nguồn 
vốn và ưu đãi về phí, thuế trong lĩnh vực CNTT của 
ngành mỏ trong bối cảnh CMCN 4.0 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, 
vốn ODA, các nguồn vốn xã hội khác để thực 
hiện các hoạt động đổi mới trong lĩnh vực CNTT 
của ngành mỏ. Trước mắt, thành lập Quỹ phát 
triển KH&CN tại Tập đoàn than và khoáng sản 
(TKV), xúc tiến giải quyết các vướng mắt trong 
giải ngân quỹ này để tài trợ cho hoạt động nghiên 
cứu khoa học và phát triển công nghệ công 
nghiệp 4.0. 
Ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với những 
CNTT trong nước không sản xuất được ứng 
dụng trong khai thác. 
Miễn thuế nhập khẩu linh kiện, cấu kiện mà 
trong nước chưa sản xuất được phục vụ sản xuất 
và dịch vụ thuộc lĩnh vực CNTT; Các dự án đầu 
tư liên doanh với nước ngoài để sản xuất các sản 
phẩm CNTT được hưởng mọi ưu đãi về thuế theo 
quy định; 
Nâng thời gian miễn thuế thu nhập doanh 
nghiệp cho các đơn vị hoạt động trong nghiên 
cứu, chế tạo thuộc các công nghiệp mũi nhọn mua 
sản phẩm CNTT để đổi mới công nghệ, thiết bị 
nhằm tạo nguồn kinh phí trả vốn vay cho đơn vị. 
Ưu đãi về vốn khi khai thác đầu tư nghiên 
cứu và sử dụng CNTT vào sản xuất ở trong nước 
áp dụng trong khai thác. 
T.T.H. Van, D.M. Quan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 36-45 44 
Hỗ trợ kinh phí cho tổ chức KH&CN nghiên 
cứu ứng dụng CNTT vào trong khai thác khi 
trong nước chưa chế tạo được. 
Tài trợ toàn bộ hoặc hỗ trợ chi phí cho các 
dự án nghiên cứu tạo ra các thiết bị công nghệ 
công nghiệp 4.0 đạt trình độ tiên tiến trong khu 
vực, có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra các 
sản phẩm chủ lực của ngành mỏ. 
Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu ban đầu cho các 
đề tài nghiên cứu và tiếp nhận công nghệ đã có 
của nước ngoài hoặc nghiên cứu CNTT mới có 
khả năng ứng dụng vào sản xuất, phục vụ công 
tác khai thác: giám sát môi trường khí, hệ thống 
giám sát người, hệ thống xúc bốc-vận tải, hệ 
thống tự bơm nước, hệ thống thông gió,, 
Hỗ trợ một phần kinh phí, tạo điều kiện thuận 
lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước tham gia hội 
chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm CNTT ứng 
dụng cho ngành mỏ ở trong nước và ngoài nước. 
5.5. Nhóm chính sách về hợp tác quốc tế 
Liên kết với các đối tác có tiềm lực mạnh về 
CNTT và công nghiệp Mỏ (Nhật Bản, Nga, Ba 
Lan, Úc, Trung Quốc,) để đào tạo, bồi dưỡng 
cán bộ; thu hút các chuyên gia giỏi làm tư vấn và 
tham gia thực hiện chương trình KH&CN có liên 
quan đến CNTT. 
Đảm bảo các điều kiện về tiền lương, nhà ở 
và môi trường làm việc cho chuyên gia nước 
ngoài và Việt kiều về nước tham gia vào các hoạt 
động đào tạo; nghiên cứu khoa học trong lĩnh 
vực CNTT tương đương với các điều kiện mà họ 
được hưởng ở nước sở tại đang làm việc; Đảm 
bảo không phân biệt đối xử ở mọi địa bàn hoạt 
động, mọi loại hình dịch vụ; Có cơ chế nhập cảnh 
mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc 
tế, cho phép các chuyên gia nước ngoài Việt 
kiều, những người lao động lành nghề nhập cảnh 
với thị thực dài hạn, đủ điều kiện về thời gian để 
hỗ trợ phát triển CNTT trong nước. 
5.6. Chính sách khoa học và công nghệ cho phát 
triển CMCN 4.0 
Xây dựng chương trình quốc gia về phát 
triển các công nghệ công nghiệp 4.0 trên cơ sở 
đó khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức 
KH&CN ngành mỏ tham gia nghiên cứu theo 
phương thức tuyển chọn. 
Phát triển hạ tầng, ứng dụng CNTT, nhất là 
hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, 
đồng bộ đáp ứng yêu cầu kết nối internet kết nối 
con người và kết nối vạn vật (IoT). Xây dựng 
chiến lược chuyển đổi số ngành mỏ. Đầu tư, phát 
triển các trung tâm dữ liệu lớn, phân tích, quản 
lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, 
tri thức mới trong ngành mỏ. Tạo mọi điều kiện 
cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, thuận 
lợi, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển 
nội dung số ngành mỏ. 
Hỗ trợ xây dựng và phát triển các doanh 
nghiệp khoa học và công nghệ trong bối cảnh 
công nghiệp 4.0. Xây dựng cơ chế chính sách 
khuyến khích phát triển các cơ sở ươm tạo công 
nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công 
nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh 
vực công nghệ ưu tiên thuộc hợp phần của công 
nghệ công nghiệp 4.0. 
6. Kết luận 
CMCN 4.0 như bất kỳ cuộc cách mạng xảy 
ra trước đó, là tiến trình không thể đảo ngược. 
Đây là hệ thống lớn (mega system) liên kết các 
tiến bộ nhảy vọt trong các lĩnh vực vật lý, kỹ 
thuật số và công nghệ sinh học. Nhiệm vụ của 
Việt Nam nói chung và ngành mỏ nói riêng là 
tìm ra giải pháp để tận dụng các thành tựu mà nó 
mang lại cũng như tránh các tác động âm tính mà 
nó đưa tới. Phát triển CNTT là chìa khóa để 
tiếp cận các thành tựu đó và cũng để phát triển 
ra thành tựu mới trên bình diện quốc gia cũng 
tầm ngành. 
Xét tầm quan trọng của CNTT trong thúc 
đẩy CMCN 4.0 như vậy, cần một tập hợp có hệ 
thống các giải pháp chính sách để thúc đẩy lĩnh 
vực đó phát triển. CNTT trong ngành mỏ cũng 
có nhu cầu đó. Trên cơ sở đánh giá tác động của 
chính sách phát triển CNTT hiện hành của ngành 
mỏ, phân tích các tác động dương tính, âm tính, 
nguyên nhân của các tác động âm tính; bằng tiếp 
cận hệ thống đổi mới và chính sách đổi mới, tác 
T.T.H. Van, D.M. Quan / VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 37, No. 1 (2021) 36-45 45 
giả đã đề xuất một tổ hợp có tính hệ thống các 
nhóm giải pháp phát triển CNTT trong ngành mỏ 
nước ta khả dĩ khắc phục được các tác động âm 
tính của chính sách hiện tại, thúc đẩy CNTT của 
ngành mỏ nước ta phát triển./. 
Tài liệu tham khảo 
[1] K. Schwab, The Fourth Industrial Revolution: 
What It Means and How to Respond, 
https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-
fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-
how-to-respond/, 2015. 
[2] Forschungsunion, Acatech, Recommendations for 
implementing the strategic initiative INDUSTRIE 
4.0, Final report of the Industrie 4.0 Working 
Group, April 2013. 
[3] J.H. Leavitt, L.T. Whisler, Management in the 
1980’s, Harvard Business Review, 1958-11. 
[4] National Assembly of Vietnam, Law on 
information technology (No. 67/2006/QH11), June 
29, 2006 (in Vietnamese). 
[5] National Association directing the compilation of 
encyclopedias (Vietnam), Vietnamese 
encyclopedia, Hanoi, Vietnam, 1995 (in 
Vietnamese), 
[6] Wikipedia, Thomas Kuhn, 
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thomas_Kuhn, 2019. 
[7] V.C. Dam, Scientific research methodology 
Science and Technics Publishing House, Hanoi, 
Vietnam, 1999 (in Vietnamese).

File đính kèm:

  • pdfmot_so_tiep_can_trong_danh_gia_chinh_sach_cong_nghe_thong_ti.pdf