Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

Trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng, việc dạy ngữ pháp luôn có vai trò quan trọng ở các cấp học. Điều đó dẫn đến việc giáo viên thường tập trung dạy ngữ pháp trên lớp (phương pháp truyền thống), lâu dần khiến cho các tiết học tiếng Anh trở nên nhàm chán. Vào năm 1970, sự ra đời của đường hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching) dẫn đến xu hướng vai trò của ngữ pháp trong việc học ngoại ngữ chưa cao mặc dù nó được cho là “một phương tiện để nắm bắt một ngôn ngữ” (Penny Ur, 1996, tr 78). Tuy nhiên, nếu không có ngữ pháp, sẽ rất khó khăn cho người học tiếng Anh đạt được sự chính xác trong khi sử dụng ngôn ngữ. Học một ngôn ngữ có nghĩa là không chỉ học bốn kĩ năng thành thạo, mà còn hiểu hệ thống các quy tắc cơ bản của ngôn ngữ đó. Về mặt này, thái độ của người học đối với ngữ pháp cũng có tầm quan trọng sống còn (Emel Akay và Çetin Toraman, 2015). Bài viết trình bày một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về Thì của động từ tại Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hà Tây

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trang 1

Trang 1

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trang 2

Trang 2

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trang 3

Trang 3

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trang 4

Trang 4

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2080
Bạn đang xem tài liệu "Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về thì của động từ tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 
208 
Theo Từ điển tiếng Việt, “thì” (hay thời (thời gian)) là hình thái động từ biểu thị vị trí trong thời gian, tính chất 
hoàn thành hay tiếp diễn của hành động, trạng thái (Nguyễn Văn Đạm, 2000, tr 776). Thì còn là từ đầu tiên trong 
một ngữ động từ chia theo ngôi cho biết hiện tại hoặc quá khứ hay tương lai. 
Trong ngữ pháp của một số ngôn ngữ, “thì” sẽ quyết định hình thái của động từ đó trong câu. Nhìn chung, thì có 
thể chia làm ba dạng theo diễn biến thời gian đó là: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Các hình thức động từ khác nhau 
để chỉ về sự khác biệt về thời gian. Tuy nhiên, thì và thời gian không đồng nhất. Thời gian được chia thành quá khứ, 
hiện tại và tương lai trong khi đó thì tượng trưng cho một hoặc nhiều hình thức của động từ được dùng để diễn tả sự 
liên hệ về thời gian. 
- Thì có thể chỉ một hành động, hoặc trạng thái diễn ra ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. 
- Thì có thể chỉ một hành động đã, đang hoặc sẽ diễn tiến trong một thời gian nhất định. 
- Thì cũng có thể chỉ hành động đã, vừa mới hoặc sẽ hoàn tất. 
Ngữ pháp là một hệ thống quy tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp. Quy tắc 
ngữ pháp quyết định thứ tự của các từ trong câu, qua đó quyết định nội dung giao tiếp. Nói một cách khác, ngữ 
pháp mô tả cấu trúc của một ngôn ngữ và cách thức các đơn vị từ vựng được kết hợp để tạo nên các câu. Ngữ 
pháp giúp người học phán đoán chính xác hơn những thông tin khi nghe. Dựa vào kiến thức ngữ pháp, người học 
có thể “lấp đầy” những chỗ trống không nghe được. Điều này đặc biệt quan trọng do đặc điểm lược bỏ những từ 
không mang thông tin trong khi nói của người bản ngữ. Trong nhiều trường hợp, những hiểu biết về ngữ pháp có 
thể bù đắp cho việc không nắm được nghĩa của từ mới trong một số văn bản khi đọc. Học ngữ pháp tiếng Anh 
được coi là một cách để tăng kĩ năng tiếng Anh cho người học và khả năng sử dụng tiếng Anh một cách phù hợp 
và đúng đắn (Bram, 2014, tr 295). 
Ngữ pháp có vai trò quan trọng đối với kĩ năng nói và viết. Ngữ pháp là một phương tiện giúp người học có thể 
chủ động nói và viết bằng tiếng Anh thông qua việc áp dụng các quy tắc ngữ pháp phù hợp với tình huống giao tiếp 
để truyền tải thông tin. Có thể nói việc nắm vững kiến thức ngữ pháp sẽ giúp người học tự tin khi sử dụng tiếng Anh, 
góp phần giúp nâng cao hiệu quả học tiếng Anh và thu được kết quả tốt ở các kì thi tiếng Anh. Điều này hoàn toàn 
đúng khi kiến thức ngữ pháp chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các bài thi tiếng Anh. Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức 
ngữ pháp cũng sẽ góp phần giúp sinh viên hoàn thiện tốt hơn các kĩ năng như Nói, Nghe, Đọc, Viết. Do đó, dạy ngữ 
pháp từ trước tới nay luôn được chú trọng trong các lớp học tiếng Anh ở Việt Nam. 
Học và nắm chắc các thì cơ bản của ngữ pháp tiếng Anh rất quan trọng bởi vì nó là một trong những nguyên tắc 
cơ bản để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá trình, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc hiểu ngữ 
pháp tiếng Anh, đặc biệt là các thì cơ bản có cấu trúc phức tạp (EW Wahyuningtyas, B Bram, 2017). 
2.2. Một số lỗi thường gặp của sinh viên không chuyên tiếng Anh về Thì của động từ tại Trường Cao đẳng 
Sư phạm Hà Tây 
Môn Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại Trường CĐSP Hà Tây được chia làm 2 học phần bắt buộc, 
gồm 5 tín chỉ (Học phần 1 gồm 2 tín chỉ; Học phần 2 gồm 3 tín chỉ) tương đương 75 tiết. Chúng tôi khảo sát tổng số 
122 sinh viên (56 sinh viên Khoa Mầm non và 66 sinh viên Khoa Tiểu học, Trường CĐSP Hà Tây) về các vấn đề 
liên quan đến các dạng thức của động từ tiếng Anh. Sinh viên làm bài khảo sát bao gồm các câu hỏi về kiến thức ngữ 
pháp, cụ thể là kiểm tra về các thì cơ bản trong tiếng Anh, liên quan đến các dạng thức động từ (đơn, tiếp diễn, hoàn 
thành) dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận. 
Chương trình ngữ pháp dành cho sinh viên không chuyên ngữ, trong đó phần thì động từ được cho là trọng tâm. 
Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thấy rằng sinh viên không chuyên ngữ gặp khá nhiều trở ngại khi sử dụng một số 
thì tiếng Anh do bắt nguồn từ hiểu chưa đầy đủ và ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ cũng có thể được coi là một rào cản 
quan trọng khiến người học nắm bắt kiến thức không dễ dàng. 
Có một số vấn đề phát sinh khi học cách sử dụng các dạng thức này bởi sự giao thoa của ngôn ngữ thứ nhất và 
sự khác biệt của ngôn ngữ đích. Sinh viên không chuyên ngữ dường như khá khó khăn để có thể sử dụng đúng các 
dạng thức động từ (đơn, tiếp diễn, hoàn thành) vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phụ thuộc vào một bộ quy 
tắc nhất định. 
2.2.1. Thì Hiện tại đơn và thì Hiện tại tiếp diễn 
Sinh viên nhầm lẫn giữa thì Hiện tại đơn và thì Hiện tại tiếp diễn. Lí do có sự nhầm lẫn và quan niệm sai lầm này 
là sinh viên bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Dưới đây là một số sai lầm điển hình mà sinh viên mắc phải trong khi học 
và thực hành thì Hiện tại đơn và thì Hiện tại tiếp diễn. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 
209 
Bảng 1. Một số lỗi thường gặp liên quan đến thì Hiện tại đơn và Hiện tại tiếp diễn 
TT Dạng lỗi 
Số sinh viên 
tham gia 
khảo sát 
Tỉ lệ 
mắc lỗi 
(%) 
Trung 
bình 
Dạng đúng 
1 *I am playing football every Sunday. 90 80,4 
82,6% 
I play football every 
Sunday. 
2 *They are living in Japan. 102 91,1 They live in Japan. 
3 *I am not working on Saturdays. 97 86,6 
I don't work on 
Saturdays. 
4 *He isn't smoking. 88 78,6 He doesn't smoke. 
5 * I am understanding you. 91 81,3 I understand you. 
6 *I am not liking this lesson. 87 77,7 I don't like this lesson. 
Tỉ lệ mắc lỗi trung bình là 82,6% cho thấy sinh viên không chuyên ngữ thường nhầm thì hiện tại tiếp diễn với 
thì Hiện tại đơn. Rõ ràng, có thể thấy rằng theo đúng tư duy của tiếng mẹ đẻ, sinh viên sử dụng thì Hiện tại tiếp 
diễn để diễn đạt “sự thật, thói quen” cho câu 1, 2, 4. Câu 3, 5 là trường hợp nói ra với cấu trúc ở thì Hiện tại tiếp 
diễn. Cần nhắc nhở sinh viên rằng thì Hiện tại đơn được sử dụng để diễn đạt một sự thật, một hành động theo thói 
quen, thì Hiện tại tiếp diễn được sử dụng để chỉ hoạt động đang xảy ra tại thời điểm nói. 77,7% sinh viên không 
hiểu rõ một số động từ sử dụng biểu thị trạng thái hơn là biểu thị hành động như câu 6. Các động từ chẳng hạn 
như “understand, know, believe, like, love, mean, prefer, hear, see, belong, consist” không được sử dụng ở thì 
Hiện tại tiếp diễn mà sử dụng thì Hiện tại đơn. Để khắc phục hiện tượng này, giảng viên cần tập trung phân tích 
lỗi và sửa kịp thời cho người học. 
2.2.2. Thì Hiện tại hoàn thành và thì Quá khứ đơn 
Theo Richards (1979), dạng hoàn thành trong tiếng Anh gây ra nhiều vấn đề không những chỉ đối với người mới 
học (elementary) mà cả với những người học ở trình độ cao (advanced). Trong tất cả các trường hợp thì Hiện tại 
hoàn thành thường xuyên được giải thích là một sự lựa chọn thay thế cho thì quá khứ đơn. Hầu hết sinh viên năm 
thứ nhất của khoa Mầm non và khoa Tiểu học tham gia khảo sát đều mắc lỗi về cách sử dụng thì Hiện tại hoàn thành 
và thì Quá khứ đơn, mặc dù các ứng dụng cơ bản của thì Hiện tại hoàn thành hoàn toàn tương phản với các chức 
năng của thì Quá khứ đơn. Sự khác biệt giữa thì Hiện tại hoàn thành và thì Quá khứ đơn rất phức tạp và khó phân 
tích đối với sinh viên năm thứ nhất không chuyên ngữ Trường CĐSP Hà Tây. 
Bảng 2. Một số lỗi thường gặp liên quan đến thì Hiện tại hoàn thành và thì Quá khứ đơn 
TT Dạng lỗi 
Số sinh viên 
khảo sát 
Tỉ lệ mắc 
lỗi (%) 
Trung bình Dạng đúng 
1 * I have seen him yesterday. 105 93,8 
88,2% 
I saw him 
yesterday. 
2 * A long time ago he has sold his car. 95 84,8 
A long time ago 
he sold his car. 
3 * He hasn’t bought anything last week. 102 91,1 
He didn’t buy 
anything last 
week 
4 * He hasn’t died in the accident in 1989. 93 83 
He didn’t die in 
the accident in 
1989. 
5 * I lived in Kırıkkale since 1993. 99 88,4 
I have lived in 
Ankara since 
1993. 
Bảng 2 cho thấy, 88,2% sinh viên thường nhầm lẫn giữa thì Hiện tại hoàn thành với thì Quá khứ đơn trong các 
trường hợp câu số 1, 2, 3, 4. Tuy nhiên họ cần được nhắc nhở rằng thì quá khứ nên được sử dụng chỉ một hành động 
xảy ra và kết thúc tại một thời điểm trong quá khứ và được sử dụng với những cụm từ chỉ các mốc thời gian cụ thể 
như yesterday, last night/year/week, ago, then” 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 
210 
Khi diễn đạt một hành động xảy ra trong quá khứ, vẫn còn tiếp tục xảy ra ở hiện tại và tương lai (câu số 5), giảng 
viên dạy ngoại ngữ cần sửa cho người học là sử dụng thì Hiện tại hoàn thành thay cho thì Quá khứ đơn. 
Dưới đây là một số những sai lầm điển hình khác của sinh viên không chuyên ngữ khoa Mầm non và khoa Tiểu 
học (bảng 3). 
Bảng 3. Một số lỗi thường gặp liên quan đến Thì Hiện tại hoàn thành và các thì khác 
TT Dạng lỗi 
Số 
sinh viên 
khảo sát 
Tỉ lệ mắc 
lỗi (%) 
Trung 
bình 
Dạng đúng 
1 *I am living in Ankara since 1990. 87 77,7 
85,9% 
I have lived in Ankara since 1990 
2 *He is sleeping for two hours. 83 74,1 
He has been sleeping for two 
hours. 
3 
*I can't play football because I 
broke my leg. 
101 90,2 
I can't play football because I 
have broken my leg. 
4 *Did you read this book? 104 92,9 Have you read this book? 
5 *Did you read this book? 102 91,1 
Have you seen my book? I can't 
find it. 
6 *It is the first time I met him. 99 88,4 It is the first time I have met him. 
7 * It is the best film I ever saw. 97 86,6 It is the best film I have ever seen. 
Theo bảng 3, 85,9% sinh viên sử dụng thì Quá khứ đơn thay cho thì Hiện tại hoàn thành như trong câu 4, 5, 6, 7 
hoặc thì Hiện hoàn thành bị nhầm với thì Hiện tại tiếp diễn như trong câu 1, 2. Một giảng viên tiếng Anh giỏi sẽ giúp 
sinh viên phân biệt thì Quá khứ đơn giản và thì Hiện tại hoàn thành, đồng thời cung cấp cho họ các tài liệu giảng dạy 
thực hành hiệu quả. Mặt khác, sinh viên sẽ không thể hiểu ngôn ngữ và điều này dẫn đến thiếu năng lực giao tiếp. 
2.2.3. Thì Quá khứ đơn và Quá khứ tiếp diễn 
Thì Quá khứ tiếp diễn cũng hay bị nhầm lẫn với thì Quá khứ đơn. Tuy không nhầm lẫn phổ biến như các thì khác, 
nhưng vẫn còn một số hiểu lầm và giải thích sai do thiếu thực hành và chủ yếu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ của 
người học. 
Bảng 4. Một số lỗi thường gặp liên quan đến thì Quá khứ đơn và thì Quá khứ tiếp diễn 
TT Dạng lỗi 
Số 
sinh viên 
khảo sát 
Tỉ lệ mắc 
lỗi (%) 
Trung 
bình 
Dạng đúng 
1 
* I was knowing that you wouldn't 
come. 
97 86,6 
86,4% 
I knew that you wouldn't come 
2 
* She was working in a factory last 
year. 
93 83,0 
She worked in a factory last 
year. 
3 
* In 1989 we were living in 
Kırıkkale. 
95 84,8 In 1989 we lived in Istanbul. 
4 
*I was smoking ten years ago. Now 
I don't smoke. 
102 91,1 
I used to smoke ten years ago. 
Now I don't smoke. 
91,1% sinh viên nhầm thì Quá khứ tiếp diễn với các hành động theo thói quen trong quá khứ nên được thể hiện 
bằng “used to” (như ở câu 4) để diễn đạt một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ và không tiếp tục nữa xảy ra. Với 
điểm trung bình 86.4 chứng tỏ rằng nhiều sinh viên chưa biết cách sử dụng thì Quá khứ tiếp diễn. 
Một vấn đề khác cần được xem xét là hầu hết sinh viên khi bắt đầu quá trình học đều nhầm lẫn thì Quá khứ đơn 
bằng cách khái quát hình thức phụ trợ của động từ “to be” cho tất cả các trường hợp của quá khứ đơn. Động từ “to 
be” đứng đầu tiên khi bắt đầu thì Quá khứ trong hầu hết các khóa học và giáo trình; vì vậy hầu hết các sinh viên cố 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 207-211 ISSN: 2354-0753 
211 
gắng sử dụng “was” hoặc “were” cho tất cả các trường hợp của thì Quá khứ đơn. Với tư duy như vậy, sinh viên 
thường mắc phải những sai lầm tương tự, chẳng hạn như “I was go to school”, “He was study English yesterday”, 
“I was do my homework last night” 
3. Kết luận 
Thông qua những mẫu bài khảo sát được ghi lại, các lỗi do ảnh hưởng tư duy từ tiếng mẹ đẻ và giáo viên cần 
nhiều thời gian hơn cho sinh viên thực hành bài tập, sửa lỗi và dạy phụ đạo cho sinh viên. Để giúp cho người học 
nắm chắc được cách sử dụng của các thì, giáo viên thường xuyên cho luyện tập, thực hành các dạng bài tập như chia 
động từ (Give the correct verb form), chọn đáp án đúng (Choose the best answer), viết lại câu (Rewrite the 
sentences), tìm và sửa lỗi (Find & correct the mistakes). 
Bài viết cung cấp một số thông tin chung về giảng dạy môn ngữ pháp tiếng Anh, cụ thể là các vấn đề trong việc 
dạy thì động từ cho sinh viên không chuyên ngữ Trường CĐSP Hà Tây và đưa ra một số gợi ý nhằm sửa những lỗi 
mà sinh viên mắc phải. Mắc lỗi hoặc nhận thức chưa đúng về sử dụng thì động từ trong quá trình học là kết quả tự 
nhiên và là phần quan trọng của chính quá trình học tập, không phải tất cả khiếm khuyết của người học đều do ảnh 
hưởng của tiếng mẹ đẻ. Trong thực tế có những sinh viên khá nhưng không có khả năng sử dụng thì Hiện tại đơn 
hoặc Hiện tại hoàn thành vào cuối khóa học. Xuất phát từ quan điểm đó, để hoạt động dạy học đạt kết quả tốt và hiệu 
quả, người học phải cố gắng và người dạy phải có kế hoạch bổ trợ kiến thức kịp thời. 
Tài liệu tham khảo 
Bram, B. (2014). Language, linguistics and literature: Meaning aspects. In Kristiyani, C., Bram, B., Iswandari, Y.A., 
Sumarni, L., & Pasaribu, T.A. (Eds), Language and Language Teaching Conference (LLTC). 
Brown, H. D. (2001). Teaching by Principles: An Interactive Approach to Language Pedagogy. New York: Addison 
Wesley Longman. 
Celce-Murcia, M. (1985). Making Informed Decisions About the Role of Grammar in Language. TESOL Newsletter, 
297-301. 
Cowan, R. (2008). The Teacher’s Grammar of English. New York: Cambridge University Press. 
Emel Akay, Çetin Toraman (2015). Students’ attitudes towards learning English grammar. A study of scale 
development Journal of Language and Linguistic Studies, 11(2), 67-82. 
EW Wahyuningtyas, B Bram (2018). Basic tense problems of the first semester students of English Language 
Education study program. International Journal of Indonesian Education and Teaching (IJIET), 2(2), 147-153. 
Murat Polat (2017). Teachers’ Attitudes towards Teaching English Grammar: A Scale Development Study. 
International Journal of Instruction, 10(4), e-ISSN: 1308-1470, www.e-iji.net p-ISSN: 1694-609X, pp. 379-398. 
Nguyễn Văn Đạm (2000). Từ điển tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tin. 
Kiruthika, P. (2016). The Role of Grammar in English Language Teaching. Language in India. 16(4), 130-133. 
Penny Ur (1996). A Course in Language Teaching: Practice and Theory. Cambridge: Cambridge University Press. 
Richards, C.J. (1979). Introducing Grammar the Perfect. An Exercise in Pedagogic. TESOL Quarterly, 13(4), 
495-500. 
Richards, J. C. (2006). Communicative Language Teaching Today. New York: Cambridge University Press. 
Thornbury, S. (1999). How to teach grammar. Harlow: Pearson Education.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_loi_thuong_gap_cua_sinh_vien_khong_chuyen_tieng_anh_v.pdf