Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục

Sau hơn 5 năm triển khai, chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn

Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó từng bước thay đổi bộ mặt kinh

tế − xã hội tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, những thành quả đạt được còn khiêm tốn

so với mức trung bình của cả nước. Bài viết chỉ ra và phân tích những khó khăn đã và

đang cản trở việc thực hiện những tiêu chí về nông thôn mới trên địa bàn, trên cơ sở đó,

đề xuất một số hướng giải quyết nhằm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh công cuộc xây

dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 1

Trang 1

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 2

Trang 2

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 3

Trang 3

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 4

Trang 4

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 5

Trang 5

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 6

Trang 6

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 7

Trang 7

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 8

Trang 8

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 9

Trang 9

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 1840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục

Một số khó khăn ảnh hưởng đến chương trình xâu dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên và phương hướng khắc phục
ng 
như hoàn cảnh của dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của dân và phải đầu tàu gương mẫu 
trong mọi công việc. Bên cạnh đó, phương pháp tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với 
từng điều kiện, hoàn cảnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát huy vai trò của những 
người có uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng. 
2.2.2. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số gắn với giải quyết vấn 
đề tôn giáo 
Văn hoá là mục tiêu và là động lực của sự phát triển bền vững. Bởi vậy, để phát triển 
bền vững Tây Nguyên, không thể không quan tâm công tác bảo tồn, phát triển văn hoá các 
dân tộc. Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. 
Thực tế cho thấy, việc bảo tồn và phát huy văn hoá Tây Nguyên trong dòng chảy cuộc 
sống hiện đại là vấn đề rất khó khăn. Thời gian qua, các địa phương đã có nhiều nỗ lực bảo 
tồn di sản văn hoá Tây Nguyên như sưu tầm, truyền dạy hát kể sử thi; bảo tồn không gian 
văn hoá cồng chiêng, nhà rông, nhà dài; phục dựng lễ hội truyền thống... Tuy nhiên, do 
nhiều lí do nhiệm vụ này mới chỉ đạt được những kết quả khiêm tốn. Văn hoá Tây Nguyên 
nhiều nơi mới chỉ dừng ở những hoạt động mang tính chất biểu diễn, phong trào như các 
festival, lễ hội, cuộc thi hay phục vụ du lịch... mà ít được duy trì trong đời sống cộng đồng. 
Bên cạnh đó, tình hình tôn giáo Tây Nguyên rất phức tạp, các thế lực xấu thường xuyên lợi 
dụng tín ngưỡng − tôn giáo để kích động chia rẽ, ly khai. Do đó, bên cạnh việc bảo tồn và 
phát huy văn hoá truyền thống phải đặc biệt quan tâm giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, làm 
cho tín ngưỡng tôn giáo thực sự trở thành một bộ phận tích cực trong đời sống văn hoá của 
đồng bào. Trước tình hình đó, xin có một số đề xuất sau đây: 
Thứ nhất, tăng cường thêm nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá. Làm tốt 
hơn việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo các di tích, di sản văn hoá; đẩy mạnh công tác sưu tầm, 
biên dịch các làn điệu dân ca, sử thi; bảo tồn, phục chế các loại nhạc cụ dân tộc. Phát huy 
có hiệu quả giá trị của các di sản văn hoá địa phương để một mặt khơi dậy và phát huy 
truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc, mặt khác góp phần phát triển kinh tế − xã hội của 
vùng. Gắn việc nghiên cứu, cải tiến, giúp đỡ, phát triển các mặt hàng thủ công mĩ nghệ 
truyền thống của đồng bào với duc lịch và thương mại... với việc nâng cao chính sách đãi 
ngộ đối với những người quản lí, khai thác di sản và đối với các nghệ nhân. 
148 TRNG I HC TH  H NI 
Thứ hai, tạo điều kiện cho đồng bào giao lưu, tiếp biến, làm giàu thêm giá trị văn hoá 
của mình thông qua bưu điện văn hoá, tủ sách thôn, bản để đảm bảo có sách, báo, tiến tới 
có đủ phương tiện nghe nhìn... qua đó, giúp đồng bào có điều kiện hưởng thụ các thành tựu 
văn hoá, nâng cao dân trí. Bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội tín ngưỡng, các trò 
chơi dân gian như: Lễ hội đua voi, sử thi của các dân tộc Êđê, M’nông, lễ cúng sức khỏe 
cho voi, lễ mừng cơm mới... Qua đó, giới thiệu những giá trị văn hoá đặc trưng của đồng 
bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với đồng bào cả nước và cộng đồng quốc tế; đồng 
thời giới thiệu và khẳng định các giá trị văn hoá đặc trưng đó. 
Thứ ba, nâng cao nhận thức đúng đắn của đồng bào về những giá trị văn hoá của dân 
tộc mình. Đồng thời, thực hiện tốt hơn nữa chính sách xoá đói, giảm nghèo, tạo điều kiện 
để đồng bào phát huy vai trò trong việc giữ gìn, bảo tồn, hưởng thụ những giá trị văn hoá, 
thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để nâng cao vị thế văn hoá đặc trưng của các dân tộc thiểu số 
Đăk Lăk trước đồng bào cả nước và cộng đồng quốc tế. 
Thứ tư, đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo tôn giáo, Nhà nước cùng một lúc phải 
thực hiện hai chính sách: Dân tộc và Tôn giáo. Chính quyền địa phương không được phân 
biệt đối xử giữa những người theo tôn giáo và những người không theo theo tôn giáo, giữa 
những người dân tộc thiểu số theo tôn giáo và người Kinh theo tôn giáo. Cần thực hiện tốt 
những nội dung, yêu cầu trong Chỉ thị 01/CT − TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính 
phủ Về một số công tác đối với đạo Tin Lành, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào theo 
đạo được sinh hoạt tôn giáo bình thường theo hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó, cần đẩy 
mạnh tuyên truyền cho nhân dân hiểu những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đặc biệt là bọn 
phản động Fulro, hiểu được bản chất của "Tin Lành Đề-ga", phát động nhân dân tố giác 
khi có hiện tượng kẻ xấu trà trộn vào địa bàn. 
2.2.3. Chú trọng đột phá tiêu chí giao thông 
Chương trình xây dựng Nông thôn mới có nhiều tiêu chí, trong đó phát triển đồng bộ 
hạ tầng giao thông là tiêu chí quan trọng, mang tính đột phá, tạo tiền đề cho thực hiện một 
số tiêu chí khác và có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế − xã hội của nhân dân. Điều 
này càng có ý nghĩa lớn đối với Tây Nguyên là địa bàn rộng, giao thông đi lại từ trung tâm 
xã tới thôn, cũng như giao thông giữa các thôn còn nhiều khó khăn, chủ yếu là đường nền 
đất. Có những thôn cách xa trung tâm xã tới hàng chục km, về mùa mưa việc đi lại thường 
bị chia cắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao lưu buôn bán và học hành của con em. 
Tuy nhiên, đây là tiêu chí khó vì đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, do đó cần sự chung 
tay góp sức của nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân phải được quan tâm 
hàng đầu bởi kinh phí đầu tư từ ngân sách có hạn, nhân dân phải tham gia đóng góp rất 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 149 
nhiều cả về sức người và sức của. Khó khăn ấy nếu không được nhân dân ủng hộ, không 
huy động được sức dân thì không thể hoàn thành. Vì thế, trước tiên phải làm sao cho dân 
hiểu những lợi ích quan trọng của con đường nông thôn mới: trước là đi lại dễ dàng, sau 
nữa là thuận lợi trong giao lưu buôn bán, con em đi học đỡ vất vả, mang lại nhiều lợi ích 
cho con cháu..., chỉ khi thấy được lợi ích thiết thân, nhân dân mới tích cực ủng hộ. 
Nói về việc nhân dân tự nguyện hiến đất, tự nguyện tháo dỡ các công trình cho mở 
rộng mặt đường, ông Nguyễn Văn Nhị, Bí thư chi bộ thôn 7b, xã Ea Ô (xã đầu tiên của 
huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk, đạt chuẩn nông thôn mới) cho biết: "Khi bà con trong thôn 
hiểu rõ lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về phát triển 
giao thông thì rất hào hứng, phấn khởi và tin tưởng và sự thành công của chương trình. Bà 
con đã hăng hái góp đất, tự nguyện chặt bỏ cây trồng để mở mang đường đi lối lại rộng rãi, 
phong quang..." [7]. Hiểu được mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới là 
mang lại sự đổi thay, tiến bộ, no ấm cho chính người dân, nên nhiều hộ dân ở Ea Ô đã 
không ngần ngại hiến cả nghìn mét vuông đất để phát triển giao thông nông thôn. Nhiều 
cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu hiến đất, phá bỏ cây trồng để người dân noi theo. 
Từ thực tiễn vận động nhân dân thực hiện tiêu chí về giao thông, Ea Ô đã đề xuất với 
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện và của tỉnh, cho áp dụng cơ chế trong xây 
dựng các công trình còn lại với phương châm: Kinh phí trên cấp, người dân bỏ công lao 
động "xã có công trình, dân có việc làm", vừa tiết kiệm được các khoản chi bất hợp lí, 
chống thất thoát, vừa phát huy quyền làm chủ của dân, đồng thời bảo đảm được tiến độ và 
chất lượng công trình. 
Với phương châm "Dân hiểu, dân tin, dân chung sức đồng lòng...", chỉ trong thời gian 
ngắn, toàn bộ hệ thống đường giao thông gồm 90km đường liên thôn và nội thôn trong xã 
Ea Ô đã được quy hoạch, mở rộng. Mặc dầu chưa xây dựng kiên cố, nhưng bước đầu đã 
hình thành hệ thống giao thông thực sự thông thoáng, thuận tiện. Ea Ô chính là một điển 
hình tiên tiến trong tiêu chí giao thông, từ đó dấy lên phong trào hiến đất, hiến tài sản để 
giải toả mặt bằng, xây dựng đường giao thông trên toàn Đăk Lăk. 
2.2.4. Khoan thư sức dân kết hợp việc huy động nhiều nguồn lực 
Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Tây Nguyên cần rất nhiều nguồn lực, trong 
đó những tiêu chí về hạ tầng giao thông, về xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở..., cần 
nguồn kinh phí rất lớn. Quá nhiều việc phải làm, ngân sách nhà nước hạn chế trong khi thu 
nhập của nhân dân còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, khả năng đóng góp của nhân dân không 
nhiều. Trong bối cảnh đó, nếu chính quyền địa phương áp đặt ý muốn chủ quan, bắt dân 
đóng góp quá nhiều thì không những bần cùng hoá nhân dân, đi ngược lại mục tiêu của 
150 TRNG I HC TH  H NI 
phong trào, mà còn làm nảy sinh tâm lí bất mãn trong dân, tạo điều kiện cho các thế lực thù 
địch lợi dụng. 
Tình trạng "sưu cao thuế nặng" tại một số địa phương tỉnh Thanh Hoá trong thời gian 
vừa qua là một bài học rất quan trọng trong việc huy động sức dân. Sự việc này đã gây bức 
xúc, bất bình trong xã hội. Có người còn ví với sự xuất hiện trở lại của một bộ phận 
"cường hào, ác bá" thời phong kiến ở nông thôn trong thời kì văn minh. Theo ông Lê Văn 
Cuông (nguyên Phó đoàn ĐBQH khoá XI tỉnh Thanh Hoá, là ĐBQH các khoá XI,XII): 
"Một bộ phận chính quyền cơ sở muốn có khoản thu khác để tự tung, tự tác, giải quyết lợi 
ích cá nhân, cho nên họ đặt ra các khoản thu bất hợp pháp. Họ lấy lí do là đồng thuận của 
dân nhưng phải xem có thực tế như vậy không hay là có sức ép nào đó, bắt dân phải đồng 
thuận để lấy cơ sở đó nhằm đè đầu, cưỡi cổ để tận thu" [1]. Tình trạng "tận thu" này có lẽ 
không riêng ở Thanh Hoá mà còn khá phổ biến ở nhiều nơi khác. Do đó, song song với 
việc phát huy phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" thì cũng phải "Khoan thư 
sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc" (Trần Hưng Đạo). 
Muốn vậy, trước hết, phải nắm rõ thực trạng đời sống kinh tế cũng như thu nhập của 
nhân dân trên địa bàn, từ đó lựa chọn cách làm vừa sức với đóng góp của nhân dân. Bên 
cạnh đó cần có chính sách riêng đối với những hộ gia đình khó khăn: có thể giảm mức 
đóng góp, thay vào đó là ngày công lao động, hoặc xã ứng kinh phí trước, sau đó người 
dân sẽ thanh toán theo từng đợt... Cũng không nên chạy đua theo thành tích để tránh tình 
trạng nợ đọng kéo dài sau khi xây dựng nông thôn mới như nhiều địa phương hiện nay. 
Ngoài những đóng góp của nhân dân cần đa dạng hoá các nguồn lực, đẩy mạnh thực 
hiện chính sách thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết với các xã nông 
thôn mới. Sử dụng có hiệu quả các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân 
trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây nông thôn mới 
tại cơ sở. Vấn đề là phải công khai minh bạch những khoản đóng góp này trên các bảng tin 
hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của địa phương (nếu có). Thường xuyên cập nhật 
thông tin về thu − chi. Bên cạnh đó cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc 
quản lí, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch hằng năm; đảm bảo 
việc đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm theo kế hoạch đã đề ra trong Đề án xây dựng nông 
thôn mới. 
Trong giai đoạn 2016 − 2020, mỗi huyện, xã cần lập kế hoạch cụ thể trong cân đối 
nguồn vốn. Mỗi huyện cần đề ra số xã phấn đấu đạt trong năm nay, các xã này còn tiêu chí 
nào chưa đạt? Huy động vốn thế nào? Nguồn vốn nào địa phương có thể cân đối được? Kế 
hoạch huy động vốn trong doanh nghiệp, dân đóng góp được bao nhiêu? Đây là những cơ sở 
quan trọng để các tỉnh chủ động trong bố trí nguồn lực xây dựng nông thôn mới cho phù hợp. 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 151 
Ngoài ra, cần lồng ghép tốt các nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa 
bàn với nguồn vốn thuộc Chương trình nông thôn mới để phát huy hiệu quả đầu tư. Song 
song với đó cần thực hiện tiết kiệm trong các khoản chi ngân sách thường xuyên. Đối với 
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông thôn mới cần ưu tiên đầu tư tập 
trung cho các xã đăng kí đạt chuẩn. Thêm nữa, cần tiếp tục hướng dẫn khuyến khích và tạo 
điều kiện tối đa cho người dân và các tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng trong lĩnh vực nông 
nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41 của Chính phủ; hướng dẫn nông dân vay vốn 
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế tín dụng có liên quan. 
3. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở những khó khăn, rào cản đã phân tích trên, bài viết bước đầu đề xuất bốn 
giải pháp cấp thiết trước mắt, cần thực hiện nhịp nhàng đồng bộ khi triển khai xây dựng 
nông thôn mới ở Tây Nguyên. Ngoài ra, Đảng và Chính phủ cần có chiến lược lâu dài, ưu 
tiên quy hoạch phát triển vùng, đa dạng hoá các nguồn lực, đẩy mạnh chính sách thu hút, 
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này. Nếu thực hiện tốt những nội dung 
trọng tâm này, Chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn Tây Nguyên chắc chắn 
sẽ có nhiều chuyển biến nhanh và vững chắc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Đan (2016), "Mùa sưu thuế hãi hùng", Cựu ĐBQH nói đó là "cường hào ác bá", 
20160807100301965.htm, cập nhật ngày 7 tháng 8. 
2. Quang Huy, Đỗ Tưởng (2016), "Tây Nguyên: Năm 2016 giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững hơn 3%", 
−.aspx, 
cập nhật ngày 11 tháng 01. 
3. Đỗ Quang Hưng (2011), "Một số vấn đề về Tin Lành ở Tây Nguyên", Tạp chí Khoa học xã 
hội Tây Nguyên, số 2, tr.3 − 12. 
4. Châu Thị Minh Long (2016), "Hiện trạng cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế và những ảnh hưởng 
đến xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đăk Lăk", 
xay-dung-nong-thon-moi-tai-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tai-cho-tinh-daklak/, cập nhật 
ngày 28 tháng 4. 
5. Nguyễn Văn Nam (2006), "Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây 
Nguyên, thực trạng và giải pháp",  
details&mid=4829, cập nhật ngày 8 tháng 9. 
152 TRNG I HC TH  H NI 
6. Lý Oanh (2016), "Kết quả xây dựng nông thôn mới cả nước trong giai đoạn 1 (2010 − 2015) 
và những mục tiêu cho giai đoạn 2 (2016 − 2020)",  
web/guest/nong-thon-moi/-/brvt/extAssetPublisher/content/3723571/ket-qua-xay-dung-nong-
thon-moi-ca-nuoc-trong-giai-doan-1-2010-2015-va-nhung-muc-tieu-cho-giai-doan-2-2016-
2020, cập nhật ngày 12 tháng 4. 
7. Bá Thăng (2012), "Xây dựng nông thôn mới" ở Tây Nguyên: Bài học từ xã điểm Ea ô", 
https://daklak.gov.vn/-/8223372036863829848, cập nhật ngày 17 tháng 9. 
8. Tổng cục Thống kê, "Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương chia theo địa 
phương, năm và chỉ tiêu qua các năm 2011 − 2014", 
dan-so-va-mat-do-dan-so.html, truy cập tháng 7 năm 2016. 
SOME DIFFICULTIES AFFECTED THE PROGRAM ON NEW 
RURAL CONSTRUCTION IN CENTRAL HIGHLANDS AND 
OVERCOMING DIRECTION 
Abstract: After 5 years of implementation, the program on New Rural Construction in the 
Central Highlands has achieved many positive results, thereby gradually changing the 
face of economy and society in rural areas. However, the gains are modest comparing to 
national averages. The article points out and analyzes the difficulties which have been 
hindering the implementation of the new rural criteria in the area. Basing it, the article 
proposes some solutions to overcome difficulties and promotes new rural construction 
contributing to improve people’s living. 
Keywords: new rural, new rural in Central Highlands, Central Highlands. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_anh_huong_den_chuong_trinh_xau_dung_nong_tho.pdf