Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam

Đại dịch COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và các yếu tố bất định khác đã

ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu hàng dệt may. Kể từ năm 2019 đến nay, nhiều

chuỗi cung ứng toàn cầu mà hàng dệt may Việt Nam tham gia đã bị gián đoạn hoặc đứt gãy.

Chính vì vậy, yêu cầu bức thiết hiện nay cần phải có các giải pháp từ Nhà nước, doanh nghiệp để

hàng dệt may Việt Nam phù hợp với điều kiện tái cấu trúc mạng lưới sản xuất (MLSX) và chuỗi

cung toàn cầu “hậu COVID-19” trong thời gian tới, đặc biệt là yêu cầu từ các doanh nghiệp dẫn

dắt hoặc chi phối mạng và chuỗi.

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 7

Trang 7

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 8

Trang 8

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7700
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam

Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam
 Nam sang Nhật Bản khoảng hơn 10 ngày, sang Mỹ khoảng 30 ngày, sang EU khoảng 40 
ngày... Các điểm nghẽn không chỉ từ yếu tố chủ quan của doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà 
còn từ phía Nhà nước như: các thủ tục hải quan, thủ tục cấp C/O hay do hệ thống giao thông còn 
yếu kém... Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ có vị trí địa lý thuận 
tiện hơn nên thời gian giao hàng thường nhanh hơn, hệ thống logistic phát triển hơn nên Trung 
Quốc chỉ mất khoảng 10 ngày để hàng dệt may đến Mỹ, Ấn Độ mất khoảng hơn 25 ngày.
- Nguồn nhân lực dệt may Việt Nam: Trình độ và kỹ năng lao động Việt Nam trong MLSX 
toàn cầu và CCƯ toàn cầu hàng dệt may vẫn đang ở mức thấp. Phần lớn là lực lượng lao động 
giản đơn, kỹ năng tay nghề còn thấp. Các bộ phận khác như: merchandise, marketing, thiết kế 
số lượng còn hạn chế và chưa thực sự chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến thị trường, 
nguồn nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại ở các thị trường tiềm năng... Các bộ phận này đều 
thiếu năng lực tiếp cận thị trường và thường dựa vào những tính toán chủ quan về thị trường. Vấn 
đề trình độ nguồn nhân lực là một trong những hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may 
Việt Nam trong những năm qua.
- Mặc dù nhiều Hiệp định FTA thế hệ mới đầy hứa hẹn (EVFTA, CPTPP) và tiềm năng phát 
triển cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia vào MLSX và CCƯ các sản phẩm dệt 
may tại các quốc gia này, đặc biệt là EU nhưng các các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mới chỉ 
chủ động quan tâm đến các ưu đãi về thị trường trong các điều khoản của Hiệp định và chưa thực 
sự chủ động tìm hiểu thông tin và động thái của các doanh nghiệp dẫn đầu hoặc doanh nghiệp 
chi phối trong MLSX và CCƯ. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, sự bất ổn thương mại toàn cầu 
hiện nay, các CCƯ toàn cầu hàng dệt may bị gián đoạn hoặc đứt gãy thì các động thái của doanh 
nghiệp dẫn đầu có thể dự báo được xu thế mà họ sẽ chi phối trong tương lai, có thể là tái cấu trúc 
hoặc rút khỏi CCƯ đó để mở hoặc tham gia một CCƯ mới.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
528
- Nhà nước đã có khá nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tham gia với CGT toàn 
cầu cũng như MLSX toàn cầu và CCƯ toàn cầu, nhiều doanh nghiệp CMT, FOB của Việt Nam 
cũng đã rút ngắn được thời gian giao hàng đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, tuy nhiên, Nhà 
nước cũng chưa thực sự cập nhật về thông tin, nhu cầu của các thị trường cụ thể. Các thông tin về 
thị trường từ cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn hạn thiếu, vẫn chủ yếu qua các Bộ Công Thương, 
Hiệp hội Dệt may Việt Nam. Trong khi nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ phải tự tìm kiếm thông 
tin qua các nguồn thông tin khác nhau như: từ khách hàng, từ các đơn vị kinh doanh thông tin... 
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam còn nhiều yếu kém làm tăng chi phí cho doanh 
nghiệp dệt may thực hiện các đơn đặt hàng.
- COVID-19 và các xung đột thương mại, công nghệ đã ảnh hưởng nặng nề đến các MLSX 
và CCƯ toàn cầu hàng dệt may. Chính phủ Việt Nam cũng như Vinatex đã chủ động xây dựng 
các kịch bản có thể xảy ra trong ngắn hạn để đối phó với tình hình phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, 
các giải pháp dựa trên các kịch bản đó chỉ chú trọng đến các giải pháp tạm thời về thị trường, ứng 
dụng công nghệ 4.0, chính sách người lao động mà chưa thực sự chú trọng đến giải pháp cụ thể 
để giúp các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào CCƯ hoặc ra khỏi các CCƯ yếu kém hoặc tham 
gia vào một CCƯ mới; chưa có các giải pháp cụ thể để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham 
gia vào các CCƯ ở các thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Mỹ.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN 
TÁI CẤU TRÚC MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU
3.1. Từ phía Nhà nước
- Theo nhóm nghiên cứu, hiện nay, Chính phủ và các doanh nghiệp dệt may cần phải đặc biệt 
chú trọng động thái của các doanh nghiệp dẫn đầu/chi phối. Trong MLSX toàn cầu, nhà bán lẻ 
hay còn gọi là người mua toàn cầu đặt định chuẩn mực của MLSX dựa trên những nghiên cứu thị 
trường và các khả năng nhận biết khác về nhu cầu của người tiêu dùng. Sự tham gia của người 
mua toàn cầu vào trong các CCƯ là khác nhau dưới tác động của một số yếu tố như phân khúc 
thị trường, nguồn gốc địa lý của người mua toàn cầu, quy mô của người mua toàn cầu, cung cách 
quản trị mạng hay phương gắn kết các chủ thể trong mạng và xu hướng thị trường thế giới. Điều 
quan trọng là với những người mua toàn cầu và cách tham gia khác nhau sẽ tạo ra những hiệu 
ứng khác nhau đối với các nước đang phát triển tham gia CCƯ. Nếu doanh nghiệp tham gia vào 
MLSX/CCƯ toàn cầu do công ty châu Âu thì người tham gia cung ứng trong MLSX châu Âu sẽ 
có nhiều tự chủ hơn, nhờ đó cũng sẽ có nhiều cơ hội hay hiệu ứng đổi mới và nâng cấp vị thế hơn, 
từ đó, có thể hiểu rõ các chuỗi do doanh nghiệp châu Âu này dẫn dẫn. Nếu tham gia MLSX/CCƯ 
toàn cầu do các công ty Mỹ chi phối với sự kiểm soát và đặt hàng chặt chẽ từ công ty đứng đầu 
thì khoảng không cho sáng tạo và tự nâng cấp sẽ khó hơn.
- Ngoài ra, Nhà nước không chỉ có gói chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động dệt may 
do COVID-19 mà còn tạo ra cơ hội thực sự cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn CCƯ toàn 
cầu. Hay như cần cải cách các Hiệp hội ngành hàng dệt may; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - 
tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may; quy hoạch 
vùng sản xuất bông, sợi theo hướng tập trung, hiện đại; tăng cường liên kết các viện/trường với 
các doanh nghiệp tạo điều kiện chuyển giao công nghệ vào CCƯ toàn cầu hàng dệt may.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
529
- Giải pháp trọng tâm là Nhà nước nên tiếp tục hoàn thiện chính sách để khắc phục các điểm 
nghẽn trong CCƯ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may giao hàng đúng tiến độ và đảm bảo 
tối thiểu chi phí về thủ tục xuất - nhập khẩu. Trong nhiều năm qua, Nhà nước thường chú trọng 
rất nhiều đến các thị trường có FTA với Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... Ví dụ như cấp C/O, 
theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu các thị trường có FTA thì làm thủ tục khá nhanh chóng và 
chi phí có C/O loại A thấp (C/O ưu đãi) chỉ cần làm thủ tục tại Cục Xuất - Nhập khẩu - Bộ Công 
Thương với chi phí 40.000 VNĐ cho một dấu xác nhận C/O. Trong khi đó, đối với thủ tục C/O 
để xuất khẩu sang các nước chưa có FTA với Việt Nam như các nước Hợp tác Vùng vịnh (GCC) 
thì các doanh nghiệp dệt may phải xin dấu xác nhận C/O loại B (không ưu đãi) tại VCCI với giá 
khoảng 30.000 VND, sau đó phải tiếp tục qua Đại sứ quán/Tổng lãnh sự của một số quốc gia Hồi 
giáo xin dấu xác nhận với giá là 50 USD. Như vậy, riêng việc xin C/O cho một số thị trường tiềm 
năng nhưng chưa có FTA đã mất gần 1,3 triệu đồng... Vì vậy, Việt Nam nên đa dạng các MLSX 
và CCƯ toàn cầu nhằm mở rộng và thâm nhập vào các thị trường mới, tiềm năng như thị trường 
Trung Đông, châu Mỹ trong bối cảnh COVID-19 vẫn hết sức phức tạp và các thị trường truyền 
thống gặp nhiều khó khăn.
- Nhà nước và doanh nghiệp dệt may nên cập nhật thông tin các MLSX và các CCƯ toàn cầu 
để không chỉ hiểu rõ CCƯ mà doanh nghiệp đang tham gia mà còn tìm hiểu quá trình tái cấu trúc 
của các MLSX và CCƯ khác. Từ đó, đưa ra các phương án dự phòng để tham gia vào các chuỗi 
phù hợp hơn.
- Nhà nước cần ưu tiên thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng nâng cao chất 
lượng các sản phẩm dệt may chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, 
gia công. Xây dựng và hoàn thiện chính sách liên kết có hiệu quả giữa ngành sợi - dệt - nhuộm 
- may. Muốn vậy, trước hết cần có sự đầu tư bài bản vào sản xuất bông, sợi, cần có sự hợp tác, 
liên kết giữa các trường, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp dệt may từ khâu nuôi 
trồng dâu tằm đến khâu sản xuất bông, sợi. Mặc dù Nhà nước đã có các chính sách liên kết giữa 
nhà trường, viện và doanh nghiệp song các hoạt động này vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa hiệu 
quả và chưa phát huy hết tiềm năng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là cả nhà 
trường/viện và doanh nghiệp chưa tìm ra được hình thức liên kết, hợp tác có hiệu quả giữa các 
bên. Vì vậy, theo các tác giả, cần có 3 liên kết sau: 
Thứ nhất, liên kết đào tạo với các trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học 
Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội,...): hợp tác thực hiện các 
chương trình đào tạo dài hạn và ngắn hạn; tổ chức thực tập thực tế cho sinh viên; trao đổi nguồn 
nhân lực. 
Thứ hai, liên kết trong nghiên cứu với các viện/trường: Liên kết này hết sức quan trọng trong 
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua: doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động nghiên 
cứu của viện/trường (đề tài, chương trình, dự án theo đơn hàng doanh nghiệp); thành lập nhóm 
nghiên cứu giữa viện/trường và doanh nghiệp; các bên cùng nhau phối hợp tổ chức các hội nghị, 
hội thảo khoa học. 
Thứ ba, liên kết trong chuyển giao công nghệ thông qua: thành lập các vườn ươm doanh 
nghiệp dệt may; thành lập trung tâm khởi nghiệp, văn phòng chuyển giao công nghệ tại các 
trường/viện; tạo ra mối liên hệ với các quỹ vốn mạo hiểm cho sản phẩm dệt may.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
530
- Việt Nam không chỉ tiếp tục khuyến khích các sản phẩm dệt may tham gia vào CCƯ toàn 
cầu mà cần xây dựng và bổ sung các chính sách để có thể kiểm soát của cả CCƯ. Muốn vậy, Việt 
Nam cần đảm bảo các nguyên tắc tiêu chuẩn hóa việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản 
phẩm cụ thể, minh bạch hóa thông tin thông qua truy xuất nguồn gốc và hệ thống hóa khâu tổ 
chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường, của doanh nghiệp dẫn đầu/chi phối các doanh 
nghiệp cung ứng trong chuỗi. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại 
để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng ở thị trường quốc tế, mà 
trước hết là thị trường EU khi EVFTA đã có hiệu lực.
3.2. Từ phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam nên tăng cường tìm 
kiếm các giải pháp thông qua hạ giá thành sản phẩm: thuê gia công hoặc chuyển những công 
đoạn sản xuất có hàm lượng lao động cao sang các nước đang phát triển thấp hơn. Sau khi đại 
dịch COVID-19 qua đi, các doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực để thay đổi phương thức sản 
xuất từ CTM lên FOB1, từ FOB 1 lên FOB 2,3, từ FOB 3 lên thành ODM, OBM để phù hợp hơn 
với các cấu trúc mới trong tương lai và có thể hạ giá thành sản phẩm dệt may. Đây là giải pháp 
trọng tâm để doanh nghiệp có thể tiếp cận với CCƯ mới.
- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, gia công, cải thiện năng suất lao động nhằm rút ngắn 
thời gian giao hàng trong khi chất lượng vẫn đảm bảo theo yêu cầu của CCƯ toàn cầu. Áp dụng 
các công nghệ 4.0 mới phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, ví dụ như các phần mềm quản 
lý ERP trong các doanh nghiệp dệt may. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu hàng 
dệt may sang thị trường thị trường truyền thống, thị trường mới. Nâng cao năng lực đội ngũ 
cán bộ thị trường xuất nhập khẩu; chú trọng đào tạo cán bộ nhân viên có năng lực phụ trách thị 
trường mục tiêu, marketing, quản lý đơn hàng hiệu quả để dần tiếp cận sâu hơn trong CCƯ hàng 
dệt may toàn cầu. 
3.3. Từ phía Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần cập nhật các thông tin thị trường, thông tin các CCƯ hàng 
dệt may mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia. Dự báo về các thị trường có nhiều lợi 
thế hậu COVID-19, cách thức tiếp cận các chuỗi, truy xuất nguồn gốc xuất xứ theo các quy định 
trong FTA (từ sợi trở đi hay từ vải trở đi...) để hưởng các ưu đãi trong các FTA. Hiệp hội cần có 
dự báo cho các MLXS và CCƯ hàng dệt may cụ thể, cập nhật và cung cấp các động thái của các 
thành viên trong chuỗi cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ 
thời trang quốc tế đang chi phối chuỗi. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần tìm hiểu các thị trường mới 
và nhiều dư địa phát triển dệt may như châu Mỹ, Trung Đông, châu Úc.
4. KẾT LUẬN
Trước đây, các mạng và chuỗi được hình thành và phát triển dưới tác động của toàn cầu 
hóa, cạnh tranh, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và tự bản thân các doanh nghiệp dệt may. 
Những năm gần đây, thế giới đã xảy ra nhiều biến động như thương chiến Mỹ - Trung Quốc, và 
đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề lên các CCƯ hàng dệt may từ tổng cầu cho 
đến tổng cung. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
531
Mặc dù Việt Nam cũng đã có mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào các MLSX cũng như CCƯ 
toàn cầu hàng dệt may và đã có nhiều thành quả trong nhiều năm qua, tuy nhiên, bối cảnh hiện 
nay đã tác động sâu sắc đến các MLSX và CCƯ toàn cầu mà Việt Nam tham gia khiến cho không 
chỉ kim ngạch xuất khẩu giảm sâu mà số lượng đơn hàng để sản xuất CMT, FOB của Việt Nam 
cũng giảm rất mạnh. Việt Nam mới chỉ tham gia vào các mạng và chuỗi có giá trị gia tăng thấp, 
trong khi bối cảnh hiện tại gặp vô vàn khó khăn, thách thức cho các CCƯ. Nhưng so với một 
số đối thủ cạnh tranh, ngành dệt may Việt Nam tham gia vào CCƯ toàn cầu trong thời gian qua 
cũng mang lại một số thành quả nhất định. Các FTA mới đã đi vào thực thi nhưng bối cảnh hiện 
nay vẫn bất định và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nâng 
cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh để đánh giá các MLSX, các CCƯ, đặc biệt là động 
thái của các doanh nghiệp dẫn đầu/chi phối sẽ tái cấu trúc MLSX và CCƯ. Từ đó có các giải 
pháp trước mắt và lâu dài khi tham gia vào các MLSX và CCƯ toàn cầu mới nhằm mang lại giá 
trị gia tăng cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACB (2019), Báo cáo của ngân hàng ACB.
2. Abonnyi George (2006), Linking Greater Mekong Subregion Enterprises to International 
Markets: The Role of Global Value Chains, International Production Networks and Enterprise 
Clusters.
3. Gereffi, G. & Frederick, S. (2010), The global apparel value chain, trade, and the crisis: 
Challenges and Opportunities for Developing countries, World Bank.
4. Hà Văn Hội (2012), Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và 
Kinh doanh, số 28 (2012) tr.49 - 59, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam năm 2019, 6 tháng đầu 
năm 2020.
6. Nguyễn Văn Quang (2018), Những xu hướng lớn trong ngành may mặc thế giới hiện nay và 
hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong việc nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc, 
Tạp chí Công Thương, Bộ Công Thương.
7. Timothy Sturgeon (2008), Value chains, networks and clusters: reframing, Journal of 
Economic Geography pp. 1 - 25, Access published.
8. Lê Tiến Trường (2020), Vinatex: 25 năm vững bước trong thị trường nhiều biến động, Báo 
cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
9. 
10. https://thoibaonganhang.vn/bao-gio-det-may-het-canh-doi-don-hang-102232.html

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_mang_luoi_san_xuat_va_chuoi_gia.pdf