Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề

Trong bài báo này, tác giả đưa ra thực trạng sự tự tin của sinh viên chính

quy, hệ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu khi ứng dụng công

nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên và

một số biện pháp giúp sinh viên tự tin hơn trong lĩnh vực này như: Điều chỉnh nội

dung và kế hoạch dạy học môn Tin học; đổi mới phương pháp dạy học phần Ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học và tạo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường học

tập thân thiện cho sinh viên.

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 1

Trang 1

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 2

Trang 2

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 3

Trang 3

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 4

Trang 4

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 5

Trang 5

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 6

Trang 6

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3660
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề

Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề
ng CNTT trong dạy học không chỉ 
đối với giáo viên mà cả SV, các bài học, bài thuyết trình, báo cáo của SV thường được 
giáo viên đánh giá cao hơn khi các em biết vận dụng CNTT một cách có hiệu quả. Tuy 
nhiên, về phía SV, các em chưa thực sự tự tin khi ứng dụng CNTT trong hoạt động rèn 
nghề. 
Để có cơ sở thực tế hơn, vào năm học 2015 - 2016, chúng tôi đã phát phiếu hỏi 
137 SV năm 3 chính quy hệ Cao đẳng, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, 
trong đó có 52 SV ngành Giáo dục Mầm non, 48 SV ngành Giáo dục Tiểu học và 37 SV 
các ngành khối Trung học cơ sở (THCS) với nhiều câu hỏi, trong đó có hai câu hỏi cần 
quan tâm: 
1. Bạn có thường xuyên ứng dụng CNTT trong các môn học? 
(Các phương án lựa chọn gồm: a) Rất thường xuyên; b) Thường xuyên; c) Thỉnh 
thoảng và d) Không bao giờ); 
2. Mức độ ứng dụng CNTT vào bài dạy khi đi thực tập sư phạm? 
(Các phương án lựa chọn gồm: a) Sử dụng bài trình chiếu trên Powerpoint; b) 
Khai thác kỹ thuật nâng cao trong Powerpoint; c) Kết hợp các phần mềm khác trong 
giảng dạy). 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4B (2018), tr. 5-14 
 7 
Bảng 1: Thống kê mức độ ứng dụng CNTT trong môn học năm học 2015 - 2016 
Nhóm ngành đào 
tạo 
SL 
Rất 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không bao 
giờ 
Khảo 
sát 
SL % SL % SL % SL % 
Giáo dục Mầm Non 52 1 2 6 12 45 87 0 0 
Giáo dục Tiểu học 48 2 4 9 19 37 77 0 0 
Các ngành khối 
THCS 
37 0 0 4 11 33 89 0 0 
Chung các nhóm 
ngành 
137 3 2 19 14 115 84 0 0 
Bảng 2: Thống kê khả năng ứng dụng CNTT vào bài dạy của SV thực tập năm 2015 
Nhóm ngành đào tạo 
SL 
khảo 
sát 
Sử dụng trình 
chiếu 
Powerpoint 
Sử dụng kỹ 
thuật chuyên 
nghiệp trong 
thiết kế bài 
trình chiếu 
Kết hợp các 
phần mềm 
khác trong bài 
dạy 
SL % SL % SL % 
Giáo dục Mầm Non 52 52 100 29 56 8 15 
Giáo dục Tiểu học 48 48 100 32 67 8 17 
Các ngành khối THCS 37 37 100 16 43 6 16 
Chung các nhóm ngành 137 137 100 77 56 22 16 
Kết quả thống kê từ bảng 1 cho thấy có 2% SV rất thường xuyên, 14% thường 
xuyên, 84% thỉnh thoảng ứng dụng CNTT trong môn học. Kết quả thống kê từ bảng 2 
cho biết có 56% giáo sinh có sử dụng kỹ thuật chuyên nghiệp trong thiết kế bài trình 
chiếu và chỉ có 16% giáo sinh có kết hợp với các phần mềm khác để nâng cao chất lượng 
bài dạy. 
Cũng theo báo cáo từ Phòng Nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng Sư phạm 
Bà Rịa - Vũng Tàu ở bảng 3 cho thấy trước năm 2016, số lượng SV chính quy hệ cao 
đẳng trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia các cuộc thi rất ít và chất 
lượng giải cũng không cao [1]. 
Bảng 3: Báo cáo số SV thi thiết kế bài giảng e-Learning 
Nội dung 
Năm 2014 
Năm 2015 
Số dự thi Kết quả 
Thi cấp trường 6 bài 
01 giải nhì; 01 giải ba; 
01 giải KK 
Không tổ chức 
Thi cấp bộ Không tham gia Không tham gia 
T. T. Anh / Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao... 
 8 
Qua số liệu thống kê của Phòng Nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng Sư 
phạm Bà Rịa - Vũng Tàu ở trên, chúng tôi nhận thấy SV chính quy hệ cao đẳng tại 
Trường đã tồn tại một số thực trang sau: 
Một là yếu về khả năng vận dụng kiến thức CNTT trong các môn học. 
Trong thực tế nhiều môn học có thể vận dụng kiến thức CNTT trong nội dụng 
môn học, làm cho bài học đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, SV hoặc yếu về kiến thức 
CNTT hoặc không được hướng dẫn từ phía giảng viên phụ trách môn học, giảng viên 
không có tiêu chí khuyến khích trong học tập dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức 
CNTT trong các môn học không cao. 
Hai là không tự tin tham gia các sân chơi có ứng dụng CNTT. 
Khi có cuộc thi do các cấp tổ chức liên quan đến ứng dụng CNTT (như thi Thiết 
kế Bài giảng e-Learning, thi Tin học không chuyên), SV thường không tự tin tham gia 
hoặc có tham gia nhưng phần ứng dụng CNTT đều phải nhờ sự hỗ trợ từ phía thầy cô 
giáo. SV ngành Mầm non thường thích múa, hát và sợ công nghệ, tính tự học, tự nghiên 
cứu kém, luôn nghĩ ứng dụng CNTT trong học tập là lĩnh vực khó, khô khan nên không 
có động lực hoặc tự ti khi tham gia các sân chơi về lĩnh vực này. 
Ba là yếu về khả năng ứng dụng CNTT vào bài dạy khi đi thực tập. 
Khi đi thực tập sư phạm tại các cơ sở giáo dục, SV chỉ dừng lại ở việc soạn 
những bài trình chiếu đơn thuần trên Powerpoint, trong tiết dạy chưa khai thác công cụ 
nâng cao của một bài trình chiếu, chưa kết hợp nhiều với các phần mềm giáo dục khác để 
người học có thể tự đánh giá kết quả học hoặc thúc đẩy hoạt động tự học, tự nghiên cứu, 
cũng như khả năng tự tìm kiếm những kiến thức mới từ bài học. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên, nhưng có thể kể đến một số 
nguyên nhân chính sau: Nội dung và kế hoạch dạy học môn Tin học chưa hợp lý; phương 
pháp dạy học của giảng viên không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay khi mà ngành 
giáo dục đang tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - 
học, nghiên cứu khoa học; chưa được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như chưa 
tạo được môi trường học tập thân thiện cho SV. 
2.3. Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên nhằm nâng cao sự tự tin của 
SV khi ứng dụng CNTT trong hoạt động rèn nghề 
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng 
Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng đều là những người trẻ trung năng động, có khả 
năng nắm bắt kiến thức mới nhanh. Hiện nay, Trường đã trang bị 100% các phòng học đa 
phương tiện và internet được phủ sóng khắp khuôn viên Trường, phục vụ tốt cho việc 
dạy và học. Nếu được định hướng tốt và có phương hướng học tập tốt chắc chắn SV sẽ tự 
tin hơn về ứng dụng CNTT trong hoạt động rèn nghề. 
2.3.1. Điều chỉnh nội dung và kế hoạch dạy học môn Tin học 
Mục đích: Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào bài dạy của SV khi đi thực 
tập sư phạm tại các cơ sở giáo dục. 
Cách thực hiện: 
- Tăng cường nội dung gắn với thực tế phổ thông: Trên thực tế, ở trường phổ 
thông, không những chương trình học mà phương pháp dạy học cũng luôn được đổi mới, 
đặc biệt là xu hướng tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học khi mà điều kiện cơ sở 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4B (2018), tr. 5-14 
 9 
vật chất và trang thiết bị dạy học ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng 
Tàu khá đầy đủ, khang trang. Cụ thể, ở các trường mầm non, giáo viên có thể tự xây 
dựng nên câu chuyện dưới dạng video, có xử lý hình ảnh và âm thanh với nội dung lấy từ 
các nguồn trên internet hoặc từ sách báo in; ở các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở, 
giáo viên không chỉ dừng lại ở việc khai thác triệt để các kỹ thuật chuyên nghiệp trong 
thiết kế bài trình chiếu, mà họ còn thường xuyên kết hợp nhiều phần mềm trong một bài 
dạy, xu hướng xây dựng bài giảng e-Learning được nhiều giáo viên quan tâm. Do đó, 
việc được tiếp cận những kiến thức mới về ứng dụng CNTT trong dạy học giúp SV tự tin 
hơn khi đi thực tập cũng như khi ra trường. 
Tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, môn Tin học thuộc khối kiến 
thức chung dành cho tất cả các ngành, trong đó học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học 
là học phần không thể thiếu trong nhóm ngành đào tạo giáo viên. Với số tín chỉ 2 (trong 
đó có 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thảo luận và thực hành), trên cơ sở bám sát với thực tế ở 
phổ thông, chúng tôi thiết kế chương trình riêng cho từng nhóm ngành đào tạo như sau: 
Bảng 4: Nội dung học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học 
với nhóm ngành đào tạo giáo viên 
Nội dung 
Hình thức tổ chức dạy học 
môn học (tiết) 
Lên lớp 
Tự học, 
tự 
nghiên 
cứu 
Lý 
thuyết 
Thảo 
luận 
Thực 
hành 
1. Nhóm ngành đào tạo giáo viên: Giáo dục Tiểu học, Sư phạm tiếng Nhật, Sư 
phạm tiếng Anh, Sư phạm Toán học, Sư phạm Ngữ văn 
Chương 1: Một số kỹ năng chuyên nghiệp trong thiết 
kế bài trình chiếu (xử lý đa phương tiện, tạo mẫu, điều 
hướng, tương tác, tính sư phạm) 
5 8 27 
Chương 2: Công cụ thiết kế bài giảng e-Learning (quy 
trình thiết kế bài giảng e-Learning; Giới thiệu một số 
phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning; sử dụng phần 
mềm iSpring trong thiết kế bài giảng) 
8 14 45 
Chương 3: Tìm hiểu về các phần mềm chuyên ngành 2 8 18 
TỔNG 15 30 90 
2. Ngành giáo dục Mầm non 
Chương 1: Thiết kế bài giảng và trò chơi bằng 
Powerpoint 
4 8 24 
Chương 2: Sử dụng phần mềm xử lý ảnh tách, ghép 
các đối tượng. 
4 8 24 
Chương 3: Sử dụng phần mềm cắt ghép audio, video 2 1 4 14 
Chương 4: Kết hợp các phần mềm tạo bài giảng kể 
chuyện 
5 1 8 14 
TỔNG 15 2 28 90 
T. T. Anh / Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao... 
 10 
- Tổ chức dạy - học môn Tin học vào thời điểm thích hợp: Từ năm học 2015 - 
2016, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa môn học này vào học kỳ 4 
(ngay trước khi SV đi thực tập), với lý do SV chính quy hệ cao đẳng vừa học xong môn 
học này sẽ dễ dàng vận dụng ngay vào thực tế. Bên cạnh đó, khi đã ở cuối năm thứ hai hệ 
cao đẳng, SV đã tích lũy được một phần kiến thức chuyên ngành làm cơ sở để ứng dụng 
CNTT vào các môn chuyên ngành. Trong khi đó, nếu xếp học môn này ở năm nhất sẽ 
không phù hợp, vì SV chưa kịp làm quen với cách học ở bậc cao đẳng, chương trình học 
chủ yếu là các môn đại cương. Ngược lại, nếu xếp môn học này học ở năm ba sẽ quá 
muộn khi phải chuẩn bị hành trang cho SV đi thực tập sư phạm. 
Như vậy, được học môn Tin học tại thời điểm thích hợp, kết hợp với nội dung 
môn học luôn gắn với thực tế phổ thông sẽ là hành trang để SV tự tin hơn khi đi thực tập 
sư phạm. 
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học. 
Mục đích: Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức CNTT trong các môn học khác. 
Cách thực hiện: 
Trước hết, chúng tôi phải đổi mới phương pháp dạy học phần Ứng dụng CNTT 
trong môn học để đảm bảo SV vững về kiến thức CNTT để có thể ứng dụng trong các 
môn học khác. Hai phương pháp sau được chúng tôi vận dụng nhiều. 
- Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học thực hành: Đây là xu hướng tất 
yếu của giáo dục hiện nay khi mà số tín chỉ dành cho mỗi môn học không nhiều. Theo 
bảng 4, hai năm gần đây, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đã thiết kế học 
phần này chỉ với 2 tín chỉ nhưng có tới 30 tiết thực hành. 
Chúng tôi đưa hoạt động thực hành vào các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy 
học như: Giới thiệu bài học mới, sử dụng trong giờ học, ôn tập và đánh giá kết quả học 
tập. Ngoài hoạt động cá nhân trong tiết thực hành, chúng tôi chú trọng hoạt động nhóm 
để tăng cường trao đổi kiến thức giữa SV với SV hoặc SV cùng giúp đỡ nhau trong học 
tập. 
- Tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV: Đào tạo theo hệ thống 
tín chỉ thì đòi hỏi thời gian tự học, tự nghiên cứu gấp 2 lần so với thời gian học trên lớp. 
SV thường mất phương hướng nếu không có sự dẫn dắt của người thầy. Để phát huy tính 
chủ động, tích cực trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, chúng tôi thường định hướng 
SV làm bài tập lớn hoặc tiểu luận thay cho thi kết thúc học phần. Ngoài ra b-Learning - 
phương pháp dạy học kết hợp cũng là phương pháp được giảng viên Tin học mạnh dạn 
áp dụng đầu tiên [5]. Theo phương pháp này, SV phải tự học, tự nghiên cứu bài mới, 
phải hoàn thành các bài trắc nghiệm trước khi lên lớp. Điều này giúp các em quen dần 
với phương pháp tự học, tự nghiên cứu. 
- Tăng cường vận dụng kiến thức CNTT trong các môn học: Muốn SV có khả 
năng vận dụng tốt kiến thức CNTT trong môn học, làm cho bài học đạt kết quả cao hơn 
thì chính giảng viên phụ trách môn học phải là người làm mẫu trong vấn đề này. Cụ thể, 
giảng viên là người vận dụng trước, minh họa, giới thiệu các phần mềm lên quan có thể 
vận dụng một cách hiệu quả trong môn học; từ đó giúp SV hiểu được tầm quan trọng của 
việc ứng dụng CNTT trong môn học. Ngoài ra, để khích lệ SV tích cực vận dụng kiến 
thức CNTT trong môn học, giảng viên phụ trách môn học đưa ra các tiêu chí cộng điểm, 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4B (2018), tr. 5-14 
 11 
thưởng điểm ngay trong phần Chính sách đối với môn học của Đề cương chi tiết môn 
học. 
Việc vận dụng vốn kiến thức CNTT vào môn học giúp SV không chỉ nhớ lâu hơn 
mà còn biết giải quyết vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội phát triển năng lực tự học, sáng tạo. 
2.3.3. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và môi trường học tập thân thiện cho SV 
Mục đích: Giúp SV có nhiều cơ hội được học tập cũng như tham gia các cuộc thi 
có ứng dụng CNTT trong dạy học. 
Cách thực hiện: 
- Trang bị tốt các trang thiết bị phục vụ dạy học có ứng dụng CNTT như: hạ 
tầng mạng internet, phòng máy tính có cấu hình cao: 
Đổi mới phương pháp dạy học mà không được hỗ trợ về trang thiết bị dạy học là 
một rào cản lớn để SV phát triển. Nắm bắt được thực tế đó, từ năm học 2016 - 2017, 
Trường đã trang bị 100% phòng học với các thiết bị trình chiếu hiện đại, hai phòng học 
trực tuyến có sức chứa 60 máy tính dành cho các lớp học online, ba phòng máy tính có 
cấu hình cao. Ngoài ra, Trường cũng trang bị một hệ thống phòng đọc thư viện với đầy 
đủ trang thiết bị từ hệ thống phần mềm hỗ trợ tra cứu, mượn trả sách tự động, tới không 
gian học tập và hệ thống máy tính phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Phòng đọc 
ngoài việc mở cửa vào ban ngày còn phục vụ vào cả ban đêm. Hầu hết sinh viên đều có 
chung đánh giá đây là môi trường học tập hiện đại, thoáng mát và thoải mái. 
- Tạo nhiều sân chơi để SV thể hiện mình: 
Trường luôn quan tâm, tạo điều kiện và khích lệ trong việc tổ chức các sân chơi 
cho SV, đặc biệt là các sân chơi mang tính học thuật như cuộc thi Thiết kế bài giảng e-
Learning Khi tham gia các sân chơi trên, buộc SV phải tìm tòi nghiên cứu, phát huy 
tính tích cực trong tự học, điều này không những tạo ra động cơ, hứng thú trong học tập 
mà còn để lại những kinh nghiệm quý báu cho SV sau khi ra trường. Để nâng cao chất 
lượng bài giảng e-Learning, từ năm học 2016 - 2017, Trường đã thành lập Câu lạc bộ 
Thiết kế bài giảng e-Learning. Lúc đầu chỉ có 21/688 SV sư phạm tham gia, đến nay đã 
có 56/640 SV sư phạm tham gia. Mỗi tháng một lần, câu lạc bộ tổ chức báo cáo, thảo 
luận về các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT trong thiết kế bài dạy. 
2.4. Một số kết quả ban đầu 
Những biện pháp trên đây đã được chúng tôi thực hiện, đánh giá từ năm học 2016 
- 2017 và đã thu được những kết quả ban đầu về nâng cao sự tự tin của SV trong việc 
ứng dụng CNTT trong hoạt động rèn nghề. 
Cuối học kỳ 2 năm học 2016 - 2017 chúng tôi đã phát phiếu hỏi để tìm hiểu qua 
SV năm thứ 3 chính quy hệ cao đẳng, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu 
(đây là đối tượng SV đã đi thực tập sư phạm). Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 125 SV, trong 
đó có 50 SV ngành Giáo dục Mầm Non, 45 SV ngành Giáo dục Tiểu học và 30 SV các 
ngành khối THCS. Phiếu hỏi được đưa ra với nhiều câu hỏi liên quan đến việc ứng dụng 
CNTT trong hoạt động rèn nghề, trong đó có hai câu hỏi cần quan tâm: 
1. Bạn có thường xuyên ứng dụng CNTT trong các môn học? 
(Các phương án lựa chọn gồm: a) Rất thường xuyên; b) Thường xuyên; c) Thỉnh 
thoảng và d) Không bao giờ); 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_trong_dao_tao_giao_vien_o_truong_cao_dang_s.pdf