Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4

TÓM TẮT

Tại trường Giáo dưỡng số 4, hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm, cơ bản

bên cạnh các hoạt động khác như hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt, vui

chơi giải trí. nhằm giáo dục lại những người đã có hành vi vi phạm pháp luật trở

thành những người lương thiện, những công dân có ích cho xã hội. Qua việc tìm hiểu

thực trạng công tác dạy và học cũng như các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy và học

tác giả đã đề xuất năm biện pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của

trường Giáo dưỡng số 4 ngày càng phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 1

Trang 1

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 2

Trang 2

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 3

Trang 3

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 4

Trang 4

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 5

Trang 5

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 6

Trang 6

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4

Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở trường Giáo dưỡng Số 4
ờng 
sao nhãng học tập, thậm chí bỏ học đã 
lâu nên kiến thức bị hổng nhiều, vì vậy 
khi vào trường các em phải học lại kiến 
thức, đây là những khó khăn đối với cả 
học sinh và giáo viên (học sinh đã có 
hành vi bỏ học chiếm 88% [4]). Ngoài 
việc học văn hóa, học sinh còn được 
học chương trình giáo dục công dân, 
chương trình giáo dục giới tính - tình 
dục và sức khỏe sinh sản và chương 
trình kỹ năng sống đã được Bộ Công an 
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo 
biên soạn dành riêng cho học sinh các 
trường giáo dưỡng. 
Học sinh của trường Giáo dưỡng số 
4 được cấp phát sách, vở và văn phòng 
phẩm thiết yếu phục vụ cho học tập. Khi 
vào trường, học sinh được quản lý chặt 
chẽ, ăn, ở nội trú tập trung, sinh hoạt, 
học tập được rèn luyện theo nếp sống 
quân sự hóa nên rất thuận lợi cho công 
tác quản lý. Học sinh thường xuyên thực 
hiện tốt các yêu cầu của giáo viên và nội 
quy học tập theo quy định, các em chuẩn 
bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập và 
chuẩn bị bài học trước khi lên lớp. Trên 
lớp học sinh chú ý nghe giảng bài và 
tham gia phát biểu xây dựng bài. Buổi 
tối học sinh được tổ chức tự học ở đội 
nhưng có sự kiểm tra, giám sát của giáo 
viên. Sau giờ học các em được tham gia 
các hoạt động ngoại khóa, hằng tháng 
nhà trường tổ chức thi kiểm tra đánh giá 
kết quả học tập của học sinh để có căn 
cứ xếp loại thi đua của các em theo quy 
định. Trong năm học nhà trường đều tổ 
chức thi học sinh giỏi và tổ chức thi vở 
sạch, chữ đẹp ở các khối lớp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
22 
Hình 2: Biểu đồ trình độ của 
giáo viên trực tiếp, quản lý 
giáo dục học sinh 
Hình 3: Biểu đồ thâm niên công tác 
của giáo viên trực tiếp, quản lý 
giáo dục học sinh 
Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ kết quả học tập của học sinh trường Giáo dưỡng số 4 
giai đoạn 2012-2017 [4] 
Qua biểu đồ hình 1 trên ta thấy tỷ lệ 
học sinh khá, giỏi của trường luôn ở 
mức trên 50%, tỷ lệ học sinh yếu kém 
giảm dần, năm sau thấp hơn năm trước. 
2.2. Thực trạng giáo viên và hoạt 
động dạy 
Giáo viên dạy học trong các trường 
giáo dưỡng được Bộ Công an tuyển 
dụng và bố trí công tác, đây là những 
thầy, cô khá đặc biệt, ngoài trình độ sư 
phạm như thông thường thì các thầy cô 
giáo ở đây còn được trang bị thêm 
nghiệp vụ công an nhân dân. Khi làm 
việc với học sinh các thầy cô đều mang 
trang phục cảnh sát nhân dân. Giáo viên 
dạy văn hóa được ưu tiên lựa chọn, là 
những người vững về chính trị, giỏi về 
nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, hiểu 
biết về tâm lý tr , nhiệt tình, tâm huyết 
với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, 
thực sự là những tấm gương sáng để 
học sinh noi theo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
23 
Giáo viên thường xuyên được tập 
huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng 
dạy, phương pháp giáo dục lại, giáo dục 
đồng đẳng, kỹ năng sống, về tư vấn, 
được giao lưu học hỏi kinh nghiệm, dự 
giờ, thăm lớp ở các trường trên địa bàn. 
Giáo viên có điều kiện thường xuyên 
gặp gỡ học sinh, nắm bắt được hoàn 
cảnh gia đình, quá trình thực hiện hành 
vi vi phạm pháp luật cũng như tâm tư, 
nguyện vọng và những vướng mắc của 
học sinh để kịp thời tháo gỡ và có biện 
pháp quản lý, giáo dục phù hợp. Qua 
khảo sát 39 đồng chí là cán bộ, giáo 
viên trực tiếp giảng dạy, giáo dục học 
sinh cho thấy lực lượng này có trình độ 
đại học là chủ yếu (84,6%) và có nhiều 
kinh nghiệm trong công tác (87% đã có 
thâm niên từ 10 năm trở lên). 
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất và 
điều kiện dạy học 
Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học 
được nhà nước đảm bảo. Phòng ở của 
học sinh sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh 
sáng, có quạt, ti vi, giá sách, tủ đựng đồ. 
Học sinh được cấp phát đầy đủ quần áo, 
tư trang và các đồ dùng sinh hoạt cá 
nhân khác theo quy định. Trang thiết bị 
phục vụ cho việc dạy học được đầu tư 
mua sắm đầy đủ, thư viện được trang bị 
nhiều đầu sách với hơn 10.000 cuốn. 
Các khu vui chơi giải trí đảm bảo cho 
các hoạt động thể dục thể thao, văn 
nghệ của các em. Các chế độ về ăn, 
mặc, ở, khám chữa bệnh của học sinh 
được thực hiện đầy đủ theo quy định 
của pháp luật. 
Môi trường giáo dục thường xuyên 
được củng cố, mục tiêu giáo dục được 
đảm bảo, trật tự kỷ cương, lễ tiết, tác 
phong, nếp sống văn hóa trong trường 
giáo dưỡng được duy trì thực hiện nề 
nếp, tạo cho học sinh môi trường xanh, 
sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, bình 
đẳng để các em yên tâm học tập tốt, rèn 
luyện tiến bộ, sớm trở về hòa nhập cùng 
gia đình và xã hội. 
2.4. Một số hạn chế trong hoạt 
động dạy học của nhà trường 
Học sinh vào trường đã có các hành 
vi vi phạm với tính chất, mức độ của 
ngày càng đa dạng, nguy hiểm, phức 
tạp, nhiều em đã sa ngã vào các tệ nạn 
xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm, 
nhiều em mắc các bệnh hiểm nghèo như 
HIV, lao, một số em có ý thức chấp 
hành nội quy kém, chưa từ bỏ được các 
thói hư tật xấu, thường lôi kéo đánh 
nhau, mang vật cấm vào trường, trốn 
tránh, chống phá là những khó khăn, 
thách thức lớn đối với công tác dạy học 
của nhà trường. 
Trước khi vào trường học sinh 
thường sao nhãng học tập, thậm chí bỏ 
học đã lâu nên kiến thức bị mai một đi 
nhiều. Khi vào trường phải học lại, kiến 
thức không liên tục do vậy khi giảng 
kiến thức mới giáo viên phải củng cố, 
ôn tập lại kiến thức cũ bị hổng nên rất 
vất vả cho cả giáo viên và học sinh. 
Công tác quản lý, giáo dục học sinh 
của một số giáo viên còn làm theo kinh 
nghiệm thiếu lý luận. Một số giáo viên 
tr thiếu kinh nghiệm, một số ít chậm 
đổi mới phương pháp dạy học. 
Chương trình xóa mù chữ và giáo 
dục tiếp tục sau khi biết chữ mà các 
trường giáo dưỡng đang áp dụng có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
24 
nhiều nội dung chủ yếu dành cho người 
lớn nên chưa thật phù hợp với đối tượng 
là học sinh trường giáo dưỡng. 
Học sinh trường giáo dưỡng rất đặc 
thù và có nhiều khác biệt với học sinh 
của các trường tiểu học và các trường 
phổ thông bình thường nhưng các quy 
định về đánh giá học lực, xếp loại hạnh 
kiểm đối với học sinh trường giáo dưỡng 
hiện tại vẫn đang dùng chung nên gây rất 
nhiều khó khăn cho giáo viên. 
Nguyên nhân của hạn chế trên là: 
Về mặt mặt khách quan, điều kiện kinh 
tế xã hội của đất nước còn khó khăn, 
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có 
những diễn biến phức tạp, làm ảnh 
hưởng tiêu cực đến công quản lý, giáo 
dục học sinh của nhà trường nói chung 
và của công tác dạy học nói riêng. Một 
số quy định về công tác dạy học trong 
trường giáo dưỡng chưa phù hợp với 
thực tiễn, hệ thống văn bản hướng dẫn 
thực hiện chuyên môn chưa toàn diện. 
Về mặt chủ quan, một số giáo viên ngại 
học tập, việc đổi mới phương pháp dạy 
học còn mang tính chất hình thức, chưa 
tạo hứng thú, hiệu quả cho học sinh học 
tập, rèn luyện. Cán bộ chưa được đào 
tạo chính quy về quản lý giáo dục còn 
làm theo kinh nghiệm, thiếu lý luận về 
khoa học quản lý giáo dục nên chưa chủ 
động, sáng tạo trong quản lý. 
2.5. Một số biện pháp nhằm nâng 
cao chất lượng hoạt động dạy học 
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng 
của HĐDH tại trường Giáo dưỡng số 4, 
tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm 
giúp nhà trường nâng cao chất lượng 
HĐDH cụ thể như sau: 
Một là tăng cường nhận thức và sự 
lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, Ban 
Giám hiệu đối với HĐDH ở trường 
Giáo dưỡng số 4. Do vị trí, vai trò của 
Đảng ủy, Ban Giám hiệu là người lãnh 
đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện đối 
với HĐDH ở trường Giáo dưỡng số 4 
nên Đảng ủy, Ban Giám hiệu vừa là hạt 
nhân lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, 
trung tâm đoàn kết; đồng thời vừa là 
người tổ chức thực hiện mọi chủ 
trương của Đảng, Nhà nước, nhằm hiện 
thực hóa các nhiệm vụ quản lý, giáo 
dục học sinh. Bởi vậy, tăng cường 
nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo 
quản lý của Đảng ủy, Ban Giám hiệu 
đối với công tác quản lý HĐDH là nội 
dung rất quan trọng, cần thiết. Với 
trách nhiệm của mình, Đảng ủy, Ban 
Giám hiệu cần phải nắm vững đường 
lối, quán triệt quan điểm của Đảng, 
chính sách, pháp luật Nhà nước và các 
vấn đề liên quan đến công tác quản lý, 
giáo dục học sinh trường giáo dưỡng 
nói chung và HĐDH nói riêng; trên cơ 
sở đó cụ thể hóa thành các chủ trương 
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình 
hình của nhà trường. 
Hai là quan tâm nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng 
dạy văn hóa. Thường xuyên giáo dục 
chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối 
sống trong sáng, gương mẫu, tạo sự 
thống nhất trong nhận thức và hành 
động của mỗi cán bộ, giáo viên về mục 
tiêu, yêu cầu, nội dung, giải pháp quản 
lý, giáo dục học sinh. Nâng cao tinh 
thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, 
tận tụy trong công việc. Tuyển chọn, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
25 
bồi dưỡng, đề cao vai trò nêu gương, 
tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ 
huy. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn 
thiện quy chế làm việc, quy trình, chế 
độ công tác nhằm kịp thời khắc phục 
những sơ hở, thiếu sót trong việc thực 
hiện nghiệp vụ chuyên môn; xây dựng 
và tổ chức thực hiện chương trình, kế 
hoạch công tác cụ thể trên cơ sở chức 
năng, nhiệm vụ được giao. Tăng cường 
công tác kiểm tra việc chấp hành điều 
lệnh công an nhân dân và thực hiện quy 
chế làm việc, quy trình công tác, tinh 
thần trách nhiệm, tư thế, lễ tiết, tác 
phong, văn hóa giao tiếp ứng xử của cán 
bộ, giáo viên. Đổi mới đánh giá cán bộ, 
giáo viên làm cơ sở để phân công, bố trí 
hợp lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, giúp họ 
phát huy năng lực, sở trường công tác, 
cống hiến tài năng, sức lực cho sự 
nghiệp của nhà trường. Ngoài ra, cần 
quan tâm và thực hiện tốt công tác quy 
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình 
độ, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ 
cho cán bộ, giáo viên, nhất là các giáo 
viên trực tiếp tham gia giảng dạy văn 
hóa cho học sinh. 
Ba là tăng cường quản lý hoạt động 
học tập, rèn luyện của học sinh. Trong 
công tác quản lý hoạt động học tập trên 
lớp của học sinh, cần nắm chắc các 
thông tin cơ bản về tình hình học tập, 
rèn luyện của học sinh như: thái độ đối 
với việc học tập, sự phát triển trí lực, 
các thói quen lao động, học tập, rèn 
luyện, việc tự giác trong học tập, sự 
phát triển thể chất ngay từ đầu năm học. 
Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có khả 
năng tự quản tốt để phụ giúp thầy, cô 
trong việc quản lý học sinh. Hằng ngày 
cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi 
việc chấp hành nội quy học tập của học 
sinh, bồi dưỡng tinh thần tự giác học 
tập và hướng dẫn các em phương pháp 
tự học. 
Tăng cường quản lý hoạt động học 
tập tại đội của học sinh: Hoạt động học 
tập tại đội vào buổi tối chủ yếu để giúp 
học sinh ôn bài cũ, làm bài tập về nhà, 
chuẩn bị cho những nội dung của buổi 
học tiếp theo. Việc quản lý hoạt động 
này phải phân công cho giáo viên thay 
phiên nhau trực tiếp kiểm tra, hướng 
dẫn. Ngoài ra, cần tổ chức cho học sinh 
trong ban tự quản đôn đốc, kiểm tra sĩ số 
và trật tự học tập của học sinh. 
Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm 
và các lực lượng giáo dục khác để quản 
lý việc học tập, rèn luyện của học sinh. 
Phải có quy định cụ thể về sự phối hợp 
giữa các bộ phận trong nhà trường để 
thống nhất việc giáo dục học sinh. Phối 
hợp với phụ huynh học sinh trong việc 
động viên, khuyên bảo học sinh khi 
thăm gặp, giúp các em học tập, rèn 
luyện tốt hơn. Thường xuyên giữ mối 
quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức 
trên địa bàn, với chính quyền địa 
phương nhằm chủ động có tác động 
đúng và tranh thủ được sự ủng hộ giúp 
đỡ, phối hợp trong công tác dạy học, 
giáo dục học sinh. 
Bốn là tích cực đổi mới phương 
pháp dạy học nhằm cải tiến những 
phương pháp dạy học kém hiệu quả, sử 
dụng những phương pháp dạy học hiệu 
quả hơn để nâng cao chất lượng dạy 
học, phát huy tính tích cực, sáng tạo và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 13 - 2019 ISSN 2354-1482 
26 
phát triển năng lực của học sinh. Nhà 
trường cần có kế hoạch cụ thể về đổi 
mới phương pháp dạy học. Tăng cường 
tuyên truyền, quán triệt đến tất cả giáo 
viên về vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc 
đổi mới phương pháp dạy học đối với 
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ 
chức bồi dưỡng các phương pháp dạy 
học tích cực cho cán bộ và giáo viên. 
Tập trung xây dựng động cơ, thái độ 
học tập đúng đắn, phát huy tính tích 
cực, độc lập, sáng tạo trong học tập cho 
học sinh. Tăng cường ứng dụng công 
nghệ thông tin vào dạy học, hướng dẫn 
giáo viên vận dụng các phần mềm tiện 
ích hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm lôi cuốn, kích thích học sinh tham 
gia học tập tích cực, trang bị các thiết bị 
dạy học hiện đại phục vụ cho thực hiện 
đổi mới phương pháp dạy học. Xây 
dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy đổi mới 
phương pháp dạy học, đổi mới hình 
thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
của học sinh. Tạo cơ chế động viên, 
khuyến khích về tinh thần và vật chất 
nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới 
phương pháp dạy học có hiệu quả. 
Năm là hoàn thiện cơ sở vật chất 
hỗ trợ HĐDH: tăng cường đầu tư mua 
sắm mới các trang thiết bị dạy học theo 
yêu cầu của từng môn học, từng khối 
học, đảm bảo học sinh có đủ điều kiện 
thực hành, thí nghiệm các bài học lý 
thuyết trên lớp theo hướng chuẩn hóa, 
hiện đại, đồng bộ phù hợp với nhu cầu 
thực tiễn và năng lực tài chính của 
trường. Phát động phong trào làm đồ 
dùng dạy học trong giáo viên, thường 
xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự 
giác tìm tòi, sáng tạo trong việc tự làm 
đồ dùng dạy học. Bảo quản tốt, khai 
thác tối đa năng lực cơ sở vật chất hiện 
có, sử dụng có hiệu quả các trang thiết 
bị đã được trang bị, bố trí sắp xếp trang 
thiết bị dạy học gọn gàng, ngăn nắp, an 
toàn dễ sử dụng. Sử dụng hết tính 
năng, công suất phòng học, phòng thực 
hành, bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết 
bị đã được trang bị trước đây như bàn 
ghế, bảng, sách, vở, tài liệu. Tập trung 
xây dựng, sửa chữa phòng học, phòng 
làm việc của giáo viên, sân chơi, phòng 
thực hành đã xuống cấp. Tăng cường 
vệ sinh sạch sẽ, trồng thêm cây xanh, 
trang bị quạt, ánh sáng đảm bảo phòng 
học thoáng mát đủ ánh sáng cho học 
sinh học tập. Xây dựng cảnh quan, 
khuôn viên xanh, sạch, đẹp. 
3. Kết luận 
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết 
thực tiễn HĐDH, tổng hợp các số liệu 
khảo sát cho thấy HĐDH tại trường 
Giáo dưỡng số 4 trong những năm qua 
đã đạt được những kết quả tốt. Tuy 
nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế do 
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ 
quan. Trong phạm vi bài báo này tác giả 
đã đề xuất năm biện pháp nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu quả HĐDH ở 
trường Giáo dưỡng số 4. Mỗi biện pháp 
có vị trí, vai trò, ý nghĩa riêng, nhưng 
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, 
bổ sung cho nhau. Vì thế, trong tổ chức 
thực hiện tùy theo điều kiện thực tế của 
nhà trường trong từng giai đoạn mà vận 
dụng linh hoạt và phải tiến hành đồng 
bộ, tránh đề cao, tuyệt đối hóa bất cứ 
biện pháp nào. Mặt khác, các biện pháp 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_day_hoc_o_tru.pdf